1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. solohanoi

    solohanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    2.748
    Đã được thích:
    0
    Chưa thấy cái vàng vàng đâu bác nhỉ
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    QUÊ NHÀ
    Sáng tác: Trần Tiến
    Ca sĩ: Tùng Dương
    Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng
    Khói chiều mênh mông, sông Đà buông nắng
    Nhớ thương làng quê, lũy tre bờ đê
    Ước mơ trở về, nghe mẹ hiền ru bên thềm đá cũ.
    Quê nhà tôi ơi, con đường qua ngõ
    Bóng mẹ liêu xiêu trong chiều buông gió
    Nhớ thương đàn con, biết phương trời nao?
    Áo nâu mùa đông, thương mình lận đận, đêm buồn mẹ ru.
    À ơi, hoa bay lên trời, cây chi ở lại?
    À...à... ơi hoa cải lên trời, rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.
    Quê nhà tôi ơi, Ba Vì xanh tím
    Nón chiều che ngang mắt chiều hoang vắng.
    Những đêm mùa đông, khói hương trầm bay,
    Bóng cha ngồi đây, ngọn đèn lung lay, bức tường vôi trắng.
    Quê nhà tôi ơi, quê người con gái
    Mắt buồn da nâu, giấu tình yêu dấu
    Mắt đen về đâu, mắt đen của tôi?
    Mắt đen chờ ai, tháng ngày mỏi mòn, mối tình long đong?
    À ơi, em đi lấy chồng anh vẫn một mình.
    À... à... ơi, táo rụng sân đình, thương anh một mình, một mình nhớ em
    À... ơi, hoa bay lên trời, cây chi ở lại?
    À... à... ơi, hoa cải lên trời, rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.
    À... ơi, hoa bay lên trời, à... à... ơi, hoa cải bay đi, rau răm thôi đành...
    À... à... ơi, hoa cải bay đi, rau răm thôi đành... ở lại
    [​IMG]
    Đường về xứ Đoài mây trắng (qua cầu Phùng), cuối thu
    Ảnh: Đặng Lam Điền
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hi all
    Cảm ơn mọi người.
    tại chụp được một số và sưu tầm ảnh về các vùng quê nên lượn lờ góp vui thôi.
    hehe
    --------------------------------------------------------------------------------
    Solohanoi: Chưa thấy cái vàng vàng đâu bác nhỉ
    Hehe. rapchieubongthienduong là 1 trong 2 tác giả ảnh đó.
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chùa Tây Phương - kiệt tác kiến trúc và điêu khắc Việt Nam
    Bài, ảnh: Đặng Trần
    Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc Tự, còn có tên khác là Hoành Sơn Thiếu Lâm Tự, là một danh lam tiêu biểu nhất về kiến trúc và điêu khắc trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Cách trung tâm Hà Nội chừng 30 km về hướng Tây, theo đường cao tốc Láng Hoà Lạc, rẽ vào tỉnh lộ 80 B, chừng 5 km sẽ tới chùa trên địa phận thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
    Chùa nằm trên núi Câu Lậu (núi Trâu) cao khoảng 50m giữa rừng tre trúc xanh rờn. Đứng từ xa nhìn ngọn núi này kết hợp với các ngọn đồi xung quanh tạo thành một dãy núi đồi chạy dài từ Ba Vì xuống đồng bằng, như đàn trâu mà núi Câu Lậu là con trâu mẹ đang quay đầu nhìn lại đàn con.Từ chân núi, leo 239 bậc đá ong, sẽ tới sân chùa. Vào thế kỷ thứ III, Tây phương chỉ là một ngôi chùa nhỏ. Tương truyền, đời Tấn (Trung Quốc) đạo sĩ Cát Hồng , nghe tin bên Giao Chỉ (tên gọi Việt Nam thời đó) có cây đan sa để luyện thuốc trường sinh, bèn xin sang làm quan huyện Câu Lậu, tới núi Câu Lậu nằm bên dòng sông Tích có cảnh trí đẹp , yên tĩnh, luyện thuốc trường sinh và tu tiên . Ðến đời nhà Ðường thế kỷ 9, Cao Biền sang làm đô hộ sứ An Nam, cho xây chùa trên núi để yểm long mạch. Năm 1554, đời vua Mạc Phúc Nguyên, chùa được xây dựng lại quy mô như ngày nay . Năm 1660, đời vua Lê Thần Tông, chúa Trịnh Tạc qua đây , thấy cảnh đẹp cho trùng tu lại và làm thêm tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá trong chiến tranh. Thời Tây Sơn, cuối thể kỷ 18, chùa được xây lại trên nền cũ , dựng lại tam quan, đặt tên là Tây Phương cổ tự.
