1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Câu hỏi hay ở chỗ bắt người ta phải ngẫm về cái trừu tượng trong một cái cụ thể, lại được rút ra từ cái không chắc đã có thực.
    Bước chân ngài Khâu Đà La từng vân du khắp chốn Giao Châu giảng pháp, nhưng bước chân bước qua người nàng Man Nương xinh đẹp mới khiến cho người ta nhớ nhất. Nhớ bởi câu chuyện mang nhiều tính độc đáo: Sự kết hợp giữa bản sắc và ngoại nhập; ẩn ức tình yêu xuất phát từ sự ngưỡng mộ nhưng không đạt được; sự đấu tranh giữa giáo lí và bản năng; kết hợp giữa hiện thực và hoang đường; v.v...
    Câu chuyện về nàng Man Nương mang đặc sắc Kinh Bắc: nhẹ nhàng, tinh tế, gợi, nhưng không tục. Ai nghe cũng thích thú mà không phản cảm. Giống như chuyện bà mẹ ngài Thánh Gióng mang thai như thế nào? Hay chuyện về Lý Công Uẩn,v.v...
    Tính chất nhẹ nhàng- tinh tế- gợi mà không tục được thể hiện không chỉ trong những tích truyện trên, mà là nét chung trong văn hoá của người Kinh Bắc:
    + Văn hoá ứng xử:
    VD:
    Người về em những khóc thầm
    Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa.

    Không níu kéo ồn ã, nhưng sao bước chân chàng không thể nào đi được.
    Hay như tục têm trầu cánh phượng của người dân Kinh Bắc, Miếng trầu không chỉ là miếng ăn mà còn là sự thưởng thức cái đẹp. Trong tứ quý Long- Ly- Quy- Phượng, thì Phượng tượng trưng cho hạnh phúc, sang quý.
    + Trong dân ca Quan họ:
    Yêu nhau cởi áo trao nhau
    Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay...

    Một lời nói dối đáng yêu. Áo đang mặc sao gió bay đi được? Vô lí, nhưng ai cũng chấp nhận được.
    Cô gái hẳn lúng túng lắm nên mới nói dối một cách vô lí như thế. Bà mẹ hiểu thừa con gái mình nói dối. Nhưng có lẽ nào bà lại trách con gái mình, chỉ vì con gái mình đang yêu?
    Cái tinh tế nữa biểu hiện ở cách dùng từ. "Trao", chứ không phải "cho". Cởi áo trao nhau để giữ làm kỉ vật, để mang theo mình mùi hương cơ thể người yêu. Thật là mạnh bạo so với quan niệm đương thời, nhưng không dung tục. " Cho" là người này cởi cho người kia, người ta sẽ hình dung ngay đến chuyện gì sau đó.
    Cái hay là ở chỗ ấy. Nhưng tiếc là hầu hết các nghệ sỹ vẫn hát là " yêu nhau cởi áo cho nhau" một cách rất....say mê. Nhiều bài báo cũng viết như vậy !
    + Trong điêu khắc đình chùa:
    Ở đình Phù Lão- Bắc Giang, trong một bức phù điêu có hình tượng một cô gái khoả thân đang ngồi trên râu rồng, mái tóc vắt ra phía trước. Một cô gái khác đang vén váy kéo bạn trai về phía mình. Phía xa là con khỉ đang ngồi trên cây nhìn cười.
    Như vậy, một bức tranh vừa thể hiện tính phồn thực, vừa mang chất trào lộng. Bản thân hình tượng 2 cô gái như đã nói cũng không phải là dung tục, nhưng dường như người nghệ sỹ vẫn cẩn thật bởi quan niệm khắt khe của người đương thời, nên chất trào lộng được biểu đạt, cũng xoa dịu phần nào tính khắt khe ấy. Cũng nói thêm rằng, ở đây người nghệ sỹ của chúng ta đã sử dụng thủ pháp đồng hiện, một thủ pháp xuất hiện khá sớm trên Trống Đồng Đông Sơn. Đồng thời cũng kết hợp được một cách hài hòa giữa 2 yếu tố thực ( cô gái) và huyền ( râu rồng).
