1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chùa Bút Tháp - viết thơ lên trời xanh

    Bài: Bắc Cường
    Ảnh: Khắc Huy

    Từ trung tâm Hà Nội theo quốc lộ 5 đ i 15 km, đến khu vực Sủi, rẽ tay trái chừng 5 km là tới. Hoặc men theo đê xanh mướt cỏ, vi vu sáo diều sông Đuống chừng 17 km hoặc theo thuyền ngược sông Hồng rồi rẽ vào sông Đuống xuôi dòng khoảng 20 km khi nào thấy ?otháp Bút viết thơ lên trời xanh? là đến khu vực chùa Bút Tháp - không gian thấm đẫm hồn xưa.

    Nằm ven đê sông Đuống, xã Đình Tổ, năm 1647 dưới thời vua Lê Cảnh Chân, chùa Bút Tháp được xây dựng lại, mở rộng qui mô trên nền ngôi chùa cổ. Tương truyền, khi rời nơi tu hành cũ ở bờ Bắc qua sông Đuống, thiền sư Chiết Chuyết người tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc thấy đàn nhạn bay đậu xuống dải đất ven sông bèn dựng thảo am trên nền chùa cũ. Tên chữ chùa là Ninh Phúc tự có nghĩa là đàn nhạn bay. Chùa cũng gắn với tên tuổi của một người phụ nữ tài sắc Việt Nam thế kỷ 17 - hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc - vốn là quận chúa của chúa Trịnh Tráng. Chồng bị xử tội chết, bà bị cha ép gả cho vua Lê Thần Tông. Cãi lời cha chẳng được, bà lánh vào cõi Phật, xuất tiền của và quyên góp xây chùa Bút Tháp. Cũng chính thời gian này, bà sáng tác cuốn Ngọc Âm chỉ nam nhằm diễn giải tiếng Hán sang tiếng Việt bằng hàng nghìn câu thơ. Đây được coi là cuốn từ điển Hán - Việt đầu tiên của Việt Nam.
    Với hơn 100 gian, kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc (trong chữ công, ngoài chữ quốc theo Hán tự), Ninh Phúc tự có qui mô rộng lớn so với nhiều chùa khác. Qua tam quan cũng là gác chuông cấu trúc kiểu chồng diêm 8 mái, sẽ tới tam bảo nằm dưới bóng đa, đề râm mát. Chỉ ngày lễ lớn, của tam bảo mới rộng mở, còn ngày thường thì phải đi qua cửa nhỏ hai bên. Trong chùa có hơn 50 pho tượng lớn nhỏ, nhưng nổi bật nhất là tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được coi là kiệt tác điêu khắc Việt Nam. Được khởi tạc năm 1656, nhưng phải mất mấy năm trời mới xong. Tượng cao chừng 2,5 m, ngồi trên đài sen dưới là ác quỉ đội, gương mặt vừa nghiêm trang từ bi, vừa mềm mại, đầy nữ tính, hiền dịu, thể hiện khát vọng yêu thương, bao dung và tha thứ. Tam bảo nối với am Tích Đức bằng cây cầu đá nhỏ nhắn duyên dáng. Phù điêu trên cầu được chạm trổ tinh xảo với hoa sen, hoa cúc, hươu nai? thân thiết với cuộc sống đời thường của người dân. Am Tích Đức cao 13m, gồm 3 tấng, 12 mái lợp ngói mũi hài là điểm nhấn toàn cảnh chùa. Trong am có cột kinh Cửu phẩm liên hoa bằng gỗ chạm trổ đẹp. Ở các chùa khác, khi đăng đàn niệm Phật, tín đồ phải chạy xung quanh cột kinh, nhưng vì đây là chùa của vua chúa nên thay vì chạy, tín đồ chỉ ngồi tĩnh tại, cột kinh sẽ được quay tròn.
    Đi tiếp sẽ tới trung đường và hậu đường thờ thiền sư từng trụ trì và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc cùng các con. Hai cây tháp đá sau vườn chùa đều cao chừng 20 m đặt hài cốt tổ thứ nhất và tổ thứ hai trụ trì, song nổi bật nhất là tháp nơi an vị của thiền sư Chiết Chuyết - tổ thứ nhất. Tháp hình tròn, dưới chân tạc rồng uốn lượn, kết lại thon thon ở đỉnh bằng hình tượng quả bầu tiên xinh xắn. Đứng từ trên đê có thể ngắm toàn cảnh chùa với tháp đá như ngọn bút vút cao giữa màu xanh rợp mát của cây lá đề thơ vào trời mây. Cũng chính vì vậy, nhân dân thường gọi là chùa Bút Tháp. Ngày hội chính diễn ra vào mùa xuân. Nhớ lại trong thời gian những năm 1950 khi thực dân Pháp tái chiếm, nhân dân xã Đình Tổ đều không khỏi bồi hồi, suýt nữa thì một trong những kiệt tác kiến trúc của dân tộc tan hoang bởi may mắn thay một trận đánh lớn theo dự định đã không diễn ra tại đây. Đầu những năm 1990, chùa được sự trùng tu với sự tài trợ của đại sứ quán nước cộng hòa liên bang Đức, trả lại nét đẹp gần như nguyên vẹn gần 400 năm qua.
