1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất Tổ Vua Hùng (Truyền thuyết, lịch sử, văn hóa,hình ảnh, địa lý, con người...Phim tài liệu trang 2

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi ThanhGiongOnline, 05/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rain_tear

    rain_tear Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hang Lạng - Tỉnh Phú Thọ
    Xuân Sơn (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) là một địa điểm có nhiều tiềm năng du lịch của đất Tổ Phú Thọ. Ðến với Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm lòng người.
    Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng. Hang Lạng là hang lớn nhất, dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn. Vòm hang Lạng có chỗ cao đến mười lăm, hai mươi mét và chiều rộng cũng cỡ khoảng như vậy. Hang chạy dài, dọc dãy núi đá vôi. Người ta thả quả bưởi có đánh dấu vào hang lúc sáng thì chiều tối đã thấy nó ở suối Lấp, cùng dãy núi nhưng cách chỗ thả chừng khoảng 20km.
    Chạy dọc đáy hang là một con suối lớn. Những chỗ hang phình ra, nền hang trải đều một lớp đá củ đậu, cát vàng và đất sét. Nhiều chỗ thạch nhũ buông xuống, qua hàng triệu triệu năm đã tạo nên muôn hình ngàn dạng như ngàn vạn toà thờ Phật, thờ thần. Lại có nhiều trụ cột, được thiên nhiên đắp, vẽ, điểm tô, chống từ đáy hang lên vòm trần như các cột nối từ cõi âm ti lên đỉnh thiên đàng. Các phiến thạch nhũ tạo cho hang động đẹp một cách huyền bí, tâm linh. ở các pho tượng, nhũ đá vừa giống như ma quỷ, vừa như thần linh, nhô lên giữa dòng suối long lanh trong ánh đèn, ánh đuốc. Nhũ đá ở đây không sỉn thành một màu xám như nhiều hang động núi đá vôi, mà sáng trắng và nhiều chỗ lấp lánh muôn hồng ngàn tía rất kỳ lạ.
    Hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng ngàn người cùng vào chiêm ngưỡng. Cách cửa hang vài giờ đi bộ, đáy hang trở thành suối sâu đến 2 mét nước. Từ đây, người ta có thể tiếp tục soi đuốc, ngồi mảng để thăm thú về sự kỳ diệu của thiên nhiên, đã tạo dựng nên một kỳ quan để cho con người vui chơi giải trí. Suối nước trong hang có khá nhiều cá măng, cá ngạnh nặng cỡ dăm bảy ký. Loài dơi màu đen đậu nhan nhản trên trần hang.
    Ngày xưa, cứ vào mồng bốn tết hàng năm, sau khi cúng cấm (cúng vị thần hang cho phép vào cửa), người dân Mường Lạng lại đốt đèn đốt đuốc đưa nhau vào sâu trong hang, chọn bãi rộng để ném còn, hát rang, hát ống, đánh trống đá, đàn đá, những "nhạc cụ" do thiên nhiên tạo ra.
    Hang Lạng không những có cảnh đẹp thiên nhiên kỳ bí mà nó còn hấp dẫn du khách bởi những truyền thuyết đầy huyền bí. Từ xa xưa, dân làng Xuân Sơn đã thờ thần hang Lạng. Thần là con rắn hoá thân thành chàng trai tuấn tú vẫn thường đến giúp việc nhà Thổ Lang xóm Lạng. Nhiều hôm chàng giúp nàng Bạch, con gái Thổ Lang cấy lúa trên những thửa ruộng ở đồng Lạng. Chàng nhổ mạ, cấy gặt nhanh hơn hết thảy mọi người. Dần dà, nàng Bạch đem lòng yêu mến chàng. Một hôm, ăn uống xong, chàng lên giường trùm chăn ngủ. Do ngủ say, vô tình cựa quậy chàng để hở ra ngoài chăn nguyên hình hài một con rắn trắng. Quan Thổ Lang xua đuổi con rắn trắng ra khỏi nhà, nhắc nhở con gái tránh bị rắn hoá thành người lừa lọc cám dỗ. Một hôm, nàng dệt vải, con sợi rơi lăn mãi xuống ao sâu. Nàng ra ao vớt con sợi về thì bị ốm chết.
    Quan Thổ Lang biết con gái mình đã bị rắn bắt đi làm vợ. Dân làng phải đem xác nàng Bạch chôn cao trên đỉnh núi Ten để rắn không lấy được xác nàng đi. Nhưng rồi rắn làm mây mưa tầm tã rạch ngang dọc núi Ten thành sông thành suối để chở xác vợ về hang Lạng sống với mình. Từ đấy, người ta phải cúng rắn thần và nàng Bạch, cầu phù hộ cho mưa gió thuận hoà để có nước cày cấy. Hang Lạng được coi là Thủy cung của thần bảo hộ xóm Lạng. Sau này, người ta mới dựng đình Lạng để các ngày lễ có nơi cầu tế thần phù hộ cho dân khang vật thịnh. Rắn và nàng Bạch từ lâu đã là Thành hoàng của người Xuân Sơn. Giống như nhiều làng Việt, Thành hoàng đều có đền, miếu yên tĩnh để nghỉ ngơi. Miếu thờ Thành hoàng cũng có ban thờ để các ngày sóc, vọng, ông từ của các làng người Kinh, ông mo của các làng người Mường thắp hương cúng thần. Hàng năm vào các ngày tiệc lớn, người ta mới rước thần từ miếu ra đình để cầu tế. Làm xong lại rước thần về ngự ở miếu cũ. Hang Lạng cũng như miếu của làng Việt, là nơi thần ở. Thần là loài sống ở dưới nước nên gọi hang Lạng là Thủy cung. Các ngày sóc, vọng (mồng 1, rằm) hàng tháng, ông mo lại vào hang thắp hương cúng thần. Chỉ các ngày tiệc của làng: lễ cầu mùa, lễ mở cửa rừng, ngày kỵ của vợ thần... người ta mới tổ chức tế lễ ở đình Lạng. Lễ cúng thần bao giờ cũng có gạo và trứng. Gạo là sản phẩm của lúa nước, là âm tính thuộc về thế giới của loài rắn sống dưới nước. Còn trứng biểu tượng cho chim ở trên rừng thuộc về dương. Truyền thuyết thần hang Lạng và tục thờ cũng của người Mường Xuân Sơn phản ánh tư duy thần thoại của tộc người Việt cổ làm lúa nước sống ở vùng Xuân Sơn này. Thần tích này cùng mô típ với thần thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ chỉ khác ở chỗ là nó xuất hiện ở thời kỳ hình thái đã phát triển khá cao, có hôn nhân một vợ một chồng, chế độ mẫu hệ đã bàn giao quyền sang cho người đàn ông. Vợ phải sang ở nhà chồng. ở đây nàng Bạch đã phải sang Thủy cung sống với chồng là con rắn trắng.
    Giải mã truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ và thần Lạng, Thành hoàng làng Mường Xuân Sơn chúng ta sẽ thấy được đôi phần xã hội thời đại Hùng Vương, những quan niệm của cư dân Lạc Việt và tinh thần con người thời đại đó đã ăn sâu trong tâm thức cộng đồng người Việt ở tận nơi thâm sơn cùng cốc này. Huyền thoại hang Lạng đã làm cho tâm hồn các thế hệ người dân Xuân Sơn trường tồn trong lịch sử dài dặc của dân tộc Việt. Hãy gìn giữ thần thoại ấy thành di sản văn hoá làm món quà quý báu dâng cho du khách mai này khi Xuân Sơn trở thành vườn cấm quốc gia, một thắng cảnh kỳ thú, một khu du
    lịch hiếm hoi ở vùng đất Tổ, nơi Vua Hùng dựng nước.
    Nguồn tin: Vietnamtourism
  2. chungtm2000

    chungtm2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG​
    Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó có khả năng giảI thích hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó và có khả năng tiên tri?.
    ?oMột giả thuyết và một phương pháp được coi là khoa học phảI có tính nhất quán; tính hệ thống; tính quy luật và tính khách quan? Tiêu chí khoa học hiện đại
    Dân tộc Việt Nam với lòng tự hào về một truyền thống gần 5000 văn hiến. Truyền thống đó được ghi trong chính sử Việt và trải hàng ngàn năm trong cộng đồng dân tộc cho đến tận gần đây. Có thể khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại tôn vinh những giá trị văn hoá của mình với danh xưng văn hiến. Chính những tri kiến sâu sắc về một học thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành ?" đã phổ biến và ứng dụng đến từng chi tiết trong sinh hoạt của người Việt; đã tạo nên một bề dày văn hoá ?" nền tảng của những giá trị văn hoá siêu việt Đông phương ?" đủ sức chống lại mọI sự tàn phá của thời gian; cùng những thăng trầm của lịch sử.
    Nhưng cho đến khoảng hơn một thập kỷ gần đây; có rất nhiều nhà khảo cứu cả trong lẫn ngoài nước ?" họ nhân danh khoa học ?" đưa ra luận điểm phủ nhận truyền thống văn hiến đầy tự hào của dân tộc Việt. Họ cho răng:
    Cội nguồn của dân tộc Việt Nam ?" ?oThờI Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai; hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII trCN? và ?othực chất chỉ là một liên minh gồm 15 bộ lạc?.
    Bởi vậy; y phục của tổ tiên ngườI Việt ?" theo lập luận của họ ?" chỉ là những ngườI dân ?oỞ trần đóng khố?. Mặc dù những ngườI này nhân danh khoa học; nhưng thực ra họ không hề đưa ra được một tiêu chí khoa học nào để biện minh cho những lập luận gọi là ?okhoa học? của họ. Hay nói một cách khác: Những lập luận của họ chỉ chứng tỏ cái nhìn chủ quan; ấu trĩ và thiển cận trong phương pháp luận.
    Dưới đây là h́ình ảnh minh hoạ về y phục của tổ tiên người Việt ?" vốn tự hào về cội nguồn văn hiến trải 5000 năm ?" theo quan niệm lịch sử mới.
    yphuc1.bmp
    hình trang 9, Vua Hùng và các quan lang
    Lịch sử Việt Nam bằng tranh; tập III. Nxb Trẻ 1998.
    (còn tiếp, sưu tầm)
  3. capcap_tit_te2

