1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Nhìn dáng vẻ và nét mặt của phiên bản phật a di đà ở Bảo tàng lịch sử khổ sở quá. hihihi
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Mạnh Trinh:::
    Hoàng Cầm, "Bên kia sông Đuống"
    NV, 10/4/04
    Có một dòng sông, nhờ một bài thơ mà trở thành một biểu tượng của quê hương, mà mỗi khi nghe nhắc đến lại nao nao trong da.. Đó là trường hợp con sông Đuống được nhắc đến trong thơ Hoàng Cầm. Bài thơ "Bên Kia Sông Đuống".
    Nói đến tên tuổi nhà thơ này, có người thích và cho rằng tiêu biểu nhất là bài thơ "Đêm Liên Hoan", một thi khúc hùng tráng của một thời kháng chiến. Hay, bài thơ "Tiếng Hát Quan Họ" cũng là tiếng thơ của vùng Kinh Bắc, cái nôi văn hóa của dân tộc VN. Cũng như về sau này, với "Lá Diêu Bông", một bài thơ trở thành nguồn cội cho nhiều ca khúc của những bản nhạc làm rung động lòng người.
    Riêng với tôi, mỗi lần đọc bài thơ trên, tôi lại nghĩ về quê hương tôi lúc tôi rời bỏ khi vừa ở tuổi vừa biết cắp sách đến trường. Quê nội tôi là một làng nhỏ ven bờ sông Đuống và những hình ảnh của nó chỉ là những ký ức lãng đãng trong tiềm thức. Tôi thường hay nghe cha mẹ tôi nhắc đến ngôi nhà thờ có bậc thềm cao đầy những hoành phi câu đối của một thời hưng vượng. Những cây nhãn, cây bưởi mà tuổi tác cũng ngang với những đứa trẻ trong họ, bây giờ đã sống tán lạc ra mấy phương trờị Những vuông sân gạch mênh mông, thuở nào bước chân trẻ thơ lẫm chẫm. Rặng tường hoa dọc theo bờ ao, những mảnh sứ cẩn lóng lánh mầu nắng. Hai cổng gạch và cánh cửa sắt như tượng trưng cho oai phong của dòng tộc, bây giờ có còn hiện hữu...
    Ơi, những liên tưởng để nhớ lại và gửi về... Đọc những câu thơ, sao mà rưng rưng cảm động:
    "Em ơi, buồn mà chi
    Anh đưa em về sông Đuống
    Ngày xưa cát trắng phẳng lì
    Sông Đuống trôi đi
    Một dòng lấp lánh
    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
    Xanh xanh bãi mía bờ lau
    Ngô khoai biêng biếc
    Đứng bên sông sao nhớ tiếc
    Sao xót xa như rụng bàn taỵ
    .. Bao giờ về bên kia sông Đuống
    Anh lại tìm Em
    Em mặc yếm thắm
    Em thắt lụa hồng
    Em đi trẩy hội non sông
    Cười mê ánh sáng.. muôn lòng xuân xanh."
    Hình như bài thơ này Hoàng Cầm viết vào đúng năm tôi sinh ra đờị Tới bây giờ đã hơn nửa thế kỷ, biết bao nhiêu là biến động diễn ra trên quê hương đất nước tôị. Và ngôi làng nhỏ, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi chắc cũng phải chịu nhiều tang thương biến đổị. Dòng sông thuở nào bây giờ có còn bãi mía bờ lau, hay tất cả đã bồi lở theo từng năm tháng. Những con cháu trong dòng họ tôi, bây giờ trôi nổi sống ở những lục địa khác nhau, không biết có còn giây phút nào, ngóng về quê cũ để bồi hồi sống lại những mảnh đời đã trôi vụt qua nhanh vào quá vãng. Riêng tôi, có lẽ, nhờ những câu
    thơ trong tâm não, để một thời sống lạị Đọc thơ Hoàng Cầm, thấy dậy lên một niềm tự hào âm thầm.
    Quê cha đất tổ tôi, những địa danh được nhắc đến trong văn học có phải là chút hãnh diện của người bị lưu lạc tha hương từ lúc còn trẻ dại?
    Nhưng, đời sống của thi sĩ Hoàng Cầm thì buồn lắm và đầy bất hạnh. Tham gia kháng chiến sau 1945, góp nhiều công sức nên khi trở về Hà Nội được tin cậy và giữ chức vụ Trưởng Đoàn Văn Công của Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân. Thế mà vì tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị cách tuột chức tước, tù tội, nghèo đói cho đến tận cuối đời. Hoàng Cầm bị kiểm thảo, bị làm nhục, bị o ép theo dõi, có lúc ông tưởng rằng không thể nào chịu đựng những bất hạnh quá mức như thế. Trong một bức thư gửi cho con gái là Kiều Loan con người vợ trước đang sinh sống ở San José "...Đến khi chị Yến của con chết thì người bố hoàn toàn sụp đổ, hàng tháng sau vẫn chỉ là cái xác vật vờ, lờ lững mà thôi..." Bị tù giam vì chuyển bản thảo tập thơ "Kinh Bắc" cho Nguyễn Mạnh Hùng mang ra ngoại quốc in, rồi bị tịch thu sách vở bản thảo, rồi hai người thân nhất là vợ và con gái từ trần trong thời gian ngắn, rồi khi được thả thì bị công an làm nhục, mang hình ảnh tên tuổi bêu riếu ngoài phường phố. Tất cả những biến động ấy đã biến ông thành một người phẫn chí, lẩm cẩm. Mấy chục năm trong thời cộng sản, thân phận của một thi sĩ thật đoạn trường. Đến nỗi nhà thơ Phùng Quán khi đến thăm đã viết bài thơ trên giấy xi-măng bằng than củi để an ủi người bạn mà cũng là người anh đáng thương:
    "Tôi tin núi tàn!
    Tôi tin sông lấp!
