1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ở Đông Bình thì quen biết nhau cũng nên? Cấp 2,3 bạn học trường nào?
  2. hoaofmuathu

    hoaofmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi mọi người, vừa rồi bận và lu bù quá, bây giờ mới tái xuất.
    Một số ảnh chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang)
    [​IMG]
    Trình tường
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cổng đầu tiên (tiền môn)
    [​IMG]
    Tường sau chùa
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một góc chùa
    [​IMG]
    Tưòng chùa đặc trưng
    [​IMG]
    Cổng thứ hai
    [​IMG]
    Vườn tháp sau chùa
    [​IMG]
    Lên núi sau chùa
    [​IMG]
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đình Đồng Kỵ là một trong những ngôi đình lớn nhất, đẹp nhất của miền Kinh Bắc, thuộc xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đầu xuân hàng năm, tại đình Đồng Kỵ diễn ra lễ hội rước pháo rất vui nhộn, độc đáo.
    ảnh: Đặng Lam Điền
    [​IMG]
    Cổng xóm trong làng Đồng Kỵ (mặt sau)
    [​IMG]
    Mặt trước
    [​IMG]
    Mặt tiền toà bái đường
    [​IMG]
    [​IMG]
    đầu hồi
    [​IMG]
    Đầu đao
    [​IMG]
    Linh thú bậc thềm toà đại bái
    [​IMG]
    Cổng đình mới được xây lại
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhìn từ cổng
    [​IMG]
    Đình và chùa
    [​IMG]
    Toà tiền đường
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mặt tiền tam bảo chùa Đồng Kỵ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Lang thang sau làng Đồng Kỵ thấy một con sông thoi thóp, hỏi, mới biết là con sông thơ mộng Ngũ huyện khê đang bị đọa đày. Hiện nay nó được mệnh danh là dòng sông ?ochết? (cùng với sông Tiêu Tương, có lẽ đây là dòng sông chết nổi danh nhất Kinh Bắc?)
    Ngũ Huyện Khê, dòng sông uốn lượn qua các làng nghề: Đồng Kỵ, Phong Khê, Đa Hội... của Bắc Ninh. Ngày ngày, hàng ngàn mét khối nước thải và hàng chục tấn rác thải rắn từ các làng nghề tuôn ra xối xả.

