1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    hì, trước tiên cảm ơn bạn vutienminh đã khen ngợi. Hiện tại, tôi không làm trong ngành văn hóa, mà làm nhân viên văn phòng cho một công ty IT thôi.
    1. Về việc ví von Váy Đình Bảng buông chùng (như) cửa võng, tôi đọc trong một số sách, thấy nhà thơ Hoàng Cầm nói rằng: hồi còn nhỏ, ông rất ấn tượng với chiếc váy màu đen của mẹ. Mẹ ông hay lam hay làm, mỗi khi bước đi váy buông xập xòe. Mép váy phấp phới như cửa võng.
    2 & 3. Hai câu này oánh nhau quá. Sẽ đúng là như vậy nếu bạn đem cái nhìn của toán học, vật lý, hóa học và đời thường vào thơ ca, nhất là thơ. Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng nó cũng có quy luật riêng của nó bạn ạ. Quy luật ấy là cảm xúc của nhà thơ vụt đến. Cảm giác thì vô lý, nhưng đặt trong văn cảnh, mạch thơ lại hợp lý và độc đáo.
    Thì đúng là mình phải nghe nói thế, vì đến nay những kiến thức mình có được toàn năng nhặt chặt bị từ sách vở, internet và cuộc sống. Khi nào mình tự tin đó là kiến thức của mình, chứ không phải mượn của người khác (đó là những suy nghĩ, quan điểm cá nhân, chứ không phải search từ nguồn khác, tôi sẽ không dùng tới mấy cụm từ kia nữa), hihi.
    Cảm ơn bạn
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn quocanh_uk. Vậy phải sửa sách hướng dẫn du lịch của Tổng cục DL (cũ) thôi. Trong sử có nói tới chuyến ra Bắc rầm rộ của vua Gia Long, vua Minh Mạng. Còn vua Tự Đức, Khải Định thì ít rầm rộ hơn chăng (vua Khải Định cũng có bia tạc tại động Thiên Cung, Hạ Long).
  3. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Không phải Thiên Cung mà là Đầu Gỗ hoặc Giấu Gỗ trên đảo Đảo Đầu gỗ cách bờ khoảng 4 km. Còn Tự Đức chỉ ra Bắc 1 lân lúc chưa lên làm vua.
    Được quocanh_uk sửa chữa / chuyển vào 16:15 ngày 24/09/2007
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn quocanh_uk. Lại nhầm nữa. Đúng là đi ra hang Đầu Gỗ thật, vì động Thiên Cung mới được phát hiện hơn 10 năm qua. hihi
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đôi lời về Hạt mưa rơi bao lâu (bộ phim quay bối cảnh chùa Dâu đẹp nhất cho tới nay, mà tôi từng xem)
    Lời đạo diễn phim Hạt mưa rơi bao lâu
    Một trong những địa điểm quay phim của chúng tôi là chùa Dâu, ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam. Nơi đây, chúng tôi quay cảnh nhân vật chính Lý An chửa hoang bị làng nhốt, rồi xử tội. Lúc đầu tôi rất ngại vì cả việc chửa hoang lẫn việc xử tội đều không thích hợp với một ngôi chùa là nơi người ta tĩnh tâm, xa lánh trần tục. Đến đó rồi, tôi mới đọc lịch sử của chùa Dâu và biết câu chuyện gắn liền với cái tên chùa Dâu như thế này: Có một vị ni cô buổi trưa nằm ngủ ở ngưỡng cử cho mát. Một thầy tu, có lẽ vì không muốn đánh thức cô dậy, đã bước qua mình cô để đi qua cửa. Ni cô đậu thai rồi sinh ra một con trai (thực ra là con gái ?" RCBTD), phong cách như Phật.
    Trong phim, một việc như vậy đã xảy đến với Lý An. Cô chửa hoang. Với xã hội tội ấy nặng. Nhưng cô không nghĩ rằng cô có tội, và vì có tội phải xưng tội. Cô yêu, cô mơ, cô có những điều cô muốn giữ riêng cho mình, nếu kể ra hết cô sẽ không còn gì, không còn biết sống ở đâu. Cô khăng khăng giữ lấy cái điều riêng đó, chấp nhận trả giá bất cứ cái giá nào phải trả.
    Trong truyện Tàu về đức hạnh đàn bà ngày xưa có truyện về một người đàn bà góa vì bị một người đàn ông nắm lấy cánh tay mà tự chặt cánh tay ấy bỏ đi. Mất tay mà còn phẩm hạnh. Người đàn bà ấy được khen ngợi trong suốt bao nhiêu thế kỷ. Nhưng cái phẩm hạnh của người đàn bà đó chỉ là cái nhầm.
