1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Có một "Hoàng thành" nơi ải bắc
    Lao Động số 184 Ngày 10/08/2007 Cập nhật: 10:29 PM, 09/08/2007
    (LĐ) - Có thể hơi vội vàng nếu "xưng tụng" những di tích kiến trúc của vương tôn hoàng tộc vừa phát lộ tại vùng đất phên giậu phía bắc Việt Nam kia là mang tầm cỡ của một "Hoàng thành". Nhưng các báo cáo khoa học ban đầu đều cho thấy: Các hạng mục của "nền cũ lâu đài" hoành tráng mà các nhà khảo cổ vừa khai quật được có niên đại từ triều Lý, với "rất nhiều nét tương đồng với Hoàng thành Thăng Long".
    Nơi 3 công chúa nhà Lý về làm dâu
    Theo chân anh Hạnh - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, tôi thành kính sững lại bởi nét vàng son của hệ thống dinh thất mà các đời công chúa, các phò mã nhà Lý xa xưa hiển lộ ngay trên mặt đất, bên bờ sông Lục Nam thơ mộng. Cả hệ thống gạch ngói lớn có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 10; rồi đầu ống ngói, ngói âm dương, ngói bò thời Lý. Đặc biệt, con đường lát gạch hoa chanh trải dài vượt qua các lòng hố khai quật, được xem như là một tín hiệu chính xác để khẳng định đây là công trình của vương tôn, quý tộc cao cấp thời Lý. Các trụ sỏi chân cột khổng lồ, cách xa nhau tới 5m, chứng tỏ công trình có quy mô cực lớn.
    Đền Cầu Từ (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) hiện ra với một gốc cây thị cổ thụ khổng lồ, 10 người ôm chưa kín vòng gốc thị. Cây thị đã cổ thụ từ cái thời công chúa nhà Lý vượt bến sông Thương vu quy về bắc ải. Đền Cầu Từ thờ bà công chúa nhà Lý là thân mẫu của ông Vũ Thành. Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" và cả bản thần tích trong đền (chữ Hán) cũng ghi rõ: Tháng 3, ngày mùng 7, năm 1029, Vua nhà Lý đã gả Công chúa Bình Dương cho Châu mục châu Lạng là ông Thân Thiện Thái (còn có tên là Vũ Tỉnh). Đây là chính sách "nhu viễn" nhằm động viên người đứng đầu các địa phương, các tù trưởng (phò mã) dốc sức giữ yên bờ cõi mà nhà Lý đang thực thi. Ông Tỉnh và Công chúa Bình Dương hiếm muộn, sau nhờ một con chó dẫn đi xem gò đồi mà nó đã quây ổ rồi sinh được một đàn con ở bờ bên này sông Lục Nam, thấy đất lành chim đậu, đã quyết định rời nhà sang (khu đền Cầu Từ hiện nay) lập dinh thất mới. Chẳng bao lâu, họ sinh ông Vũ Thành (tức Thân Cảnh Phúc). Ông Thành văn võ toàn tài, từng cùng Thái uý Lý Thường Kiệt đem quân sang tận châu Ung, châu Liêm đánh tan quân Tống. Sau này, ông Thân Cảnh Phúc cũng được làm phò mã nhà Lý. (Trước đó, Chúa Động Giáp, là ông Giáp Thừa Quý, ông nội Anh hùng Thân Cảnh Phúc cũng đã được nhà Lý gả công chúa cho). Vậy là, dòng họ Giáp (sau này đổi sang họ Thân) đã có tới 3 đời làm phò mã nhà Lý.
    Điều này cũng góp phần lý giải vì sao nơi này có đền đài lăng tẩm nguy nga, gồm nhiều nét tương đồng với Hoàng thành Thăng Long đến vậy. Một nhà sử học nói nôm na: Thì gả 3 cô công chúa cành vàng lá ngọc lên nơi sơn lam chướng khí muôn đời giặc giã thế, vua quan nhà Lý cũng phải tuần du kiểm tra tình hình liên tục chứ. Cũng phải xây thành quách dinh thự cho con gái, con rể. Ngay các tù trưởng, các dũng tướng chúa động khi lấy được công chúa, cũng phải sắm cái ***g son để chăm sóc con chim quý chứ.
