1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đất và người Kinh Bắc

    Đất và người Kinh Bắc

    Cúi lạy mẹ, con trở về Kinh Bắc
    Chiều xưa giẻ quạt voi ***g
    Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc
    Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông
    (Hoàng Cầm)
    Topic mới này sẽ cập nhật những ảnh, bài về đất và người Kinh Bắc do rapchieubongthiendong viết, chụp hoặc sưu tầm. Kính mong sự đóng góp của forummner xa gần.
    Cảm ơn
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hội Lim - người về luống những vấn vương
    Bài, ảnh: Đặng Lam Điền
    Hội Lim - hội hát quan họ của 49 làng quan họ vùng Kinh Bắc xưa - một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc khai mạc từ 9/2/2006 (12 tháng Giêng âm lịch) tại đồi Lim, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nhưng phải đến ngày 13 tháng Giêng chính hội mới thu hút đông đảo du khách thập phương. Khách từ Hà Nội, Hà Tây sang, từ Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định lên, từ Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên ?xuống. Năm nay, hội Lim được tổ chức quy củ hơn, cũng như mở rộng không gian lễ hội, nhưng không phải vì thế mà không còn những vấn vương đáng tiếc?
    (Nghe quan họ sân khấu qua giọng hát của NSUT Thúy Hường tại đây:)
    http://www.nhacso.net/Music/Album/2007/07/05F63443/
    Đồi Lim: tìm đâu hương đồng gió nội
    Ứớc tính, đã có khoảng 40.000 du khách các nơi đổ về đồi Lim dự lễ rước bài vị thánh các đình làng khu vực tổng Nội Duệ xưa lên khu vực lăng Hồng Ân, đỉnh đồi Lim tế lễ. Lượng xe lưu thông trên quãng đường khoảng 10km từ khu vực làng Đình Bảng đến thị trấn Lim lên đến hàng ngàn chiếc, chỉ nghẽn cục bộ từng thời gian ngắn chứ không bị tắc như năm trước.
    Khu vực trung tâm Hội Lim năm nay được qui hoạch khang trang, có sân đón tiếp, bãi đỗ xe, có khu vui chơi riêng, khu hành lễ riêng và khu hát quan họ riêng. Toàn bộ hàng quán về phía sau đồi Lim, nên cảnh hàng quán chen lấn vào khu vực trung tâm lễ hội không còn. Không gian lễ hội được trải rộng ở tất cả các làng thuộc tổng Nội Duệ xưa (gồm xã Nội Duệ, Liên Bão và thị trấn Lim ngày nay). Mở đầu hội là lễ rước kiệu thánh từ đình làng các thôn thuộc xã Nội Duệ ra khu vực đồi Lim làm lễ tế. Không như các lễ hội khác, sau phần lễ mới đến phần hội, nhưng ở hội Lim phần tế cứ tế, phần hội vẫn diễn ra. Những ai trót mê quan họ qua video clip, sân khấu biểu diễn, cứ tưởng tượng sẽ thấy cảnh dập dìu liền anh, liền chị áo the, khăn xếp, áo mớ ba mớ bảy, nón quai thao trẩy hội, nhưng có lẽ sẽ thất vọng bởi nhiều liền anh liền chị đến trại mới tất tả trang điểm, mặc quần áo giữa bàn dân thiên hạ. Cũng chẳng khó khăn gì bởi chỉ cần mặc thêm chiếc quần lụa hoặc váy ra ngoài quần tây hoặc quần jean, yếm thắm thì khoác ra ngoài áo thun, tóc cũng chẳng cần vấn đuôi gà như truyền thống mà búi rồi đội khăn và tóc giả. Cũng không còn cảnh các bọn quan họ hay cặp liền anh, liền chị đứng hát trên đồi mà khu vực hát được quy hoạch thành từng trại. Mọi năm, có tới 12 trại quan họ trên đồi nên ít nhất cũng đủ cho 24 làng vào cuộc hát. Năm nay chỉ có 4 trại để trình diễn cho du khách thưởng thức. Nhưng cũng chính vì thế mà quan họ - lối hát giao duyên, giao tình giữa hai bên nam nữ không còn vẻ đẹp nguyên gốc, mà mang nặng tính trình diễn, phô trương với dàn nhạc cùng hệ thống loa đài tăng âm ồn ã như cãi nhau, không nghe thấy gì. Không những vậy, những bài nhạc nhẹ nhái quan họ: ?oNgày nay trai gái quê tôi - Vì bao nghĩa lớn đáp theo lời núi sông?, rồi ?otheo em anh thì về thăm lại làng quê ?" nơi có một triền đê??vô tư cất lên tại một số chiếu quan họ chẳng ra màu quan họ. Vì thế khi đột ngột xảy ra sự cố mất điện lúc khoảng 11 giờ trưa, khiến nhiều du khách nhẹ nhõm vì thoát khỏi tiếng loa nống nả mà được thưởng thức giọng mộc của các nghệ nhân đại thọ 90 như cụ Bẩy, cụ Lịch xã Lũng Giang trong làn điệu cổ, hoặc nghe giọng ngọt ngào của liền chị Tâm, chị Luyến ở làng Diềm.
    Nản nhất dĩ nhiên vẫn là tiết mục quan họ ngửa nón, ngửa tráp xin tiền. Những chiếc nón quai thao duyên dáng, cơi trầu xinh xắn cứ nồng nàn hướng vào phía du khách. Những tờ 2.000, 5.000, 10.000, thậm chí 200, 500 đ cứ đầy dần lên trong cơi trầu, trong nón khiến liền anh, liền chị không còn tâm trí hát cho mình, hát cho bạn tâm giao mà cứ hát kiểu trình diễn, thương mại. Ở các trại quan họ đồi Lim, quan họ không xin tiền trực tiếp mà có liền chị bưng cơi trầu têm cánh phượng đi mời khách, khách tùy tâm đặt tiền... Tại chiếu quan họ dưới tam quan chùa Lim, một liền chị một tay cầm mic một tay cầm tiền bo thì hương đồng gió nội đã bay đi sạch lúc nào. Quan h ọ đang hát, nhưng nhiều du khách cứ sấn sổ nhảy vào chụp ảnh cùng bá vai, níu nón?trông rất chướng mắt nhưng cũng chẳng sao vì đã bo đầy đủ. Đúng là thời @ nên cứ lát lát lại thấy liền anh, liền chị rút di động ra nhoay nhoáy chạy show. Vào ngày này, các gia đình khu vực Tiên Du, Từ Sơn đều sắp cỗ khá lớn mời bạn bè, hoặc quán xá cũng vào mùa làm ăn nên liền anh, liền chị hát cũng bận mải hơn. Ngay dưới khu vực đang tế lễ linh đình, thì ngay dưới là cuộc ngã giá chớp nhoáng show quan họ. Nhiều thì vài triệu/show, nhẹ thì 500 ?" 700.000 đ/show.