    Nhưng tôi không thể nào tin:
    Một nhà thơ như anh lại ngã lòng suy sụp
    Tôi tin, nhà thơ anh đã viết
    Cách đây ba mươi năm
    Những vần thơ lẫm liệt!
    Tiểu đội anh, những ai còn và ai mất?
    Không ai còn ai mất
    Chỉ chết cả mà thôi!
    Người sau kẻ trước lao vào giặc,
    Giữ vững ngàn thu một giống nòi
    Thế gian có một ngàn con sông
    Và một ngàn nhà thơ lớn
    Nhưng chỉ có một dòng
    May được thơ xưng tụng
    Nhờ đó mà vang vọng
    Nhờ thơ mà vinh danh
    Đó là con sông Đuống
    Con sông của quê anh
    Mà anh xót xa như bàn tay anh ngón rụng
    Tôi có một niềm tin
    Chắc như đanh đóng cột
    Ngày mai anh nhắm mắt.
    Đi sau linh cữu anh,
    Ngoài bạn hữu gia đình,
    Có cả con sông Đuống
    Sông Đuống sẽ mặc đại tang
    Khóc bên bồi bên lở,
    Sóng cuộn bờ nức nở,
    Ngàn đời chịu tang anh
    Tôi tin núi tàn!
    Tôi tin sông lấp!
    Nhưng tôi không thể nào tin
    Một nhà thơ như anh
    Lại ngã lòng suy sụp."
    Thơ quá hay và cảm động bởi một tấm lòng biểu lô.. Phùng Quán với những bài thơ, câu văn viết cho những người cùng hoạn nạn cho chúng ta cái tâm vòi vọi của kẻ sĩ. Trong hoàn cảnh ấy,cuối đường của khốn cùng. Chỉ còn văn chương, để làm cây gậy chống và đứng dậỵ Phải rồi, chính người thơ ấy đã viết những vần lẫm liệt của "Đêm Liên Hoan", ngôn ngữ dậy lửa của đòi hỏi hy sinh xương máụ Phải rồi, chính người thơ ấy đã viết cho dòng sông quê hương những hình ảnh thần kỳ của
    tấm lòng tha thiết. Phải rồi, chính người thơ ấy đã mang những ẩn dụ vào thi ca để bầy tỏ nỗi niềm của "Lá Diêu Bông". Thơ và đời, sao trái ngược, thi ca sang cả, hạnh phúc, hào hùng trong khi đời thường nghèo đói bất hạnh phủ vây.
    Xuân Sách, cũng những ngậm ngùi, những phác họa một chân dung thi sĩ nhiều sóng gió:
    "Em ơi buồn làm chi
    Em không buồn sao được!
    Quan họ đã vào hợp tác
    Đông Hồ gà lợn nuôi chung
    Bên Kia Sông Đuống em trông
    Tìm đâu thấy Lá Diêu Bông hỡi chàng!"
    Em ơi buồn làm chi! Câu thơ của một thuở nào "Bên Kia Sông Đuống" bây giờ Xuân Sách nhắc lại như một chút cay đắng cũ càng. Tất cả thay đổi rồi, người thi sĩ mất đi vị trí thời trước. Văn nghệ đã bị mặc chung bộ đồng phục, tranh gà lợn không còn nét trong sáng tư riêng.Và Lá Diêu Bông cũng là những gì không thực, mà người thơ cứ tha thẩn kiềm tìm mãi mãi mà không thấy. Xuân Sách nhắc đến Tiếng Hát Quan Họ với những câu thơ của Hoàng Cầm như
    "...Suốt tháng giêng mưa xuân trắng ngõ
    Những người gái thôn Dương Ổ
    Đập sợi thâu đêm
    Khi nắng lên se chỉ trắng ngoài thềm
    Khi giăng lên đưa con thoi dệt vải
    Tiếng hát chập chùng, mái tranh phủ khói
    Chị em hẹn nhau ngày hội sang năm..."
    Một thời nào xưa lắm, có phảỉ Thuở thanh bình với phong tục dân gian đáng yêu, bây giờ có còn? Hay, tất cả, trôi theo dòng thời thế, để vỡ vụn, nát tan? Một bài thơ, mà nhiều nhạc sĩ đã tạo thành những ca khúc để đời: Trần Tiến, Phạm Duy, Lê Yên, Ngọc Thanh.
    "Lá Diêu Bông":
    "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
    Chị thẩn thơ đi tìm
    Đồng chiều
    Cuống ra....
    Chị bảo
    Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
    Từ nay ta gọi làm chồng.
    Hai ngày
    Em tìm thấy lá
    Chị lắc đầu
    Đâu phải lá Diêu Bông
    Mùa đông sau
    Em tìm thấy lá
    Chị châu mày
    Trông nắng vãn ven sông
    Ngày cưới chị
    Em tìm thấy lá
    Chị cười
    Xe chỉ ấm trôn kim
    Chị ba con
    Em tìm thấy lá
    Xòe tay phủ mặt
    Chị không nhìn
    Từ thuở ấy...
    Em cầm chiếc lá
    Đi đầu non cuối bể
    Gió quê vi vút gọi
    Diêu bông hời...
    .. Ơi Diêu Bông..!"
    Bài thơ như một câu chuyện không đoạn kết. Ở mỗi chủ quan người đọc, nảy ra những suy tưởng khác nhaụ Trường hợp các nhạc sĩ là thí du.. Mỗi người khai triển bài thơ theo suy cảm riêng. Chính cái bảng lảng của những câu hỏi cho một vấn nạn mờ ảo tạo thành sự dàn trải rộng khắp cho một không gian thi ca. Lá Diêu bông, rõ ràng là một ẩn dụ! Đi tìm nó, có phải là một công trình vô vọng? Hay, chính là hình tượng của niềm hy vọng vào cái thẩm mỹ quan của sự toàn bích? "Gió quê vi vút
    gọi... Diêu Bông hời... Ời Diêu bông" có phải là tiếng gọi của một hồn thơ luôn luôn bị bủa vây trong dây xích buộc trói của chữ nghĩa?
  3. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Việt nam ta hãy mau chóng lớn mạnh lên, để đòi lại những gì mà người Pháp, người Mỹ, người Trung Quốc, người Đài Loan, ...lấy đi