    Trong trang trí đình chùa ở Kinh Bắc, không thấy cách biểu hiện "mạnh mẽ" như những vùng khác, chẳng hạn cảnh nam nữ giao hợp trên nắp Thạp đồng Đào Thịnh ( Thạp cổ), hay ở nhà mồ Tây Nguyên. Cũng không phô bày rực lửa, gợi tình như tượng Chăm.
    v.v....
    Tóm lại, tích Man Nương- Khâu Đà La đúng là đặc trưng Kinh Bắc, dù không biết là người sáng tạo ra nó có phải là người Kinh Bắc hay không?
    Tích truyện cũng giải thích được một truyền thống tín ngưỡng chùa: hệ thống tứ pháp.
    Mặc dù tứ pháp đã xuất hiện trong tín ngưỡng người Việt từ trước. Nhưng từ tín ngưỡng dân gian bước vào Chùa thì lại cần một cây cầu nối, chính là câu chuyện ấy. Đó là sự kết hợp hài hoà, tự nhiên của tín ngưỡng bản địa với văn hoá ngoại nhập ( đạo Phật), là một ví dụ đẹp về sự tiếp biến văn hoá của dân tộc ta.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 12:10 ngày 27/09/2007
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    @ Rapchieubongthienduong:
    + Vậy còn Pháp Điện thờ ở chùa nào?
    ---Pháp Điện được thờ trong chùa Dàn, cách chùa Dâu cũng không xa. Vì được thờ trong chùa Dàn nên dân địa phương gọi nôm na là bà Dàn, giống như pháp Vân được gọi là bà Dâu (vì được thờ ở chùa Dâu), Pháp Vũ còn được gọi là bà Đậu ( vì địa chỉ của bà ở chùa Đậu), Pháp Lôi được thờ ở chùa Tướng nên người ta gọi là bà Tướng.
    + Lệ Chi Viên ở Đại Lai thì em cũng nghe tên rồi. Nhưng không nghĩ nó ở Bắc Ninh, mà nghĩ ở Gia Lâm. Vì còn giữ một bài báo viết về di tích Lệ Chi Viên nay thuộc huyện Gia Lâm (trong đó nhà báo ấy còn phỏng vấn chủ tịch xã nữa, hihi).
    --- Ở Gia Lâm thì có địa danh Yên Viên và Lệ Mật (làng chuyên nuôi rắn bán, khi nào bác ra Bắc thì có thể đến đó mua mấy bộ rắn về ngâm rượu). Trước đây huyện Gia Bình là một phần của huyện Gia Lương, nên có thể người viết bài đó nhầm Gia Lương thành Gia Lâm.
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/0001/0001/phulao.htm
    ...trích
    Các bẩy đều trang trí hình rồng, nhưng bẩy ở gian giữa có chạm nhiều cảnh sinh hoạt dân gian, có những cảnh mà các nhà nghiên cứu chưa thể đoán ra được. Có cảnh múa hát của nam và nữ hoặc biểu diễn xiếc. Có hình người cưỡi rồng, hình người múa võ. Trên ván ở đầu bẩy, có chạm hình thiếu nữ không có xiêm y trên râu rồng, làn tóc dài uốn từ sau lên trước, cảnh trai gái tỏ tình, âu yếm, cảnh ổ rồng có rồng mẹ và các rồng con, thể hiện một cách chân thực sinh động.
    Đình thờ thành hoàng Cao Sơn - Quý Minh và hai vợ chồng người có công dựng đình.
