1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của rapchieubongthienduong viết lúc 09:52
    Nhớ lại trong thời gian những năm 1950 khi thực dân Pháp tái chiếm, nhân dân xã Đình Tổ đều không khỏi bồi hồi, suýt nữa thì một trong những kiệt tác kiến trúc của dân tộc tan hoang bởi may mắn thay một trận đánh lớn theo dự định đã không diễn ra tại đây.
    [/quote]
    Thieulambacphai: Đoạn này làm hỏng hết cả một bài viết khá hay.
    Không biết tác giả không biết hay cố tình tránh né một sự thực?!
    Theo thông tin mà người viết bài này nhận được thì năm 1950 hay 1951 gì đó (không chính xác lắm), quân ta định phục kích giặc Pháp tại khu vực chùa Bút Tháp. Nhưng sau đó đã không diễn ra trận đánh này.
    Theo Thieulambacphai việc này là may hay không may? Cho một công trình kiến trúc cổ kính, qui mô vào loại lớn của người Việt?
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tocboduoiga2005: Ớ, hoá ra rapchieubongthienduong là anh
    Lam Điền bên TT à? Mô phật!
    Không phải đâu, Phật Mô. Đây là Đặng Lam Điền khác.hihi
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Luc_thao: Trích từ bài của rapchieubongthienduong viết lúc 20:53 ngày 16/09/2007:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đền thờ Sĩ Nhiếp
    ..........
    Sau khu đến tương truyền là mộ Sĩ Nhiếp nằm trên một đồi đất nhỏ, có tượng cừu đá (đây là con cừu đá thứ hai, sau cừu đá ở chùa Dâu, cạnh tháp Hòa Phong).
    Hiện nay, vào dịp lễ tết, thi cử, dân chúng trong xã vẫn tới thắp hương, tế lễ.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Xin hỏi khí không phải:D
    con cừu đá này có bị ...mài mất phần da phần thịt nào không vậy?
    và tại sao lại có tượng cừu ở các khu vực này
    Xin cảm ơn:)
    Cừu đá có bị mài mất da thịt hay không thì tôi không rõ. hìhì. Chắc tại thịt cừu lạ?
    Theo hiểu biết của rapchieubongthienduong thì những con vật như cừu, dê không phải là con vật quen thuộc trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt vùng đồng bằng sông Hồng. Nếu ở Việt Nam có 12 con giáp, thì Trung Quốc cũng có 12 con giáp (dĩ nhiên là mình học của Tàu), nhưng họ thay con mèo bằng con thỏ, thay con dê bằng con cừu (tuy nhiên, bạn tôi cho biết, ở Trung Quốc cừu và dê đều đọc là yang (dương).
    Con cừu đá chắc chắn là sản phẩm của người Hoa (cụ thể là Hoa Bắc, vùng Bắc Kinh, Hà Bắc, giáp vùng thảo nguyên và sa mạc Nội Mông, Mông Cổ) khi họ tới Luy Lâu. Có thể nó được tạc vào thời Sĩ Nhiếp khi trùng tu chùa Dâu? Tôi mới được biết có hai con cừu đá cổ tại chùa Dâu và lăng Sĩ Nhiếp, ngòai ra chưa nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên nước ta (có thể ngưòi Chăm cũng có, vì người Chăm theo văn hóa Ấn Độ nuôi bò, cừu nhiều, nhưng tôi chưa biết). Ai biết thì báo tin, cảm ơn nhiều.
    Tôi cho rằng, đằng sau câu chuyện của sư Khâu Đà La và Man Nương là chuyện hòa hợp giữa Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ và tôn giáo bản địa (thờ thiên nhiên) của người Việt. Điều này có thể lý giải tại sao tượng Pháp Vân chùa Dâu lại có nước da nâu, kiểu như da người Ấn mà chúng ta thường thấy hiện nay, chứ không phải nước da của phần lớn tượng gỗ của người Việt từ xưa.