    Năm nay, đủ các hình thức kinh doanh lễ hội theo kiểu bán vé thu tiền xem ô tô bay, phi tiêu, trò chơi điện tử, xiếc, mô tô bay, đu quay và các trò chơi mang tính chất cờ bạc?vắng bóng. Cuộc thi người đẹp hội Lim cũng bặt tăm vì những năm trước dư luận kêu ca về trình độ của người đẹp quan họ. Thay vào đó là những trò chơi mang đậm nét văn hoá vùng kinh Bắc xưa như đu tiên, chọi gà, vật võ, tổ tôm, múa kỳ lân, đập niêu, chọi gà, thi thổi cơm (có cả cỗ cơm gà ở Lũng Giang và cơm cỗ chay ở Lũng Sơn)?
    Chiếu quan họ tại gia: còn một chút này làm tin?
    13 tháng Giêng hội Lim vào chính hội, nhưng ngay từ tối 12, các liền anh liền chị khắp 49 làng quan họ đã khăn xếp áo the, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao trẩy hội về khu vực thị trấn Lim tham gia canh hát đêm trước hội. Tại những đêm hát thâu canh tại gia đình khu vực xã Nội Duệ, thị trấn Lim, không micro, không loa, không tiền may mắn thay vẫn còn quan họ chân tình, thuần hậu. Hội Lim tuy đã giã bạn, nhưng tại các nhà riêng nghệ nhân, liền anh, liền chị khu vực xã Nội Duệ, thị trấn Lim vẫn còn những cuộc hát thâu canh kéo dài một vài ngày nữa. Những chiếu quan họ ở đó hát theo đúng lề luật nghi thức cùng trầu têm cánh phượng, trà nước, trải chiếu cạp điều đón khách, đãi câu hát giao tình tri âm tri kỷ. Các liền anh, liền chị mới thoả sức thể hiện chất giọng mộc hội đủ 4 yếu tố cơ bản vang, rền, nền nảy. Ngày thường, liền anh, liền chị bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trên đồng ruộng nhưng khi vào canh hát đột nhiên biến thành khách hào hoa phong nhã với ?olóng lánh là lóng lánh ơi - mắt người lóng lánh như sao trên trời?, ?ođêm hôm qua mình tôi nhớ bạn??
    Hiện nay, không gian quan họ trải dài trên 49 làng cổ thuộc đất Kinh Bắc xưa. Quan họ còn chừng 200 làn điệu quan họ, với chủ đề tình yêu đôi lứa, giữa tâm hồn đồng điệu, tình cảm xóm làng. Làng Viêm Xá (làng Diềm), xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nằm bên sông Cầu thơ mộng, cách Hà Nội chừng 30 km, được coi là làng tổ quan họ vì tại đây có miếu thờ vua Bà ?" theo truyền thuyết là bà tổ của quan họ. Có nhiều cách giải thích về ý nghĩa của từ quan họ, hát quan họ nhưng một giải thích được nhiều người tán thành đó là lối hát đối đáp 2 bên nam của họ nhà quan. Đó là là lối hát từ xưa và được Hiếu Trung Hầu - một vị hoạn quan của tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh - dưới triều vua Lê Cảnh Hưng bổ sung, hệ thống hoá và hoàn thiện. Cùng với việc cho dựng lại chùa Lim, cũng chính vị quan này đã cho dời ngày hội làng của tổng Nội Duệ vốn được tổ chức vào tháng tám sang ngày 13 tháng Giêng hàng năm - đúng vào phiên đầu năm của chợ Lim.
    Theo tác giả Toan Ánh, trong cuốn Chuyện xưa cũ: Nói tới quan họ là nói tới giá trị tổng thể (lề lối hát, tổ chức phường bạn, nghệ nhân, tinh thần kết chạ) và truyền thống nghệ thuật của một vùng văn hoá, còn hát chỉ là một phần trong đó. Từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến lối ứng xử trong ngày hội, người quan họ đều từ tốn phong nhã. Hai bọn (nhóm) quan họ thuộc hai làng khác nhau, một bọn nam và một bọn nữ, sau khi đã hát với nhau ở nhiều hội Xuân và cũng đã mời nhau để hát đêm nhiều canh, thường kết bạn với nhau. Kết bạn, nghĩa là đôi bên giao kết chỉ hát với nhau ở hội và không hát với bọn nào khác. Thực hiện giao ước này, mỗi bên hẹn ngày sửa lễ mang đến cúng tạ thần đình làng phía làng kia. Sau khi kết bạn, hai bên coi nhau như người thân trong gia đình, chia sẻ tất cả buồn vui, khó khăn cũng như sung sướng trong đời sống. Tục kết chạ giữa các làng quan họ, kết bạn giữa các ?obọn? quan họ đã duy trì nếp sống đạo đức tốt đẹp. Người quan họ bao giờ cũng gọi người khác là ?oliền anh?, ?oliền chị? và luôn tự nhận mình là ?oliền em?. Nhưng họ không được lấy nhau thành duyên vợ chồng vì tình bạn này sẽ gắn bó với nhau đến trọn đời vì thế trong bài hát.
    Nghệ thuật hát quan họ đang được Việt Nam đề cử lên UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Nhưng cứ với tình trạng hương đồng gió nội bay đi rất nhiều và nặng tính phô phang như hiện nay thì quan họ sẽ có còn là quan họ?
    [​IMG]
    Có giống quan họ xưa?
    [​IMG]
    Thôn nữ khiêng kiệu thánh
    [​IMG]
    Tế lễ trên đồi Hồng Vân
    [​IMG]
    Đội tế nữ quan & tế nam quan
    [​IMG]
    Tìm em trong đám người khiêng kiệu vàng
    [​IMG]
    mặc cả một "chầu" quan họ
    [​IMG]
    Chỉnh trang trước khi hát
    [​IMG]
    Liền anh thời @
    [​IMG]
    Tay tiên cầm mic & cầm tiền
    [​IMG]
    Hát duới tam quan chùa Hồng Ân
    [​IMG]
    Ngày xưa...
    [​IMG]
    Têm trầu cánh phượng
    [​IMG]
    Yếm đào thời @
    [​IMG]
    hát trên thuyền
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 14:58 ngày 15/09/2007
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 15/09/2007
    [​IMG]
    Tế nam quan trên đồi Hồng Ân
    [​IMG]
    Rước kiệu từ các đình làng ra đồi Hồng Ân tế lễ
    [​IMG]
    Tìm anh trong đám người khiêng kiệu vàng (Hoa xoan đêm hội - Đặng Nguyễn)
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 15/09/2007
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 14:17 ngày 16/09/2007
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về?