    Còn cô ni cô nọ ở chùa Dâu. Biết đâu cũng có một câu chuyện khác về cô như thế này: cô có thai, và sau khi sinh con, cô bị làng xã hay chính người yêu bức tử. Đứa con ở chùa, làm tiểu, rồi làm thầy, ?ophong cách như Phật?. Có một lần thấy ấy hỏi về mẹ mình. Vị hòa thượng ở chùa, bây giờ đã già, kể cho người thầy trẻ câu chuyện mà tôi chép lại cho bạn ở đoạn đầu bài này. Câu chuyện như một làn nước là cho cô ni cô và vị hòa thượng trong sạch trở lại?Người thầy trẻ được sinh ra bởi một cơn gió thoảng.
    Bài thơ của vị hòa thượng không làm cho cô gái sống lại được. Nó chỉ làm cho cô bất tử.
    Đoàn Minh Phượng
    [​IMG]
    Đoàn làm phim đang quay tại chùa Dâu
    [​IMG]
    Cảnh trong phim
    [​IMG]
    Hậu cảnh là tiền đường chùa Dâu
    [​IMG]
    Cảnh xử tội Lý An
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trương Ngọc Ánh vai Lý An
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xem thêm tại đây:
    http://www.hatmuaroibaolau.com/poster_presskit.htm
    hoặc
    http://www.brideofsilence.com/vie/flash.html
  6. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    B rapchieubongthienduong cho em hỏi Bắc Giang có thuộc Kinh Bắc hông ạ! Sao B bỏ rơi quê em thế
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn. Bắc Giang là Kinh Bắc đấy. hì, Thậm chí tên Bắc Giang còn có trước tên Bắc Ninh 400 - 500 năm cơ. Kinh Bắc còn bao gồm cả Hữu Lũng (Lạng Sơn) mà.
    Bạn không theo dõi kỹ đấy thôi. Bài và ảnh Thổ Hà trong topic này là của Bắc Giang đấy chứ. hihi. Sẽ còn một số bài về Bắc Giang sẽ post tiếp: chùa Bổ Đà, đình Phù Lão, nghè Son, cây dã hương nghìn tuổi, Lục Ngạn...
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Hoa Thám (1845-1913)
    Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1845 tại làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), cha ông là Trương Thận chiêu tập nghĩa binh nổi dậy chống lại triều đình, bị truy nã phải thay tên đổi họ trốn đi nơi khác.
    [​IMG]
    Hoàng Hoa Thám
    Sau khi giặc Pháp xâm chiếm Bắc Kỳ, ông tham gia quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. Khi Đề Nắm hy sinh, ông rút về Phồn Xương, Nhã Nam, Yên Thế lập căn cứ, đổi họ Hoàng, tên Thám. Đương thời gọi là Hoàng Hoa Thám hay Đề Thám.
    [​IMG]
    Hoàng Hoa Thám và con, cháu
    Từ năm 1887 - 1913, Đề Thám là lãnh thụ của nghĩa quân Yên Thế, với chiến khu và địa bàn hoạt động quanh vùng Bắc Giang - Thái Nguyên - Hưng Hóa. Ông lại có tài dùng binh, thu phục được nhiều tướng giỏi, mưu lược, khiến cho chúng ngày đêm lo sợ. Giặc Pháp nhiều lần phối hợp với Tổng đốc tay sai Pháp là Lê Hoan một mặt đàn áp, mặt khác chiêu hàng nhưng chúng vẫn không khuất phục được ông. Đến năm 1894, chúng chịu điều đình giảng hòa và cắt cho ông 6 tổng gồm 22 làng ở Phồn Xương. Bên ngoài ông giả vờ giảng hòa nhưng bên trong ông cho lập đồn điền, xây dựng cơ sở, liên hệ với văn nhân yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, mở rộng địa bàn hoạt động. Đảng Nghĩa Hưng cũng do ông làm lãnh tụ. Từ đấy suốt 10 năm ông liên tục chiến đấu, gây tổn thất nặng nề cho quân Pháp và bọn tay sai. Sau chúng phải huy động lực lượng lớn, dốc sức tấn công. Ông bị thua nặng phải trốn vào rừng.