    Tôi xin nói thêm về chuyện may hay không may khi một trận phục kích giặc Pháp không xảy ra ở chùa Bút Tháp những năm 1950. Có nhiều chuyện tôi đọc trong sách lịch sử, nhưng đến địa phương nói chuyện với những người già lại thấy khác, thậm chí khác 360 độ. Ví dụ như tôi được dạy rằng chùa Phật Tích (vốn đồ sộ, rộng lớn và đẹp không kém, thậm chí còn hơn chùa Bút Tháp, đây là ngôi chùa đã được đại tu vào thế kỷ 16 - 17 do công của một số quận chúa, hoàng thân thời Lê - Trịnh) còn lại nhỏ bé như hiện nay là do Pháp tàn phá. Nhưng khi hỏi chuyện một số người già ở quanh chùa thì sự thực không phải như vậy.
    Tôi chỉ không khỏi chạnh lòng khi thấy một công trình lớn của dân tộc bị phá hủy... Bao giờ mới phục dựng lại được?
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    @rapchieubongthienduong
    + Tôi xin nói thêm về chuyện may hay không may khi một trận phục kích giặc Pháp không xảy ra ở chùa Bút Tháp những năm 1950.
    --- Nếu không phục kích ở chùa Bút Tháp thì bọn Pháp tấn công làm gì chùa ấy. Cho nên vấn đề không phải ở bọn Pháp, mà là ở bọn khác.
    +Có nhiều chuyện tôi đọc trong sách lịch sử, nhưng đến địa phương nói chuyện với những người già lại thấy khác, thậm chí khác 360 độ. Ví dụ như tôi được dạy rằng chùa Phật Tích (vốn đồ sộ, rộng lớn và đẹp không kém, thậm chí còn hơn chùa Bút Tháp, đây là ngôi chùa đã được đại tu vào thế kỷ 16 - 17 do công của một số quận chúa, hoàng thân thời Lê - Trịnh) còn lại nhỏ bé như hiện nay là do Pháp tàn phá. Nhưng khi hỏi chuyện một số người già ở quanh chùa thì sự thực không phải như vậy.
    ---Chuyện này thì hiển nhiên rồi. Sách lịch sử chưa hẳn là nói đúng sự thực, nó phụ thuộc vào sự áp đặt của triều đại mà nó sinh ra.
    Đôi khi, lịch sử nằm trong kí ức của nhân dân mới là lịch sử. Trừ những gì thuộc về huyền sử.
    P/S: Hoá ra đã đọc bài của bác từ cách đây mấy tháng trong box Tuyên Quang. Những bài viết hay.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 14:08 ngày 18/09/2007
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    he he. Vâng ạ. nếu xảy ra trận phục kích tại chùa Bút Tháp thì bây giờ cái chùa 400 năm ấy tiêu tùng con mèo ú rồi. Bây giờ chúng ta xây dựng lại bằng beton cốt thép còn hoành tráng và sặc sỡ hơn chứ, nhìn mấy cái chùa mới đại tu bây giờ thì rõ. Cái nào cũng oách xà lách, cũng xanh đỏ tím vàng.
    Bọn đó là bọn nào thì tôi nghĩ ai cũng biết rồi đấy. hihi
    nếu chúng ta cần "vườn không nhà trống" để cản giặc thì cứ nói trắng ra, đừng có đổ thừa cho chúng việc mà chúng không làm.
    Làng tôi có ngôi đình to lắm, kiến trúc cũng khác với nhiều ngôi đình trong cùng khu vực, có 3 cây quéo/ trôi/muỗm (xoài) cổ thụ, gốc cây mấy người ôm mới xuể, nhưng năm 1951 - 1952 cũng bị "bọn" mà ai cũng biết là ai đấy dỡ ngói, xẻ cột ...tòa bái đường đem bán ...để cứu đói dân nơi khác. Theo những người già thì cứu đói hay không thì không biết, biết đâu tiền vào túi những kẻ mà ai cũng biết là ai đấy. Đến nay, những người ấy hoặc đến đời con họ (mà tôi chứng kiến) đều gặp nạn, hoặc có người hai vợ chồng thì lên lão, vẫn khỏe mạnh, nhưng hai người con trai của họ, một người đang thăng tiến thì bị bại não, một người bị ung thư chết rồi, còn một người cũng đang công danh thì 50 tuổi phải làm lại gần như từ đầu. Tôi không biết bình luận gì thêm vì đó là họ hàng gần của tôi.