    17 năm và 35 ngày tìm kiếm
    Năm 1985, UBND tỉnh Hà Bắc tổ chức kỷ niệm 700 năm Ngày Chiến thắng quân Nguyên Mông ở vùng cửa ngõ phía bắc (Lục Ngạn), cơ quan chức năng đã "hiệu triệu" các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cùng tìm kiếm dấu tích của nhà Trần trên đất Lục Ngạn. Cuộc tìm kiếm đã 17 năm ấy, qua lời kể của Giám đốc Bảo tàng Bắc Giang Trần Văn Lạng, trải rộng từ đền Cầu Từ ngược lên Xa Lý, Biển Động, tìm ra ải Nội Bàng, nơi ông Trần Quốc Tuấn từng làm đại bản doanh án ngữ con đường xâm lược của giặc phương Bắc. Cả các bậc "lão làng" của giới nghiên cứu bấy giờ, như các ông Từ Chi, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Phùng... từng đi khảo sát khắp nơi, song dấu tích tìm được rất nhỏ lẻ. GS Trần Quốc Vượng bảo, nhìn địa mạo và các tín hiệu liên quan, thì nhất định vùng này liên quan đến chiến thắng quân Nguyên Mông, nhưng nó ở chỗ nào thì chưa biết. Dăm năm sau, dấu tích nhà Trần mới lộ ra ở khu vực Từ Hả. Tiếp đó, khi các nhà nghiên cứu tìm ra một văn bản chữ Nho có liên quan đến một nhân vật lịch sử thời Lý, họ bèn "kéo quân" xuống điều tra. Bài cúng của gần 50 hộ gia đình ở khu vực đó, đều có ban thờ một ông tên là Vi Hồng Thắng, một bộ tướng tài ba của ông Trần Quốc Tuấn có công dẹp giặc Nguyên, có được nhắc tên trong bài cúng ở đền Kiếp Bạc.
    Dần dà, lại nghe kể, bà con trong vùng thờ cúng một thủ lĩnh người dân tộc Tày tên là Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc). Giở lại sử cũ, có đoạn: Mùa xuân năm Kỷ Hợi 1059, Vua Lý Thánh Tông mượn việc đi săn ở lưu vực sông Thương và sông Lục Nam đã đến Giáp Động giao nhiệm vụ gìn giữ biên cương cho các phò mã Thân Thiệu Thái - chồng Công chúa Bình Dương; và phò mã Thân Cảnh Phúc... Rồi thậm chí, các vị vua cùng hoàng tộc có lần lên thăm con gái, xem cảnh cung nữ lên giàn thiêu (một táng thức). Thiêu xác cung nữ, thì nhất định quanh đó phải có chùa. Cuối cùng, họ đã tìm và khai quật được dấu tích gạch ngói và công trình thời Lý, Trần rất rõ rệt ở chùa Khám Lạng.
    Và giữa năm 2007, các nhà khảo cổ đã có 35 ngày đào bới ở khu vực đền Cầu Từ, trang sử rực rỡ của một nghìn năm cũ đã lên tiếng.
    Đánh thức 1.000 năm lịch sử
    Sau khoảng 1 tháng tiến hành khai quật, những con đường lát gạch hình hoa chanh (thứ chỉ có thể thấy trong kiến trúc của các bậc vương tôn hoàng tộc) hiện ra. Hệ thống dinh thất có quy mô rất lớn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Phong (người từng nhiều năm nghiên cứu văn hoá vùng Bắc Giang) dẫn chúng tôi ra một góc đường cổng đền Cầu Từ, chỉ bằng mắt thường đã thấy mưa gió xói lở làm lộ ra hai đoạn tường gạch lớn nằm vuông góc. Còn gia đình ông Nhạ - người có khu vườn mà các nhà khảo cổ vừa đào, thì còn bới thấy cả các trụ đá thời Lý rồi khênh về làm chuồng trâu. Gạch, ngói, cả nhiều nền móng kiến trúc lộ ra, chỉ qua vài nhát cuốc khẽ khàng. Tất cả các chuyên gia trong và ngoài nước có mặt bên các hố khai quật đều cho rằng: Hệ thống kiến trúc này có quá nhiều nét tương đồng với Hoàng thành Thăng Long.