    Lễ hội hằng năm vào ngày 14, 15 tháng 8 âm lịch.
    trích đoạn,
    Nói tới đình Phù Lão thì nét nổi bật nhất không phải là ở sự to lớn, bề thế mà là ở những nét, những mảng điêu khắc gỗ cực kỳ đẹp, độc đáo. Ngôi đình này có tới 4 hiệp thợ cùng chung sức đua tài. Mỗi hiệp thợ phụ trách một góc đao, mỗi hiệp có một kiểu tạo dựng riêng, vậy mà khi ghép mộng tất cả lại vừa khít các mộng, kích cỡ đều ăn khớp đâu vào đấy; có hiệp thì nghiêng về tạo dựng, phô diễn những khối tròn; có hiệp nghiêng về tỉa tót các mảng chạm khắc công phu với những vật rõ ràng; có hiệp lại giữ nguyên nét đục thô ráp mà quyến rũ... Tất cả tạo cho đình Phù Lão một vẻ đẹp riêng. Chính sự đa dạng về kiểu thức kiến trúc ấy đã tạo nên giá trị hiếm có của di tích. Ngôi đình như những bông hoa đủ màu đang đua nhau khoe sắc. Riêng về con giống cũng rất nhiều loại: rắn, kỳ đà, ngựa, chuột, thằn lằn, cáo, chồn..; rồng cũng vô cùng đa dạng: rồng đàn, rổng ổ, rồng múa, rồng bay, rồng cắn đuôi nhau, rồng chầu, con to, con nhỏ đua nhau uốn khúc, luồn lách trên đầu, trên râu, dưới bụng nhau, con lại bò toài đầu thì ngoắt lại, mông quay ra ngoài thật ngộ nghĩnh...; những hình hoa, lá, thú vật hoà vào với thiên nhiên hợp thành một môi trường hoạt động của con người. Ở đình Phù Lão hình ảnh con người xuất hiện trong các mảng chạm khắc cũng tự do bay bổng không kém: Có người cưỡi rồng, người lại chui hẳn vào miệng rồng, kích cỡ con người trong các mảng chạm khắc cũng có độ to nhỏ khác nhau: Người to thì từ 20-25cm, người nhỏ thì lại chỉ có 1,2cm; có người đơn lẻ một mình song cũng có những cảnh sinh hoạt đông vui như cảnh hội hè, săn bắn, đấu vật, tình tự...
    http://www.baobacgiang.com.vn/Default.asp?NewsID=9883
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Không, Gia Lâm, Hà Nội anh ạ. Vì em nhớ rõ là Gia Bình và Lang Tài thuộc Bắc Ninh mà, thế mới ngạc nhiên. Đăng trên báo Người Hà Nội. Chắc họ viết sai rồi.
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    + Tháp Hoà Phong như ta thấy bây giờ, là mới trùng tu, gạch mới hoàn toàn trên nền tháp cũ.
    Trước đây trên lưng chừng tháp, tự nhiên mọc lên cây Bồ Đề ( có người bảo là cây Đa, chứ không phải Bồ Đề), người dân không dám chặt bỏ, vì e ngại vấn đề tâm linh. Rồi cây đó lớn lên xum xuê, rễ cây to và nhiều đã khiến tháp Hoà Phong nứt ngày càng lớn, trông rất cổ kính và có cảm giác hoang tàn. Mãi sau này , khi tháp Hoà Phong đã xuống cấp nặng , người ta mới quyết định chặt bỏ cây đó và trùng tu như ngày nay.
    Ngày trước, có một thời văn hoá tâm linh bị bài bác, người ta xem các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là mê tín dị đoan. Người dân đã mang cả dao ra chùa mài lên con cừu đá dưới chân tháp Hoà Phong. Đến khi ý thức được "bảo vệ di sản văn hoá" thì người ta mới không mài dao nữa.
    + Bên chùa Bút Tháp, có một cái giếng đá xanh cũng đáng lưu ý. Miệng giếng làm hoàn toàn từ đá xanh, được khoét từ nguyên khối chứ không phải là ghép lại một cách đơn giản. Bên cạnh,phía áp tường, có một bàn thờ nhỏ.
    Hồi giữa thế kỉ 20, người ta còn múc nước từ đó lên ăn, tắm giặt được.Tiếc là bây giờ người ta không che đậy nên để nước bẩn. Không có sự nâng niu trân trọng bảo vệ thì giếng thiêng sẽ không còn thiêng nữa.