    Dòng sông phải đau đớn oằn mình hứng chịu, nước không còn trong xanh, mà chuyển sang một màu đen đặc, hôi thối. Những người dân sống ở ven sông đã gọi Ngũ Huyện Khê là ?odòng sông chết?.
    Bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ngũ Huyện Khê uốn mình chảy quanh Bắc Ninh với chiều dài 24km.
    Theo báo Bắc Ninh thì vừa chân đê thôn Châm Khê, xã Phong Khê, đã thấy ?ophảng phất? một mùi tanh nồng. Đứng trên cầu Chiêm Khê, nhìn xuống dòng sông, nước một màu đen đặc. Hai bên bờ, từng mảng rác to hình thành từ giấy vụn, dầu nhớt, xút, nhựa, xỉ than, đinh ghim... tất cả quện lại trông giống như một đống bầy nhầy, nhờn nhợt bốc mùi hôi thối kinh khủng.
    Men theo con đê, đến thôn Đào Xá - một trong hai thôn tập trung phần lớn số nhà máy sản xuất giấy ở Phong Khê và cũng là nơi ô nhiễm khủng khiếp nhất trên dòng Ngũ Huyện Khê. Đập vào mắt là những đống rác ngồn ngộn nằm dọc theo bờ sông.
    Bên trên, ống khói của các nhà máy giấy đang ?ovô tư? phun ra những cột khói đen đặc. Ngay sát mép nước, hàng chục ống nhựa nối từ trong khu CN ra sông trông như những con rồng hung hãn tuôn nước xối xả, đen ngòm.
    Chị Nguyễn Thị Tám, công nhân xưởng giấy nằm kề sát bờ sông than thở: ?oCũng vì miếng cơm manh áo mà phải đến cái nơi xó xỉnh này. Ngày nào cũng phải ngửi mùi hôi thối, tay chân thì lở loét hết cả?. Chị vừa nói tay vừa buộc lại chiếc khăn bịt mặt kín mít, chỉ chừa riêng có đôi mắt thâm quầng.
    Anh Vịnh, người thôn Dương Ổ (Phong Khê) cho biết: ?oMấy năm trước, chiều nào anh em trong làng cũng ra sông tắm. Bây giờ, nước sông đen kịt đi làm đồng về cũng chẳng dám xuống rửa chân nữa?.
    Anh còn cho biết thêm, vì mạch nước ngầm đã bị ô nhiễm nên cuộc sống của bà con rất khó khăn. Một số ít hộ khá giả thì họ mua nước sạch về sử dụng, còn lại các hộ khác vẫn phải dùng nước từ giếng khoan.
    Tại thôn Đào Xá, cụ Tư ?" một nhà giáo về hưu xa xót: ?oNgày trước, năm nào tới mùa lúa trổ bông hai bên ven sông cò về trắng đồng.
    Bây giờ, cứ đến đầu khu công nghiệp là chúng lại bay sang làng khác. Các chú xem, đến chim không dám bay trên trời, cá không dám bơi dưới nước thì hỏi làm sao con người sống nổi!?. Cụ vừa nói tay vừa chỉ lên những ống khói cao đang phun khói đen kịt trên bầu trời.
    Hiện mức độ ô nhiễm tại các làng nghề và của dòng Ngũ Huyện Khê là thực sự đáng báo động.
    Chẳng thế mà đến ông Lê Văn Bậc, Phó chủ tịch UBND xã Phong Khê cũng phải nói rằng, ở Phong Khê nhà nhà, người người đua nhau làm giấy. Họ làm ăn, kinh doanh một cách tự phát. Đa số các cơ sở vẫn chưa chú trọng đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Tình trạng ô nhiễm đang diễn ra hết sức nghiêm trọng.
    Trước thực trạng ô nhiễm nặng nề của dòng sông, các cơ quan chức năng cũng đã ?oxắn tay? vào việc. Năm 1999-2000, Sở NN-PTNT Bắc Ninh đã cho triển khai dự án xây dựng bể lắng lọc nước thải tại Phong Khê. Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt của các cơ sở sản xuất cộng với những khó khăn, khúc mắc phát sinh trong quá trình triển khai, dự án đã ?ochết? giữa chừng.
    Và cho tới thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn ?obó tay?. Trong khi đó, từng ngày, từng giờ những người dân vẫn phải sống chung với rác thải. Việc xử lý còn chậm trễ ngày nào thì sức khỏe, tính mạng của họ còn bị đe dọa nghiêm trọng ngày đó.
    Chỉ tính riêng 2 làng nghề giấy Phong Khê và Phú Lâm, mỗi năm đã thải ra hàng trăm tấn chất thải rắn và xả bừa bãi nước thải xuống sông. Nước thải đổ trực tiếp xuống sông còn chất thải rắn thì được tập kết thành những bãi rác trong làng và đổ bừa bãi trên bờ sông Ngũ Huyện Khê.
    Kết quả phân tích mẫu nước ngầm ở độ sâu 40m tại Phong Khê đã xuất hiện coliform và feca coliform. Nước thải tại đây có độ màu, độ đục cao, chỉ số coliform vượt TCCP tới 11-18,6 lần. Hàm lượng khoáng, dầu mỡ khiến nguồn nước sông ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép 2,1-5,6 lần.
    Theo đánh giá của Sở TNMT, với mức độ hàm lượng các chất thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp rất nhiều lần như vậy thì người dân rất dễ mắc các loại bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da và nguy hiểm hơn cả là căn bệnh ung thư gây chết người.
    [​IMG]
    Còn một chút này?
    [​IMG]
    Chẳng cầm cho vững, lại giày cho tan
    [​IMG]
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chùa Cảm Ứng
    Ngôi chùa ở xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn có tên Cảm Ứng, xây trên đỉnh một núi thấp ở trung tâm xã, có quan hệ mật thiết đến sự nghiệp vương triều Lý. Theo ?oThiền Uyển Tập Anh? viết vào thời Trần, Lý Công Uẩn đã đưa Thiền sư Vạn Hạnh về lánh nạn để tránh sự truy bức của Lê Ngọa Triều. Chùa còn là một trung tâm Phật giáo lớn, nơi trụ trì, hành đạo của nhiều bậc Thế sư, Pháp tăng, có những đóng góp lớn vào việc xây dựng triều chính và nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

    Các tài liệu cho biết năm Tân Sửu (1061) Vua Lý Thánh Tông vì muộn con đã về đây cầu tự, khi đó chùa có tên Ba Sơn. Năm 1063, Vua cho xây chùa quy mô, đẹp hơn, trên diện tích 3.300 m2, 17 hạng mục, gồm 100 gian lớn nhỏ, từ đấy có tên chùa Trăm gian. Tới đời Lê Trịnh, chùa được đại tu. Cuối tháng 12-1972, chùa bị B52 của giặc Mỹ đánh phá, làm hư hại, thất bát nhiều nội thất.

    Theo các ghi chép lịch sử, chùa Cảm Ứng có nhà thờ Đức ông, Đức bà và các công chúa; có Đền tây, Đền đông, Điện chính, Trung đường, nhà Mẫu, Thượng điện, Tây biên, Đông biên, gác chuông, Tam bảo v.v? Chùa còn thờ Sơn thần, Thành hoàng làng.