    capcap_tit_te2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài viết mà capcap tình cờ đọc được trên một tờ báo Nhân dân sau khi capcap xa Phú Thọ, capcap đã từng khóc rất nhiều vì nhớ nhà và khi đọc bài báo này, cảm xúc lại tuôn trào ra. Bài báo viết về ngày giỗ tổ Hùng Vương, khi đó ở xa mình chỉ mong được về nhà để cảm nhận đầy đủ cái không khí của những ngày lễ hộ, thật náo nhiệt và tưng bừng. Chính vì vậy mà capcap đã chép tay lại toàn bộ bài báo để thỉnh thoảng mang ra đọc cho đỡ nhớ... 4 năm xa nhà cũng là 4 năm mình không được đi hội Đền Hùng... đông nghịt người, đi phải chen nhau đấy, nhưng mà vui....
    Về cội nguồn!​
    Khi những cây gạo cổ thụ dưới chân núi Nghĩa Lĩnh rực rỡ một màu hoa đỏ như trăm nghìn ngọn lửa trên những cành đầy lộc xuân là lúc dòng người từ mọi miền đất nước và kiều bào ở nưóc ngoài nô nức hành hương về Đất Tổ - trảy hội Đền Hùng.
    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
    Khắp miền truyền mãi câu ca
    Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm...​
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } Từng bước chân lần qua năm trăm hai mươi lăm bậc đá đã trơ lỳ theo năm tháng lên đến Cửu trùng tiên điện (Điện chín tầng mây) còn gọi là Đền Thượng, lòng ta bỗng lâng lâng rạo rực trước bức hoành phi rực rỡ bốn chữ vàng "Nam quốc sơn hà", lời Tuyên ngôn của cha ông khẳng định non sông ta riêng một trời Nam, đời đời tự chủ.
    Từ đỉnh cao Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn hướng mây trời vời vợi: Bên trái là đỉnh núi Tản Viên, nơi công chúa Ngọc Hoa, con gái vua Hùng Vương thứ 18 theo Sơn Tinh về trấn ải sau khi đã đánh tan giặc Thuỷ Tinh; Bên phải là dãy Tam Đảo hùng vĩ như bức tường xanh sừng sững đỡ lấy mây trời; Xa xa là núi Sóc Sơn còn in dấu tích, chiến công đánh đuổi giặc Ân xâm lược của người anh hungPhù Đổng. Trước mặt là điểm hội tụ của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà, sông Lô; Bến Hạc Trì nơi thuở xưa chim Hạc đậu trắng cây Chiên đàn cổ thụ nên tên " Bạch Hạc" còn lưu đến ngày nay...
    Tương truyền thuở hồng hoang, người con cả của Sùng Lãm(Lạc Long Quân) lập nên nước Văn Lang từ mấy ngàn năm trước đã tìm đất dựng kinh thành. Vua Hùng đã đi qua năm vùng đất thiêng ở Phú Thọ trong đó có khu đầm Ao Châu (thuộc huyện Hạ Hoà ngày nay) mênh mông rộng 230ha với 99 ngách nước như 99 con rồng chầu, tìm không đủ ngách nước thứ 100, vua tới vùng Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, huyện Lâm Thao bây giờ) thấy một trái núi lớn như con voi mẹ hiền hoà nằm giữa đàn voi đủ 100 con, 100 quả đồi quần tụ; hai bên có Tam Đảo, Ba Vì chầu về, trước mặt có ba sông lớn hợp lưu; chung quanh Nghĩa Lĩnh có ba núi lớn là núi Trọc, núi Vặn và núi Văn tạo nên truyền thuyết Tam sơn cấm địa; dãy núi Pheo phía sau như rồng uốn khúc; mảnh đất làng Hy Cương(Tiên Kiên) là hình con chim phượng; còn ở hai phía có hai quả đồi: Đồi Khang Phụ phía phải (******á) giống hình con hổ phục, đồi An Thái phía trái (Phượng Lâu) là hình một dũng tướng bắn nỏ. Thấy vùng đất thiêng vua quyết định đóng đô nơi đây đặt tên là Phong Châu thành.
    Trải qua bao thăng trần của lịch sử, vật đổi sao dời, truyền thuyết xưa còn đó mà chứng tích là đây! Khu di tích Hùng Vương, gồm sáu đền chùa và lăng được xây dựng từ thế kỷ 14 đến thể kỷ 18 thời kỳ kiến trúc đình chùa miếu mạo đang phát triển và hưng thịnh. Từ đền Hạ đến đền Giếng, khu di tích mở ra trước mắt ta những chứng tích huyền thoại thiêng liêng: Bắt đầu từ đền Hạ, tương truyền nơi đây mẹ Âu Cơ đã sinh ra một bọc trăm trứng là nòi giống rồng tiên Việt Nam bây giờ; rồi đến Đền Trung, Đền Thượng, nơi thờ 18 đời vua Hùng. Cạnh đó là lăng mộ Hùng Vương được xây dựng từ đời vua Tự Đức và cuối cùng là đền Giếng tọa lạc nơi chân núi phía Nam, có giếng Ngọc nước trong vắt làm gương soi cho Ngọc Hoa và Tiên Dung công chúa, những nàng Mị nương xinh đẹp của truyền thuyết dân gian và văn hoá cho đến ngày nay. Dưới tán lá xanh tầng tầng lớp lớp của rừng cây nguyên thuỷ, những cây chò đại thụ tuổi đến ngàn năm có lẻ, như còn đây dấu ấn ngàn xưa trong rêu phong cổ kính.
    Cuộc sống tổ tiên ta ngày xưa được thể hiện bằng những di tích thuở hồng hoang. Những nhà khảo cổ học từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhất kà giai đoạn 1964-1968 đã tìm thấy những di chỉ chứng minh cho sự phát triển xã hội Văn Lang, của cội nguồn cộng đòng Âu Lạc xa xưa, thời các vua Hùng dựng nước. Ở vùng Phong Chây xưa (nay là Lâm Thao) từ các vùng châu quận (nay là làng xã) Sơn Vy, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả... có những hiện vật có niên đại từ 3500 năm như rìu tứ diện bằng đá mài pháy hiện ở Phùng Nguyên; có những hiện vật là công cụ ghè đập chế tạo từ đá cuội có niên đại tới 15000-17000 năm như di tích Sơn Vy tìm thấy dọc bờ sông Thao từ Yên Bái đến Việt Trì; những đồ trang sức như vòng đeo tay, chuỗi hạt đeo cổ, đồ gốm, đồ men nhiều mầu sắc minh chứng cho trình độ chế tác của tổ tiên ta từ thời xa xưa ấy.
    Ngay cạnh đó làng Thậm Thình, cái tên làng ghi lại âm thanh tiếng "thậm" tiếng "thình" của nhịp chày giã gạo làm bánh chưng, bánh dày cảu thần dân văn Lang mà Lang Liêu thảo hiền dâng bánh Đất - Trời lễ vua cha. Và xa hơn nữa là Minh Nông, cái nôi của cây lúa nước Việt Nam thuở sơ khai dựng nước.
    Ngày nay tại thành phố Việt Trì vẫn còn lưu lại các vết tích, các truyền thuyết: Lầu Thượng nơi vua họp các lạc hầu, lạc tướng ở xã Trưng Vương; Lầu Hạ chỗ ở của các Mị Nương tại xã Sông Lô; lầu kén rể ở phường Tiên Cát. Nền thành cũ ở phường Thanh Miếu; thôn Cẩm Đội là nơi đóng quân, thôn Nỗ Lực xã Thuỵ Vân là trường tập bắn cung nỏ; Gò Tro là nơi tập trận; cánh đồng Cấm là nơi vua dạy dân cấy lúa nước; sự tích bánh chưng, bánh dày là ở thôn Hương Trầm, xã Dữu Lâu; thậm Thình là nơi giã gạo...
    Khu di tích Đền Hùng bây giờ đang được tu bổ tôn tạo xứng với tầm vóc uy nghiêm cảu lịch sử. Trên diện tích 285ha bạt ngàn mầu xanh cây lá với hơn 30ha rừng nguyên sinh có tới hơn 200 loài thảo mộc, đồi núi trùng điệp, thế 100 quả đồi, 100 con voi nằm phủ phục... Nhà nước đã có dự án đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng Đền Hùng tới 200 tỷ đồng. Trong tương lai rất gần sẽ xây dựng tại nơi đây một khu văn hoá thể thao (Công viên văn hoá thanh niên Hùng Vương và làng văn hoá Hùng Vương), những công trình này sẽ tái tạo những sinh hoạt văn hoá thời Hùng Vương giúp khách tham quan nghiên cứu, học tập hiểu biết về cội nguồn. Mặc dù kinh phí ban đầu còn hạn hẹp nhưng nhiều hạng mục công trình đã và đang được khẩn trương xây dựng như chùa gác Chuông, đường Lạc Long Quân kiến trúc nội thất các đền chùa và còn nhiều việc phải làm tiếp như dựng tượng đài Hai Bà Trưng, nhóm tượng đãi Van Hoá - Thông Tin thời Hùng Vương.
    Tỉnh Phú Thọ sẽ trình Chính phủ và Bộ văn hoá dự án chuyển đền thờ Mẫu Âu Cơ từ xã Hiền Lương huyện hạ Hoà (Di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhậ tháng 8-1991). Tương truyền bà Âu Cơ đem 50 người con nở từ bọc trăm trứng lên khai khẩn đất hoang, dạy dân trồng lúa nước về núi Vặn phía Tây Bắc Đền Hùng và chuyển đền thờ Lạc Long Quân (thân phụ vua Hùng) từ xã Bình Đà, Hà Tây về núi Nỏn phía Nam Đền Hùng để tạo thành một quần thể lịch sử văn hoá Hùng Vương đáp ứng nguyện bọng tâm linh của nhân dân.
    Từ rất xa xưa, ngày Giỗ Tổ 10-3 âm lịch luôn khắc sâu vào tâm khảm, trái tim mỗi con người Việt Nam chung một dòng máu Lạc Hồng. Có thể nói trên thế giới hiếm có một dân tộc nào lại giữ được vẹn nguyên mộ Tổ và kinh đô cổ như ở Việt Nam. Sự linh thiêng là hồn sông núi, đất trời tao ngộ. Trong Ngọc phả Hùng Vương soạn năm Hồng Đức nguyên niên có ghi: "Ngàn núi cúi đầu chầu về, vạn sông quy tụ lại, thảy đều quay chầu về Nghĩa Lĩnh..." Bác Hồ trong một lần về thăm đã dạy: "Phải chăm lo giữ gìn tu bổ Đền Hùng vì đây là khu di tích lich sử và văn hoá mang ý nghĩa cội nguồn".
    Người dân Đất Tổ tự hào với cái nôi của dòng dõi Lạc Hồng, của bánh chưng xanh ngày Tết cổ truyền, của hạt gạo, hạt ngọc chắt chiu từ bùn đất quê nghèo; của những chiến công bất tử Cầu Hai, Trạm Thản và Trường ca sông Lô hùng tráng, là nơi vang vọng lời nói của Bác Hồ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!"
    Đi trong dòng người trảy hội, lòng ta bỗng thanh thản lạ kỳ. Tâm linh trong sáng, niềm tự hào rạo rực bâng khuâng, thắp nén nhang thành kính vái vọng Tổ tiên, nguyện cùng cả dân tộc ngàn đời giữ mãi đất thiêng.
    <Thanh Tùng> Nhân dân hằng tháng số 60. 4-2002
    --------------------------------------------------------------------
    ---------------------------------------------------------------------
  4. capcap_tit_te2