    [​IMG]
    Toàn cảnh chùa Bút Tháp nhìn từ đê sông Đuống
    [​IMG]
    Am Tích Đức
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 16/09/2007
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Ảnh Chùa Bút Tháp
    Ảnh: Đặng Lam Điền, Nguyễn Khắc Huy, Nguyễn Xuân Phú
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 16/09/2007
    [​IMG]
    toàn cảnh chùa Bút Tháp nhìn từ đê sông Đuống
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 16/09/2007 [​IMG]
    Du khách đi xe đạp dọc đê sông Đuống đến với chùa Bút Tháp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tam quan + gác chuông
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 14:28 ngày 16/09/2007 [​IMG]
    [​IMG]
    Cổng phụ và hành lang
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 16/09/2007
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cầu đá dẫn vào am Tích đức
    [​IMG]
    Đầu xà tòa bái đường
    [​IMG]
    Am Tích Đức
    [​IMG]
    Từ tòa tiền đường nhìn ra hành lang
    [​IMG]
    Hành lang
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Liên hoa đài (biểu tượng cột kinh) trong am Tích Đức
    [​IMG]
    Phật bà nghìn mắt nghìn tay - 1 trong những pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay to nhất, đẹp nhất Việt Nam, cùng với tượng chùa Mễ Sở (Hưng Yên), chùa ở Gia Lâm (Hà Nội)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tượng Phật ở tiền đường
    [​IMG]
    Tháp Bút, làm bằng đá xanh, cao chừng 20 m, nơi đặt thi hài của thiền sư Chiết Chuyết, người Giang Tô, Trung Quốc sang tu và xây dựng lại chùa
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 16/09/2007
  3. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Đất Kinh bắc
    [​IMG]
    Người Kinh bắc
    [​IMG]
  4. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    Có người khoe ảnh đẹp he he he he
    Anh ơi đi đội lễ thì kế hoạch 3 năm của anh em nghi phải chuyển thành kế hoạch 10 năm lém ke ke ke ke ke
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Người Kinh Bắc
    Làng Quan họ chờ em
    TPO - Nguyễn Thị Hồng Nhung đến với Hội thi từ làng Dược Phú, thuộc miền Quan họ Tiên Du, Bắc Ninh. Nhung có mái tóc dài mềm mượt. Trong các hoạt động của hội thi, cô vẫn giản dị như đang đi dạo trên đường làng, hay dự cưới cô bạn gái ở cuối thôn...
    [​IMG]
    Có lẽ chiếc nón quai thao là tài sản quý giá nhất của Hồng Nhung trong chuyến đi này. Lên xe, xuống tàu, cô luôn nâng niu gìn giữ nó. Và vì thế, xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, nón quai thao và nét duyên Quan họ đã tạo cho Nhung một vẻ đẹp đằm thắm, khó quên...
    Có lần ngồi trên xe túc-túc ra sân khấu luyện tập, tôi thoảng nghe giọng hát của Nhung. Một đoạn trong khúc Giã bạn xao động lòng người: ?oNgười ơi người ở đừng về...? đã khiến mấy bạn ngồi bên cũng thẫn thờ nhung nhớ...
    Miền quê Quan họ đang chờ đón Nhung xuất hiện cùng chiếc nón quai thao trong đêm chung kết.
    Trung Hiền

