1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Quảng Nam!

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi Thongocmummim, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Đất và người Quảng Nam!

    Đã đi đến với phố cổ Hội An và mê mẩn khi dạo qua từng con đường nhỏ được thắp sáng bởi những chiếc đèn ***g xinh xinh.

    Thỏ chỉ là khách phương xa thôi và mong là qua Topic này chủ nhà có thể giới thiệu cặn kẽ cho những vị khách như Thỏ khi đặt chân đến QN thì: ăn gì, chơi ở đâu, ngủ chỗ nào........

    Cám ơn các bạn
  2. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0

    Thánh Địa Mỹ Sơn - Tỉnh Quảng Nam

    Thánh địa Mỹ Sơn
    Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70 km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.
    Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpap. Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadresvara. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn.
    Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.
    Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Champa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.
    Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ XX này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.
    Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo căn bia để lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Diva Bhadresvera. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối tế kỷ IV đến thế kỷ XV. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá kiến trúc chăm pa cũng như của Đông Nam Á
    Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử... động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người.
    Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách; mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII; phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ IX; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh... Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chăm Pa, có 2 của ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực Mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969.
    Sau khi phát hiện ra khu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về thành phố Ðà Nẵng xây dựng thành bảo tàng kiến trúc Chămpa. Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hoá của một dân tộc, nhưng hơn thế nữa, có là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giàu truyền thống văn hoá.
    Nguồn tin: VietnamTourism

  3. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0

    Cù lao Chàm - Tỉnh Quảng Nam

    Một góc cù lao Chàm
    Cách thị xã Hội An 31 km về phía biển Ðông là quần đảo cù lao Chàm gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: Hòn Lao, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Lá, hòn Mồ, hòn Ông.
    Ðảo Yến có vách đá dựng đứng là nơi thuận tiện cho chim én về làm tổ, trên đảo hiện có công ty Yến - Quảng Nam làm nhiệm vụ khai thác yến để xuất khẩu và bảo vệ đàn yến.
    Ðảo lớn nhất là đảo Rùa có hình dáng như con rùa, ở bên phải đảo Yến, nơi đây có đông dân cư sinh sống làm nghề đánh cá, có cả chùa, chợ và trường học.
    Ðặc biệt cù lao Chàm có món đặc sản địa phương là vú nàng và vú xao là hai loài nhuyễn thể trên lưng phủ một lớp vỏ xà cừ hình nón to cỡ từ vài ngón tay đến nửa bàn tay. Loài này sống bám vào đá dưới nước, thường được chế biến thành các món ăn có hương vị đặc biệt. Tại đây du khách sẽ tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, tắm biển, du thuyền trong bầu không khí trong lành.
    DU LỊCH CÙ LAO CHÀM
    Ra Lao đốn Lụi cho Dài,
    Chờ cho Khô Lá xuống Tai giật Nờm.