    capcap_tit_te2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Thành phố trên nền kinh đô Văn Lang
    Mọi người nhớ đợi một lúc khoảng 1-2 phút sau khi cả browser loading xong hãy click play nhé. Xem bộ phim tài liệu nói về Thành phố Việt Trì ngày nay cũng hay lắm đấy.
  5. fozd

    fozd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    0
    À, hoá ra cái phim tư liệu này ở đây à? Mà thôi không xem đâu. Spam tiếp cái nèo.
    Chào thân ái và quyết thắng!
    Tinh thần spam bất diệt!
  6. jeudi

    jeudi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Cuội Cung Trăng


    Cây Đa đầu làng, biểu tượng Bách Việt ​


    Truyện kể:

    Một hôm, Cuội vào rừng đốn củi, gặp một ổ có bốn con hổ con, tiện tay cầm rìu, Cuội đập chết cả bốn thì chợt nghe tiếng hổ rống đàng xa. Cuội biết hổ mẹ đã về, sợ quá, vội leo tót lên ngọn cây kế bên. Cuội yên thân, cúi xuống, nhìn thấy hổ mẹ ***g lộn gầm gừ thật rùng rợn. Được một lát, bổng hổ mẹ đi về phía bờ suối ở bên trái, hổ mẹ đến gần cây Đa nhỏ, hổ mẹ nhảy lên mấy bận, mỗi bận đớp được một ít lá đa, ngậm đem về ổ, nhai nhừ mớm cho hổ con, thì chỉ một lát sau sống lại cả bốn. Mẹ con đàn hổ cùng dắt díu nhau đi .
    Cuội vội vàng tuột xuống, ra bờ suối đào gốc cây Đa quí ấy, giữ đủ cành lá, rễ con, rễ cái, vác về. Cuội trồng cây ấy ở vườn sau, và từ đấy trở đi dùng làm thuốc cứu người, dù ai đã nhắm mắt tắt hơi, Cuội chỉ nhai một ít lá Đa mớm cho là y như sống lại.

    Cuội quí cây hồi sinh ấy lắm, ngày nào trước khi vào rừng đốn củi đều căn dặn vợ : "Có đái thì đái bên Tây, đừng đái bên Đông, cây dông lên trời". Dặn đi dặn lại mãi, vợ bực mình phát cáu, đã khỏe dặn bà thì bà cứ đái xem sao ? Ai ngờ vừa phóng uế xong, cây Đa bổng long gốc lưng lửng bay lên, vừa lúc ấy Cuội ở rừng về, cây Đa đã bay lên quá đầu người, Cuội chỉ kịp lấy rìu móc vào rễ cây rị lại. Nhưng cây Đa vẫn cứ bay ... bay bổng, nhưng Cuội vẫn cứ nhất định không buông. Cây Đa bay lên cung trăng, từ đấy cho tới giờ, Cuội ngồi gốc Đa ở mãi cung trăng ...


    Phân tích Cội Nguồn :

    Nội dung chuyện cổ tích nầy, có nhiều câu và cụm từ ẩn ngử, di ngôn của tiền nhân Bách Việt như :
    Bốn con hổ
    Cầm Rìu (đập chết cả bốn)
    Phía bờ suối ở bên trái
    Cây Đa
    Cây hồi sinh
    Đái bên Tây, đừng đái bên Đông
    Cuôi ngồi gốc Đa ở mãi cung trăng
    Những câu và cụm từ nầy cần đặt câu hỏi đối ngược : tại sao là hổ mà không là chồn hay sói ? tại sao đập chết bốn con hổ bằng rìu ? có nghỉa gì khi chỉ định hổ đi về phía bờ suối bên trái ? tại sao là cây đa mà không là cây gì khác ? tại sao gọi là cây hồi sinh ? có ý gì mà phân biệt bên Tây, bên Đông ? tại sao lại đặt hình tượng Cuội ngồi gốc Cây Đa ở mãi Cung Trăng ?! Cả 7 điểm ẩn dụ nầy được diễn giải như sau :
    Bốn hổ con : Theo cổ sử Tàu, vào khoảng năm 2697 trước công nguyên [TCN] bộ tộc Hữu Hùng, tộc trưởng là Hiên-Viên đánh chiếm miền trung lưu sông Hoàng Hà [vùng Sơn Tây, Hà Nam thuộc Trung Quốc ngày nay]. Diệt được Xuy-Vưu tộc Cửu-Lê, thắng được Viêm Đế, Du-Võng [họ Thần-Nông, Viêm tộc], Hiên-Viên tức hiệu Hoàng Đế [Hoa tộc] ... Cổ sử Tàu có kể, lúc bấy giờ bộ tộc Hiên-Viên dùng biểu tượng là Hổ, và có sự trợ giúp của 4 bộ tộc liên minh : Hổ, Báo, Hùm, Bi . Trong chuyện Cuội Cung Trăng hài ra hổ mẹ có đến bốn hổ con, là ý chỉ định bộ lạc Hữu Hùng và 4 bộ lạc nêu trên .
    Cuội cầm rìu đập chết cả bốn hổ con : Chữ Nho cổ viết, từ Việt có tượng hình rìu lưỡi cong nằm phía dưới bộ Mễ. Về sau chữ hán việt viết lại thành bộ Tẫu [vượt] . Ý nghỉa của điểm 2 nầy, chiếc rìu là biểu tượng tộc Việt, tộc Việt đã đập chết bốn con hổ, nhờ có hổ mẹ mớm lá đa 4 hổ con sống lại. Ngụ ý là bộ tộc chiếm cư biết cách tiếp nhận văn hóa nông nghiệp của bộ tộc Bách Việt cho cuộc sống, nên các bộ lạc liên minh nầy mới được sống tốt. Nói cách khác, bộ tộc Bách Việt đã dùng văn hóa của mình mà đồng hóa ngược lại các bộ tộc chiếm cư.
    Phía bờ suối bên trái : Suối có nước, tượng là "đất nước", ở bên trái của chủ thể nước là "tả nhậm" [bên trái] có nghỉa là "trọng Văn" và tôn "Thị tộc" [mẫu hệ]. Phong tục văn hóa Việt cổ trọng Văn và tôn Thị tộc, tục lệ nầy được lưu truyền, như dùng chữ Văn cho nam, dùng chữ Thị cho nữ để làm chữ lót cho tên họ dân Việt lưu truyền mãi đến nay đã thành định chế. Thành ngữ có câu "Tả Quân Sư, Hữu Thừa Tướng", tả phái là Văn, hữu phái là Võ cũng từ qui chế nầy mà ra.
    Cây Đa : Đặc trưng Cây Đa văn chương đã viết như sau, Chim ăn trái, rơi hột ở cháng ba cây, hột nẩy mầm tăng trưởng, rễ thòng xuống đến hàng trăm [Bách rễ] . Phần rễ lộ thiên làm thân, phần rễ ăn vào lòng đất làm thành rễ con, rễ cái. Cây Đa sống tươi tốt ở vùng khí hậu ấm và nóng. Nên so với Trung Nguyên nước Tàu là vùng phía Đông và phía Nam . Hiện tượng trời sinh cây Đa, rễ gốc lẩn rễ nhánh từ lưng chừng chạm đất. Đất dưỡng khi rễ Đa tiếp xúc. Phần bách rễ lộ thiên thì dùng làm thân. Tổng hợp những ẩn tính tốt đẹp nầy, tổ tiên chúng ta dùng Cây Đa làm biểu tượng cho "Tộc Bách Việt" .
    Cây hồi sinh : Nguyên văn, "Cuội chỉ nhai một ít lá Đa mớm cho là y như sống lại. " Đại ý nói : Con cháu Việt lạc gốc, lệnh nguồn, không chổ dựa cho tâm linh, sống thiếu định hướng, do đó mà "bệnh cùng tâm loạn" phải dùng lá đa mà chữa trị . Lá đa là kết tinh nguồn lực căn cội, mà căn cội của Cây Đa là tượng trưng cho Bách Việt, tất nhiên với tinh hoa nầy sẽ giải được mù mờ, sẽ khơi rõ gốc rễ cội nguồn mình, được vậy thì cuộc sống con người mình nhận cội thấy nguồn, đương nhiên được hưng khởi và phấn chấn lên mà tái sinh trở lại .
    "Có đái thì đái bên Tây, đừng đái bên Đông, cây dông lên trời" : Trước thời Tần Hán [TCN] danh gọi lãnh địa nước tàu của thời nầy là Trung Bang hay Trung Nguyên, còn 4 phía giáp ranh, người Tàu gọi là Tứ Hung như sau : Tây là Tây Nhung, Bắc là Bắc Dịch, Đông là Đông Di, và Nam là Nam Man. Di và Man là Tộc Bách Việt dời cư sau ngày bị lấn chiếm. Tổ tiên tiền nhân ta mượn lời Cuội dặn vợ, "Có làm ô uế thì làm bên Tây, chớ làm ô uế bên Đông vì đó là Quê Cha Đất Tổ của mình" .
    Cuội ngồi gốc Đa ở mãi cung trăng : Hình tượng thật thảm thương "Cuội ôm gốc Đa mà sống, vì rễ không sâu để bám được đất, Đa không lá thì lấy đâu mà làm thuốc hồi sinh" . Cứ mỗi ngày vọng (ngày rằm trăng tròn), ngày 15 âm lịch mỗi tháng, Cuội trông về Quê Mẹ tưởng nguồn nhớ cội, Cuội mơ có ngày về lại trần gian !!!
    Là chuyện giả tưởng dùng làm ẩn dụ cho một giai thuyết kể lại Cội Nguồn Bách Việt, cảnh tượng "Cuội Cung Trăng" đối với dân tộc Việt Nam từ trẻ đến già ai ai cũng đều biết và mê thích nghe chuyện Cuội .
    Cuội ơi ! Ta bảo cho Cuội nghe,
    ở cung trăng mãi mà làm chi ...
    Bóng trăng, trắng ngà,
    có cây Đa to, có thằng Cuội già,
    Ôm một mối mơ !
    (nhạc và lời, Lê Thương)​
    Trong bối cảnh quê hương, một đêm trăng sáng, trẻ nhỏ tung tăng ca hát Cuội ơi ! thì các cụ lão khề khà chung trà nóng ... vui miệng kề chuyện Cuội Cung Trăng luôn tay chỉ trỏ cung Hằng, Cuội đó ... Cây Đa đó ... Hình ảnh nầy, cứ mỗi độ trăng rằm lặp đi lặp lại mãi "y như thật" .
    ___________________________
    Ngày nay, tại các thôn làng Việt Nam, cây đa vẫn chiếm vị trí đầu làng, đầu đình, dưới gốc đa tọa vị ngôi miễu thổ thần ảo ảo nghi ngút khói hương. Hiện tượng anh linh nầy, chứng minh một thực tế "Nguồn lực tâm linh Người Việt Cổ" vẫn còn được con cháu nghiêm chỉnh thừa tự và thừa trọng mãi cho đến ngày nay.
    Trần Kim Khử
    Source:
    Saigonmedia.net

