1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
  2. Nguyennghiem

    Nguyennghiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Tớ có tí ý kiến với bạn VTM về câu số 1, còn câu số 2 , thứ nhất là chủ đề rộng, thứ hai là những câu hỏi của bạn cũng đã là câu trả lời, nên tớ không bàn đến .
    Câu thơ : "Váy Đình Bảng ôm chùng (chùm, trùng?) cửa võng" chính xác nó là như thế này : Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
    "Cửa võng" là miếng nẹp đóng bao viền cạnh trên của khung thờ. Nếu làm bằng vải thì nó như tấm màn có cửa có thể vén lên được (theo internet). Theo ý hiểu của tớ, tác giả ví von (hoặc liên tưởng) Váy Đình bảng như cửa võng, vì váy đình bảng có những nếp gấp, nhìn giống như cái cửa võng.
    Còn câu thơ : "Chiều xưa giẻ quạt voi ***g" trong bài Đêm Thổ, theo tớ giẻ quạt ở đây là tên một loài chim, chim giẻ quạt nhỏ và thường bay, chuyền cành rất nhanh, ít khi ở yên một chỗ, có lẽ vì lý do đó mà tác giả ví von đàn chim giẻ quạt bay như voi ***g (dựa theo voi ***g ngựa xổ) chăng(?!)
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa nghe nói Hàn Quốc có trống đồng. Tôi đọc muốn cuốn văn hóa Hàn Quốc của phương Tây viết cũng không nhắc tới trống đồng. Theo hiểu biết của tôi thì trống đồng chỉ lan từ phía Nam sông Dương Tử, Trung Quốc trở xuống Đông Nam Á, tức là nó đặc trưng cho văn hóa lúa nước/ văn hóa Đông Nam Á cổ (không phải Đông Nam Á/ Asean hiện nay.
    Khu vực tìm được nhiều trống đồng nhất là ở vùng đồng bằng và thung lũng sông Hồng, sông Mã, tại Việt Nam, ít thấy tại khu vực duyên hải miền Trung (Champa xưa), Tây Nguyên (các bộ tộc ít người) và miền Tây Nam Bộ (văn hóa Óc Eo - Phù Nam xưa), chứng tỏ miền Bắc Việt chắc chắn là một trong những cái nôi sản xuất, trao đổi trống đồng.
    Trong sự phát triển của lịch sử địa lý, người ta cũng nói tới thời kỳ biển tiến, biển lùi. Biết đâu thời kỳ biển lùi, bán đảo Đông Dương lại liền mạch với quần đảo Malaysia, Indonesia hiện nay? Nói trống đồng Bắc Việt ảnh hưởng từ văn hóa Indonesia cũng là một suy luận, biết đâu đấy. Nhưng bạn sẽ lý giải ra sao khi có một vài làng chài ở vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, nhân dáng và âm sắc cổ rất giống dân Malay, Indonesia và nhiều bộ tộc lớn ở Tây Nguyên có nét văn hóa cổ rất giống với Indonesia?
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nói tới Việt Nam hiện nay thì phải nói tới Muờng/ Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Ấn,Champa (Sa Huỳnh), Phù Nam (Óc Eo). Nhưng thời trước thì văn hóa Việt Nam phát triển từ cái gốc Muờng/ Kinh, Tày, Hoa, Ấn (nguyên sơ), sau này mới ảnh hưởng văn hóa Ấn (qua khúc xạ của Champa). Riêng Phù Nam thì tôi cho rằng nó không ảnh huởng vì khi vuơng quốc Phù Nam tồn tại và huy hoàng (thế kỷ 1 - 7 SCN) thì người Kinh chưa có quốc gia độc lập, thống nhất lâu dài như từ TK 10 trở đi.