  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bức tượng phiên bản không có thần như bức nguyên gốc. Đó là do tài năng chưa đạt của người phục chế. Làm sai nguyên tác là do vô trách nhiệm.Tài năng kém thì đáng tiếc; vô trách nhiệm thì đáng trách.
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đó là quang cảnh 2 năm trước, giờ đây thông đã phủ kín núi. Lối lên đỉnh Lạn Kha đã được làm bậc đá, giống như bên đền Sóc ở Sóc Sơn.
    Trên đỉnh núi giờ đang xây bệ để đặt tượng Phật ngồi thiền, nếu tôi nhớ không nhầm thì dự tính cao 13m. Sau khi đặt bức tượng này. Đứng từ bờ nam sông Đuống, nơi có chùa Bút Tháp, lăng Kinh Dương Vương ngắm vọng sang sẽ rất thú vị. Đức Phật toạ thiền trên đỉnh núi trầm mặc mà thoát tục, thực mà ảo. Một không gian như trong cổ tích vậy.
    Nếu về Phật Tích có thể kết hợp sang thăm Bút Tháp thông qua đường thuỷ, đi đò qua sông Đuống, sẽ rất gần. Có thể hoà mình trong không gian sông nước bãi bồi phì nhiêu. Cuộc hành hương về đất Phật sẽ tăng thêm nhiều ý nghĩa.
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Mod duyệt bài vở gì mà lâu thế? 1 tháng của tôi rồi đó.
    huhu
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh Thiếu lâm bắc phái. Trước Tết này về Bắc, có lẽ phải ghé Phật Tích. Giá như thay vì tạc tượng Phật ngồi (bằng đá hay bêton cốt thép?) trên đỉnh Lạn Kha thì tái tạo chữ Phật dài vài trượng khắc vào vách đá thời Lý Thánh Tông hay dựng lầu vọng tiên có vài bước tượng tiên đánh cờ và tiều phu Vương Chất còn hơn.
    Không rõ hoa mẫu đơn trong hội xuân xưa là hoa mẫu đơn đỏ như hiện nay hay là hoa mẫu đơn kiểu quốc hoa của Tàu?
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đền Bà chúa Kho, Tp Bắc Ninh
    Đầu năm vay lễ, cuối năm trả nợ
    [​IMG]
    Cổng đền
    [​IMG]
    Lối vào hàng quán giăng đầy. Cuối thu làm ế ẩm của dịch vụ viết sớ, khấn thuê
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    tượng tướng canh cổng đền
    [​IMG]
    Cánh cổng đền
    [​IMG]
    Tòa thiêu hương
    [​IMG]
  9. kikovn