    Bài: Bắc Cường
    Ảnh: Khắc Huy
    Không quá đồ sộ, lộng lẫy, nhưng chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất Việt Nam. Dưới thời nhà Hán, nơi đây thuộc tổng Khương, huyện Luy Lâu, quận Giao Chỉ. Vùng này vốn là trồng dâu nuôi tằm, nên gọi là kẻ Dâu. Đầu công nguyên, khi nhà Hán cai trị nước ta, cho xây thành Luy Lâu đặt làm thủ phủ quận Giao Chỉ. Khi đó khu vực này đã tấp nập phồn hoa với hoạt động giao thương, truyền giáo của thương nhân, tu sĩ người Ấn, Hoa và người Việt. Sang thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, các nhà sư Ấn Độ theo đường biển vào Luy Lâu truyền đạo. Luy Lâu dần trở thành trung tâm Phật giáo lớn với hàng chục chùa tháp, đào tạo được 500 tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, thu hút các cao tăng nổi tiếng đến rồi mới truyền sang Lạc Dương, Bành Thành (Trung Quốc). Chùa lúc đầu chỉ là am nhỏ, tên là Cô Châu tự (viên ngọc quý). Chùa gắn với truyền thuyết man nương, Tứ Pháp. Năm 12 tuổi, Man nương người làng Mên (Mãn Xá cách chùa Dâu 2 km) tới chùa Linh Quang huyện Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay - hầu Phật. Một đêm khuya, vị cao tăng Ấn Độ tên là Khâu đà la đi truyền kinh về, bước qua ngưỡng cửa không biết Man nương đang nằm thiêm thiếp tại đó. Man nương có mang 14 tháng, rồi sinh con gái. Trước khi trở về Ấn Độ, Khâu đà là trao cho Man nương cây gậy Tầm Xích dặn khi hạn hán hãy cắm xuống đất sẽ cứu được sinh linh. Còn người con gái thì ông niệm chú gửi vào cây Dung thụ bên bờ sông Thiên Đức (sông Đuống). Trời hạn lớn kéo dài 3 năm. Khi Man nương cắm cây tầm xích xuống đất, thì mưa bão lớn nổi lên kéo cây dung thụ đổ, trôi về trước cửa thành Luy Lâu. Thái thú Sĩ Nhiếp (cai trị Giao Chỉ từ 187- 226) thấy lạ sai vớt lên định dựng đền Kính Thiên, nhưng thần báo phải tạc tượng Tứ Pháp. Quan quân kéo không nổi. Man nương ra sông giặt yếm thấy cây Dung thụ chợt nhớ đến con bèn cất tiếng gọi có phải con mẹ thì vào. Cây từ từ trôi vào. Bà dùng dải yếm kéo lên bờ. Sĩ Nhiếp cho tạc 4 tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện (thần mây, gió, sấm, chớp) thờ trong khu vực thành Luy Lâu. Ngày nay, quanh khu vực phía nam sông Đuống, bắc sông Hồng (phía nam tỉnh Bắc Ninh, phía bắc tỉnh Hưng Yên) còn khá nhiều chùa thờ Tứ Pháp ?" có lẽ là dấu tích của việc thờ cúng thần linh nông nghiệp bản địa của người Việt thuở xưa. Đợt hưng công trùng tu chùa lớn nhất là năm 1313 khi vua Trần Anh Tông sai lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dựng tháp chín tầng, cầu chín nhịp, chùa trăm gian kiểu nội công ngoại quốc. Vua chúa thuở xưa từng rước tượng Pháp Vân từ chùa Dâu về chùa Báo Thiên (khu vực nhà thờ lớn Hà Nội hiện tại) để cầu đảo khi hạn hán. Vua Lý Thánh Tông đã về chùa Dâu cầu tự và gặp được người phụ nữ tài sắc ?" nguyên phi Ỷ Lan ?" giỏi trị nước. Vì chùa linh thiêng nên từ xưa còn được gọi là Diên Ứng tự. Hiện nay, cầu chín nhịp không còn, tháp Hoà Phong 9 tầng qua chiến tranh, bão lụt chỉ còn 3 tầng cao khoảng 20 m nhưng vẫn sừng sừng với màu gạch đỏ au qua hơn 700 năm. Dân khu vực Dâu Keo vẫn có câu ca: ?oDù ai đi đâu về đâu - Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về - Dù ai buôn bán trăm nghề - Tháng tư ngày tám nhớ về hội Dâu?. Khác với các nhiều chùa, thượng điện chùa Dâu không thờ Phật mà thờ bà Pháp Vân, to lớn, da màu bánh mật khoác gấm đỏ. Hai bên là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ cao bằng người thật, nét mặt hài hòa, thanh thoát theo hầu. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tượng Ngọc Nữ mang vẻ đẹp đặc trưng của con gái Kinh Bắc cách đây 400 năm với phục sức, phục trang duyên dáng từng được giới mỹ thuật, thời trang, điện ảnh lấy làm mẫu. Xung quanh tam bảo, thượng điện là hành lang thờ các vị La Hán. Giếng cổ bằng gạch quây tròn. Trước tháp Hòa Phong có một tượng cừu đá phủ phục. Có thể thấy một con tượng tự nằm tại mộ Sĩ Nhiếp cách đó chừng 2 km. Hiện chùa Dâu đang được trùng tu lớn nhằm trả lại vẻ đẹp vàng son một thời.
    Hội chính là ngày Man nương sinh hạ diễn ra trong 3 ngày 7 - 9/4 âm lịch với qui chế chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ngoài trời đi khắp 12 làng xã trong khu vực tổng Khương xưa. Ngoài phần lễ, thì phần hội với nhiều trò chơi như: cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử, ban đêm có hát chèo, chầu văn, hát trống quân? thu hút hàng vạn khách thập phương tham dự.
    Đến với chùa Dâu, du khách không chỉ được thăm thú ngôi chùa cổ kính, được xếp vào hàng đẹp nhất, cổ nhất Việt Nam mà còn được sống lại giữa không gian đậm đà màu sắc huyền thoại của vùng đất trung tâm đất Việt đầu công nguyên với lăng mộ Kinh Dương Vương - thuỷ tổ của người Việt, phế tích thành Luy Lâu, lăng mộ Sĩ Nhiếp?
    Chú thích ảnh: Ngọc nữ - pho tượng đẹp nhất chùa Dâu, tiêu biểu vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thế kỷ 17