    Thoạt nhìn chùa Tây Phương là anh em sinh đôi với chùa Kim Liên (Hà Nội) cũng được tu sửa trong thời Tây Sơn, nhưng lại tinh xảo, thanh thoát hơn. Chùa gồm 3 toà nhà kiến trúc hình chữ tam trong Hán tự, theo thứ tự gồm: toà bái đường (chùa Hạ), toà chính điện (chùa Trung) và toà hậu cung (chùa Thượng). Mỗi toà có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng để trần. Lớp mái trên lợp ngói mũi hài cổ truyền Việt Nam, đầu mũi đúc hình lá đề nổi, lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa. Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng cong vút, tạo cho ngôi chùa có hình dáng như đoá hoa vươn lên bay bổng. Trong chùa không hề ẩm thấp, u tối như phần đông chùa Việt vì được chiếu sáng tự nhiên bởi 3 toà nhà cách nhau giếng trời dài chừng 1,6 m. Nội thất chùa được chạm trổ trau chuốt và trang trí hình hoa lá rồng phượng rất mỹ thuật và hài hòa. Các chân cột lớn bằng gỗ lim đều đứng trên tảng đá xanh đục hoa sen nở rộ. Những ô cửa sổ tròn trang trí theo kiểu ?obán âm , bán dương? hay cửa ?osắc sắc không không? thuộc triết lý nhà Phật. Ngôi bái đường và toà hậu cung được chạm đục hoa lá rất mềm mại và hài hòa với cảnh vật cây núi bên ngoài . Ngôi chính điện được chạm tứ linh (4 con vật huyền thoại trong tâm tưởng phương Đông: rồng, lân, rùa, phượng).
    Chùa Tây Phương là thế giới sinh động của 72 pho tượng gỗ mít sơn son thếp vàng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật cho rằng, đây là ?ophòng triển lãm? độc đáo với nghệ thuật điêu khắc tôn giáo nhưng lại phản ánh những đặc điểm dân tộc của con người Việt Nam. 72 pho tượng gỗ của chùa Tây Phương là 72 công trình nghệ thuật, mỗi pho tượng biểu hiện không chỉ cuộc đời, tính cách mà cả thế giới tâm linh của các vị Phật, Bồ-tát và La-hán. Thế giới tượng trong nội thất chùa Tây Phương đã từng là nguồn cảm hứng cho nhiều văn nhân, nghệ sĩ . Tất cả những bộ phận trên cơ thể đều mang dấu vết của nỗi đau trần thế : mắt giương, mày nhíu xệch, trán như nổi sóng, môi cong chua chát, bàn tay cân vặn, đôi tai rộng dài ngang gối nghe đủ chuyện buồn vui của đời người. Tất cả các giác quan của con người như đều căng lên trong từng thớ gỗ. Ngót bảy mươi pho tượng, pho nào cũng được tạc rất công phu, tinh xảo, sinh động từ nếp quần áo đến dáng điệu, nét mặt. Nét mặt các pho tượng chùa Tây Phương biểu lộ niềm vui hoặc nỗi buồn, trạng thái thanh thản hay ưu tư của tâm hồn. Đường nét trên khuôn mặt, vừng trán hay tư thế đứng ngồi đều phản ánh nhiều tình cảm, tâm trạng khác nhau.Tại chùa Hạ, có tượng Bát bộ Kim Cương, thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục, chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ. Nhưng nổi bật nhất là tượng 16 vị tổ (còn được gọi là tượng La Hán) thờ tại chùa Thượng. Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai. Đáng chú ý nhất là pho tượng Tuyết Sơn, tượng La Hầu La - thuộc loại đẹp nhất của nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích-ca trong thời kỳ tu khổ hạnh : mỗi ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng. Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm.Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong./.