    Chỉ bằng hai câu lục bát ngắn gọn, các nhà thơ dân gian tài hoa đã vẽ nên được một bức tranh toàn cảnh 7 hòn đảo của quần đảo Cù Lao Chàm (thị xã Hội An - Quảng Nam).
    Cách thị xã 18km, Cù Lao Chàm với 7 hòn đảo lớn nhỏ vươn lên giữa biển Ðông, nằm theo hình vòng cung trên một chiều dài 15km, là hoang đảo dưới thời vương quốc Champa và là nơi cung cấp nước ngọt cho các thuyền buôn quốc tế. Ðến thời Ðại Việt, con người đã bắt đầu đến với Hòn Lao, hòn đảo duy nhất có nhiều bãi biển rộng rãi, bằng phẳng, kín gió; trong khi những hòn đảo khác vẫn quanh năm bốn bề đá dựng và vẫn là thế giới của chim, thú, cỏ cây.
    Ngày nay, Cù Lao Chàm là một xã đảo có hơn 3000 dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Họ cứ ngày đêm vào lộng ra khơi, cần mẫn quăng chài, kéo lưới với cuộc sống đầy ắp những huyền thoại và cổ tích.
    Biển thật êm, nước thật trong, thuyền lướt đi giữa làn gió ban mai nhè nhẹ. Bảy hòn đảo của Cù Lao Chàm đã trải ra trước mắt.
    Thuyền cập bến Bãi Làng, chúng tôi leo dốc đi viếng chùa Hải Tạng, một di tích khá đẹp của người dân xã đảo có tuổi thọ gần 250 năm, rồi tham quan Âu Thuyền, một hồ nước tuyệt đẹp, và là nơi trú ẩn của tàu thuyền trong mùa mưa bão.
    Chúng tôi lại xuống thuyền đi về phía nam để đến với Bãi Chồng mịn màng cát trắng, thoả thích bơi lội giữa dòng nước xanh trong mát rượi. Ðầu óc nhẹ tênh sau hơn một tiếng đồng hồ vùng vẫy trong sóng nước, chúng tôi lên thuyền thưởng thức bữa ăn đầu tiên. Thức ăn thực sự tươi ngon và đậm đà vị biển. Những lát mực trắng ngần, những con cua đỏ au, những chú cá ngọt lịm và cả món vú sao, vú nàng độc đáo mà có lẽ chỉ ở nơi này mới có.
    Thuyền lại tiếp tục hướng về Bãi Hương, nơi có nhiều san hô tuyệt đẹp. Lại thêm sự tích Bãi Hương, sự tích nàng Yến và ông tổ nghề khai thác yến sào Cù Lao Chàm... Khói hương vẫn còn kia trong miếu tổ nghề yến và Tịnh xá Ngọc Hương. Câu hát ru con bằng làn điệu dân ca bài chòi và hình ảnh những người chị, người em đang cặm cụi vá lưới đã tạo cho bức tranh hải đảo buổi chiều những khoảng sáng lung linh, huyền ảo.
    Cù Lao cơm gắm, mắm cà,
    Hột mây đủng đỉnh bạn đà thấy chưa?