    [​IMG]
    Tiền đường chùa Dâu
    [​IMG]
    Chùa Dâu nhìn từ tam quan mới xây (chẳng biết xây theo phong cách thời nảo thời nào?)
    [​IMG]
    Cừu đá chùa Dâu, con vật hiếm hoi tại Việt Nam. Tại Việt Nam chỉ có 2 con cừu đá, 1 tại chùa Dâu, 1 tại lăng Sĩ Nhiếp, cách chùa Dâu chừng 3km. Theo 1 số nhà nghiên cứu thì tượng cừu đá là sản phẩm của người Tàu thời Đông Hán tại chùa Dâu.
    [​IMG]
    Thức đỡ cột đầu mái thượng điện
    [​IMG]
    Ngọc nữ và Kim Đồng - hai trong những pho tượng gỗ đẹp nhất của người Kinh, được tạc vào thế kỷ 17. Tuợng Ngọc nữ cao chừng 1m59, như người thật, mang thần thái của thiếu nữ Kinh Bắc xưa, với trang phục áo dài khăn vấn cài vành hoa, kèm xiêm y như tạo hình tiên nữ trong tâm thức người Việt. Tượng Kim Đồng cao 1m65.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Giếng cổ
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 15/09/2007
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 15/09/2007
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 16:12 ngày 15/09/2007
  4. Nguyennghiem

    Nguyennghiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác chiếu bóng mà chăm chỉ và thời gian bác làm được lâu, thì em nghi topic này rất hay, chỉ e đầu voi đuôi chuột
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Gửi Nguyennghiem
    Tôi sẽ cố gắng và mong mọi người cùng post ảnh, bài hay
    Tks
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chùa Dâu
    [​IMG]
    Vườn tháp sau chùa
    [​IMG]
    Linh thú ở bậc thềm tháp Hòa Phong
    [​IMG]
    [​IMG]
    tượng 4 đại kim cương tại 4 góc tháp Hòa Phong
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bậc thềm lên tòa chính điện với rồng đá mang phong cách đời Trần
    [​IMG]
    Tượng hộ pháp (thiện/ác) tại tòa chính điện
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tượng bát bộ kim cương
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tượng bà trắng, được coi là 1 trong những pho tượng tạo hình phụ nữ đẹp nhất Việt Nam. Pho tượng được tạo hình khác với phần lớn tượng thờ của người Kinh, với bầu ngực trắng ngát như cánh sen. Tương truyền đây là tượng tạc theo khuôn mẫu của một bà quận chúa đã hưng công trùng tu chùa Dâu vào thế kỷ 17.
    [​IMG]
    Kim Đồng
    [​IMG]
    Ngọc nữ
    [​IMG]
    Pháp Vân, pho tượng gỗ lớn nhất chùa Dâu. Tương truyền Pháp Vân cùng với 3 pho tượng khác là: Pháp Lôi (sấm), pháp điện (sét), Pháp vũ (mưa) được tạc từ cây Dung thụ (cây đa cổ thụ) chứa thể xác con gái của sư Khâu Đà La (Ấn Độ) và Man Nương (hiện được thờ tại chùa Mãn Xá, gần đó) từ thời Sỹ Nhiếp, Đông Hán, khoảng TK 3 SCN
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Thúy Hường và câu chuyện quan họ

