1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và Người Ninh Bình. Giới thiệu tất cả các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, ảnh và các món

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi rosebut_86, 26/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosebut_86

    rosebut_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.768
    Đã được thích:
    0
    Đất và Người Ninh Bình. Giới thiệu tất cả các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, ảnh và các món ăn Đặc sản c

    NINH BÌNH




    Diện tích: 1 388 km2
    Dân số (2001): 891 000 người
    Tỉnh lỵ: Thị xã Ninh Bình
    Các huyện: Thị xã Tam Điệp; huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Hoa, H'mông, Dao...
    Khí hậu của tỉnh thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4°C. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa khô và mùa mưa.


    Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa.

    Địa hình phân bố khá phức tạp. Vùng đồi núi, vùng nửa đồi núi phân bố rải rác theo các vùng đồng bằng xen kẽ, Ninh Bình có 18 km bờ biển. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi.

    Về kinh tế, Ninh Bình có đủ điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, có thế mạnh về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi các loại gia súc.

    Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn... Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đặc biệt là cây chò 1.000 năm tuổi. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt (tên của Việt Nam xưa) từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước... Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những tuyến du lịch rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước.


    Được halley83 sửa chữa / chuyển vào 22:12 ngày 10/03/2003
  2. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Thắng cảnh
    TAM CỐC - BÍCH ĐỘNG
    Tam Cốc - Bích Ðộng, Hoa Lư, Ninh Bình
    Ðộng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động. Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ "Bích Ðộng" (có nghĩa là Ðộng Xanh). Ðến đây du khách sau khi viếng thăm chùa, con thuyền nhỏ sẽ đưa du khách đi quanh co trong hang núi huyền ảo. Bích Ðộng đã được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).
    Từ Bích Ðộng du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.

    Được halley83 sửa chữa / chuyển vào 20:52 ngày 06/03/2003
  3. rosebut_86

    rosebut_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.768
    Đã được thích:
    0

    ÐỀN ĐINH LÊ
    (Ninh Bình)
    Ðền vua Ðinh
    Ðền toạ lạc ở làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư trên khuôn viên rộng 5 ha. Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, theo kiểu "nội công ngoại quốc". Lớp ngoài là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có 3 gian lợp ngói. Qua một sân ngắn vào đến lớp thứ hai là đến Nghi môn (cổng trong) 3 gian dựng bằng gỗ lim kiến trúc theo 3 hàng chân cột. Bốn góc ngoài của Nghi môn nội có xây bốn cột trụ cao. Ði hết chính đạo, qua hai cột trụ lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá xung quanh chạm nổi, dài 1,8 m, rộng 1,4 m. Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối đẹp.


    Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Ðinh. Ði hết toà Thiêu hương du khách bước vào chính cung 5 gian. Gian giữa thờ tượng vua Ðinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa. Gian bên phải thờ tượng Ðinh Phụng Lang (ngoài), Ðinh Ðế Toàn (trong) đều quay mặt về phía bắc, là hai con thứ của vua Ðinh Tiên Hoàng. Gian bên trái thờ tượng Ðinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng của vua Ðinh Tiên Hoàng.

    Ðền Ðinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. Ðền vua Ðinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.

    Ðền vua Lê Ðại Hành
    Cách đền vua Ðinh chừng 500 m là đến đền thờ vua Lê Ðại Hành. Ðền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ. Ðền soi bóng xuống mặt nhánh sông Hoàng Long. Trước mặt đền là núi Ðèn, sau lưng là núi Ðìa. Ðền cũng được xây theo kiểu "nội công ngoại quốc" nhưng qui mô nhỏ hơn đền vua Ðinh. Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3 m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Bên tay phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".
    Theo đường chính đạo bên phải còn có hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy nhà vọng. ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ "Phượng ấp", bên trái là hòn non bộ "Long Mã".
    ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường cũng có long sàng bằng đá. Ðền cũng có ba toà: toà ngoài là Bái đường, toà giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người có công với vua Lê Ðại Hành đặt ở chính giữa. Bên phải là tượng Lê Ngọa Triều tức Lê Long Ðĩnh (con thứ 5 của vua Lê Ðại Hành). Bên trái là tượng hoàng hậu Dương Vân Nga.
    Ðiều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Ðại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Ðền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với hai ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ 10.

