1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và Người Ninh Bình. Giới thiệu tất cả các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, ảnh và các món

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi rosebut_86, 26/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Báo bản-Một phong tục tập quán đẹp vùng chân quê
    Xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là xã có phong tục Báo Bản. Thôn Nộn Khê, một trong 6 thôn của xã Yên Từ là chốn chân quê, nơi giữ gìn lâu đời phong tục đẹp này. Nộn Khê hình thành làng từ thời Lê-Hồng Đức, cách đây đã hơn 500 năm. Làng có 8 họ chính: Bùi, Đinh, Phạm, Cao, Mai, Lê, Trần, Nguyễn. Quá trình xây dựng và phát triển, 8 họ chính trên đã mở ra nhiều chi, hiện nay có đến 26 dòng họ.
    Tục lệ Báo Bản hình thành từ lâu và được phát huy cho đến ngày nay, mà trong thời đổi mới này tục lệ đẹp càng thêm phong phú, đa dạng. Báo là báo công, báo những việc đã làm trong năm qua, bản là gốc. Vậy Báo Bản là tổ chức một cuộc lễ hội để nhớ về nguồn gốc, nhớ về tổ tiên, những người đã có công lao xây dựng làng xóm ngày nay và sự đóng góp của lớp con cháu sau này. Ngày Báo Bản là ngày hội tụ của con cháu, của tất cả các dòng họ đang công tác, học tập, lao động từ "bốn phương" về. Nhiều người từ phía Nam, đông nhất là ở TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh ở phía Bắc, đến ngày Báo Bản là rủ nhau về quê dự lễ hội. Ca dao về ngày này được lớp lớp cháu con thuộc lòng:
    Dù ai muôn nẻo đó đây
    Mười tư tháng Một là ngày hội quê
    Dù ăn buôn bán trăm nghề
    Nhớ ngày Báo Bản, ta về quê ta
    Đúng ngày 14 tháng Giêng âm lịch, sau Tết, không khí mùa xuân còn đậm nét, làng tổ chức lễ hội. Đầu tiên là cuộc rước kiệu, những cỗ Bát cống, Long đình được đặt trên vai các công dân trẻ của làng, trong tiếng trống cái và điệu nhạc du dương của phường bát âm, kiệu được rước quanh làng rồi trở về đình. Một cụ già có uy tín, mũ áo chỉnh tề, hướng lên nơi thờ tổ tiên, trong ánh sáng của các cây nến và hương thơm của những cây nhang trầm, trịnh trọng, dõng dạc đọc bài văn tế. Bài văn tế được soạn công phu, nói về công ơn của tổ tiên và việc xây dựng làm xóm trong thời đại mới, những tiến bộ, những thành tích của dân làng, những nét đẹp trong tình làng nghĩa xóm, trong việc sản xuất và học hành và xin hứa với người xưa là luôn vun đắp cho cái gốc được muôn đời bền vững.
    Sau lễ là tổ chức yến lão, mừng các cụ vào tuổi thọ đáng kính, từ 60 tuổi trở lên. Các xóm đứng ra cáng đáng việc này. Không tổ chức ăn uống, mà làm lễ dâng hương, đọc thơ chúc mừng. Cụ Bùi Văn Mược, một cán bộ cấp úy của quân đội, vừa vào tuổi "xưa nay hiếm", vui vẻ nói với tôi:
    - Sống trong chế độ mới, ở nông thôn, môi trường thoáng đãng, con cháu phụng dưỡng chu đáo, lại được thảnh thơi về tinh thần, nên tuổi thọ của các cụ ở Nộn Khê khá cao. Đến đầu xuân 1998 này, Nộn Khê có hơn 500 cụ đã qua tuổi 60, hơn 200 cụ từ 70 đến 79 tuổi; 80 cụ từ 80 trở lên. Bà cụ Đinh Thị Vi, thọ đến 102 tuổi, vừa qua đời tháng 4/1998. Năm nay, lễ Báo Bản có 5 ô tô chở đầy con cháu các nơi về, trong đó có TP.Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định.
    Nộn Khê còn một nét đẹp này: thôn có chùa lại có nhà thờ, bà con theo đạo Phật, đạo Công giáo và nhiều người không theo đạo nào nhưng tất cả vẫn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất, dựng xây, học hành. Làng này, việc trị an được đảm bảo, nghề phụ phát triển, đan lát, thêu ren, cây cảnh và đặc biệt, việc học hành của các cháu được mọi người chăm lo.
    Qua chuyện trò với bác Bùi Văn Mược và gặp mấy cụ cùng mấy anh cán bộ, tôi được biết, Nộn Khê có truyền thống về học hành. Thời xưa, Nộn Khê có 53 cử nhân và tú tài. Sau Cách mạng tháng 8-1945, làng này có một tiến sĩ, 6 phó tiến sĩ, 132 thạc sĩ và cử nhân. Năm 1997, Nộn Khê có 10 học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Đến mấy xóm nhỏ, tôi được các cụ đọc cho nghe một câu đối khá hay:
    Bách niên văn vật thanh danh địa
    Tứ giáp nay y quan lễ nhạc đình
    Đã hàng trăm năm, đất này nổi tiếng là nơi văn vậ