    Được jeudi sửa chữa / chuyển vào 02:47 ngày 17/11/2004
  7. jeudi

    jeudi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Chương I : Đồng Bào


    Tại Việt Nam, các bậc lãnh đạo đất nước mỗi lần hiệu triệu, lời kêu gọi khá trịnh trọng "Kính thưa Quốc Dân", nhưng thật tế không thân tình bằng, "Hởi Quốc Dân Đồng Bào". Nếu như lời gọi nầy được đơn giản hơn nữa "Thưa Đồng Bào" tuy ngắn gọn, nhưng dân Việt tiếp nhận âm vang thân thương nầy, bằng tất cả tấm lòng cãm hoài chung cội chung nguồn.

    Là công dân Việt, mỗi khi nghe hay mỗi lần đọc từ ngữ "Đồng Bào", tâm trạng của con người ấy, phản phất lân lân kỳ lạ. Hình như cả thế giới (kể cả Trung Quốc) chưa có nước nào dùng từ ngữ "Đồng Bào" đúng với nghỉa đen của nó để gọi quốc dân nước họ ! Từ gọi "Đồng Bào", đặc trưng chỉ có Việt Nam.
    Vậy ý nghỉa "Đồng Bào" từ đâu mà có ? Và do đâu mà tâm tư dân Việt rung động ? Tất cả những thắc mắc nầy đoạn Huyền Sử gốc tích dân "Lạc Việt" dẩn giãi như sau :

    Truyện họ Hồng Bàng
    Đế Minh, cháu ba đời họ Viêm Đế, Thần Nông sinh ra Đế Nghi, nhân lúc đi tuần ở phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh lấy con gái bà Vụ Tiên mang về sinh ra Lộc Tục.
    Lộc Tục dung mạo đoan chính thông minh phúc hậu, Đế Minh lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Đế Nghi làm kẻ nối ngôi để trị đất Bắc, lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu là nước Xích Quỉ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy phủ, lấy con gái Long Vương ở Hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Sau, Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất .
    Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng Quân, Thần, Tôn, Ti. Dạy đạo cha con, vợ chồng. Đôi khi trở về Thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui, không biết do đâu mà được thế. Hể dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ! sao không lại cứu chúng con" thì Long Quân tới ngay, sự linh hiển cảm ứng của Long Quân đối với người đời không ai lường nổi .

    Đế Nghi ở phương Bắc truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc Phương. Nhân thiên hạ vô sự bèn sai quân thần là Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự, rồi đi tuần xuống nước Xích Quỉ ở phương Nam. Khi đó Long Quân đã về Thủy phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại, rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc, các thứ đá quí, các cây trầm, đàn, cùng các sơn hào hải vật ... không thiếu thứ gì, còn khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng. Đế Lai rất ái mộ, vui mừng mà quên trở về ...
    Dân phương Nam khổ vì bị người phương Bắc quấy nhiễu không sống yên ổn như xưa, mới cùng kêu gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ! ở đâu mà để dân phương Bắc sách nhiễu dân phương Nam thế nầy" . Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ lạ kỳ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên mọc lên, Âu Cơ vui lòng theo . Long Quân dấu Âu Cơ ở Long Đài Nham.
    Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng, yêu tinh, quỷ dử, rồng rắn, hổ voi ... làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo. Đế Lai đành trở về Bắc, truyền ngôi đến đời Du Võng.
    ...
    Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên mang chư hầu tới đánh phương Bắc, nhưng không được. Có người mách Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy ra đất Trác Lộc. Đế Du Võng cùng Hiên Viên giao binh ở Phãn Tuyền, đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất Lạc Ấp và chết ở đó. Dòng họ Thần Nông tới đây thì hết .
    ...
    Âu Cơ lấy Long Quân, đẻ một bọc lớn cho là điềm bất tường, vứt ra cánh đồng, qua bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm trứng. Trăm trứng nở ra trăm con trai, mới mang về nhà nuôi. Đàn con không phải bú mớm, tự nhiên lớn lên trông đẹp lạ kỳ, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là điều phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ nên vợ con muốn về đất Bắc, về tới biên giới, Hoàng Đế cho binh ra giữ chặt cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về lại nước Nam mà gọi Long Quân rằng : " Bố ơi ! ở nơi nào mà để mẹ con chúng con cô độc ngày đêm buồn khổ thế nầy " .
    Long Quân hốt nhiên trở về ngay, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: "Thiếp vốn là người phương Bắc, ở với vua sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi không cùng thiếp nuôi con thành người vô phu, vô phụ, chỉ biết thương mình !". Long Quân nói: " Ta là nòi Rồng đứng đầu thủy tộc. Nàng là giống Tiên sống ở trên đất, tuy nhờ khí âm dương mà hợp lại đã sinh ra con. Nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng khó mà ở lâu với nhau được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về Thủy phủ chia trị các xứ; năm mươi con theo nàng ở trên đất chia nước ra mà trị. Lên núi xuống bể , hữu sự báo cho nhau biết đừng quên". Trăm con vâng theo bèn từ biệt nhau mà đi .
    Âu cơ và năm mươi con về ở đất Phong Châu (Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Động Đình Hồ, và Nam đến Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành).
    Chia nước ra làm 15 bộ (còn gọi là Quận) như sau : Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, và Tượng Quận .
    Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm Tướng Văn gọi là Lạc Hầu, và Tướng Võ gọi là Lạc Tướng.
    Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.
    Trăm quan gọi là Hồ Chính, Thần Bộc. Nữ , lệ gọi là Xảo Xứng (hay nô tỳ). Bề tôi gọi là hổn.
    Đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo, vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương không hề thay đổi ... "Trăm người con trai đó chính là tổ tiên Bách Việt vậy".
    _________________________

    Khảo cứu :

    Truyện Họ Hồng Bàng vừa kể là truyền thuyết, nếu được sử chọn và ghi chép thì gọi là Huyền Sử. Trong truyền thuyết và kể cả huyền sử, luôn luôn có thần thoại, nhân thoại, mà đồng thời cũng là điển tích.
    Vào thế kỷ thứ XIV (14), Ông Trần Thế Pháp góp nhặt trong kho tàng văn ngôn truyền miệng của người xưa tuyển chọn 22 truyện chép thành bộ "Lỉnh Nam Chích Quái" mà truyện Họ Hồng Bàng được xếp vào đầu truyện.
    Để nhận thức mức độ "chân thật" của truyền thuyết về Họ Hồng Bàng tất phải tham khảo thêm Sử Việt .