    Các nhà khảo cổ đã tìm ra 5 trụ sỏi lớn (gồm đất sét trộn lẫn với sỏi) được đầm chặt quánh vĩnh cửu, đến mức bổ cuốc vào, lưỡi cuốc oằn lên. Đây là phương pháp dựng cột phổ biến của các công trình lớn triều Lý. Khoảng cách giữa các cây cột cái là 5m, khoảng cách giữa các cột quân (con) là 2m, chứng tỏ quy mô kỳ vĩ của công trình. Cả hệ thống trụ sỏi (chân cột), ngói, gạch, đinh sắt đã hiện ra và công việc vẽ lại kiến trúc của các "cung điện" trên là không mấy khó khăn. Ths. Trịnh Hoàng Hiệp - cán bộ Viện Khảo cổ, người phụ trách công việc khai quật ở khu vực - dù rất thận trọng, cũng khẳng định: "Những bằng chứng về khảo cổ học cho chúng ta thấy, trước đây, nơi này là chốn trị sự của các quan lại nhà Lý".
    Hiện nay, các nhà khoa học đang tức tốc đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp bảo quản hiện vật, lập nhà mái che trưng bày tại hiện trường. Các hiện vật quý, các bản ảnh, bản vẽ được trưng bày sẽ là bằng chứng thuyết phục về một hệ thống kiến trúc thời Lý - có quá nhiều nét tương đồng với Hoàng thành Thăng Long. Có thể gọi nôm na, đó là một "Hoàng thành" miền ải bắc. Một nhà nghiên cứu tâm huyết với các lớp lang văn hoá vùng Hà Bắc đã vô cùng hứng khởi: "Đây một câu chuyện có ý nghĩa lớn cần bàn thảo, nhất là khi sắp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Một sự thức giấc của những giá trị nghìn năm tuổi ở vùng phên giậu, những giá trị mà chúng tôi đã bao năm tìm kiếm".
    Đỗ Doãn Hoàng
    http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2007/8/50004.laodong[​IMG]
    Bệ sỏi kê cột cung điện
    [​IMG]
    Đường lát gạch hoa chanh thời Lý
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi khí không phải anh RCBTD, chứ Kinh bắc ta có bao nhiêu năm lịch sử, và đất cổ - nơi văn hiến nhất nơi ta có mấy ngàn năm lịch sử,
    :D
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Phải không khí phải hỏi. he he
    Theo hiểu biết của rapchieubongthienduong thì dĩ nhiên chúng ta (dân tộc Việt (tôi không kể các dân tộc ít người khác sống trên mảnh đất chữ S hiện nay) không tới 4000 năm như chúng ta vẫn được dạy. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử thì có lẽ nó không vượt quá 3000 năm, tính từ mốc vua K-hùng lập nên vương quốc mà chúng ta hay gọi là Văn Lang (thời đó vùng Kinh Bắc có tên là bộ Vũ Ninh thì phải?, đây là phần lịch sử do ông Ngô Sỹ Liên soạn trong Đại Việt sử ký toàn thư vào TK 15 thôi, dù trong huyền sử chúng ta vẫn được daỵ là có mộ Kinh Dương Vương, ông nội vua K-hùng đầu tiên nằm bên bờ sông Đuống ở huyện Thuận Thành ngày nay).
    Dĩ nhiên vùng văn hiến, đô hội nhất trong chiều dài lịch sử của người Việt (Kinh) là Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, nhưng nếu tính từ thời xa nhất mà sử sách ghi lại khi Lý Nam Đế lập thành ở cửa sông Tô Lịch (cửa nhận nước từ sông Hồng, vùng Ngõ Gạch, Nguyễn Siêu Hà Nội hiện nay?) thì cũng mới từ TK 6 - 7, sau đó nhà Đường chuyển lỵ sở An Nam đô hộ phủ từ Long Biên (vùng chùa Dâu hiện nay? Gia Lâm hiện nay? rồi về Đại La) (lại bị đứt quãng thời Ngô, Đinh, Tiền Lê) tới vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long tại đây thì Thăng Long - Đông Đô - Trung Đô - Hà Nội gần 1000 năm, hoặc cùng lắm là 1400 - 1500 năm.