    Bài: Phạm An Phú
    Ảnh: Phạm An Phú, Hãng phim truyện Việt Nam

    Là con gái Bắc Ninh, nên việc Thúy Hường trở thành chị hai quan họ chuyên nghiệp là chuyện tất yếu. Cùng với các liền chị, liền anh: Thúy Cải, Đình Tráng, Lệ Thanh, Thanh Hải? Thúy Hường là giọng ca trụ cột của Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh. Mắt ấy, miệng cười ấy cứ ?olúng liếng là lúng liếng ơi? với áo mớ ba mớ bảy, nón quai thao, khăn mỏ quạ, xà tích.. cùng chất giọng vang- rền - nền- nảy qua các khúc ca Ngồi tựa mạn thuyền, Còn duyên, Người ở đừng về, Nhớ mãi khôn nguôi, Đêm qua nhớ bạn?

    Gia đình không ai làm nghệ thuật, nhưng ?oquan họ thì ngấm từ bé. Đã là con gái Bắc Ninh thì phải biết quan họ chứ?. Ngoài đời, chị hai quan họ trông trẻ hơn nhiều khi đóng bộ mớ ba mớ bẩy. ?oMặc trang phục quan họ trông có vẻ già hơn, nhưng tôi vẫn thích mặc? (Cười). Hỏi có buồn không khi hả như rút ruột ra mà khán giả trẻ lại?hơi bị hững hờ thì người quan họ bảo: ?oTôi thấy thanh niên đến với quan họ rất nhiều. Đi hát ở nhiều trường đại học, sinh viên thích lắm, tham gia dạy câu lạc bộ, lớp trẻ tham gia cũng đông đảo, nhiệt tình?.

    Cứ tưởng suốt ngày xốn xang với áo tứ thân, nón quai thao ?ongười ơi người ở?? thế mà bất chợt người quan họ xuất hiện trên màn bạc. Không phải trong bộ phim ca nhạc kiểu Tiếng hát quan họ hay vai Giáng Hương vở Từ Thức gặp tiên mà lại là vai chính trong phim truyện nhựa nổi tiếng của đạo diễn tên tuổi hẳn hoi. ?oHồi nhỏ, xem phim Bao giờ cho đến tháng Mười của đạo diễn Đặng Nhật Minh chiếu ở bãi bóng, tôi rất thích Duyên của chị Lê Vân, nhưng chưa bao giờ nghĩ có một ngày sẽ được làm phim với cả chị ấy và đạo diễn Đặng Nhật Minh? - người quan họ kể lại vẫn chưa hết ngỡ ngàng. Để tìm ra Ngữ - người phụ nữ thôn quê mộc mạc, mòn mỏi chờ chồng (phim Thương nhớ đồng quê), phó đạo diễn Nhuệ Giang đã đi nhiều đoàn nghệ thuật và cuối cùng Thúy Hường được chọn. ?oLần đầu đóng phim, nên ngẫm lại thấy nhiều cái ngơ ngác, ngớ ngẩn lắm?. Chẳng hạn việc khóc. Tính Thúy Hường vốn hài hước. Hôm ấy, đang kể chuyện tiếu lâm với đồng nghiệp, không hề biết đạo diễn đang suy tư nên bị ?oquạt? rồi bắt vào quay ngay. Hôm khác thì tập đến 12 h đêm mà vẫn chưa khóc được cảnh về nhà mẹ đẻ khóc vì bị chồng ruồng rẫy, bỏ đi biền biệt, đạo diễn bảo soi gương thì thấy mặt mày đen nhẻm, xấu quá (vì bình thường mặc trang phục quan họ phải đẹp hơn) đã ?tủi thân rồi, lại NSƯT Hoàng Yến đóng vai mẹ đẻ lại cứ tỉ tê kể chuyện cảm động, thế là? xuống bếp khóc luôn. Đạo diễn bảo quay thử, nhưng sau lấy luôn làm cảnh quay thật vì quá đạt.

    Thúy Hường đã nhiều lần đem hån vÝa quan họ đi nước ngoài trình với quan khách gần xa. Nhưng nhớ lần tháp tùng Thương nhớ đồng quê đi dự Liên hoan phim ba châu lục Nantes (Pháp), LHP quốc tế Apsara (Cambodia), khán giả nước ngoài, Việt kiều tán thưởng vì đã được xem bộ phim hay về làng quê Việt Nam và hỏi cảnh thôn quê ấy còn như trong phim không, thế là Thúy Hường tranh thủ tiếp thị luôn: ?oLàng quê Việt Nam còn đẹp hơn thế nữa. Nếu muốn biết thêm thì xin mời quý vị sang thăm Việt Nam? và tặng thêm bài quan họ. Đến nay, Thúy Hường cũng góp mặt khá nhiều CD quan họ cùng liền anh, liền chị khác, nhưng chị mới ra riêng một VCD của Hồ Gươm Audio: Nhớ mãi khôn nguôi. Nghe Lúng liếng, Gửi bức thư sang, Đào Nguyên, Có ai xuôi về, Đêm qua nhớ bạn, Nhớ mãi khôn nguôi? thấy rõ chất giọng của người quan họ ?ovang, rền, nền, nảy?.