    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết :
    Kinh Dương Vương , tên húy là Lộc Tục, được Đế Minh cháu ba đời của Thần Nông, phong cho cai quản phương Nam, gọi tên nước là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân.
    Lạc Long Quân , tên húy là Sùng Lãm, lấy con gái vua Đế Lai (vua phương Bắc) sinh ra bào thai 100 con trai là tổ của Bách Việt, phong con trưỡng làm Hùng Vương nối ngôi vua .
    Hùng Vương , con của Lạc Long Quân không rõ tên húy, đóng đô ở Phong Châu (nay là Bạch Hạc), lấy quốc hiệu là Văn Lang. Địa giới : Đông, Nam Hải; Tây, Ba Thục; Bắc, Động Đình Hồ; Nam, Hồ Tôn . Chia nước thành 15 bộ. Đời Hùng Vương thứ 6, Phù Đổng Thiên Vưong phá giặc Ân. Đời Thành Vương nhà Chu (1063-1026 tCN) nước Việt sang thăm viếng, xưng là Việt Thường, tặng chim trỉ (chuyện cổ tích Bạch Trỉ Sào Nam chi, có nhắc đến) . Đời Hùng Vương thứ 18 , Thục Phán xâm chiếm nước Văn Lang, lập thành nhà Thục, lấy tước hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu lại là Âu Lạc .
    Kỷ Hồng Bàng Thị , khởi thủy từ Kinh Dương Vương cùng thời với Đế Nghi và Lạc Long Quân, Sùng Lãm cùng thời với Đế Lai (phương Bắc), truyền đến cuối đời Hùng Vương thứ 18 (258 tCN) thì hết . Hồng Bàng Thị trị vì được 2622 năm (2879-258 tCN) .
    Kỷ Nhà Thục , An Dương Vương tên húy là Phán, người xứ Ba thục, ở ngôi 50 năm, đống đô ở Phong Khê (nay là Thành Cổ Loa), lấy quốc hiệu là Âu Lạc . Năm 249 tCN(trước Công Nguyên) nhà Tần thôn tính cả 6 nước : Sở, Yên, Triệu, Ngụy, Hàn, Tề (sau ngày nhà Chu mất), tức vị Tần Thùy Hoàng Đế vào năm 221 tCN . Cũng vào năm nầy, nhà Tần phát 50 vạn binh, phong Đồ Thư làm chủ tướng, đánh chiếm Lỉnh Nam nước Việt, nhưng không được . Đồ Thư tử trận, Nhâm Ngao và Triệu Đà thay, lui quân về Vũ Ninh (nay Lưỡng Quảng) sai sứ giảng hòa . Tiếp theo là thiên tình sử Trọng-Thủy Mỵ Châu (xem phụ lục) tạo điều kiện cho Triệu Đà vào xâm chiếm trọn Lỉnh Nam đất Việt . An Dương Vương trị vì được 50 năm, từ 257 đến 208 trước Công Nguyên .
    Kỷ Nhà Triệu , tước hiệu Vũ Đế, tên húy là Triệu Đà, người nước Hàn (có sử ghi là người nước Lỗ), làm phó tướng cho Nhâm Ngao, nước Tần. Năm 210 tCN Tần Thùy Hoàng mất nhà Hán thay, Nhâm Ngao chết bệnh, Triệu Đà thay, vì đang chiếm giữ Lỉnh Nam nên không tùng phục nhà Hán, Triệu Đà tức vị xưng vương, đóng đô ở Phiên Ngung (Quãng Đông ngày nay) đặt quốc hiệu lại là Nam Việt. Nhà Triệu truyền được 5 đời, trị vì được 97 năm (207-111 tCN) .
    ___________________________
    Truyện họ Hồng Bàng trong "Lỉnh Nam Trích Quái" được ông Ngô Sỉ Liên chép vào "Đại Việt Sử Ký toàn thư" là Kỷ Hồng Bàng . Nội dung của 2 sử liệu nầy dẫn đến 7 đề mục quan hệ trực tiếp đến cội nguồn tộc Việt, và đồng thời cũng là điển tích cho từ gọi "Đồng Bào", kể ra như sau : 1. họ Thần Nông ; 2. họ Hồng Bàng ; 3. Âu-Cơ Lạc Long Quân ; 4. Hoàng-Đế diệt Xuy Vưu ; 5. Tiếng gọi Đồng Bào ; vật tổ Tiên Rồng ; 7. Hùng-Vương Lạc-Việt .
    Để lý giải 7 đề mục vừa kể tất phải tra cứu thêm Cổ Sử Trung Quốc, vì dân tộc Bách Việt đã là cư dân chính thức trải rộng đến 3/4 lãnh thổ của Trung Hoa khi xưa . Tất nhiên đoạn tra cứu sử liệu phải từ nhà Tần (221,tCN) trở về trước, vào thời "Thượng Cổ Sử", mà lãnh địa của Hoàng Đế Hoa tộc vào thời bấy giờ chỉ võn vẹn có mỗi 2 tỉnh Hà Nam và Sơn Tây thuộc vùng trung lưu của sông Hoàng Hà mà thôi .
    (to be continued)

    Trần Kim Khử
    Source:
    Saigonmedia.net

    Được jeudi sửa chữa / chuyển vào 03:51 ngày 17/11/2004
  8. jeudi

    jeudi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Đồng bào (...)
    Cổ Sử Trung Quốc

    Theo ông Vương Đồng Linh trong "Trung Quốc dân tộc học" thì sau 4 lần băng tuyết, những người sống còn trên cao nguyên Thiên Sơn tức Hy Mã Lạp Sơn tiếp giáp đến Mông Cổ, túa ra đi tìm đất sống. Nhóm đi về hướng Đông có 2 nhánh : 1 là Thiên Sơn bắc lộ, gọi là Bắc tam hệ, Mãn (Manchourie), Mông (Mongolia) và Hồi (Islam). 2 là Thiên Sơn nam lộ, gọi là Nam tam hệ, Miêu (polynesien), Hoa (asia), Tạng (indo). Miêu gồm có Âu Việt(Miêu,Thái,Lào), Miêu Việt (Mèo,Mán) và Lạc Việt (Việt-Nam, Mường), sử cổ gọi chung là Viêm Việt, sau nầy sử ký Tư Mã Thiên viết là Bách Việt .

    Theo ông Chu Cốc Thành trong quyển "Trung Quốc thông sử", nhóm Miêu Việt theo dòng sông Dương Tử vào nước Tàu lập thành 7 tỉnh tại Trường Giang, tỏa lên mạn Bắc lập thành 6 tỉnh tại Hoàng Hà, tràn xuống phương Nam lập thành 5 tỉnh tại Việt Giang, vị chi 18 tỉnh . Vào thời bấy giờ vùng Tân Cương hãy còn trù phú chưa bị sa mạc hóa, vẫn còn là phúc địa nên Hoa tộc sinh cơ lập nghiệp tại đấy .Nhóm Tạng tộc thì thẳng tiến về phía Nam khai thác vùng Cao Nguyên Tây Tạng và lân cận .

    Theo ông Phan Khoang trong "Trung Quốc Sử Lược", thì sắc tộc Tam Miêu thuộc giống người Cữu Lê (còn có tên là Lý) cư ngụ ở phương Nam. Tại phương Đông, dọc miền duyên hải là sắc tộc Việt (tiền thể là nước Ngô, nước Việt của thời Chiến Quốc). Ở Tây-Nam thì có sắc tộc người Bộc, người Quả La (thuộc Tạng tộc). Tây-Bắc là người Hoa, người Khương (sau nầy là người Hung Nô, Đột Quyết). Phương Bắc là người Mông, người Mãn .
    Tổng hợp và góp nhặt nhiều mảnh vụn từ cổ sử các nhà cổ sử, đến nay đi đến một kết luận chung là, toàn vùng Viễn Đông và Đông Á thời xưa, có rất nhiều sắc tộc cư ngự và dần theo tiến trình tự nhiên những dân tộc nầy đã tiến bộ tuần tự như sau :
    Thị tộc chuyễn sang Bộ Lạc, và thành Bộ Tộc (thời hoang sơ)
    Bộ Lạc Cộng Chủ (thời Tam Hoàng tCN hơn 5000 năm)
    Bộ Lạc Liên Minh (thời Ngũ Đế tCN 2697 năm)
    Vương Quốc Liên Bang (thời Tam Đại tCN 2205 năm)
    Hoàng Triều Nhất Thống (kể từ Tần Hán tCN 221 năm, và trở về sau)
    Khoa Cổ Sử Trung Quốc, có trường phái công nhận khởi thủy từ thời Tam Hoàng, vào khoảng 5000 năm tCN (theo Tư Mã Quang), gồm có : Hữu Sào Toại Nhân, Phục Hy Nữ Oa, Thần Nông Thị .
    Có trường phái lại thảy bỏ Hữu Sào Toại Nhân thay Hoàng Đế vào thời Tam Hoàng, thành ra : Phục Hy Nữ Oa, Thần Nông Thị và Hoàng Đế vào khoảng 4480 năm tCN (theo Tư Mã Thiên) .
    Trường phái khác lại chỉ công nhận từ thời Hoàng Đế trở về sau, vào khoảng 2697 năm tCN. Dù vậy đại chúng Trung Quốc nói riêng và toàn vùng Châu Á nói chung vẫn hiểu cổ sử theo Kinh Dịch, với Phục Hy, Thần Nông và chuyện cổ về Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam Đại .
    ...
    Thời Tam Hoàng
    Sách cổ Tam-phần, Ngũ-điển là sách góp nhặt nhiều mảnh vụn truyền khẩu từ thời xưa, đến thời Xuân Thu được Khổng Tử (500 năm tCN) san định lại thành Kinh Thư, và tu chỉnh lại vào thời Tây Hán (133 năm tCN) . Chúng ta nên chú ý, nội dung cổ sử Trung Quốc nên hiểu một cách khách quan như sau : cái nền là căn cứ vào chuyện truyền khẩu, cái nét là chủ kiến của triều đại đang trị vì, và cái nếp thì chung chung lấp lửng không có gì rõ ràng, và thật mơ hồ về bản sắc dân tộc . Tước hiệu của thời Tam Hoàng, nhiều học giả đã khẳng định rõ là "Đức Hiệu" để đặc trưng cho thời đại lúc sơ khai còn sinh hoạt bằng du-canh và du-cư . Còn về phần niên kỷ, thì các nhà sử gia đều đồng ý là chỉ có giá trị tam khảo chứ không xem là niên đại chính thức của lịch sử .
    Hữu-Sào Toại-Nhân : (?tCN) Con người biết đến kết cành làm tổ trên cây để ở và để tránh thú dữ (hữu là có, Sào là tổ để ở). Biết khoan cây , cọ đá để tạo lửa nấu ăn (toại là thỏa mãn, nhân là người ; người biết dùng lửa cho toại sống). Huyền thoại có ghi : Toại Nhân tuần thú xuống Nam Thùy, nghĩa là, những tiến bộ vào lúc bấy giờ cũng được lan truyền xuống cả phương Nam .
    Phục Hy Nữ Oa : (4480-3365? tCN) con người biết nuôi thú vật, biết kết thằng làm lưới bắt cá . Biết chế đàn cầm. Biết trồng dâu nuôi tằm, dệt vải . Biết xây nhà trên đất bằng . Hiểu được lý tự nhiên mà phát kiến ra dấu gạch của âm-dương bát-quái . Kinh Dịch có ghi "Phục Hy thị một" , nghĩa là Phục Hy khai sáng đầu tiên bằng dấu gạch trên đá, trên thẻ tre, gọi là quải (treo), sau nầy đọc trại ra thành quái, rồi dần biến thành từ quẻ như hiện nay hay dùng .
    Thần Nông Thị : (3320-3080? tCN) con người biết đẽo gỗ chế tác cày bừa, đốt rừng làm ruộng rẫy. Biết họp chợ trao đổi hóa vật cần dùng . Biết dùng cây cỏ làm thuốc trị bệnh . Và xiễn minh, lý âm dương . Kinh Dịch có câu "Thần Nông Thị Tác", nghĩa là Thần Nông kế tục tác thành trọn bộ Kinh Dịch bằng những dấu gạch liền, dấu gạch đứt, và những dấu chấm den trắng làm biểu tượng đồ hình cho : Thái Cực, Âm Dương, Tứ Tượng, Bát Quái, Trùng Quái, Hà Đồ, Lạc Thư ... , phần lý giải thì truyền miệng (như tầm sư học đạo, vì thời nầy chưa có chữ viết) .
    ...
    Thời Tam Hoàng, được gọi là Thời Bộ Lạc Cộng Chủ, thời nhân sinh đại đồng . Vào thời nầy, chưa có bộ lạc nào lấn hiếp đồng loại, đời sống con người lẻ tẻ từng thị tộc, bộ tộc, hoặc là du mục du cư, hoặc là trồng trọt định cư . Đất thì quá rộng, người thì quá ít, nhu cầu lượm hái đuổi bắt từ thiên nhiên thừa mứa cho cuộc sống .
    Đời sống con người thời ấy thật sự thái bình, không bị trị, không biết tranh giành . Chủ yếu cho đời sống của thời đó, tất cả các Thị Tộc, Bộ tộc, Bộ lạc cùng suy tôn và thánh hóa một Cộng Chủ thần minh truyền dạy cho con người : biết dùng lửa để nấu ăn và làm nông nghiệp . Biết tầm tang để mặc ấm . Biết làm nhà để ở trên đất . Biết dùng thảo mộc để làm thuốc trị bệnh . Biết tôn thờ Thần Thánh để làm chổ tựa cho tâm linh . Và nhất là thành tâm học hỏi "Âm Dương Dịch Lý" .
    Kinh Dịch là bộ sách cổ nhất tóm lược lịch sử thời Tam Hoàng nhiều nhất, nhờ vào bộ sách nầy mà ngày nay chúng ta mới hiểu được thời Tam Hoàng .