    Tôi vẫn cho rằng, tới ngày nay bằng những phát hiện của khảo cổ học thì tòa thành đầu tiên trên mảnh đất Việt Nam còn chút hình dáng là Cổ Loa (của người Tày/ Nùng cổ?) vì nó xây vào chừng TK 2-3 TCN, còn mãi sau này tới TK 1 SCN, thời Đông Hán (quãng Hai Bà Trưng thì phải) nhà nước của người Chăm mới thành lập, từ đó họ mới bắt đầu kiến thiết thành trì. Nhà nước của người Phù Nam cũng thành lập vào thời gian này. Vì vậy nói họ xây dựng thành quách sớm hơn người Tày/ Nùng cổ (Kinh cổ) thì không hợp lý.
    Nhưng cũng có thể có những tòa thành cổ của hai nền văn hóa này mà khảo cổ chưa phát hiện được? Vì thời các thủ lĩnh K-hùng (vua Hùng), các nhà khảo cổ cũng chưa phát hiện thành trì nào cả.
    Cảm ơn Thieulambacphai thông tin về lăng mộ Kinh Dương Vương. Khi nào có dịp ra Bắc, nhất định tôi sẽ đi cả một vệt di tích này: chùa Dâu - Bút Tháp - đền Sĩ Nhiếp (đi rồi), lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh (nghe nói ở đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh có con rồng đá kiểu dáng lạ lắm, mới xem qua ảnh thôi).
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi anh RCBTD một chút,
    Trong ba bức tượng phật ở đài Tam thế Phật, tại chùa Cổ Châu, có tượng một đôi chim, được tạc thành một con chim có hai cái đầu, ý nghĩa của biểu tượng này là gì ?
    anh có thể xem qua hình này (chụp bằng phone nên cũng không được rõ lắm)
    [​IMG]
    Rất cảm ơn anh,
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Con rồng đá xanh được đục đẽo từ đá nguyên khối, người ta tìm được khi đào phá búi tre dưới ngay phía chân chùa Bảo Tháp.
    Chùa Bảo Tháp toạ lạc lưng chừng núi Thiên Thai, thuộc địa phận xã Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh.
    Nền chùa Bảo Tháp chính là nền nhà của Thái sư Lê Văn Thịnh xưa kia.
    Chuyện kể rằng khi gặp sự cố hồ Dâm Đàm, Lê Văn Thịnh bí mật sai người cấp tốc phi ngựa từ Hà Nội về nhà ông, nói gia đình mượn tượng Phật ở chùa về để ở nhà. Qủa nhiên sau đó thì lính từ kinh thành đến định phá nhà. Nhưng thấy trong nhà bày biện tượng Phật nên họ không dám phá.( Thời Lý sùng Phật giáo).
    Rồi sau đó ngôi nhà thành chùa luôn, chính là chùa Bảo Tháp ngày nay.
    Khi đào được con rồng đá ( thân to bằng thân của một người nặng khoảng 50kg), người ta làm một gian nhỏ để chứa "ngài". Ngoài rồng xanh, người ta còn đào được khánh đá xanh. Dùng đá gõ vào có tiếng kêu trong trẻo vang xa.
    Đi từ chùa Bút Tháp, dọc theo đê sông Đuống khoảng 16km thì đến chùa Bảo Tháp, nhà của thái sư Lê Văn Thịnh khi xưa, nhưng mộ phần của ông thì lại ở gần chùa Bút Tháp.
    [nick] [ nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 24/09/2007
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn luc_thao. Tôi không nhìn rõ nên không biết ý nghĩa của chúng thế nào. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tôi, trong văn hóa Phật giáo có con quạ. Trong lễ rước vong rằm tháng 7, có những cành phan/phướn bằng giấy buộc ở đầu ngọn tre tươi, đó là biểu tượng của con quạ trong truyền thuyết Phật giáo để đưa linh hồn người chết được siêu thoát.
    Cũng có thể con chim hai đầu mà bạn thấy ở chùa Cổ Châu là con chim thần Gaguđa trong thần thoại của đạo Hindu, Ấn Độ. Nó ảnh hưởng tới Champa và khúc xạ tiếp tới văn hóa người Việt. Vì thế mà thời Lý, Trần tại kiến trúc đình, chùa (của Phật giáo) nhưng vẫn có chim thần Gaguda (linh vật cưỡi của thần Vinus - vị thần chúa tể của đạo Hindu).