    Sau Thương nhớ đồng quê, Thúy Hường tham gia một số phim khác. ?oCó lời mời đóng phim, nếu phù hợp và sắp xếp công việc ở đoàn được thì tôi vẫn tham gia. Cũng chỉ đóng vai gái quê thôi, chứ vai phụ nữ thành thị, đài các, ngoa ngoắt thì e là không làm tốt?. Thế mà thoắt một cái, đang là chị hai, chị Ngữ chân chất mộc mạc lại trở thành Di - người phụ nữ sống đầy bản năn, táo tợn giữa chốn rừng thiêng nước độc trong phim Đầm hoang. ?oXem lại đến bản thân mình còn choáng. Vai Di có nhiều khó khăn, phải diễn làm sao bật lên được chất hoang dã của cô ta?. ?oChứ không phải chị khó xử vì một số cảnh nóng bỏng à?? ?oKhông. Những cảnh ấy ®· cã người khác đóng thế?. Đến chị Tần đội trưởng đội nữ thanh niên xung phong trong phim Ngã ba Đồng Lộc thì Thúy Hường lại đối mặt với nỗi lo khác, đó là ?onhân vật có thật trong lịch sử. Phải diễn sao để khán giả thấy thật chân thật. Hôm nào, tiểu đội TNXP chúng tôi cũng rủ nhau ra mộ thắp hương cho các cô ấy?.

    Vẫn tham gia làm phim, chứ Thúy Hường ?okhông bao giờ bỏ quan họ, kể cả thành công lớn hơn với điện ảnh. Với tôi, điện ảnh là giấc mơ đẹp. Nhưng nếu theo điện ảnh từ đầu thì đâu có một Thúy Hường như ngày nay (cười). Quan họ ngấm vào máu rồi./
    [​IMG]
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chùa Dâu
    Ảnh: Đặng Lam Điền, Nguyễn Xuân Phú
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Thổ Hà ?" hư thực cõi âm dương

    Phóng sự: Đặng Lam Điền
    Ảnh: Đặng Lam Điền, Nguyễn Minh Tú

    Từng là một trong 3 trung tâm sản xuất gốm nức tiếng của người Việt tại khu vực Bắc Bộ hàng trăm qua cùng với Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh). Từng một thời trên bến dưới thuyền nhộn nhịp in dấu sông Cầu thơ mộng. Từng là một trong những làng giàu có và danh giá đất Bắc? Con sông của người quan họ vẫn lơ thơ nước chảy, nhưng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã ?otắt lửa lòng? với gồm gần hai chục năm nay. Với dằng dặc những bức tường tiểu sành độc đáo, hun hút ngõ sâu, cổ kính cổng làng, mái đình, góc chùa, ngôi làng độc đáo bậc nhất Việt Nam, như hư như thực trong cõi âm dương, đang là điểm hẹn của đông đảo kẻ tôn thờ chủ nghĩa xê dịch.

    Vàng son của gốm
    Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A cũ chừng 30 km tới thị xã Bắc Ninh - thủ phủ tỉnh Bắc Ninh, rẽ trái lên đê sông Cầu, rong ruổi khoảng dăm bảy cây số tới bến đò, chỉ cần qua đò là tới Thổ Hà (đất ven sông, đất của sông) - phế đô gốm. ?oMã Đông Hồ gấm thêu hoa quyện ?" Cày làng Lê dựng nghiệp nông gia ?" Chĩnh chum thời có Thổ Hà?. Câu ca cổ đã khái quát nghề chính xưa của mảnh đất 3 mặt giáp sông Như Nguyệt này. ?oNhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ? ?" đó là ưu đãi của thiên nhiên ban cho làng thuở trước. Bao đời nay, doi đất nhỏ dài 1.200 m, rộng 600 m nằm ngoài đê sông Cầu này không làm nông nghiệp, hiện có tới chừng 700 gia đình (chừng 4.000 người) sinh sống, không một mét ruộng vườn, cái gì cũng phải đi mua.