    kikovn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    giờ này thì chắc Đền Bà Chúa Kho phải tấp nập rồi chứ .
    Cuối năm rồi
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bên kia sông Đuống

    Em ơi! Buồn làm chi
    Anh đưa em về sông Đuống
    Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ

    Sông Đuống trôi đi
    Một dòng lấp lánh
    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
    [​IMG]
    Xanh xanh bãi mía bờ dâu
    Ngô khoai biêng biếc
    Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
    Sao xót xa như rụng bàn tay
    [​IMG]
    Bên kia sông Đuống
    Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
    Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
    Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
    Ruộng ta khô
    Nhà ta cháy
    Chó ngộ một đàn
    Lưỡi dài lê sắc máu

    Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
    Mẹ con đàn lợn âm dương
    Chia lìa đôi ngả
    Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
    Bây giờ tan tác về đâu ?
    [​IMG]
    Ai về bên kia sông Đuống
    Cho ta gửi tấm the đen
    Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
    Những hội hè đình đám
    Trên núi Thiên Thai
    Trong chùa Bút Tháp
    Giữa huyện Lang Tài
    Gửi về may áo cho ai

    Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
    Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
    Những cụ già phơ phơ tóc trắng
    Những em xột xoạt quần nâu
    Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?

    Ai về bên kia sông Đuống
    Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
    Những cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu tỏa nắng
    Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
    Bãi Tràm Chỉ người dăng tơ nghẽn lối
    Những nàng dệt sợi
    Đi bán lụa mầu
    Những người thợ nhuộm
    Đồng Tỉnh, Huê Cầu
    Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?

    [​IMG]
    Bên kia sông Đuống
    Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
    Dăm miếng cau khô
    Mấy lọ phẩm hồng
    Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm?
    Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
    Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo
    Xì xồ cướp bóc
    Tan phiên chợ nghèo
    Lá đa lác đác trước lều
    Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

    Chưa bán được một đồng
    Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
    Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
    Có con cò trắng bay vùn vụt
    Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ?
    Mẹ ta lòng đói dạ sầu
    Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ.

    Bên kia sông Đuống
    Ta có đàn con thơ
    Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
    Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
    Lấy mẹt quây tròn
    Tưởng làm tổ ấm
    Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
    Ú ớ cơn mê
    Thon thót giật mình
    Bóng giặc dày vò những nét môi xinh

    Đã có đất này chép tội
    Chúng ta không biết nguôi hờn

    Đêm buông xuống dòng sông Đuống
    - Con là ai ? - Con ở đâu về ?

    Hé một cánh liếp
    - Con vào đây bốn phía tường che
    Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
    Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng
    Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
    Những chuyện muôn đời không nói năng
    [​IMG]
    Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
    Bộ đội bên sông đã trở về
    Con bắt đầu xuất kích
    Trại giặc bắt đầu run trong sương
    Dao loé giữa chợ
    Gậy lùa cuối thôn
    Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
    Ăn không ngon
    Ngủ không yên
    Đứng không vững
    Chúng mày phát điên
    Quay cuồng như xéo trên đống lửa
    Mà cánh đồng ta còn chan chứa
    Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
    [​IMG]
    Gió đưa tiếng hát về gần
    Thợ cấy đánh giặc, dân quân cày bừa
    Tiếng bà ru cháu buổi trưa
    Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
    "À ơi... cha con chết trận từ lâu
    Con càng khôn lớn càng sâu mối thù"
    Tiếng em cắt cỏ hôm xưa
    Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay
    "Thân ta hoen ố vì mày
    Hờn ta cùng với đất này dài lâu..."
    [​IMG]
    Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau
    Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu
    Cánh đồng im phăng phắc
    Để con đi giết giặc
    Lấy máu nó rửa thù này
    Lấy súng nó cầm chắc tay
    Mỗi đêm một lần mở hội
    Trong lòng con chim múa, hoa cười
    Vì nắng sắp lên rồi
    Chân trời đã tỏ
    Sông Đuống cuồn cuộn trôi
    Để nó cuốn phăng ra bể
    Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
    Bao nhiêu nước mắt
    Bao nhiêu mồ hôi
    Bao nhiêu bóng tối
    Bao nhiêu nỗi đời.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bao giờ về bên kia sông Đuống
    Anh lại tìm em
    Em mặc yếm thắm
    Em thắt lụa hồng
    Em đi trảy hội non sông
    Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
    Việt Bắc, tháng 4-1948
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này