    Tôi rất mong có dịp tới chùa Cổ Châu xem phù điêu độc đáo đó. Chùa Cổ Châu thuộc xã nào của Kinh Bắc hả bạn?
    Cảm ơn
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh thieulambacphai về thông tin này.
    Quả thật, dọc sông Đuống có nhiều di tích hay: đền Phù Đổng - chùa Kiến Sơ, chùa Bút tháp, chùa Dâu, lăng mộ Sĩ Nhiếp, lăng mộ Kinh Dương Vương (có một cái cổng đền bỏ hoang, bị phù sa bồi lấp 1/3 ở ngoài đê sông Đuống không rõ là ở xã nào, huyện nào - ai biết chỉ với - cảm ơn), đền thờ và mộ thái sư Lê Văn Thịnh, làng Đông Hồ, bên kia là chùa Phật Tích, ngược về phía Hà Nội là Lệ Chi Viên gắn với vụ án Nguyễn Trãi, xuôi ra cửa sông Đuống là Lục đầu giang lịch sử với bến Bình Than, bến Kiếp Bạc...
    Vụ án hồ Dâm Đàm của thái sư Lê Văn Thịnh không rõ là có thực hay chỉ là hư sử? Vì theo như hình luật phong kiến xưa, tội mưu sát vua là tru di tam tộc, vậy mà thái sư Lê Văn Thịnh chỉ bị đi đày lên mạn Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử thì rất có thể với tài kinh bang tế thế, từng đòi lại đất đai vùng Lạng Sơn, Cao Bằng cho Đại Việt từ tay nhà Tống và muốn cải cách mạnh mẽ việc điều hành đất nước theo Nho giáo mà ông không được lòng vua Lý Nhân Tông, hoàng thái hậu Ỷ Lan và nhiều quần thần. Vì thế mới xảy ra nghi án hồ Dâm Đàm và đó chỉ là cái cớ để triều Lý không dùng Nho giáo mà tiếp tục đề cao Phật giáo. Tới đời Trần, trí thức Nho học còn bị thượng hoàng gọi là bọn thư sinh mặt trắng mà.
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh thieulambacphai về thông tin này.
    Quả thật, dọc sông Đuống có nhiều di tích hay: đền Phù Đổng - chùa Kiến Sơ, chùa Bút tháp, chùa Dâu, lăng mộ Sĩ Nhiếp, lăng mộ Kinh Dương Vương (có một cái cổng đền bỏ hoang, bị phù sa bồi lấp 1/3 ở ngoài đê sông Đuống không rõ là ở xã nào, huyện nào - ai biết chỉ với - cảm ơn), đền thờ và mộ thái sư Lê Văn Thịnh, làng Đông Hồ, bên kia là chùa Phật Tích, ngược về phía Hà Nội là Lệ Chi Viên gắn với vụ án Nguyễn Trãi, xuôi ra cửa sông Đuống là Lục đầu giang lịch sử với bến Bình Than, bến Kiếp Bạc...
    Vụ án hồ Dâm Đàm của thái sư Lê Văn Thịnh không rõ là có thực hay chỉ là hư sử? Vì theo như hình luật phong kiến xưa, tội mưu sát vua là tru di tam tộc, vậy mà thái sư Lê Văn Thịnh chỉ bị đi đày lên mạn Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử thì rất có thể với tài kinh bang tế thế, từng đòi lại đất đai vùng Lạng Sơn, Cao Bằng cho Đại Việt từ tay nhà Tống và muốn cải cách mạnh mẽ việc điều hành đất nước theo Nho giáo mà ông không được lòng vua Lý Nhân Tông, hoàng thái hậu Ỷ Lan và nhiều quần thần. Vì thế mới xảy ra nghi án hồ Dâm Đàm và đó chỉ là cái cớ để triều Lý không dùng Nho giáo mà tiếp tục đề cao Phật giáo. Tới đời Trần, trí thức Nho học còn bị thượng hoàng gọi là bọn thư sinh mặt trắng mà.
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 14:47 ngày 24/09/2007

Chia sẻ trang này