    Thời Ngũ Đế
    Kinh thư có ghi lại hai Đế cuối là Đế Nghiêu va Đế Thuấn, còn trên nữa thì không . Sách cổ "Trúc Thư Kỷ Niên", và sử ký "Ngũ Đế Bãn Kỷ" có kể chuyện Hiên-Viên Hoàng Đế, Đế Chuyên-Húc, Đề Cốc, Đế Nghiêu, và Đế Thuấn , ghi chép đủ 5 Đế . Nhiều học giả ước định có đến 7 Đế, nhưng người xưa thích gói gọn vào các huyền số 3, 5, hay 18 của Dịch Lý .
    Hoàng Đế (2697-2600 tCN) Mẹ Hoàng Đế tên là Phụ Bão, thấy vầng sáng bao quanh sao Su (chòm sao Bắc Đẩu) mà thụ thai, sinh ra Hoàng Đế, có tên tộc là Hiên-Viên thuộc bộ lạc Hữu Hùng . Truyền thuyết kể rằng Hoàng Đế thắng Xuy Vưu và Viêm Đế , là nhờ chế ra trống bịt da thú và nhờ sự trợ giúp của bốn mãnh thú Hổ, Báo, Hùng, Bi (4 bộ lạc liên minh). Thắng được Viêm Đế, Hiên-Viên tức vị Hoàng Đế (Đại Tù Trưởng) . Tung tích của Hoàng Đế ở Cam Túc và vùng hoạt động lẩn quẩn trong phạm vi tỉnh Hà Nam ngày nay. Tương truyền vào thời Hoàng Đề đã chế ra được xe, thuyền, ... mão áo xiêm y may thêu được ngũ sắc . Sai Thương-Hiệt chế tác văn tự, chữ viết khoa Đẫu (?) , sau nầy giới ngữ pháp gọi là chữ chân chim .
    Đế Chuyên-Húc Cao Dương Thị (?tCN) năm 20 tuổi lên ngôi Cộng Chủ, 30 tuổi sinh Bá Cổn. Bá Cổn sau nầy trị thủy không thành . Cuối đời Chuyên-Húc có Thuật-Kế dòng Thần-Nông dấy loạn .
    Đế Cốc, Cao Tân Thị (?tCN) Đế Cốc là cháu Nguyên Hiệu . Nguyên Hiệu là con của Hoàng Đế , lập lệ người mù đánh chuông khánh , rồi phượng hoàng đập cánh múa hát . Đai ý, đến thời nầy cung cách sinh sống đã nghiên về văn hóa nông nghiệp và tôn quí chim như tục lệ cư dân địa phương .
    Đế Nghiêu (2359-2259 tCN) là hậu duệ của Hoàng Đế, đô ở Thái Nguyên (nam bộ tỉnh Sơn Tây) lấy hiệu là Đường . Sai Hy Trọng, Hy Phúc, Hòa Trọng, Hòa Phúc, tung đi bốn phương, trông mặt trời, mặt trăng để làm lịch, định các tháng, một năm 366 ngày, theo tháng nhuận, cho dân biết thời tiết mà làm ruộng . Đế Nghiêu ở ngôi được 70 năm không truyền ngôi cho con, mà truyền cho hiền tài là Đế Thuấn người Đông Di) .
    Đế Thuấn (2259-2208 tCN) lúc Đế Thuấn còn là nhiếp chính đã đày Ông Cổn về tội đấp đập ngăn nước làm sông Hoàng Hà bị đại hồng thủy gây lũ lụt tai vạ lớn. Tiếp đó, Đế Thuấn sai Ông Vũ, con của Ông Cổn, thay cha trị thủy. Ông Vũ khai ngòi sông, nước chãy thuận dòng ra bễ, đạt thành công trạng . Đế Thuấn truyền ngôi cho Ông Vũ . Đến khi Đế Thuấn băng, Ông Vũ tránh đi, nhưng các chư hầu (bộ lạc) không đến chầu triều của con Đế Thuấn, mà lại theo chầu Ông Vũ . Ông Vũ lên ngôi lập thành nhà Hạ .
    ...
    Thời Ngũ Đế (2697-2205 tCN) còn gọi là thời bộ lạc liên minh, vào thời nầy đã có bộ lạc mạnh yếu, lấn hiếp xâm chiếm, bạo lực bạo hành, đánh đuổi cướp giựt, để được sinh tồn, các bộ lạc buộc phải chống cự hoặc tùng phục. chống cự thì phải liên minh, còn thuận theo kẻ mạnh cũng là một cách liên minh . Liên minh với kẻ mạnh đồng nghĩa với a tòng, tất phải tham gia chiếm đoạt, vừa được yên thân lại thêm được chia chiến lợi phẩm. Nếu không thì phải dời cư thật xa thật sâu vào nơi rừng rậm hay đồng vắng lúc bấy giờ vẫn còn hoang dã mênh mông . Phương Nam đang là Đất Hứa .
    Thời Tam Đại

    Theo truyền thuyết, trời ban cho vua Đại Vũ "Hồng Phạm Cửu Trù" là phạm qui lớn nằm trong 9 trù của Lạc Thư Kinh Dịch để trị nước xem chương IX, Cửu Trù) . Sau nầy nhà Thương Ân tiếp giữ . Khi nhà Thương Ân mất Cơ Tử truyền lại cho Võ Vương nhà Chu . Qua công tác trị thủy đồng nghĩa là trị nước, vua Đại Vũ khai phá được thêm một vùng bình nguyên phía Đông của người Đông Di khá rộng lớn .
    Nhà Hạ (2205-1784 tCN) Ông Đại Vũ là con của Ông Cổn, hậu duệ Đế Chuyên Húc, thuộc bộ tộc trung bộ tỉnh Hà Nam , lên ngôi thiên tử, lập thành triều đại nhà Hạ, đô ở Hưng Thành (Hà Nam) . Tập tục du mục vẫn còn dời đổi đô ấp và thể chế bấy giờ mới có hình thức vương triều liên bang, chưa thành thể chế phong kiến phức tạp như ngày nay . Nhà Hạ trị vì 442 năm ... Trước kia con lấy họ mẹ (tính), đến đời vua Đại Vũ vì có phân chia đất ruộng cho bộ lạc liên minh, cha đã lấy họ theo tên vùng đất đang ở, nên từ đó con theo họ cha (tích thổ tính) . Và cũng từ đó : tôn tổ (tôn Cha), kính tông (trọng Họ), báo bản (trình gốc), truy viễn (xét xưa), tế tự (gia phã, tộc phã) dân chúng mãi đến thời nay vẫn còn tuân giữ .
    Nhà Thương (1783-1134 tCN) tổ nhà Thương là Ông Tiết được sắc phong ở đất Thương (Hà Nam) đánh đuổi vua Kiệt, vị vua cuối đời nhà Hạ, lên ngôi thiên tử lấy hiệu triều đại là Thương, đô ở đất Bạc (Hà Nam). Đến đời Bàn Canh đổi hiệu lại là Ân. Đến đời Trụ bị Vũ Vương Nhà Chu thay. Nhà Thương Ân trị vì 648 năm, Thương triều trãi qua 10 đời với 18 vị vua, Ân triều thì 17 đời với 30 vị vua . Nhà Thương Ân chuộng võ, trọng tế tự, văn hóa thịnh hơn nhà Hạ . Khai quật thu lượm từ khảo cổ học cho thấy nhiều chứng cứ về chữ viết và nét gạch bát quái trên di chỉ mai rùa bói toán của thời nhà Thương . Nước Tàu thời cổ bắt đầu thịnh về chữ viết có lẽ bắt đầu vào thời nầy .
    Nhà Chu (1134-256 tCN) nhà Chu dấy lên tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Thiễm Tây ngày nay). Thủy tổ là Khí, làm quan Hậu Tắc thời Đế Thuấn được phong ở đất Thai (thuộc Thiễm Tây), truyền đến Bất Quật thì mất chức quan, trốn ở chung với người Nhung Dịch. Đến thời Hậu Tắc thì phục hồi được chức quan, truyền 10 đời kế tục, đến thời Đãn Phụ bị Nhung Dịch bức bách dời cư về Kỳ Sơn (Thiễm Tây), lấy hiệu là Chu . Đãn Phụ truyền ngôi cho Qui Lịch, Qui Lịch truyền lại cho Xương, tức là Văn Vương nhà Chu ... Vua Trụ bỏ ngục Văn Vương tại Dũ Lý . Sau đó cho giữ chức Tây Bá sai đi đánh dẹp Khuyễn Nhung, Mật Tu ở phía Tây, và nước Kỳ, nước Vu, nước Sùng tại phía Đông. Lúc bấy giờ Văn Vương được 2/3 chư hầu phương Bắc qui phục, và thu dụng được hìn tài Lữ Vọng, tức Khương Tữ Nha ... Tây Bá Cơ Xương tức Văn Vương mất, con là Cơ Phát nối ngôi hiệu là Võ Vương, liên kết cùng 800 chư hầu (bộ lạc) phá tan quân nhà Ân của Trụ Vương tại Mục Dã . Diệt Trụ xong nhà Chu giáng chức Võ Canh con của Trụ Vương về Lạc Ấp ... Võ Vương băng, con là Trung lên ngôi lấy hiệu Thành Vương, việc triều chính giao cho Chu Công nhiếp chính 7 năm và các đời tiếp theo, sử gọi là thời Tây Chu, trị vì được 324 năm ... Tiếp thời Tây Chu là Đông Chu Xuân Thu (722-481 tCN) và Đông Chu Chiến Quốc (403-221 tCN) kéo dài 424 năm, truyền ngôi được 35 đời vua ... nhà Tần diệt Chu lập thành nước Tần vào năm 221 tCN .
    ...
    Thời Tam Đại, còn gọi là thời Vương Triều Liên Bang, tuy hình thức liên minh có tiến bộ, thể chế phong kiến bắt đầu có tổ chức, nhưng trong Trung quốc Sử Lược có viết rằng, nhà Hạ liên tục dời đô trong phạm vi tỉnh Hà Nam (cho thấy vẫn còn tình trạng du cư) . Nhà Thương Ân cũng luôn dời cư trong vòng tỉnh Hà Nam . Đến thời nhà Chu, tuy có một thời gian dài an định tại Tây An, Thiễm Tây (Tây Chu), nhưng rồi cũng phải dời cư về Hà Nam, vì người Nhung Dịch ở miền Tây Bắc luôn đến cướp phá .
    Vào thời nầy danh từ "Quốc Gia" không đồng nghĩa với "Nhà Nước" như hiện nay . Nghĩa cổ của "quốc" là tư sản của vua, thời Ngũ Đế, Hạ, Thương, quốc chỉ có tỉnh Hà Nam và Sơn Tây . đến thời Tây Chu thì quốc của vương triều mới có thêm được Thiễm Tây ... Còn "Gia" là tư sản của quan Đại Phu gọi là đất phong ... Đồng nghĩa với từ "Quốc Gia" như bây giờ thì thời ấy gọi là "Xã Tắc" (xã là thần đất, tắc là thần lúa) . Đất riêng của các chư hầu (bộ lạc) thì gọi là Bang . Đến thời nhà Hán, vì húy chữ Bang là tên của Lưu Bang Hán Cao Tổ, nên dùng chữ "Quốc" thay vào, nên từ đó gọi là Trung Quốc mãi cho đến ngày nay, thay Trung Bang .
    Nhà Tần lập quốc năm 221 tCN, danh từ Tần phiên âm là tsin, Pháp văn đọc là Chine (Sin-nờ), Anh văn đọc là China (tờ-chai-na), và Việt văn là Tàu . Danh từ gọi Hán nhơn bắt đầu từ nhà Hán (208 tCN), Đường nhơn từ thời nhà Đường (571 sCN), danh từ Trung Hoa bắt đầu từ ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc (1937), và danh từ Trung Quốc dùng để gọi chung toàn bộ các sắc tộc hiện sống trên lãnh thổ Trung Quốc ngày nay .
    (to be continued)
    Trần Kim Khử
    Source:
    Saigonmedia.net