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tháp Hòa Phong hiện tại thì em nghe có hai nguồn: 1.Tháp do trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi xây từ thời Trần 9 ngọn bị đổ, còn 3 ngọn và trùng tu lại. 2. Tháp này mới được dựng từ thế kỷ 17 do hoàng thân nhà Lê, Trịnh hưng công.
    Giếng đá chùa Bút Tháp ở phải ở hông chùa, từ hành lang bên trái rẽ sang không anh? Vì em thấy ở đó có 1 cái giếng, nhưng bây h chùa dùng nước giếng khoan rồi.
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Vân Hương mỹ tửu
    Bài thì cho nợ thêm ít nữa, sẽ post vì tư liệu có rồi (có hơn 1 năm rồi, về làng Vân rồi) mà chưa viết được. Mời mọi người xem tạm ảnh trước vậy.
    [​IMG]
    Lò nấu rượu nhà bà Ca Các (con trai cụ Tom)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cụ Nguyễn Thị Tom (tên chồng, năm ngoái tôi gặp là 94 tuổi, người nấu rượu cao tuổi nhất làng Vân. Cụ nấu rượu từ năm 13 - 14 tuổi, từ thời Pháp, từng phải đem rượu giấu vào ruộng lúa khi Pháp lùng sục rượu (gọi là rượu lậu). Đến nay, tại làng Vân chỉ còn 2-3 nhà nấu rượu nếp cái hoa vàng - thứ rượu cổ truyền của làng Vân (trong đó có nhà cụ Tom, 2 nhà khác là nhà ông Tích và vợ chồng anh chị Dung Hà), còn lại là nấu rượu sắn. Nhưng thứ rượu Vân được bày bán ở trong và ngoài tỉnh cũng không phải là rượu sắn nguyên chất làng Vân mà đã được làng Vọng Nguyệt (không nhớ rõ tên lắm) bên kia sông Cầu (thuộc Bắc Ninh) mua về chế với cồn, mật mía, nước đường.
    Mỗi lần về làng Vân, tôi hay mua rượu nhà cụ Tom. Mỗi lần 5 - 10 lít, vừa uống vừa biếu. Có hai loại. Bình thường, loại giá cao là 15000 đồng, loại hai là 12000. Vào dịp Tết lên tới 19.000 đồng/lít (loại ngon, trong khi rượu sắn chỉ có 3500 đồng/lít uống cũng ngon, êm). Gần Tết, cụ Tom còn nhận làm thêm hoa ướp hoa cúc (của một khách hàng mua hoa cúc rồi đặt cụ làm, giá 50.000 đồng/lít).
    [​IMG]
    Vò gốm ủ rượu. Ủ dưới hầm hay dưới đất càng lâu năm càng tốt, nếu ủ dưới đất thì trát vôi xung quanh miệng chum, vại, vò để tránh giun dế.
    [​IMG]
    Cụ Tom với bình gốm có thương hiệu rượu cụ Tom làng Vân.Theo cụ Tom, vào dịp Tết, khách về lấy hàng rất đông. Chiếc bình chừng 3 lít này giá bán ở nhà là 50.000, nhưng tới Hà Nội là 100.000 đồng, còn vào Sài Gòn là 200.000 đồng.
    [​IMG]
    Cụ Tom thử rượu ngon hay dở, nặng hay nhẹ bằng cách truyền thống của làng Vân. Cho một ống tre trúc hay ống nhựa nhỏ vào hũ rượu, hút lên rồi buông ra một cái bát. Nếu tăm nổi đều hạt và dầy, kết trên mặt bát càng lâu tan thì rượu ngon, nặng, không bị pha tạp và ngược lại.
    Rượu Vân chừng 40 - 42 độ, nấu bằng nếp cái hoa vàng và ủ với quả men có 18 - 36 vị thuốc Nam, Bắc (nhưng theo một số người già thì bây giờ không còn nhiều như vậy). uống ngọt, êm, không nhức đầu.
    Tăm rượu kết trên mặt thùng phi nhựa to khi cụ Tom rút ống trúc ra.