    Dương Scarlet xxx
    Crazy , but that how it goes
    Millions of people living as foes
    May be it isn't too late
    To learn how to love
    And forget how to hate ..............
  4. rosebut_86

    rosebut_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.768
    Đã được thích:
    0

    NHÀ THỜ PHÁT DIỆM
    (Ninh Bình)


    Nhà thờ Phát Diệm thuộc địa phận thị trấn Phát Diệm huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 130 km về phía Nam, được xây dựng vào những năm 1875 - 1899.
    Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ đá được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40 km về Phát Diệm, khách về thăm nhà thờ còn thấy núi Sọ, đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm.
    Ðây là một quần thể kiến trúc phương Ðông gồm có (từ hướng Nam đi vào): Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn với bốn Nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, Nhà thờ đá.
    Phương Ðình: là khu vực đầu tiên trong quy hoạch kiến trúc của nhà thờ Phát Diệm. Ðây là một công trình kiến trúc cao 25 m, rộng 17 m, dài 24 m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Nghệ thuật xây dựng Phương Ðình rất đáng khâm phục, với kỹ nghệ thủ công những người thợ địa phương đã ghép những phiến đá nặng hàng nghìn cân, mức độ chính xác rất cao. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh rất đẹp với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Mái của Phương Ðình có năm vòm, bốn vòm ở bốn góc thấp hơn, vòm cao nhất là vòm ở giữa tầng ba. Mái của Phương Ðình ở nhà thờ đá Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
    Nhà thờ lớn: Nhà thờ lớn là nhà thờ chính được xây dựng năm 1891, có năm lối vào vòm đá được chạm trổ. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn.
    Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng.
    Nhà thờ đá: nhà thờ đá còn được gọi là nhà thờ dâng kính trái tim Ðức Mẹ. Gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.
    Hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ đá Phát Diệm có 3 hang đá được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất.
    Nhà thờ đá Phát Diệm, một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ nhưng hài hòa với cảnh vật thiên nhiên, mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.
    Dương Scarlet xxx
    Crazy , but that how it goes
    Millions of people living as foes
    May be it isn't too late
    To learn how to love
    And forget how to hate ..............
  5. rosebut_86

    rosebut_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.768
    Đã được thích:
    0

    RỪNG CÚC PHƯƠNG
    Cúc Phương, Ninh Bình
    Ðến Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, khi đã qua đi những cơn mưa rừng dữ dội. Rừng nguyên sinh Cúc Phương nằm sát vùng đồng bằng Bắc bộ, nhất là nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như Bích Ðộng, cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn... nên thuận lợi đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
    Tuy nằm ở rìa đồng bằng nhưng do địa hình núi đá vôi khá hiểm trở nên rừng Cúc Phương mới được phát hiện vào năm 1960. Ðến 1966, Cúc Phương chính thức trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