    Nguồn tin: VietnamTourism
  4. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    ĐI TÌM ẨN SỐ TRONG MỘT BÀI CA DAO
    -Nguyễn Hàn Chung-
    ?~?TNgó lên Hòn Kẽm đá dừng
    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi
    Thương cha nhớ mẹ thì về
    Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng?T?T
    (Ca Dao Quảng Nam)
    Rõ ràng ẩn số không hiện diện trong ba câu mở đầu,bởi sự nhắn nhủ đã rõ ràng minh bạch quá rồi.Nhìn lên đỉnh Hòn Kẽm với những vách đá dựng đứng nhấp nhô chạnh nỗi lòng thương cha nhớ mẹ quá chừng là một lẽ tự nhiên rất người.Ai xa quê mà không nhớ,chẳng những nhớ người thân mà còn nhớ đến từng gốc cây ngọn cỏ quê nhà.Người xưa chẳng đã từng ? Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại? Tạm dịch ( Mây bay ngang núi Tần Lĩnh không biết nhà ta nơi nào- Địch Nhân Kiệt) được Nguyễn Du vận vào truyện Kiều ?~?THồn quê theo ngon mây Tần xa xa ?~?Tđó sao!
    Dẫu là thi nhân hay một bác thường dân mộc mạc lúc lưu lạc quê người đối diện thiên nhiên hùng vĩ hoặc hoang sơ liêu tịch đều có thể :?T?T nhớ quê nhà ?"nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương ?~?Tcả.Vì thế trong câu thơ thứ ba tác giả bài ca hồn nhiên khẳng định một cách chân chất rất Quảng ?~?Tthương cha nhớ mẹ thì về?T?T.Điều ấy không có gì để mà bàn song đến câu bốn thì xuất hiện ẩn so mà nếu không giải mã thì khó có thể tiếp nhận vào kho tàng ca dao đất Quảng. Sao lại có thể nói ?~?Tnhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng?T?T.Đặt trong mối quân hệ ngữ nghĩa các điệp từ thương ,nhớ làm nhiệm vụ liên kết câu bằng phép lặp từ vựng ta không thể nghĩ tránh trớ nào khác về ngữ ?~?Tthì đừng?T?T.Đừng là đừng về quê kiểng dù có nhớ thương bao nhiêu chăng nữa chứ còn sao nữa?Lâu nay trong một số bài viết về Văn học dân gian đất Quảng khi có dịp nhắc đến bài ca dao này nhiều người lờ đi hai câu cuối vì thấy sự nghịch nghịch trai trái đó.Tôi trân trọng cách nói của ông Mai Thúc Lân khi khơi mở cảm nhận về hai câu cuối này:?T?TCâu ca dao này nhắn nhủ những người xa quê một điều gì đó rất thâm thuý tế nhị mà mình không hiểu hết cái thâm thuý tế nhị đó.Vì sao thương cha nhớ mẹ thì về còn nhớ cảnh nhớ quê thì đừng.Vì đi lại tốn kém hay nguy hiểm chăng,hay vì một lẽ gì đó chỉ có người trong cuộc mới hểu được?T?T.Từ sự khơi gợi ấy tôi xin đưa ra một cách tiếp cận 2 câu cuối bài ca dao này theo kênh cảm nhận mang tính chủ quan của riêng mình mong được các nhà nghiên cứu văn học và tất cả bạn viết trao đổi thêm.
    Tôi nghĩ đối tượng nhớ quê ,chủ thể trữ tình trong bài ca dao này chỉ có thể là người con gái miền xuôi hay miền biển gì đó bị cha mẹ gả chồng trên miền ngược .Cơ sở nào tôi dám xác định như thế? Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu đầu thì không sao định vị đối tượng nhớ quê một cách chính xác .Ai mà không hoài nhớ quê hương cớ gì chỉ là một cô gái, khẳng định đối tượng thế này là khiên cưỡng.Chính vì sự thâm thuý tế nhị đó mà ta mới tìm ra ẩn số bài ca dao nằm trong cặp từ ?~?Tkiểng,quê?T?T.Tác giả đã hồn nhiên sử dụng thủ pháp mà lý luận mỹ học hiện đại gọi là phép ?~?Tlạ hoá?T?T theo đó hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta quen nhìn nhận nó. ?~?Tquê.kiểng?T?T phải được tiếp nhận theo một hàm nghĩa khác.Đó là những mối tình giữa trai và gái diễn ra trong bối cảnh cây đa, bến nước, sân đình của quê kiểng năm xưa ngày cô gái ấy còn son rỗi ,còn hẹn hò dấm dúi với tình lang.Bây giờ?T?Tem đã có chồng-như chim vào ***g như cá cắn câu?T?T dù có thương nhớ người xưa bao nhiêu chăng nữa thì cũng đừng về.Đặt bài ca dao trong bối cảnh xã hội phong kiến mới thấy lời nhắn nhủ ấy mang tính nhân văn sâu sắc. Người đàn ông sa chân thì còn gượng dậy được ,bởi họ có cái trật tự ngàn đời của xã hội phong kiến Nho giáo xúm vào đỡ chứ còn đàn bà nhất là đàn bà đã có chồng(dù là có chồng trong mối hôn nhân ép buộc )thì cái xã hội ấy sẽ nhân danh tiết hạnh vùi dập một cách không thương tiếc.Nhưng nói trắng ra thế nào được,tác giả bài ca dao đành nói tránh ra vậy.Sự thâm thuý tế nhị chính là ở đó.Muốn khám phá chiều sâu ẩn tàng của ngữ nghĩa phải nắm bắt đúng bản chất vấn đề .Có thế mới tránh cho con chữ khỏi bị hàm oan.
    Nguyễn Hàn Chung
  5. Amended