    Được jeudi sửa chữa / chuyển vào 03:49 ngày 17/11/2004
  9. jeudi

    jeudi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Đồng bào (...)

    Cội Nguồn Tộc Việt


    Cội nguồn luận giãi có căn cơ thì mới nhận ra "gốc", có thấy được gốc thì mới nhận ra "rễ", mới hình dung ra được đủ "gốc-rể" cùng thông . Cho nên lối quãng diển truyền thuyết, huyền sử, điển tích, tất phải kết hợp, huyền sử làm nền, chứng cứ làm nét và ẩn dụ với ẩn nghĩa làm nếp ... có được như vậy thì những gì là đặc trưng cho tộc Việt, những gì đang là kho tàng trữ liệu từ ngàn xưa, con cháu hậu thế ngày nay mới có khả năng khai quật . Bảy đề mục có liên quan đến Cội Nguồn Tộc Việt là : 1. Họ Thần Nông, 2. Họ Hồng Bàng, 3. Âu Cơ Lạc Long Quân, 4. Hoàng Đế diệt Xuy Vưu, 5. Tiếng gọi Đồng Bào, 6. Vật Tổ Tiên Rồng, 7. Hùng Vương Lạc Việt , diển giãi theo lý luận như sau :

    Họ Thần Nông

    Theo ông Ville Durant viết trong Lịch Sử Văn Minh Trung Quốc như sau : thời thượng cổ Trung Quốc không bao gồm một dân tộc duy nhất và thuần chất, mà là một kết hợp của nhiều giống người, nhiều sắc tộc, khác nhau từ nguồn gốc, ngôn ngữ , chí đến nghệ thuật và đặc tính ... Nền văn minh Trung Quốc ngày nay đã phát triển ít nhất là 7000 năm rồi ...

    Theo nhà Nhân Chủng Học Eberhard đã khẳng định như sau : ngay từ xưa đã thấy dấu vết người Việt trong tất cả miền Nam sông Dương Tử cũng như tại phương Nam và Đông Nam .

    Thời Thần Nông có 5 tiến bộ nổi bật là,
    Biết làm nông nghiệp (lúa nước)
    Biết dùng cây cỏ làm thuốc trị bệnh
    Biết nghề tầm tang để được mặc ấm
    Biết âm dương dịch lý, do Phục Hy phát kiến
    Biết luyện kim, chế tạo ra đồ đồng
    Truyền thuyết kể rằng, cháu 3 đời họ Thần Nông là Đế Minh nhân lúc đi tuần du phương Nam thì lấy con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục Kinh Dương Vương (con Thứ), phong cho cai quản phương Nam. Đế Minh lại phong cho con trưởng là Đế Nghi cai quản phương Bắc vùng Hoàng Hà. Đại ý nói lên cội nguồn Bách Việt là đa sắc tộc của cả 2 miền có mặt khắp mọi nơi trong thời cổ Trung Quốc .
    Lúa nước ngày xưa trồng trên đất rừng và triền núi, chỉ trồng được vào mùa mưa tại những nơi mà mùa mưa kéo dài từ 4 đến 6 tháng trong năm, còn gọi là lúa rẫy. Lúa trồng trên ruộng cạn, phải có hệ thống và phương cách dẫn thủy nhập điền, nên còn gọi là lúa cấy . Hoặc, lúa trồng dưới ruộng sâu, đến mùa nước nổi bị ngập lụt từ 2 đến 5 mét , thì cần phải trồng loại lúa thích ứng cao vượt theo ngọn nước dâng lên nên gọi là lúa sạ ... Vì thế công xuất trồng lúa nước ngày xưa đòi hỏi phải có kỷ thuật nông nghiệp tương xứng với kinh nghiệm về thời tiết, khí hậu, kỷ thuật từ gieo tới gặt, từ vận chuyễn đến lưu trữ, từ thô sản đến thành lương thực ... nhất nhất đều phải thích nghi, tương ứng, đòi hỏi một sự điều hợp tài tình. Trình độ cư dân thời xưa mà được truyền dạy trồng lúa nước, đạt kỷ thuật nông nghiệp, tất người khai sáng và hướng dẫn xứng đáng được suy tôn là Thần Nông .
    ...
    Năm 1965, ông Chester German (thuộc khoa Khảo Cổ) phát hiện ở Hang Thần tại vùng Bắc Thái Lan có hóa thạch của vỏ lúa, đậu, mè, hồ tiêu, bí, dưa leo ... phân chất carbon xác định các di chỉ nầy có từ niên kỷ 3000 đến 6000 năm trước Công Nguyên (tCN), chứng cứ nầy đưa đến xác định là dân cư vùng Đông Nam Á biết trồng cây, trồng ngũ cốc, trồng lúa nước, trước tiên trên thế giới .
    Theo ông Needham thì Thần Nông (tên gọi theo ngữ pháp, Việt) là nhân vật thần thoại liên quan mật thiết về nông nghiệp, vốn là của dân bản địa phương Nam.
    Theo Lịch Sử Văn Hóa Trung Quốc của ông Đoàn Gia Kiên chủ biên, thì "lúa đạo" được du nhập vào trồng tại vùng Trung Nguyên sông Hoàng Hà từ đời nhà Chu, thế kỷ XIII tCN . Căn cứ theo bút tích nầy ông Trần Ngọc Thêm, TVBSVHVN, suy diễn , có thể danh từ gạo là do từ "đạo" nầy mà có .
    Việc tôn thờ Thần Nông là thủy tổ, chứng minh một trong những dấu vết của người Việt kế thừa những thành tựu của cơ tầng văn hóa Nam Á cổ xưa ... Theo GS Đinh Gia Khánh, đối với người Tàu thì họ không hề coi Thần Nông là thủy tổ mà xem đó là một thiên đế quản lãnh phương Nam . Thần Nông chỉ được những cư dân trồng lúa, và dân Lạc Việt đặc biệt tôn thờ .
    (to be continued)
    Trần Kim Khử
    Source:
    Saigonmedia.net

    Được jeudi sửa chữa / chuyển vào 03:23 ngày 17/11/2004
  10. jeudi

    jeudi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Đồng bào (...)