    Vườn quốc gia Cúc Phương được bao bọc bởi các núi đá vôi có độ cao trung bình 300 - 400m. Ðỉnh núi cao nhất là đỉnh Mây Bạc, cao 656m. Ðến Cúc Phương, bạn được ngắm một khung cảnh thiên nhiên kỳ bí, hùng vĩ giữa rừng **** rập rờn, tận mắt chứng kiến nhiều loại cây hàng ngàn năm tuổi như chò, chò chỉ, sấu... và những loài động vật quý hiếm như voọc quần trắng, sóc bay cùng với những đàn hươu sao, nai đã thuần dưỡng... Ðộng thực vật rừng Cúc Phương rất phong phú. Hệ thực vật có gần 2.000 loài khác nhau, rừng đã phát triển đến giai đoạn cực đỉnh với cấu trúc 5 tầng. Chỉ riêng loài động vật có xương sống đã có tới 450 loài, chiếm 38% số loài động vật trong cả nước.
    Chính vì địa hình núi đá vôi nên rừng Cúc Phương có nhiều hang động đặc thù. Ðộng Trăng Khuyết, động Con Moong, động Phò Mã, động Người Xưa... mỗi động có vẻ đẹp kỳ thú riêng. Hãy tới Quèn Voi, tương truyền đây là nơi xưa kia quân của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã tập kết trước khi thần tốc tiến về Thăng Long đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.
    Các chương trình môi trường toàn cầu, chương trình phát triển của Liên Hiệp quốc, tổ chức quốc tế về khu hệ thực vật FFI... đã từng nghiên cứu về nét nguyên sinh điển hình của rừng nhiệt đới mưa ẩm gió mùa Đông Nam Á tại rừng Cúc Phương.
    Dương Scarlet xxx
    Crazy , but that how it goes
    Millions of people living as foes
    May be it isn't too late
    To learn how to love
    And forget how to hate ..............
  6. haiha01x6

    haiha01x6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bản đồ Ninh Bình[​IMG]
  7. Halley83

    Halley83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/10/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI TRƯỜNG YÊN - HOA LƯ - NINH BÌNH
    Hội Trường Yên diễn ra hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch ngay trên mảnh đất Cố đô Hoa Lư của nước Ðại Cồ Việt xa xưa để tưởng niệm công đức của vua Ðinh và vua Lê.

    Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A đến ki lô mét 87 thì rẽ phải, đi khoảng 8 km nữa là tới Trường Yên có khu di tích Hoa Lư nổi tiếng. Hội thường kéo dài 3 ngày. Hội chính mở vào ngày 10/3. Mở đầu là lễ Rước nước, khởi hành từ đền vua Ðinh có cờ, quạt, lọng, phường bát âm, rồi đến kiệu Long Ðình trên có đặt một cái ché để đựng nước Thánh đến bên sông Hoàng Long thì dừng lại lấy nước vào ché đem về đền. Lễ tế được tiến hành vào ban đêm ở cả đền vua Ðinh và vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của hai vị vua, sau đó khách hành hương vào thắp hương tưởng niệm và tri ân ngưỡng tượng thờ, các công trình điêu khắc và kiến trúc xưa.
    Phần hội có nhiều trò trong đó có trò cờ lau tập trận nhằm diễn tả lại những buổi tập dượt, rèn luyện của người anh hùng Ðinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu và trò chơi kéo chữ.
    Trảy hội Trường Yên chính là cuộc hành hương thăm lại Cố đô xưa của một vương triều cũng là dịp để khách chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, những nét đẹp kỳ thú của toàn bộ khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư.


  8. Halley83

    Halley83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/10/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Hội Thi Thơ
    Vùng Hoa Lư, Ninh Bình, có phong cảnh nên thơ, hùng vĩ. Hàng năm nhân ngày hội đền vua Ðinh, để giữ gìn nếp xưa và khuyến khích dân chúng trên đường văn học, dân làng mở hội thi thơ, không những riêng cho dân sơ tại mà còn cho tất cả những ai văn hay chữ tốt, muốn được giải và muốn được tiếng tăm với mọi người.
    Ðề thơ tuỳ ban tổ chức lựa chọn. Giải thường thường chỉ đượng mấy vuông nhiễu điều, gói chè, mươi quả cau. Những người được giải hãnh diện về thơ hơn vì giải. Hàng năm có 3 giải thưởng cho cuộc thi này, vì ban giám khảo gồm các tay văn học nổi tiếng trong vùng. Có khi Van tổ chức mời cả những bậc đại khoa có danh chấm giải. Ngày xưa, thường vị tuần phủ chủ tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng chấm thơ.
  9. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    Tặng các bạn một số bức ảnh về Ninh Bình :
  10. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    Và đây nữa :

Chia sẻ trang này