    Tiếc rằng, khi đi qua chùa, muốn vào vãn cảnh, nhưng chùa đóng cửa, nên không chụp được ảnh. Chỉ thấy chơ vơ tam quan bằng bê tông nguệch ngoạc đủ chữ ghi dấu các nam thanh nữ tứ từng đến chùa.
    Ảnh: Đặng Lam Điền
    [​IMG]
    Tam quan nội
    [​IMG]
    tam quan ngoại
  7. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Sông Ngũ Huyện Khê: bắt nguồn từ đầm Thiếp (đầm Vân Trì) - phía Tây thị trấn Đông Anh, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đến thị trấn Đông Anh thì chảy qua QL3 rồi tiếp tục chảy men theo QL3 đến Lộc Hải chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc, chảy qua một số xã phía đông nam huyện Đông Anh, vượt qua tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, xuyên qua Dục Tú rồi chảy qua địa phận huyện Yên Phong và Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đổ vào sông Cầu qua cống Đặng Xá ở phía thượng lưu Đáp Cầu khoảng 10 km. Cống Đặng Xá được xây dựng năm 1923 để tiêu nước sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu. Sông Ngũ Huyện Khê dài khoảng 27 km, diện tích lưu vực 145 km^2, độ dốc đáy sông khoảng 6.10^-6.
    Đầm Thiếp rộng khoảng 200-250m, sâu 2 m. Ở cấp mực nước 7 m, mặt đầm rộng 569 ha, dung tích 7763.103m^3 . Mặt đầm bị chia cắt bởi các công trình giao thông, thuỷ lợi (kênh từ ấp Bắc đi Nam Hồng, đường cao tốc và đường tàu hoả mới từ cầu Thăng Long đi Mê Linh...). Sông Ngũ Huyện Khê là sông tiêu nước chính của hệ thống thuỷ lợi Ngũ Huyện Khê thuộc hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống, có diện tích 20.000 ha, bao gồm địa phận các huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), Đông Anh (thành phố Hà Nội) và Tiên Sơn, Yên hong (tỉnh Bắc Ninh).
    Đến nay, trong hệ thống thuỷ lợi này đã có khoảng 18 trạm bơm với tổng cộng suất thiết kế 52 m^3/s được xây dựng dọc sông Ngũ Huyện Khê để tiêu nước cho vùng hạ Cổ Loa; công trình kênh đào Long Tiểu - Trịnh Xá lấy nước từ sông Đuống để tới cho vụ đông xuân, được xây dựng từ năm 1963; cống Trịnh Xá có nhiệm vụ phân lũ sông Ngũ Huyện Khê vào đồng để bảo vệ đê khi lũ cao. Cống Cổ Loa được xây dựng từ 1964 để điều tiết nước giữa 2 vùng thượng và hạ Cổ Loa; cống Đặng Xá dùng để tiêu nước từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu, trạm bơm Đặng Xá được xây dựng năm 1986, có công suất thực tế trên 32 m^3/s, có nhiệm vụ bơm nước sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu nhằm hạ thấp mực nước sông Ngũ Huyện Khê để bảo
    vệ đê, tạo điều kiện tiêu tự chảy khi mực nước dưới 6,5 m và kết hợp tiêu úng cho 5160 ha ở huyện Yên Phong; công trình phân lũ Trịnh Xá có nhiệm vụ phân lũ sông Ngũ Huyện Khê khi lũ lớn, đê sông bị uy hiếp.
    Ngoài ra, từ cửa sông Công đến cửa sông Cà Lồ ở phía bờ phải sông Cầu còn một số sông khác chảy trong địa phận một số xã phía đông huyện Sóc Sơn, nhưng các sông này đều nhỏ
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Một Vài hình ảnh về chùa Phật Tích​
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 18/11/2007
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chùa Linh Quang, nơi thờ Nguyên phi Ỷ Lan. Nhìn từ núi Lạn Kha:
    [​IMG]
    Thiền định:
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh thieulambacphai. Ảnh thú vị lắm. Tiếc là chùa Phật Tích không còn dáng vẻ xưa đời Lý, Trần. Chắc hoành tráng phải biết. Hoặc nếu không chỉ cần dáng vẻ thời Lê Trịnh cũng được rồi. Tài liệu ghi lại, một bà cung phi phủ Chúa đã bỏ tiền và quyên tiền trùng tu lại chùa Phật Tích với hàng trăn gian, còn đẹp và lộng lẫy hơn, qui mô hơn chùa Bút Tháp. Tiếc là năm 1951, trong chiến tranh chống Pháp, bị phá mất. Sử sách mình thì bảo Pháp phá tan hoang. Còn dân quanh chùa, thì bảo do ********* phá.
    Cũng may trên núi Lạn Kha còn một số cây thông. Nhưng giá nó dầy hơn và có nhiều cây cổ thụ thì đẹp.
    Mùa thu, lên đỉnh Lạn Kha chụp ảnh và ngắm cảnh thì đẹp tuyệt cú mèo.
    Anh thieulambacphai đang thiền định à?

Chia sẻ trang này