  2. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Đền vực và truyền thuyết về người con gái tiết nghĩa
    Đền Vực nằm bên bờ sông Hoàng Long, thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đền được xây dựng từ thế kỷ thử 16. Tương truyền rằng, đây là một ngôi đền rất thiêng, lại chỉ cách cố đô Hoa Lư 3 km về phía Tây Bắc và lại nằm trên đường đến khu du lịch hồ Đồng Chương bởi vậy đây cũng là một điếm dừng chân lý tưởng cho du khách khi du lịch về mảnh đất Ninh Bình.
    Truyền thuyết kể lại rằng vào thời nhà Mạc có một vị tướng tên là Nguyễn Quyện được lệnh đưa quân về trấn thú tại Trường Yên. Ông có người con gái tên là Nguyễn Thị Niên rất xinh đẹp, giỏi văn lại giỏi cả võ nên được ông cho đi theo mình. Trong đoàn quân của Nguyễn Quyện có hai vị quận công là Quận Mỹ và Quận Kế. Trong hai người thì Quận Mỹ văn võ song toàn, tính tình lại thuần hậu khoan hoà. Còn Quận Kế thì ngược lại văn võ đều tầm thường, tính tình lại huênh hoang, hợm hĩnh hay cậy thế vương triều. Cả hai vị quận công cùng đem lòng yêu mến người con gái của Nguyễn Quyện. Sau bao lần thử thách, Nguyễn Thị Niên đã nặng lòng yêu Quận Mỹ. Còn Quận Kế cũng bao lần tìm cách quyến rũ nhưng nàng đều khéo léo từ chối. Thấy vậy Quận Kế bèn chuyển sang thuyết phục Nguyễn Quyện. Sau một thời gian bị thuyết phục, Nguyễn Quyện cũng bị xiêu lòng bởi Quận Kế. Bị cha ép gả Nguyễn Thị Niên vô cùng đau khổ không muốn cưỡng lệnh cha nhưng nàng lại thú thực rằng mình đã yêu Quận Mỹ. Và nàng xin cha cho hai người được thử tài, ai thắng thì nàng sẽ lấy làm chồng.
    Lúc ấy ở đoạn Vực Vông có một vực xoáy lớn, hàng năm gây ngập lụt và tai họa cho dân làng. Vì vậy nơi đây có một tục lệ là mỗi năm phải cúng lễ và sau đó ném một người con gái xuống vực xoáy cho thuồng luồng ăn thịt. Nếu không làm vậy, họ nghĩ rằng thần sẽ dâng nước gây tai họa cho cả vùng. Bất bình trước tục lệ này nên nàng Niên yêu cầu hai người phải tìm ra nguyên nhân để phá bỏ nó. Sau một thời gian tìm hiểu Quận Mỹ thuê người lặn giỏi xuống vực xoáy thăm dò và tìm ra được nguyên nhân: do dòng chảy bị đá ngầm ngân làm đổi hướng. Năm nào nước lên to, vực xoáy càng chảy xiết thì thuyền bè càng có nguy cơ bị nhấn chìm, gây thiệt hại lớn cho người dân trong vùng. Chỉ cần kê đá xoay lại dòng chảy thì sẽ không còn vực xoáy nữa. Và họ đã thuê người phá đá trên núi lấp dòng chảy đối lưu. Sau đó họ còn tìm ra được tục lệ này chính là do bọn kỳ hào địa phương đặt ra để ăn hối lộ của dân.
    Không đạt được sở nguyện lại bị bẽ mặt vì thua cuộc, Quận Kế tìm cách trả thù. Hắn ép một số người dưới quyền làm sớ tâu về triều vu Nguyễn Quyện lộng quyền, tự ý phá bỏ phong tục của dân làng. Vua nghe lời Quận Kế, triệu Nguyễn Quyện về cung để hỏi tội và cử Quận Kế lên thay chức Nguyễn Quyện. Được lên cầm quyền, nhân lúc có quân nhà Lê kéo từ Đàng Trong ra, Quận Kế bèn cử Quận Mỹ đem quân đi chặn địch. Nhân cơ hội này, Quận Kế sai một tên tử tù trà trộn vào quân địch dùng mũi tên độc bắn chết Quận Mỹ tại trận. Lúc đó, có một người lính rất yêu quý Quận Mỹ và bà Niên đến ôm xác Quận Mỹ và phát hiện ra mũi tên giết ông có khắc tên Quận Kế, người lính bèn rút tên đó mang về cho bà Niên.
    Sau khi giết được Quận Mỹ, Quận Kế tìm cách để bà Niên xiêu lòng, hắn xin bà được kết nghĩa trăm năm. Mặc dù căm giận nhưng bà Niên vẫn nhận lời để tìm cách trả thù cho cha và chồng và yêu cầu tha cho cha nàng. Bà hẹn đoạn tang chồng và sau khi làm lễ tế chồng trên một chiếc thuyền đậu ở sông Hoàng Long thì sẽ kết hôn cùng Quận Kế. Đúng hẹn, bà mời Quận Kế xuống thuyền chuốc rượu. Đợi đến lúc hắn say, bà cho người trói hắn lại và kể tội hắn đã hại cha bà và giết chồng bà. Uất hận, bà sai chặt đầu Quận Kế đem tế chồng. Sau đó, bà nhảy xuống sông tuẫn tiết, thi hài bà trôi dạt vào vực Vông. Thương tiếc và biết ơn bà, nhân dân đã lập đền thờ bà ngay cạnh đó và gọi là đền Vực.
    Ngày nay, khi đến Ninh Bình, ngoài việc thăm các điểm du lịch khác du khách có thể đến thăm đền Vực, thắp hương để tưởng nhớ về một người con gái tài hoa, tiết nghĩa. Đồng thời thưởng thức cảnh đẹp thanh nhã u tịch của ngôi đền.
  3. readandwrite