    Amended Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Hi, thanks Thỏ Ngọc nhiều nhiều nhé...
    Nhân tiện tớ có chuyện nhờ vả: Chả là cuối tháng 8 này, Xếp tớ có chuyến công tác về Đà Nẵng. Ông là người nước ngoài. Ở thì ở Furama rồi, nhưng vì trước nay lỡ quảng cáo nhiều về miền Trung núm ruột quá nên ông ấy đòi... thử all
    Thời gian ko có nhiều để thử all, tớ cũng ko đi theo nhưng mà xếp lịch cho ông ấy về Hội An một chuyến (vì là người Nhật mà). Các bác chỉ hộ chỉ cần một nơi ngon nhất thôi ko cần sang trọng nếu ko ngon để cho đống chí ấy ăn 2 món: Cao lầu và Cơm gà. Sau khi thăm PHố cổ.
    Thanks cả nhà trước nhé
  6. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    @Amended :
    Nếu sếp bạn thăm Hội An thì nên cho Ổng Thăm mí cái này :
    [​IMG]
    Chùa Phúc Kiến
    [​IMG]
    Chùa Cầu
    [​IMG]
    Hội quán Triều Châu
    Đi dạo khu Phố Cổ, tham quan một số nhà cổ ở đường Nguyễn Thái Học, Trần Phú và dạo đường Bạch Đằng.
    Nếu có thời gian nên cho Ổng đi thuyền từ bến Bạch Đằng xuôi về Cửu Đại trên sông Hoài Phố.
    Ăn thì bạn nên cho Ông ấy đến quán VẠN LỘC đường Trần Phú gần và đối diện Chùa Phúc Kiến. Ở đó có đầy đủ các món đặt sản Hội An.
    + Cao Lầu
    + Hoành Thánh ( Có cả Hoành Thánh chiên)
    + Cơm Gà
    + Bánh bao bánh vạc
    +Tráng miệng bánh xuxê, bánh ít lá gai ...
    [​IMG]
    Cao Lầu
    Chúc bạn thành công
  7. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn​
    Thánh địa Mỹ Sơn dưới đập Thạch Bàn có đường ô tô đi vào. Khu di tích này chiếm mấy mẫu đất. Đây là một khu tháp cổ lớn nhất và đẹp nhất ở Quảng Nam, một công trình kiến trúc vào loại đẹp trên thế giới. Tại đây có tháp to và nhiều tháp nhỏ xung quanh.
    Quan niệm kiến trúc của người Cham-pa chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ, đó là một tổng thể bao gồm một ngôi đền chính - tiếng Cham-pa gọi ngôi đền chính đó là Kalan. Bao quanh Kalan có những ngôi tháp nhỏ, những công trình phụ và tường rào.
    Kalan Chăm là một ngôi đền thờ hình tượng của một vị thần hoặc một bộ Linga-Yoni trong chính điện. Chính điện là một căn phòng hẹp hình vuông có mái hình chóp nhọn.
    Kalan Chăm tượng trưng cho tiểu vũ trụ linh thiên của thế giới. Thân tháp được giải thích như một bàn thờ, mái tháp như ngọn núi Meru, là nơi cư ngụ của thần linh. Tại Mỹ Sơn - Kalan vừa xoay về hướng đông, vừa xoay về hướng tây.
    Kalan có ba phần là: đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục (Bhuri o Ka), thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh (Bhurvaloka), mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh (Svarioka).
    Tại Mỹ Sơn, chung quanh Kalan có một hệ thống miếu nhỏ thờ các vị thần phương hướng (Dikpàlakas) ở các góc đông, tây, nam, bắc, đông-bắc, đông-nam, tây-bắc, tây-nam và những đền thờ các vị thần thuộc hệ phái Siva như: Skanda và Ganesha ...
    Đền thờ Chăm xây dựng bằng gạch nung, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch như khung cửa, trụ cửa, lanh tô, vật trang trí góc.
    Gạch của người Chăm nung nhẹ nên không cứng lắm, có nhiều kích thước khác nhau. Những ngôi tháp gạch không có mạch hồ đã đứng vững hàng ngàn năm phơi sương gió là bằng chứng sinh động về tài năng sử dụng gạch của người Chăm. Những ngôi tháp này chỉ bị mưa nắng, gió cát bào mòn dần chứ không thể tách rời những viên gạch.
    Tại Mỹ Sơn vào thế kỷ thứ X, phức hệ đền tháp ở đây ảnh hưởng ý niệm đền tháp Chandi (mộ tháp) của nghệ thuật Gia-va ở Inđônêxia.
    Tại tháp Mỹ Sơn có rất nhiều tượng đá có giá trị nghệ thuật nhưng đã bị người Pháp trước đây mang đi tất cả.