    Theo các cụ già trong làng thì, vào thế kỷ 11 ?" 12 thời Lý, có 3 người được cử sang đi sứ tại Trung Quốc là : Hứa Vĩnh Kiều (làng Bồ Bát, Thanh Hoá), Đào Trí Tiến (làng Thổ Hà, Bắc Giang ngày nay) và Lưu Phong Tú (làng Sặt, Hưng Yên) đã học được nghề làm gốm của người phương Bắc. Về nước, họ chia nhau đi truyền nghề cho dân. Ông Kiều về làng Bồ Bát làm gốm sắc trắng (thế kỷ 15, làng này chuyển ra vùng Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội ngày nay), ông Tú về Phù Lãng, ông Tiến về Thổ Hà (Kinh Bắc xưa) làm hàng gốm sắc vàng, thẫm và gốm sắc đỏ với gốm sinh hoạt: nồi nấu cơm, chum, vại đựng gạo, chứa nước, tiểu sành? Lớp trẻ Thổ Hà ngày nay chỉ biết chum vại vỡ, tiểu sành nằm im trên tường, mái nhà, nhưng trong ký ức của những người tầm tuổi 50 trở lên vẫn mồn một cảnh làm gốm náo nhiệt, thuyền buôn cập bến tấp nập chuyển hàng. ?oThời kháng chiến chống Mỹ chúng tôi làm nhiều nhất, Hà Nội mua rất nhiều? ?" cụ Phạm Tiến Rộng, 84 tuổi, xóm 4 giọng tiếc nuối ?" ?o Hồi ấy, làm đêm ngày. Các lò gốm quay ra sông Cấu nghi ngút khói?. Hiện tại, không còn dấu vết lò gốm nào, lớp lớp nhà ống đã vươn ra kín mép nước. Cụ Lai Thành, 94 tuổi - nghệ nhân gốm cao tuổi nhất thôn mấy năm trước vẫn túc tắc làm một số sản phẩm, nhưng, nay cũng đã dọn lò. Trong khi Bát Tràng tiếp cận công nghệ mới với lò gas, đổi mới kiểu dáng vươn ra thị trường ngoài nước, Phù Lãng cũng bước đầu phục hồi cùng gốm trang trí, gốm mỹ thuật do sự tâm huyết của một số người con của làng thì Thổ Hà hiu hắt lửa lò. ?oHơn 20 năm nay, làng tôi không làm gốm. Phục hồi ư? Phục hồi làm sao được.?Làm gốm cực nhọc, có hôm chúng tôi phải nhịn đói mà làm. Lớp trẻ ngày nay không chịu được vất vả đâu, với lại làm gì còn đất nguyên liệu, còn chỗ mà đặt lò? - Cụ Trịnh Thị Kỷ, 78 tuổi, xóm 2 nói như dỗi. Gắn bó với gồm từ năm 16 ?" 17 tuổi, chỉ cần nhìn liếc là cụ biết gốm nào tốt, xấu. ?oCũng là cái chum, vại, nhưng chum, vại tốt phải chín xanh hoặc chín đỏ, gõ tay vào kêu coong coong, dù có rạn gõ vẫn kêu. Đấy là gốm loại 1, chứ loại mà gõ vào kêu cành cạch là hỏng. Gốm tốt hay không trước hết phải do chất đất tốt? - cụ giảng giải. Đất chật, người đông, nguyên liệu đất sét làm gốm phải mua từ làng Vân (cùng xã) hoặc lên tận Yên Ninh, Xuân Lạc (huyện Hiệp Hoà) cách hàng chục cây số. Các cụ già cho biết xưa kia gốm chỉ được hun bằng cỏ, phơi từng bãi dài hàng trăm mét ven sông Cầu, sau đó mới hun bằng củi mua ở Lục Nam, rồi than Quảng Ninh. Khách buôn Hà Nội, Hưng Yên ngược lên, từ Thái Nguyên, Phú Thọ? xuôi xuống, tấp nập trên bến dưới thuyền gần 1 km sông Cầu. Thời kháng chiến chống Mỹ, rồi thời bao cấp, chum đựng thóc gạo, vại chứa nước, chĩnh muối dưa cà? và ?ođặc sản? tiểu sành được làm bằng tay (dùng để cải táng người chết) của Thổ Hà theo dòng Như Nguyệt tỏa đi nơi nơi. Cả làng góp lò gốm vào hợp tác xã, xí nghiệp sản xuất gốm đặt tại xã Tiên Sơn bên cạnh. Đầu những năm 1980, dân chuyển sang hòm nhôm, thùng nhựa? nên gốm Thổ Hà dần biến mất của đời sống hàng ngày của người dân. Tráng bánh đa nem, bánh đa nướng và nuôi lợn - nghề phụ của Thổ Hà xưa lại thành nghề chính nuôi sống hàng nghìn con người. Cho nên ngày nắng, đi trong đường làng dễ chạm bóng nong nia, giàn giáo phơi bánh đa và ngửi thấy mùi ?ođặc trưng? của cám và phân lợn. Phụ phẩm làm bánh đa được đem nuôi lợn. Nhà nhiều thì 10 ?" 20 con, nhà ít cũng 4 ?" 5 con. Có thể người lần đầu đến đây sẽ ngạc nhiên khi bước vào ngõ sâu hun hút bỗng nghe tiếng lợn ủn ỉn ngay ? dưới chân mình, nhưng với người Thổ Hà là chuyện bình thường. Đất chật, người đông, nên lợn thường được nuôi dưới tầm trệt như kiểu nhà sàn Một số nhà xây chuồng lợn sát mé sông, bao nhiêu chất thải tống hết xuống ?oêm êm một khúc sông Cầu ?sao trời lọt qua mắt lưới?.

    Những bức tường độc đáo trong không gian đẫm nếp xưa
    Thổ Hà là phim trường của nhiều tay săn ảnh chuyên nghiệp, giới hội hoạ hàng chục năm nay. Bây giờ, khách Tây cũng lác đác đến, bởi cảnh quan phế đô gốm thấm đẫm hồn xưa. Dấu vết của làng gốm lẫy lừng hàng trăm năm qua chỉ hiện diện trên lớp lớp bức tường, ngõ nhỏ ghép bằng sành, mảnh gốm vỡ, chum vại vỡ mà độc đáo nhất là nguyên vẹn những chiếc tiểu sành vừa thô mộc vừa lạ lẫm. Trước đây sau mỗi mẻ gốm, lại có thêm những ngôi nhà mọc lên, con đường lát từ phế phẩm của gốm hoặc chum vại lỗi kỹ thuật?Đặc biệt nhất là tiểu sành gắn với cõi âm hiện diện khắp nơi. Tiểu trên tường, tiểu treo đầu hồi, tiểu án ngữ bậc cửa, tiểu nằm dưới chân giường. Hàng trăm năm nay, người Thổ Hà sống cuộc đời dương thế giữa ngút ngàn vật dụng vĩnh hằng của cõi âm. Cụ Kỷ khoe ở nhà còn 4 ?" 5 chiếc tiểu sành kê ở bốn góc chân gường. ?oĐấy là tiểu mới chứ có phải tiểu đã cái táng đâu mà sợ? Chỉ còn những nhà cũ dỡ ở ra tường mới còn, chứ nhà mới xây lấy đâu ra. Bây giờ cải táng nếu không tìm được tiểu trong làng thì phải mua tiểu của Phù Lãng hay tiểu đá? ?" Bà Nguyễn Thị Thành 68 tuổi, con gái cụ Lai Thành bảo.
    Đến ngõ xóm Thổ Hà, du khách như lạc vào tràn tràn bức tranh gốm nồng ấm sắc màu và cực kỳ ngộ nghĩnh, vui mắt. Làng ngửa mặt ra sông Cầu với những ngõ xóm mảnh như sợi chỉ, được sắp xếp như ô bàn cờ, hướng ra 2 bến đò chính. Bất chợt bước vào ngõ sâu hun hút, rộng chừng 50 ?" 60 cm, vắng bong người, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy một bọn chó cỏ ngơ ngáo thập thò sủa inh ỏi hoặc con mèo ngồi im như tượng mắt xanh đăm đắm nhìn. Ngoài một mảnh đa, đề cổ thụ xanh mát rủ um tùm bên đình, cổng làng, còn lại hầu như làng bặt cây xanh, thỉnh thoảng mới bắt gặp bụi lan tiêu, tường vi hoặc khóm tigôn hồng rực kiêu kỳ vắt vẻo trên đám tường tiểu sành, chum vại đỏ au?