    Ảnh: Đặng Lam Điền - Phạm An Phú
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 29/09/2007
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét đình Diềm
    Thứ nhất là đình Đông Khang
    Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm
    Đình Diềm được xếp vào hàng thứ ba trong những ngôi đình danh tiếng xứ Kinh Bắc. Tôi tìm tài liệu về đình Đông Khang thì không có, hỏi một số cụ già nơi tôi lân la tới, cũng không biết đình Đông Khang ở đâu. Đình Diềm, gần thành phố Bắc Ninh (lối đi đền bà chúa Kho)tuy không to lớn, đồ sộ nhưng nổi danh bởi cửa võng chạm khắc tuyệt đẹp. Tiếc rằng hôm tôi tới đó cửa đình đóng nên không chụp được ảnh cửa võng. Đây là mặt tiền của tòa bái đường.
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng những tấm bia đá ở mặt tiền làm hạn chế lối đi là do khắc tên những thành viên công đức để xây dựng Đình?
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Làng Diềm là làng Việt cổ. Người ta đã phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ có niên đại Đông Sơn. Nơi đây không chỉ có đình Diềm nổi tiếng mà còn có đền Cùng (còn gọi là đền Giếng, thờ bà Chúa giếng, đây cũng là nét độc đáo về tín ngưỡng); và đền Vua bà ( thờ thuỷ tổ quan họ).
    Trong đền Cùng , sau sự phá phách của những kẻ vô lương tâm, đã mất mát nhiều sắc phong, bia kí. Còn lại 4 cột đá cổ có ghi chữ Hán. Ngoài ra có 2 pho tượng cổ đáng lưu ý về mặt ý nghĩa. Một truyền thuyết trong dân gian kể rằng đó là tượng của hai công chúa, con gái của vua Hùng, đó là nàng công chúa Thuỷ Tiên và công chúa Ngọc Dung. Hai người này đi ngao du sơn thuỷ, dừng chân lại nơi đây dạy dân làm ăn, rồi mất tại nơi đây. ( có một số tích khác).
    Đền Cùng là một ví dụ về sự kết hợp hài hoà giữa tín ngưỡng thờ thần Nước và thờ Mẫu. Cụ thể là ở đền Cùng có thờ Mẫu Tam Phủ: Thiên phủ,Thoải phủ, Nhạc phủ. Nếu như Mẫu Thượng Thiên cai quản vùng trời ( tượng trong đền khoác áo đỏ, trưng cho màu mặt trời) thì Mẫu Thoải cai quản vùng nước ( tượng trong đền khoác áo trắng, "màu" của nước); và Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng rừng núi ( tượng trong đền khoác áo xanh, tượng trưng màu xanh của rừng). Người Diềm xưa không thờ đầy đủ Tứ Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu (và nay vẫn kế thừa như thế). Có lẽ các cụ thờ Mẫu Thượng Ngàn thay luôn cho Mẫu Địa. Một sự sáp nhập sáng tạo mà không cứng nhắc các hình tượng trong tín ngưỡng, tuỳ thuộc vào địa điểm địa lý của địa phương này.
    Như vậy, nếu như nét độc đáo của Đình Diềm là ở nghệ thuật điêu khắc: ý tưởng về nội dung và cấu trúc cửa vòm, một công trình độc nhất vô nhị của Việt Nam thế kỉ 17( cũng thế kỷ 17, tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp ra đời); thì nét độc đáo của Đền Cùng ( Đền Giếng) là một truyền thống tín ngưỡng phong phú với những truyền thuyết gợi cho ta một hoài cảm về một thời đại xa xưa; và đền Vua bà lại có ý nghĩa tâm linh khác, đó là nơi thờ của bà tổ Quan họ theo truyền thuyết dân gian. ( Tại sao tổ quan họ lại là bà, chứ không phải ông? Tôi nghĩ người dân sáng tạo ra vị tổ bà là bởi đặc điểm của dân ca quan họ).
    Đình Đông Khang thì nay không còn.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 14:33 ngày 30/09/2007

Chia sẻ trang này