    readandwrite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Chào các pác. Các bác đọc bài này đừng kết tội em là spam nhé.
    Em nghe nói ở Ninh Bình có món ăn mà nhiều người đi qua đây tấm tắc khen, đó là món cơm cháy. Em nghe thấy bảo khách quý về tỉnh chơi cũng được đãi cái món này.
    Bác nào biết thì giới thiệu dùm em cái, kể cả địa chỉ của nhà hàng nhé. Cảm ơn các bác trước.
  4. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    món cơm cháy la` món ăn được làm từ cháy cơm được nạy ra từ nồi cơm gạo tám của nhà hàng , sau đó để nguội, được chộn 1 số loại ra vị bí truyền rồi chiên vang` và đổ nước sốt lên trên . Điểm đặc biệt là tuy bị tưới ướt nhưng vẫn giòn và giữ được độ thơm ... tuy nhiên, ngày nay do la` món đặc sản được nhiều người ưa thích nên ko thể có đủ cháy lam` vi` thế món ăn ko con` đươc như xưa. Đặc sản này ngon nhất khi xưa la` ở hai nha` hang` HƯƠNG MAI < > HƯƠNG LAN tuy nhiên ngay` nay chỉ còn 1 wán HƯƠNG MAI nhưng ba` chủ wán nay nhường lai cho các con làm nên cũng ko bằng trước bạn ạ !
    yêu một người mãi yêu một người
    http://ninhbinh.ttvnonline.net
  5. readandwrite

    readandwrite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Minki nhìu nhìu. Các pác có thể cung cấp thêm cho em một số thông tin nữa được không ạ? Chẳng hạn, giá cả thế nào, món ăn đó ăn cùng với món gì thì hợp, ăn trong một bữa thì một tô cơm cháy có đủ không (cái này thì có vẻ tham đây)?
    Cảm ơn các bác trước.
  6. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    1cơm cháy -1chai Ken 40 000. Có thể nói cơm cháy la` 1 món độc lập vì vậy bạn ăn với các món khác vô tư. Nếu bạn đi với bạn gái thi` chỉ cần cơm cháy la` wa'' thưa` , còn đi đông người thì em khiếu .. ...ko ước lượng được. Nhớ về Hương Mai thì gọi món tái dê , tương của wán này đỉnh lắm bạn a.Chúc bạn du lịch trên quê hương Ninh Binh` của chúng tôi vui vẻ và hi vọng bạn hợp với cách ẩm thực của chung'' tôi
    yêu một người mãi yêu một người
    http://ninhbinh.ttvnonline.net
  7. readandwrite

    readandwrite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn minki, cảm ơn các bạn. Hy vọng một ngày nào đó sẽ được gặp các bạn ở miền đất đẹp đẽ này.
  8. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Một số bức ảnh về NB do AK_M cung cấp - đã được sự đồng ý của tác giả.
  9. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0

    Đường về cố đô.
  10. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Dòng sông Đáy - 1 phần ranh giới của hai tỉnh Nam định và Ninh bình.
    Núi Thuý - nơi in vết chân của người chiến sĩ dũng cảm (nhảy từ trên đỉnh núi xuống dòng sông Đáy) - nơi bắt sống thiếu uý, con trai tướng giặc Pháp Đờcát.

Chia sẻ trang này