    So với Luy Lâu (vùng chùa Dâu hiện nay?) thì chắc chắn không bằng, vì Luy Lâu là trụ sở Giao Châu > Giao Chỉ của nhà Hán cai trị người Việt từ những năm đầu CN, nhất là thời Sĩ Nhiếp, TK 2 SCN, vùng Luy Lâu khá sầm uất với thành quách, chùa, bến cảng... Vậy chí ít thì đô thị Luy Lâu cũng hơn 2000 năm tuổi.
    Cổ Loa, có lẽ là đô thành sớm nhất của người Việt Nam (người Việt Nam chứ không phải người Việt/ Kinh nhé), nó chừng 2200 tuổi. Hiện tại thì thuộc Hà Nội, nhưng đầu và giữa TK 20 vẫn thuộc Đông Ngàn, Bắc Ninh. Nhưng theo tôi được biết Cổ Loa lại là của tiền nhân người Tày, Nùng hiện nay. Người Tày, Nùng (ở bên Trung Quốc vùng Quảng Tây, người Hán gọi họ là người Choang) từ vùng Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng Sơn (có lẽ từ thủ phủ Cao Bằng ngày nay, vì dân Tày vẫn coi Thục Phán là vua của họ) tiến xuống vùng Phong Châu, Cổ Loa (gò dồi và đầm lầy, đồng bằng ven sông) và đã đụng độ với các tiểu quốc/ lãnh địa của thủ lĩnh/ vua K-hùng. Sau khi thắng (huyền sử vua K-hùng 18 nhường ngôi cho Thục Phán), họ đã xây dựng thành Cổ Loa...
    Theo nhiều nhà nghiên cứu thì tộc Mường gần gũi nhất với tộc người Kinh/Việt hiện nay. Hoa văn gấu váy áo của phụ nữ Mường giống với hoa văn trên trống đồng Đông Sơn (theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Từ Chi) và hiện nay cũng chỉ có người Mường tại Việt Nam (trừ người Kinh) còn tục đánh trống đồng (ở Quảng Tây, người Choang cũng đánh trống đồng và họ có bảo tàng trống đồng rất to - tôi xem qua ảnh, vừa qua xem ảnh khu mộ vua Triệu Mạt, cháu nội Triệu Đà, có thể là con trai Trọng Thủy - Mỵ Châu tại Quảng Châu, thấy điêu khắc người nhảy múa bên trống đồng giống như họa tiết trên trống đồng Đông Sơn). Tôi cho rằng, vua K-hùng là thủ lĩnh của người Mường.
    Sau khi Tày Nùng/ Choang thắng Mường, đã hòa huyết với Mường. Sau đó Hán chiếm vùng Bắc Việt ngày nay (Giao Châu/ Giao Chỉ), rồi một bộ phận sư sãi, thương nhân Ấn Độ vào truyền giáo ở vùng Luy Lâu, Tây Thiên (Vĩnh Phúc) đã ra đời người Việt/ Kinh ngày nay (tuy nhiên sự hòa huyết với người Ấn có lẽ không nhiều).
    Vì vậy có thể thời bà Trưng (T-rưng), bà Triệu (T-riệu) cỡi voi oánh quân Hán, Ngô lại ăn mặc như phụ nữ Mường chứ không phải đội khăn xếp, áo dài như trong chèo, tuồng, cải lương (nhất là cải lương miền Nam hiện nay).
    Theo một số nhà nghiên cứu thì đến thế kỷ 10, hai dân tộc Kinh và Mường mới tách biệt hoàn toàn. Mường gốc và Mường - Tày Nùng - Hán sống ở đồng bằng tiếp xúc nhiều với bên ngòai, nên phong tục cũng khác, còn Mường gốc lùi sâu vào vùng núi (Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Tây Thanh Hóa, Nghệ An), ít tiếp xúc với dân tộc khác, nên còn bảo tồn được văn hóa cổ.