    Nếp xưa thấm đẫm nhất khu vực trung tâm với cổng, chùa, đình, từ chỉ của làng. Cổng làng được xây năm 1692 với đôi câu đối ?oNhất thiên phong thổ huy hoàng cảnh - Vạn cổ sơn hà tráng lệ cư? (Tạm dịch: Một cõi trời phong tục đất đai cảnh huy hoàng ?" Nghìn xưa sông núi ở chốn tráng lệ). Cạnh đó là chùa Đoan Minh cổ kính mà dân làng gọi là chùa Trăm Gian, kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc trong chữ Hán, với những hàng cột gỗ lim to đến một vòng tay người ôm và hàng chục pho tượng được tạo tác tinh tế, sinh động. Lăn lóc trước cửa chùa là hàng chục bệ đá to lớn - vốn được dùng kê chân cột chùa xưa. Mỗi xóm ven sông còn có một ngôi miếu nhỏ thờ hà bá. Được dựng vào thế kỷ 16, đình Thổ Hà là một trong những ngôi đình cổ nhất, đồ sộ nhất xứ Kinh Bắc, kết cấu kiểu chữ công, toà bái đường dài 27m, rộng 16m, dựng trên nền cao 0,5m bó đá tảng xanh chia làm ba cấp, mái đình lợp ngói mũi hài to bản, bốn góc là đầu đao cong vút. Đầu bờ nóc uốn quanh hình lưỡi liềm, góc mái gắn nghê, linh thú bằng sành nung già lửa đỏ tía. Tất cả 22 đầu bẩy lực lưỡng, chạm rồng, mây, nghê, thú rất trau chuốt. Toà bái đường có 7 gian, 48 cột lim, bộ khung mái chạm trổ tinh vi, đặc biệt có nhiều hình thiếu nữ mặc váy dài, yếm, tóc búi hoặc chít khăn với nét mặt rạng rỡ cưỡi phượng, đè rồng, hoặc nhảy múa với mây. Lòng bái đường được lát đá xanh nhẵn bóng. Bức cửa võng thếp vàng được chạm trổ lộng lẫy làm cho bái đường càng thêm trang nghiêm cổ kính. May mắn đình còn giữ được dáng vẻ cổ kính khá nguyên trạng gần 400 năm qua, chưa bị trùng tu ?otàn phá? bôi xanh, quệt đỏ, hiện đại hoá như thân phận một số ngôi đình đáng thương khác. Từ 20 - 23 tháng Giêng âm lịch, Thổ Hà tạm cất đi nong nia giàn giáo phơi bánh đa, để khoác lên tấm áo rực rỡ sắc màu với đủ lệ: rước kiệu, tế lễ tại đình và chùa. Ban ngày hát văn, hát quan họ, ban đêm hát tuồng cùng nhiều trò chơi dân gian và họp chợ cửa đình. Nghệ sĩ hát văn, tuồng được làng Thổ Hà mời đến cũng vốn là những người nông dân thường ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, vụt hoá thành ông hoàng bà chúa, đấng anh hùng, kẻ gian xảo làm dân làng cười hồn hậu rung rinh cả góc đình thâm nghiêm trong không khí như cổ tích?
    Trong những con ngõ mềm như tiếng ru, bên bờ tường tiểu sành mờ tối, dưới làn khói lò tráng bánh mờ mờ ảo ảo, tiếng chó sủa nhũng nhẵng, tiếng lợn ủn ỉn đòi ăn, Thổ Hà như thực, như mơ./.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cổng làng xây năm 1692
    [​IMG]
    Chính điện chùa Đoan Minh
    [​IMG]
    Bến đò chính vào làng
    [​IMG]
    Mảnh xanh hiếm hoi trong làng
    [​IMG]
    Em gái Thổ Hà
    [​IMG]
    Gốm đi rồi, bánh đa thế chỗ
    [​IMG]
    Tường
    [​IMG]
    Bến sông Cầu
    [​IMG]
    Ngõ xóm
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 18:50 ngày 15/09/2007 [​IMG]
    Mõ hình cá ở đình Thổ Hà
    [​IMG]
    Góc đình và cổng làng Thổ Hà
    [​IMG]
    Làm bánh đa (bánh tráng) - nghề chính của Thổ Hà hiện nay
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Tiến Rộng, 84 tuổi, nghệ nhân làm gốm (không biết ông còn không, vì ảnh này chụp ông vào năm 2005)
    [​IMG]
    Bà Trịnh Thị Kỷ 78 tuổi (bên phải) và bà Nguyễn Thị Thành 75 tuổi, những nghệ nhân làm gốm xưa. Bà Thành là con gái cụ Lai Thành (nồài 90 tuổi) vốn là nghệ nhân làm gốm nổi tiếng.
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 21:15 ngày 15/09/2007

Chia sẻ trang này