    [​IMG]
    Cổng chùa bị chen lấn
    [​IMG]
    Đường lên cõi Phật
    [​IMG]
    Át cả cửa thiền
    [​IMG]
    chùa Hạ
    [​IMG]
    Góc nhìn đẹp nhất
    [​IMG]
    Giếng trời giữa chùa Hạ và chùa trung
    [​IMG]
    Chạm trổ xà
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mái ngói thâm nâu
    [​IMG]
    Dải yếm khu đầu hồi (còn gọi là lá đĩ)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đầu đao (nhưng vì quá đẹp, đẹp nhất trong các đầu đao đình chùa Việt, nên hay được gọi là hoa đao, vì giống búp hoa vươn lên trời)
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 16/09/2007
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tượng chùa Tây Phương
    Ảnh: Đặng Lam Điền, Nguyễn Xuân Phú
    [​IMG]
    Bát Bộ kim cương
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 22:21 ngày 16/09/2007
  6. oisoioi

    oisoioi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Bài viết:
    6.151
    Đã được thích:
    0
    Công nhận nhiều chùa.
    Dưng mà chưa thấy con gái Sơn tây với đôi mắt
    "Đôi mắt người Sơn tây
    U uẩn chiều lưu lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây""
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Toàn bộ ảnh chùa Bối Khê
    Chùa Bối Khê đang được đại tu với chừng 15 tỷ đồng từ Bộ Văn hoá TTDL. Dự kiến tới năm 2008 mới xong. Không rõ sau đại tu chùa Bối Khê còn có nguyên hình hài xưa, hay được làm mới hoàn toàn?
    Đây là một số hình ảnh chụp chùa Bối Khê trước khi đại tu
    ảnh: Đặng Lam Điền
    [​IMG]
    Hoa sen cạn chùa Bối Khê. Hoa sen này mộc từ cây thân mộc, lá hình ô van, hoa và hương giống hoa sen, nhưng chỉ có màu trắng, nở vào tháng 6 - 7 âm lịch. Sau chùa Bối Khê có một cây sen cổ thụ cao chừng 3 m, sum sê lá hoa. Hai bên chùa là hai cây sen con mới được chiết từ cây sen mẹ, cao chừng 2m, có chút hoa. Có thể câu ca dao "Lên chùa bẻ một cành sen. Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng giăng" được xuất phát từ đây? (dù người ta vẫn coi là dân ca Thanh Hoá)
    Ở chùa Quán Sứ, chùa Lý Quốc Sư (Hà Nội) cũng có hoa sen này và được gọi là hoa Phật đản vì nở vào mùa Phật đản.
    [​IMG]
    Hoa từ cây sen nhỏ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cổng dẫn vào làng (ngũ môn) hay có thể coi là ngũ quan ngoại chùa Bối Khê
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dấu tích dòng sông Đỗ Động trước cửa chùa, nay chỉ còn là vũng nước tù
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tam quan nội kiêm gác chuông nhìn từ ngoài
    [​IMG]
    Gác chuông nhìn từ trong sân chùa
    [​IMG]
    Cây sen nhỏ trước sân chùa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chạm trổ rồng ở bậc thềm gian tam bảo, có niên đại từ thời Trần, thế kỷ 14
    [​IMG]
    Chạm trổ ở hiên gian tam bảo
    [​IMG]
    Mái ngói mũi hài gian tam bảo
    [​IMG]
    Tượng Hộ Pháp
    [​IMG]
    [​IMG]
    tượng Ngọc Hoàng thượng đế
    [​IMG]
    tượng Thập điện Diêm Vương
    Đây là một trong những tượng đẹp nhất ở chùa miền Bắc mà tôi từng được xem
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    ảnh chùa Bối Khê (tiếp)
    ảnh: Đặng Lam Điền
    [​IMG]
    Bệ đá chạm hoa sen từ đời Trần
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phật bà nghìn mắt nghìn tay ở thượng điện
    [​IMG]
    Cây sen cổ thụ sau chùa
    [​IMG]
    [​IMG]
    Toà cung cấm thờ thánh Bối Khê
    [​IMG]
    [​IMG]
    lối đi bên hông chùa
  9. 0953916666

    0953916666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Chú này chắc sinh viên kiến trúc
    Giống mình ngày xưa quá
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    JHêê, ko dính gì tới kiến trúc danh giá bạn ạ.

Chia sẻ trang này