    [​IMG]
    Quân Pháp tải thương binh (Yên Thế, 1909)
    Ngày 19/2/1913 ông bị thuộc hạ của Lương Tam Kỳ phản bội ám sát. Phan Bội Châu có thơ điếu ông, tôn ông là Chân tướng quân (tướng quân chân chính). Vợ ba ông - bà Đặng Thị Nhu cũng rất nổi tiếng, đã giúp ông nhiều trong vùng đồn điền và trong trận mạc. Trong dân gian còn lưu truyền nhiều giai thoại kể về tài đánh giặc của vợ chồng ông.
    Chính vì sự ngưỡng mộ với người anh hùng Yên Thế, Đơrao Sacbone một sĩ quan Pháp đã bỏ nhiều năm đi tìm mộ Đề Thám và năm 1944, ông đã tìm thấy ngôi mộ nằm tại Đồi Ngô thuộc cánh đồng Hữu Phúc. Với cảm xúc kính trọng, ông viết:
    ?oKhi mặt đất phủ bóng tối đã lộ ra dấu tích của ông và đồn Hữu Nhuế, tôi cảm thấy mình bay bổng cùng với huyền thoại về người anh hùng và chắc chắn sẽ sống mãi với các thế hệ người Việt Nam?.
    Cả gia đình Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời. Theo di chúc, bà được an táng tại Phồn Xương, nơi người cha nhiều năm tháng xây dựng căn cứ chống giặc. Dấu tích thành Phồn Xương nay vân còn, tại đây có tượng đài, nhà lưu niệm về Đề Thám.
    Tại Dị Chế, dòng họ Trương cũng trưng một bàn thờ đơn sơ thờ Trương Văn Nghĩa, người con trung hiếu của quê hương và dòng họ. Bài văn thề đánh giặc của Đề Thám được gìn giữ như một kỷ vật thiêng liêng. Dưới đây xin trích một đoạn:
    Hỡi người dự lễ hôm nay
    Cùng nhau ta nắm chặt tay thề nguyền
    Thề kế tiếp trung hiền, tiên liệt
    Đem máu xương trừ diệt xâm lăng
    Cùng nhau hô tiếng to vang
    Việt Nam độc lập vững vàng muôn năm.
    -- Tăng Bá Hoành --
    (theo tôi được biết, thông tin gần đây nhất là mộ Hoàng Hoa Thám đã được tìm thấy chính xác tại Bắc Giang,
    Cuối đời người anh hùng Đề Thám đã phải giả làm ăn mày, và ngụ tại nhà Lý Loan, sau khi chết, được táng tại ngay khu vực gần đó, có một bài thơ trong mộ đã làm chứng về việc này,
    Chúng ta đợi việc công bố của các báo Bắc Giang)
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Thêm tư liệu về hoạt động của Đề Thám và nghĩa quân:
    http://www.writeopenstory.com/Stories/Story1268.html
    Trích:
    .....
    Trong những người vợ của ông, chỉ có bà Ba là nổi danh nhất. Bà người làng Thổ Hà (Vạn Vân, Kinh Bắc), nổi tiếng đẹp người, đẹp nết. Bà Ba còn là một "nội tướng" của Đề Thám, mưu lược, vào sinh ra tử, can đảm, đến nỗi nhiều tướng tá, ký giả Pháp phải nể sợ. Nhiều trận đánh oanh liệt của nghĩa quân Yên Thế, có vai trò "tác giả" của bà. Khi Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị dập tắt hoàn toàn, bà Ba cũng trong số bộ tướng bị đưa đi lưu đày ở đảo Guyanne, nhưng bà đã tự vẫn ngay trên đường đi.
    Về đời riêng, bà Ba sinh cho Đề Thám người nối dõi duy nhất: Hoàng Văn Vi và một người con gái là Hoàng Thị Thế.
    (tư liệu 2002: http://dactrung.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=6269 )
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tôi chưa xem phim này. Qua mấy bức hình bác post thì có nhận xét thế này:
    1. Trang phục của nhân vật chính ( Lý An) hoàn toàn không đúng với trang phục của người dân ở miền Bắc Việt Nam 200 năm trước. ( đọc một bài giới thiệu, nói bối cảnh là 200 năm trước)
    2. các nhân vật mặc quần áo vá chằng vá đụp nhưng vẻ mặt đều phởn phơ, béo tốt, đứa bé cũng mũm mĩm. Người nông thôn 200 năm trước làm ruộng , da dẻ sao có thể mịn màng như các diễn viên dùng đủ thứ mĩ phẩm?
    Về tích ở chùa Dâu, như bác nói, thì đó là bịa đặt của mấy bà già. Bắt chước tích Man Nương bên chùa Mẫu Tứ Pháp mà thôi.

Chia sẻ trang này