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/contents.html
    Nhân anh RCBTD có nói về Trống Đồng, thế thì phải chăng, không chỉ mình chúng ta có trống ĐỒNG?
    Hội này cũng có Trống đồng, không biết có giống như trống đồng mà hội ta có không nhỉ?
    Ngoài ra, có phải Kinh Dịch là của tộc Việt (không chỉ ám chỉ Việt của người Việt ta, tộc Việt này của Tàu, có liên can?)
    Như một số tài liệu đã nói: Người Tàu không có trống Đồng, có chăng họ vơ vét của ta, ?
    v.v
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tôi xem qua ảnh thì thấy hình dáng, hoạ tiết cách đánh trống đồng hiện nay của người Choang Quảng Tây, Tàu cũng giống với người Mường, Kinh.
    Theo sử sách thì khi đánh bại Hai Bà T-rưng, chiếm được Giao Châu, Mã Viện đã lệnh gom các trống đồng (biểu tượng quyền lực, giàu sang của lạc hầu, lạc tướng/ thủ lĩnh/ quan lang người Mường - Việt) để phá hủy và dựng cột đồng ở biên giới vùng Tượng Quận, Hợp Phố (thuộc Quảng Tây, Tàu hiện nay) để làm ranh giới Bắc Nam với câu: Cột đồng chiết, Giao Chỉ diệt (cột đồng gãy, Giao Chỉ diệt vong). Dân Việt qua đó, mỗi người một viên đá, sau đầy lên lấp mất dấu.
    Tôi cũng đọc một số bài viết của ông Trương Thái Du và một số nhà nghiên cứu lịch sử khác về vấn đề Kinh Dịch thuộc người Hán hay Việt.
    Đó là những ý kiến của họ, cũng đáng quý, nhưng hiện tại nó chưa đủ sức để thuyết phục giới học giả Việt, Trung và thế giới. Hơn nữa, nếu là người Việt mà ông Trương Thái Du và các nhà nghiên cứu khác nói ở đây không phải là người Việt Nam hiện tại, vì từ thung lũng, đồng bằng sông Dương Tử trở xuống miền Bắc Việt Nam là hàng trăm tộc người không phải người Hoa Hạ (Hán, vì thế mà người Hán gọi chung họ là người Việt (chữ Việt trong tiếng Hán có bộ tẩu là bộ chạy (của con chó?, một nghĩa của từ Việt là vượt/ chạy việt dã). Phải chăng người Hán gọi tộc người không phải Hán ở phía Năm sông Trường Giang là Việt bởi vì khi người Hán tới chiếm đất thì các tộc người đó dần dần chạy mãi về phía Nam?
    Hiện tại tỉnh Quảng Đông của Tàu gọi tắt là tỉnh Việt. Tỉnh Vân Nam gọi là Điền. Tỉnh Quý Châu gọi là tỉnh Quý, Phúc Kiến gọi là Mân....
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bộ phim Hạt mưa rơi bao lâu được quay tại tháp Hòa Phong, chùa Dâu.
    ảnh: Hãng phim Thủy triều & hãng phim Moonfish
    [​IMG]
    Trương Ngọc Ánh vai Lý An
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nếu muốn xem thông tin xin mời;
    http://www.brideofsilence.com/vie/flash.html
    hoặc:
    http://www.hatmuaroibaolau.com/
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc, sau này không còn người khá hơn Phục Ba Tướng quân, để lại câu khác tựa như : "Cột đồng lấp, Giao chỉ mất" phải vậy ko nhỉ:)
    Rất cảm ơn anh RCBTD
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Giả thuyết nói rằng Kinh Dịch của người Việt, là muốn nói đến cái Bách Việt, chứ không hàm ý nói người Việt Nam. Giả thuyết về Lão Tử là người Việt cũng thế ( Bách Việt).
    Còn trống đồng thì người Hàn Quốc cũng có khá sớm, cả mấy nghìn năm rồi. Người Indonesia cũng có. Hoạ tiết mái nhà ngược trên trống đồng cho phép đưa ra một giả thuyết, rằng trống đồng của ta được tiếp thu từ văn hoá Indonesia.