    Chỉ tiếc là sau khi tòa bái đường và hệ thống cây cổ thụ bị triệt hạ, cái đình - trung tâm quyền lực của thiết chế chính trị xưa (cũng bị triệt hạ là dĩ nhiên rồi) và trung tâm văn hóa của dân làng cũng tàn tạ. Nó trở thành nhà kho chứa phân đạm, thuốc sâu, phế thải đổ xuống cái giếng nước ăn cửa đình, giếng đó thành giếng hoang. Sau này đình thành hội trường, thành lớp học, rồi được thêm mái hiên tây, bịt kín cột kèo. Lễ hội gắn với đình, miếu của làng xưa cũng to lắm, cuốn hút cả một vùng, nhưng 60 năm nay nó dường như không tồn tại trong tiềm thức của dân chúng.
    Hình như dân làng giàu lên nhưng cũng nghèo đi.
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    he he. Vâng ạ. nếu xảy ra trận phục kích tại chùa Bút Tháp thì bây giờ cái chùa 400 năm ấy tiêu tùng con mèo ú rồi. Bây giờ chúng ta xây dựng lại bằng beton cốt thép còn hoành tráng và sặc sỡ hơn chứ, nhìn mấy cái chùa mới đại tu bây giờ thì rõ. Cái nào cũng oách xà lách, cũng xanh đỏ tím vàng.
    Bọn đó là bọn nào thì tôi nghĩ ai cũng biết rồi đấy. hihi
    nếu chúng ta cần "vườn không nhà trống" để cản giặc thì cứ nói trắng ra, đừng có đổ thừa cho chúng việc mà chúng không làm.
    Làng tôi có ngôi đình to lắm, kiến trúc cũng khác với nhiều ngôi đình trong cùng khu vực, có 3 cây quéo/ trôi/muỗm (xoài) cổ thụ, gốc cây mấy người ôm mới xuể, nhưng năm 1951 - 1952 cũng bị "bọn" mà ai cũng biết là ai đấy dỡ ngói, xẻ cột ...tòa bái đường đem bán ...để cứu đói dân nơi khác. Theo những người già thì cứu đói hay không thì không biết, biết đâu tiền vào túi những kẻ mà ai cũng biết là ai đấy. Đến nay, những người ấy hoặc đến đời con họ (mà tôi chứng kiến) đều gặp nạn, hoặc có người hai vợ chồng thì lên lão, vẫn khỏe mạnh, nhưng hai người con trai của họ, một người đang thăng tiến thì bị bại não, một người bị ung thư chết rồi, còn một người cũng đang công danh thì 50 tuổi phải làm lại gần như từ đầu. Tôi không biết bình luận gì thêm vì đó là họ hàng gần của tôi.
    Chỉ tiếc là sau khi tòa bái đường và hệ thống cây cổ thụ bị triệt hạ, cái đình - trung tâm quyền lực của thiết chế chính trị xưa (cũng bị triệt hạ là dĩ nhiên rồi) và trung tâm văn hóa của dân làng cũng tàn tạ. Nó trở thành nhà kho chứa phân đạm, thuốc sâu, phế thải đổ xuống cái giếng nước ăn cửa đình, giếng đó thành giếng hoang. Sau này đình thành hội trường, thành lớp học, rồi được thêm mái hiên tây, bịt kín cột kèo. Lễ hội gắn với đình, miếu của làng xưa cũng to lắm, cuốn hút cả một vùng, nhưng 60 năm nay nó dường như không tồn tại trong tiềm thức của dân chúng.
    Hình như dân làng giàu lên nhưng cũng nghèo đi.
