1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tiếp ảnh sông Đuống
    Chùm ảnh này của Đặng Lam Điền, chụp vào mùa thu 2005, khu vực gần chùa Phật Tích. Mùa thu, rong ruổi xe đạp hay xe máy trên đê sông Đuống thì thật tuyệt.
    [​IMG]
    "Bờ đê, bờ đê, dài mãi những con đường quê, đường quê"
    [​IMG]
    Không hiểu sao, vào dịp hè thu quay lại vùng ven đê sông Đuống hay vùng Phật Tích chụp ảnh, lang thang, tôi lại nhớ tới bài hát "Tháng Tư về" của nhạc sĩ Dương Thụ, vì có cảm giác không gian trong bài hát ấy chính là vùng này (nhạc sĩ Dương Thụ cũng có nhà vườn bên núi Chè, Tiên Du)
    [​IMG]
    Núi Lạn Kha/ Phật Tích nhìn từ đê sông Đuống
  2. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh vì bài thơ ***g hình ảnh của mình. Một vùng quê dọc bên bờ sông Đuống hiện lên trong thơ Hoàng Cầm và những hình ảnh Đặng Lam Điền .
    Lâu lắm rồi em mới dc coi những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà mang hồn của quê hương .
    Mong anh tiếp tục đăng tải những bài viết + hình ảnh về quê Kinh Bắc ngàn năm văn hiến!

  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh vì bài thơ ***g hình ảnh của mình. Một vùng quê dọc bên bờ sông Đuống hiện lên trong thơ Hoàng Cầm và những hình ảnh Đặng Lam Điền .
    Lâu lắm rồi em mới dc coi những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà mang hồn của quê hương .
    Mong anh tiếp tục đăng tải những bài viết + hình ảnh về quê Kinh Bắc ngàn năm văn hiến!

    [/QUOTE]

    Cảm ơn bạn nhiều. Tết này, tôi về Bắc, chắc sẽ đi Bắc Ninh chụp ít ảnh. Cầu trời rét thì cứ rét, nhưng đừng mưa. hì
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 23:08 ngày 18/01/2008
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn những bức ảnh rất đẹp của bác.
    Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Đuống. Nhưng phải mãi khi đi xa nhiều, tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp và khí thiêng sông núi quê mình.
  5. RBDuong

    RBDuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Thanks Rapchieubongthienduong với những bức ảnh chân thật quê mình! Mỗi lần từ HN về, qua đường thấy hướng về Phật Tích, chỉ tiếc là lần nào cũng vội. Bạn cho hỏi thôn Vĩnh Phú nằm ở vị trí nào nhỉ! Có cách núi LK xa ko?
  6. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Rét mà không mưa, thì đặc trưng mùa đông đất Bắc vứt đi,
    Nhưng chụp ảnh mưa tỏ ra cũng thú vị,
    Chúc nhiếp ảnh gia được toại nguyện,
  7. dongnganxu

    dongnganxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    http://www9.ttvnol.com/forum/KBC/KINH-BAC-DAT-TRANG-NGUYEN-NIEM-TU-HAO-CHO-BAN-CHO-TOI/1010221.ttvn
    Trấn Kinh Bắc khi xưa là đất trạng nguyên, giờ nguyên người nói trạng
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Mưa lây rây, đừng làm ướt áo, còn chụp được ảnh, hìi
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người đã khen ngợi
    Về Bắc Ninh, mê nhất là đi dọc sông Đuống.
    Mong có một ngày có tour du lịch đi suốt sông Đuống, ghé đền Gióng, chùa Kiến Sơ, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, lăng Sĩ Nhiếp, dấu tích thành cổ Luy Lâu, lăng và mộ Kinh Dương Vương, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh, chùa phật Tích, Lệ Chi Viên (phục dựng được hành cung làm KDL thì hay biết mấy, nhưng vướng pháp lệnh đê điều, hì), làng Đông Hồ, rồi ra tận cửa Lục Đầu; chứ không phải tour ngắn như hiện nay.
    Nghe nói có công ty DL ở HN mở tour đường sông Hà Nội - Lục Đầu - Hạ Long, nhưng ko thấy quảng cáo tăm hơi gì.
    "Sông Đuống trôi đi, một dòng lấp lánh''
    Thật vinh phúc cho những ai được sinh ra và lớn lên bên cạnh những con sông văn hóa
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đôi điều về Công, Dung, Ngôn, Hạnh của phụ nữ Quan họ
    Trong lễ giáo xưa, những chuẩn mực để đánh giá người phụ nữ là Tam Tòng (Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử), Tứ Đức (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Trải qua tiến trình lịch sử, có những giá trị, chuẩn mực không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, sự phát triển luôn gắn liền với tính kế thừa. Trong truyền thống và đương đại ?oTứ Đức? của người phụ nữ Quan họ thể hiện như thế nào? Theo quan niệm xưa, Công là sự khéo léo của phụ nữ trong việc làm tại gia đình. Họ phải biết sắp xếp công việc sao cho hợp lý, việc gì cũng cần chu đáo, không chỉ khéo léo về nữ công gia chánh, đảm đang nội trợ mà còn phải biết ?ođối nội, đối ngoại? khôn khéo, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan. Sự tháo vát, nhanh nhạy của người phụ nữ Quan họ ngày xưa: ?oGái Nội Duệ-Cầu Lim đẹp người, đẹp nết vẫn được ngợi ca ?oBấy lâu con gái làng nhà/Đảm đang nức tiếng, tài hoa nhất vùng/Đã thạo dệt cửi, lại giỏi nữ công/Ngược xuôi Nam Bắc, gánh gồng bán buôn?. Người phụ nữ thời nay ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, họ không chỉ ?ođảm việc nhà? mà còn ?ogiỏi việc nước?. Dung là sự hòa nhã trong sắc diện. Đó là vẻ đẹp của sự hài hòa giữa hình thức và tâm hồn. Thời thế thay đổi, song không ít chuẩn mực vẫn nguyên chân giá trị. Vẻ đẹp mang tính cổ truyền của người phụ nữ thời xưa ?oNhững cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu tỏa nắng? không còn phù hợp với nhịp sống hiện đại nữa, nhưng có ai phủ nhận ?oCái nết đánh chết cái đẹp?? Sắc đẹp là diễm phúc. Nhưng bản thân cái đẹp không phải là đức tính. Nữ tính là nét chung, chỉ cần gọn gàng, tinh tế trong cách ăn mặc, trang điểm, một vẻ mặt tươi tắn, phong thái cởi mở, khiêm nhường thì người phụ nữ đã đẹp lên rất nhiều trong mắt người khác giới. Về cách ăn mặc, trang phục truyền thống của người phụ nữ Kinh Bắc nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung chủ yếu là áo, yếm, váy một kiểu. Ngày nay, sự giao thoa với cộng đồng thế giới và do công việc... đã khiến trang phục của chị em thật phong phú về cả màu sắc lẫn kiểu cách. Họ quan tâm xem mặc trang phục gì, khi nào và ở đâu để vừa đẹp lại vừa thuận tiện, thoải mái. Nếu là công chức, họ nhanh nhẹn, năng động với bộ vest công sở; nếu là công nhân ở các khu công nghiệp mặc bảo hộ lao động, cuốn gọn mái tóc dài duyên dáng để bảo đảm an toàn trong sản xuất... Tất cả thể hiện họ là phụ nữ của thế kỷ XXI, bao hàm trong chữ Dung là sự hòa quyện giữa tâm hồn và hình thức. Các cụ ta có câu ?oChim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe?, lời nói có duyên bao giờ cũng gây được thiện cảm với người nghe. Ngôn trong Tứ Đức là lời nói dịu dàng, có duyên. Không thể phủ nhận sức thuyết phục của người phụ nữ mỗi khi lên tiếng khuyên chồng, dạy con ở nhà, cho đến dàn xếp công việc, thương lượng trong kinh doanh, buôn bán. Quan niệm về Ngôn của người con gái thời nay kế thừa, phát triển để phù hợp với sự giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài. Phụ nữ hôm nay vẫn ?ohọc ăn, học nói? để nói năng lịch thiệp, xã giao khéo léo, mạnh dạn, ứng xử thông minh và có kiến thức. Tìm về với sinh hoạt văn hóa Quan họ để thấy sự khéo léo của các liền chị. Quan họ mời nhau miếng trầu mà gửi biết bao nhiêu tình cảm ?oCái miếng trầu ngon kết ngãi đá vàng/ Đá vàng là bạn trăm năm/Nguyện xin hảo hợp sắt cầm hòa hai/Trầu này thắm mãi không phai? Cái duyên của người Quan họ đã vấn vít bao khách thập phương khi đến với vùng đất Kinh Bắc-Bắc Ninh để mỗi mùa xuân-mùa trẩy hội cứ ?ođến hẹn lại lên?-?oQuan họ trở ra về có nhớ đến chúng em chăng?/Ai đem người ngọc thung thăng chốn này/Quan họ trở ra về khăn áo người gửi lại đây/ Chữ nhớ thương em xếp để dạ này bao quên?. Chẳng phải chỉ ngày xưa mà cả thời nay, phụ nữ Kinh Bắc vận áo mớ ba mớ bảy, cất câu ?oNgười ơi, người ở đừng về? với đầy đặn vang, rền, nền, nảy thì có ai mà không lưu luyến, vấn vương?
    Hạnh thể hiện phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Đó là thương chồng, thương con, giàu lòng nhân ái, đức hy sinh, son sắt thủy chung... ?oChồng em áo rách em thương/Chồng người áo gấm xông hương mặc người? (Ca dao). Vẫn cần giữ nguyên những phẩm chất đó, phụ nữ thời nay còn là những công dân sống có trách nhiệm với cộng đồng, họ có ước mơ, có hoài bão và biết nỗ lực để biến ước mơ, hoài bão ấy trở thành hiện thực. Trong thước đo của xã hội hiện đại, Công, Dung, Ngôn, Hạnh có nhiều thay đổi. Song là sự kế thừa và phát triển thêm những giá trị để phù hợp với thời đại. Sự tiếp biến về văn hóa khi giao lưu với cộng đồng quốc tế là sự hòa nhập chứ không hòa tan. Và với người phụ nữ Việt Nam nói chung, người phụ nữ Kinh Bắc-Bắc Ninh nói riêng, những phẩm chất tốt đẹp ấy vẫn cần được lưu giữ
    Vũ Thanh Phúc

Chia sẻ trang này