    Theo Tienphongonline
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=94481&ChannelID=82


    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 15:46 ngày 16/09/2007
  6. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Người Kinh Bắc nữa nè;))
    [​IMG]
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đền thờ Sĩ Nhiếp
    Đền thờ Sĩ Nhiếp hay còn gọi là đền Lũng Khê, nằm ở huyện Thuận Thành, cách chùa Dâu chừng 3km về phía Đông, là nơi thờ Sĩ Nhiếp, thái thú người Tàu, cai trị Giao Châu (Việt Nam đời Đông Hán), thế kỷ 3 sau công nguyên.
    Ông được các nhà nho Việt coi là ***** của đạo Nho tại Việt Nam, vì có công truyền bá đạo Khổng vào Việt Nam. Tương truyền, Sĩ Nhiếp là người cai trị có tài, có đức nên được dân bản địa yêu mến. Dưới thời Sĩ Nhiếp, nông nghiệp, thương mại và học vấn khá phát triển. Luy Lâu (vùng Dâu Keo hiện nay) sầm suất, trên bến dưới thuyền.
    Cũng theo tương truyền, ông đã cho tạc 4 pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện từ cây dung thụ (cây đa cổ thụ) - chứa thi hài bé gái con của sư Khâu Đà La và Man Nương, sửa sang chùa Dâu.
    Đền Lũng Khê được dựng sau khi Sĩ Nhiếp mất và được sửa sang lớn dưới thời nhà Mạc, với qui mô nghi môn 5 cửa, sân hành lễ, bái đường, tả vu, hữu vu, hậu cung, vọng giang đài...Nhưng thời kháng chiến chống Pháp, khu đền này bị phá hủy, nay chỉ còn nghi môn, hậu cung.
    Hậu cung là phần sót lại của tòa nhà hình chữ Đinh (gian ống muống), bên trong có hai hàng tượng quan hầu khá to mặc áo triều phục đỏ, hình dáng người Tàu, sau cùng là kiệu thờ Sĩ Nhiếp.
    Sau khu đến tương truyền là mộ Sĩ Nhiếp nằm trên một đồi đất nhỏ, có tượng cừu đá (đây là con cừu đá thứ hai, sau cừu đá ở chùa Dâu, cạnh tháp Hòa Phong).
    Hiện nay, vào dịp lễ tết, thi cử, dân chúng trong xã vẫn tới thắp hương, tế lễ.
    [​IMG]
    Nghỉ chân bên bờ sông Đuống trên đường tới Bút Tháp, chùa Dâu,lăng đền Sĩ Nhiếp
    [​IMG]
    Nghi môn đền Sĩ Nhiếp trong ánh hoàng hôn mùa thu
    Ảnh: Đặng Lam Điền
  8. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Ớ, hoá ra rapchieubongthienduong là anh Lam Điền bên TT à? Mô phật!
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi khí không phải:D
    con cừu đá này có bị ...mài mất phần da phần thịt nào không vậy?
    và tại sao lại có tượng cừu ở các khu vực này
    Xin cảm ơn:)
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đoạn này làm hỏng hết cả một bài viết khá hay.
    Không biết tác giả không biết hay cố tình tránh né một sự thực?!

Chia sẻ trang này