    [​IMG]
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    To Thieulam_bacphai: he he. Vâng ạ. nếu xảy ra trận phục kích tại chùa Bút Tháp thì bây giờ cái chùa 400 năm ấy tiêu tùng con mèo ú rồi. Bây giờ chúng ta xây dựng lại bằng beton cốt thép còn hoành tráng và sặc sỡ hơn chứ, nhìn mấy cái chùa mới đại tu bây giờ thì rõ. Cái nào cũng oách xà lách, cũng xanh đỏ tím vàng.
    Bọn đó là bọn nào thì tôi nghĩ ai cũng biết rồi đấy. hihi
    nếu chúng ta cần "vườn không nhà trống" để cản giặc thì cứ nói trắng ra, đừng có đổ thừa cho chúng việc mà chúng không làm.
    Làng tôi có ngôi đình to lắm, kiến trúc cũng khác với nhiều ngôi đình trong cùng khu vực, có 3 cây quéo/ trôi/muỗm (xoài) cổ thụ, gốc cây mấy người ôm mới xuể, nhưng năm 1951 - 1952 cũng bị "bọn" mà ai cũng biết là ai đấy dỡ ngói, xẻ cột ...tòa bái đường đem bán ...để cứu đói dân nơi khác. Theo những người già thì cứu đói hay không thì không biết, biết đâu tiền vào túi những kẻ mà ai cũng biết là ai đấy. Đến nay, những người ấy hoặc đến đời con họ (mà tôi chứng kiến) đều gặp nạn, hoặc có người hai vợ chồng thì lên lão, vẫn khỏe mạnh, nhưng hai người con trai của họ, một người đang thăng tiến thì bị bại não, một người bị ung thư chết rồi, còn một người cũng đang công danh thì 50 tuổi phải làm lại gần như từ đầu. Tôi không biết bình luận gì thêm vì đó là họ hàng gần của tôi.
    Chỉ tiếc là sau khi tòa bái đường và hệ thống cây cổ thụ bị triệt hạ, cái đình - trung tâm quyền lực của thiết chế chính trị xưa (cũng bị triệt hạ là dĩ nhiên rồi) và trung tâm văn hóa của dân làng cũng tàn tạ. Nó trở thành nhà kho chứa phân đạm, thuốc sâu, phế thải đổ xuống cái giếng nước ăn cửa đình, giếng đó thành giếng hoang. Sau này đình thành hội trường, thành lớp học, rồi được thêm mái hiên tây, bịt kín cột kèo. Lễ hội gắn với đình, miếu của làng xưa cũng to lắm, cuốn hút cả một vùng, nhưng 60 năm nay nó dường như không tồn tại trong tiềm thức của dân chúng.
    Hình như dân làng giàu lên nhưng cũng nghèo đi.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Thiết nghĩ, nói đến đây là chúng ta đã hiểu ý nhau rồi. Những gì đã mất mát là niềm tiếc nuối với những ai yêu và trân trọng di sản của tổ tiên để lại. Sự thừa nhận những sai lầm, để rồi hối lỗi với lịch sử vẫn chưa có. Đó cũng là do văn hoá, nhân cách thấp kém của những kẻ gây ra sai lầm.
    Nói lại chùa Bút Tháp, suýt nữa thì ngôi chùa này chỉ còn có tên trên sách vở nếu không có nhân dân nơi đây sống chết giữ lấy nó. Mới thấy nhân dân thật quật cường. Tuy thân phận chỉ như là cái cây ngọn cỏ, nhưng biết trân quý di sản của cha ông.
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn thieulambacphai về thông tin rất quý này. Có dịp ra Bắc, về Bút Tháp, tôi phải hỏi kỹ chuyện này để biết thêm cụ tỷ.
    Tôi chỉ nghĩ rằng, những di sản của người Việt xưa chẳng nhiều nhặn, to lớn gì, không giữ gìn được, xây thì khó chứ phá thì dễ (nếu bị kẻ thù phá thì không sao), lại "chẳng cầm cho vững lại giày cho tan" thì buồn lắm.
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này