    Hồng Bàng Thị
    Theo Giáo Sư Herold J.Wiens, trong quyển "Han Chinese Expansion in South of China" viết : Theo dòng sông Dương Tử, Viêm Việt đã vào trước, định cư khắp miền Thục Ba (thuộc Thanh Hải và Tây Khương ngày nay), trải rộng đến bình nguyên, dọc theo duyên hải phía Đông, vào đến tận trung lưu sông Hoàng Hà (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) .
    Theo Giáo Sư Lương Kim Định, trong quyển Triết Lý Cái Đình * : Tộc Việt vào thời thượng cổ đã có mặt khắp 3/4 nước Trung Quốc ngày nay. Thoạt kỳ thủy, Viêm tộc theo dòng sông Dương Tử vào khai thác vùng Trường Giang, thất tỉnh là : Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, và Chiết Giang. Rồi dần theo bình nguyên Hoa Bắc khai thác vùng Hoàng Hà lục tỉnh là : Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiễm Tây và Cam Túc. Phía Nam thì lan tới lưu vực Việt Giang ngũ tỉnh gồm : Vân Nam, Quí Châu, Quãng Tây, Quãng Đông, và Phúc Kiến . Như vậy, Viêm Việt đã có mặt khắp nước Tàu cổ đại trước khi các dân tộc khác tràn vào . *référence của Trần Kim Khanh .
    Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , kỷ Hồng Bàng thị (2878-258 tCN) đoạn thời gian dọc dài đến những 2260 năm , từ cuối đời Thần Nông (3320-3080 tCN) , trước thời Ngũ Đế hoa tộc cả 182 năm . Kế tục kỷ Hồng Bàng thị có kỷ Nhà Thục 50 năm (257-208 tCN) thì bị Triệu Đà mang quân Tần sang thu hẹp lại còn vùng Lưỡng Quãng và Bắc Việt . Sau đó bị nhà Hán thôn tính, từ đó nước Việt bị Bắc thuộc lần nhất (111 tCN) .
    Kỷ Hồng Bàng Thị dựng nước, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ, có : Lộc Tục Kinh Dương Vương, Âu Cơ Lạc Long Quân . Đến 18 đời Hùng Vương đổi quốc hiệu là Văn Lang . Dân tộc Việt tôn thờ :
    Thần Nông là thủy tổ các tộc phương Nam
    Âu Cơ Lạc Long Quân là thủy tổ Bách Việt
    Hùng Vương là thủy tổ Lạc Việt
    Tên Lộc Tục, có nghĩa là kế tục thụ hưỡng lộc tinh thần từ tổ tiên truyền cho . Tước hiệu Kinh Dương Vương là đãm nhận vương vị Kinh Châu của vùng Hồ Quãng và Dương Châu vùng Giang Nam .
    Hồng Bàng Thị , Thị là thị tộc của tộc dân cư, Hồng là giống chim lớn ở Dương Tử Giang, gọi là chim hồng . Bàng là cái nhà lớn . Hồng bàng Thị có nghĩa là, cái nhà lớn của cư dân dùng "chim làm vật tổ" trong giai đoạn đầu của Viêm Việt. Mải về sau, khi dân Việt trải dài dọc theo duyên hải thì mới nhận vật tổ "Tiên Rồng"
    Xích Quỉ là quốc hiệu đầu tiên từ thời Kinh Dương Vương , Quỉ là chủ lớn, quyền thế lớn (quỉ chủ). Xích là đỏ, màu đỏ chỉ phương Nam (theo Ngũ Hành thì thuộc hành Hỏa). Ông Châu Diển nhà dịch học thời cổ, đã gọi nước Tàu thời xưa của thới Tam Hoàng là "Xích Huyện Thấn Châu" . Kỷ Hồng Bàng Thị có 3 đợt dựng nước kể ra như sau :
    thời "Nhân Sinh Đại Đồng" vào cuối thời Thần Nông lúc Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi ở phương Bắc. Đế Minh gom các bộ tộc Miêu, Thái, Việt về phương Nam tại vùng Ngũ Hồ Ngũ Lỉnh, lập thành 3 hệ giao cho Lộc Tục cai quản, Lộc Tục Kinh Dương Vương lập nên Kỷ Hồng Bàng Thị .
    Kinh Dương Vương an cư cho : hệ Âu Việt (Thái) ở Tứ Xuyên, Qui Châu, Vân Nam, Miến Điện. Hệ Miêu Việt ở các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây. Hệ Lạc Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Dông, Quảng Tây, Bắc Việt, Trung Việt .
    Hùng Vương thứ nhất theo mẹ là Âu Cơ lên núi Phong Châu (Bạch Hạc) lập thành nước Văn Lang. Cùng với 17 đời Hùng Vương kế tục sự nghiệp Hồng Bàng Thị (theo GS Kim Định) .
    Ở phương Bắc tại vùng Hoàng Hà, Hoa tộc từ Tây Bắc, Hiên Viên là tộc trưởng tổ chức bộ lạc liên minh tràn xuống chiếm cư tỉnh Hà Nam, tức hiệu Hoàng Đế, chấm dứt thời Tam Hoàng, lập nên thời đại mới, Ngũ Đế .
    Ngũ Đế (2697-2208 tCN) trị vì 489 năm bị nhà Hạ lên thay.
    Nhà Hạ (2205-1783 tCN) trị vì 422 năm thì bị nhà Thương thay.
    Nhà Thương-Ân (1783-1134 tCN) trị vì 649 năm thì nhà Chu thay.
    Nhà Chu (1134-247 tCN) trải qua 3 giai đoạn là, Tây Chu (1134-722 tCN) trị vì 362 năm, Xuân Thu (772-481 tCN) dai dẵng với 291 năm và Chiến Quốc (481-221 tCN) với 260 năm chinh chiến .
    Từ thời Ngũ Đế đến cuối thời Tây Chu tổng cộng 1922 năm. Tại phương Bắc vùng Hoàng Hà có tranh ngôi vị, có thay đổi ngôi, có tổ chức thể chế như : Hoàng Đế, Vương vị ... thời Xuân Thu các bộ tộc phương Bắc, Trịnh, Triệu, Tề, Hàn, Tần ... danh gọi Chư Hầu xưng hùng tranh vương bá, tạo nên tình trạng chiến tranh triền miên .
    Ở phương Nam vùng Dương Tử và phụ cận, Hồng Bàng Thị vẫn được bình an, có tiếp nhận cư dân chạy loạn về đấy cùng sinh sống. Thời chiến quốc (481-221 tCN) chiến tranh lan rộng thêm và lôi cuốn cả cư dân phương Nam. Tuy cùng chung gốc Bách Việt nhưng lại thẳng tay tiêu diệt nhau và tự làm suy yếu cho nhau, Việt diệt Ngô (Ngô Vương Phù Sai) vào năm 473 tCN ; Sở diệt Việt (Việt Vương Câu Tiển) vào năm 333 tCN.
    Tần diệt Sở năm 221 tCN, thống nhất 2 phương Bắc Nam làm một, cai trị bằng tổ chức trung ương tập quyền.
    Riêng Âu Lạc, An Dương Vương chiến thắng tướng Đồ Thư nhà Tần, giử được tự chủ ở mạn Hồng Hà Bắc Việt, trị vì đến năm 208 tCN thì bị Triệu Đà thôn tính lập thành Nam Việt .
    ...
    Truyền thuyết về Hồng Bàng Thị có trường phái dè dặt không tin, nhưng gần đây khảo cổ học đã chứng minh xác thực rằng, đã có cư dân ở mạn sông Hồng trước Công Nguyên (viết tắt là tCN) nhiều ngàn năm. Nhân Chủng Học, Dân Tộc Học và Cổ Sử Học đã xác định như sau :
    Họ Thần Nông là Đức Hiệu trên đất nước Viễn Đông vào thời thượng cổ.
    Đã có sự hiện diện của cư dân "đa sắc tộc" tại Trung Quốc, trước khi Hoa tộc từ Tây Bắc tràn xuống xâm cư.
    Phương Bắc có thời Xuân Thu ly loạn vì Hoa Tộc xâm chiếm từng tỉnh.
    Phương Nam có thời chiến quốc với Sở-Ngô-Việt tự tiêu diệt lẫn nhau.
    Từ Cam Túc Tây Bắc, nhà Tần nhất thống Trung Quốc vào năm 221 tCN.
    Lạc Việt là cư dân chính thống trên mạn sông Hồng Bắc Việt từ 3000 năm tCN.
    Chứng minh có nhiều tộc Việt là cư dân ngay trên đất nước Tàu dưới nhiều tên gọi như: Âu Việt, Điền Việt, Tây Âu ... tại miền Thục Ba ; Dương Việt, Mân Việt, U Việt, Kinh Man, Đông Việt ... tại vùng Trường Giang và Duyên Hải ; Nam Việt ... ở Lưỡng Quảng ; và Việt Thường, Lạc Việt, Việt Mường ... tại Bắc Việt .
    Niên kỷ Hồng Bàng Thị (2878-258 tCN) có đến 2620 năm, nếu phân tích từ đời Lộc Tục Kinh Dương Vương và Sùng Lãm Lạc Long Quân, cộng với 18 đời Hùng Vương, vị chi là 20 đời. Ngày nay người chia 2620 cho 20 để có số bình quân 131 năm cho một đời vua Hùng ... căn cứ vào đáp số bình quân nầy biện lý là không thể có được ! v.v. và v.v. ...
    Tiền nhân Việt cổ với truyền thuyết Hồng Bàng Thị còn có ngôn ngữ "Dịch Số Học" ! Theo âm dương dịch lý, các huyền số như : 1,2,3,5,7,9,12,15,45,55,100 không như thường nghĩa ... mỗi con số nầy đều có ý nghĩa riêng, nên mới gọi là "lý số" (xem chi tiết nơi chương V: Thái Nhất) .
    Con số 18 đời Hùng Vương không nên hiểu là 18 lần truyền ngôi, mà phải hiểu là có rất nhiều đời liên tục không thể biết là bao nhiêu ? vì là thượng cổ sử, các đời Hùng Vương đó đã nghiêm túc với văn hóa Việt cổ ! hành xử đúng theo đạo lý của con số 18 , như sau : Lộc Tục Kinh Dương Vương và Sùng Lãm Lạc Long Quân biểu trưng con số 2 với khởi nghĩa của "Âm Dương sinh" . Con số 18 đời Hùng Vương là biểu trưng 6 lần 3 = 18 , hoặc 9 lần 2 = 18 . Lý nghĩa của số 3 là thuyết Tam Tài, số 5 là thuyết Ngũ Hành và số 9 là biểu tượng Cửu Đỉnh, Cửu Trùng, là ngôi vị cao nhất trong thiên hạ, mà cũng thời mang ý nghĩa tôn trọng như : Cửu Thiên, Cửu Huyền, Nữ Cửu (nam thất nữ củu) ...
    (to be continued)
    Trần Kim Khử
    Source:
    Saigonmedia.net

    Được jeudi sửa chữa / chuyển vào 03:32 ngày 17/11/2004

Chia sẻ trang này