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    + trong huyền sử chúng ta vẫn được daỵ là có mộ Kinh Dương Vương, ông nội vua K-hùng đầu tiên nằm bên bờ sông Đuống ở huyện Thuận Thành ngày nay).
    -- Lăng mộ Kinh Dương Vương nằm bên bờ sông Đuống, cách chùa Bút Tháp khoảng 2-3km. Đi từ đê xuống là con đường quanh co uốn lượn, có những cây cổ thụ to lớn. Khung cảnh thâm nghiêm, yên bình. Có thể đi dạo bên bờ sông Đuống ngắm hoàng hôn buông lơi trên sông. Ngắm những dãy núi bên Từ Sơn, Tiên Du, Yên Dũng, Quảng Ninh.
    Du khách hầu như chưa kết hợp thăm Bút Tháp và thăm lăng + đền Kinh Dương Vương ( đền ở phía trong đê, ở khoảng giữa Bút Tháp và Lăng). Đấy cũng là thiếu sót đáng tiếc.
    Theo "tài liệu" ghi tại khu Lăng mộ Kinh Dương Vương thì Kinh Dương Vương là vua đầu tiên của VN, lúc bấy giờ gọi là nước Xích Quỷ, đóng đô tại Hà Tĩnh, vào năm 2879 trước CN.
    + Dĩ nhiên vùng văn hiến, đô hội nhất trong chiều dài lịch sử của người Việt (Kinh) là Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, nhưng nếu tính từ thời xa nhất mà sử sách ghi lại khi Lý Nam Đế lập thành ở cửa sông Tô Lịch (cửa nhận nước từ sông Hồng, vùng Ngõ Gạch, Nguyễn Siêu Hà Nội hiện nay?) thì cũng mới từ TK 6 - 7, sau đó nhà Đường chuyển lỵ sở An Nam đô hộ phủ từ Long Biên (vùng chùa Dâu hiện nay? Gia Lâm hiện nay? rồi về Đại La) (lại bị đứt quãng thời Ngô, Đinh, Tiền Lê) tới vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long tại đây thì Thăng Long - Đông Đô - Trung Đô - Hà Nội gần 1000 năm, hoặc cùng lắm là 1400 - 1500 năm.
    So với Luy Lâu (vùng chùa Dâu hiện nay?) thì chắc chắn không bằng, vì Luy Lâu là trụ sở Giao Châu > Giao Chỉ của nhà Hán cai trị người Việt từ những năm đầu CN, nhất là thời Sĩ Nhiếp, TK 2 SCN, vùng Luy Lâu khá sầm uất với thành quách, chùa, bến cảng... Vậy chí ít thì đô thị Luy Lâu cũng hơn 2000 năm tuổi.
    Cổ Loa, có lẽ là đô thành sớm nhất của người Việt Nam (người Việt Nam chứ không phải người Việt/ Kinh nhé), nó chừng 2200 tuổi. Hiện tại thì thuộc Hà Nội, nhưng đầu và giữa TK 20 vẫn thuộc Đông Ngàn, Bắc Ninh. Nhưng theo tôi được biết Cổ Loa lại là của tiền nhân người Tày, Nùng hiện nay. Người Tày, Nùng (ở bên Trung Quốc vùng Quảng Tây, người Hán gọi họ là người Choang) từ vùng Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng Sơn (có lẽ từ thủ phủ Cao Bằng ngày nay, vì dân Tày vẫn coi Thục Phán là vua của họ) tiến xuống vùng Phong Châu, Cổ Loa (gò dồi và đầm lầy, đồng bằng ven sông) và đã đụng độ với các tiểu quốc/ lãnh địa của thủ lĩnh/ vua K-hùng. Sau khi thắng (huyền sử vua K-hùng 18 nhường ngôi cho Thục Phán), họ đã xây dựng thành Cổ Loa...
    --- Nếu nói đến gốc tích Việt Nam nói chung (không chỉ là nguời Kinh, Mường) thì phải kể đến văn hoá Sa Huỳnh và Óc Eo nữa.
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Một câu chuyện hay, chắc chắn phim sẽ có nhiều tình tiết ly kì
    Cảm ơn anh RCBTD.

Chia sẻ trang này