    Sau nhiều năm chiến tranh, Mỹ Sơn đã trở nên hoang tàn. Hơn 70 công trình kiến trúc gần như còn nguyên vẹn hồi đầu thế kỷ, rất nhiều thuận lợi cho các nhà nghiên cứu Pháp, giờ chỉ còn khoảng 20 công trình rạn nứt và đổ vỡ.
    Cho đến ngày 15-01-1996, Ban bảo vệ khu di tích văn hoá du lịch Mỹ Sơn chính thức đi vào hoạt động. Điểm du lịch Mỹ Sơn đã thu hút nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước.
    Ngày 1 tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
    Nằm cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía tây nam, cách đô thị cổ Hội An 40 km, cách quốc lộ 1A 30 km về phía tây, di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn hôm nay không ngày nào vắng du khách trong và ngoài nước.
    (trích Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh trung trung bộ Nhà xuất bản Giáo dục - 2004)
    Vài hình ảnh về Mỹ Sơn:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Lăng mộ bà Chúa tơ tằm Quảng Nam hiện nay ở đâu ?
    Sách viết rằng :
    Năm 1615. Trăng sáng ngời. Dọc theo dòng sông Thu Bồn là bãi dâu xanh ngắt. Chiếc thuyền rồng của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cùng công tử thứ 2 là Nguyễn Phúc Lan thong thả xuôi dòng nước. Không gian tỉnh mịch. Cần gì phải đến thiên thai mới tìm được những giây phút trong trẻo, an thiên tự tại như thế này. Trăng vẫn sáng vằn vặc. Thuyền rồng ngược dòng sông từ Chiêm La đến địa phận làng Chiêm Sơn(huyện Duyên Phước), Ngài cho dừng thuyền để câu cá. Không cần cá cắn câu vội, Ngài muốn tận hưởng nhưng giây phút thanh nhàn hiếm thoi. Bổng từ bãi dâu xa xôi kia vọng lên tiếng hát ngọt ngào :
    Thiếp nghe chúa ngự thuyền rồng
    Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa​
    Tiếng hát trong ngần nương theo gió mát vọng đến như mơn trớn, như hờn trách dịu dàng. Giây lát sau cũng giọng hát đó lại uyển chuyển cất lên :
    Thuyền rồng chúa ngự nơi đâu
    Thiếp thương phận thiếp hái dâu một mình​
    Tiếng hát trôi theo dòng sông lao xao, nghe da diết quá chừng. Trái tim đa cảm của Công Tử Nguyễn Phúc Lan bồi hồi, xúc động. Chàng rụt rè thưa với cha :
    - Đêm thanh vắng. Cảnh vật hữu tình. Hữu duyên thì mới nghe được lời tự tình lạ lùng như thế.
    Chàng xin phụ thân cho thuyền men theo triền sông, đi tìm người cất tiếng hát ấy. Chúa Sãi ngật đầu. Bãi dâu nhộm vàng ánh trăng. Chẳng mấy chốc, thuyền rồng đến bãi Điện Châu. Chàng đã bắt gặp một nhan sắc tuyệt trần. Cô thông nữ trấn Quảng Nam cuối đầu e lệ, khép nếp nhìn Công Tử từ thuyền rồng bước lên bờ.
    .....
    Bận tí việc chờ xem tiếp theo
  9. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Lăng mộ bà Chúa tơ tằm Quảng Nam hiện nay ở đâu ?(tt)
    ...Lạ thay, dù mới mười lăm xuân, nhưng nàng đối đáp khôn khéo, nét mặt nghiêm nghị, lời nói đoan trang...Cho rằng đây là sự sắp xếp của ông Tơ, bà Nguyệt nên chàng xin phụ thân đưa nàng về cung ở tiềm để. Nàng tên là : Đoàn Thị Ngọc, sinh năm 1601, con gái út của ông Đoàn Công Nhạn và bà Võ Thị - một gia đình nông dân bình thường.
    Hai năm sau, hai người kết tóc trăm năm, lúc đó nàng mới 17 xuân. Họ chung sống với nhau rất hạnh phúc ở dinh trấn Nam Chiêm, sinh được ba Hoàng Tử là Nguyễn Phúc Võ, Nguyễn Phúc Quỳnh(đều mất sớm), Nguyễn Phúc Tần và công chúa út là Nguyễn Phúc Ngọc Dung. Người đời xưng tụng bà là Bà Chúa Tầm Tang, vì đã có công lớn trong việc khuyến khích, ủng hộ nhân dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Vùng đất này nổi tiếng về các mặt hàng tơ lụa không thua kém gì hàng nước ngoài, một phần là nhờ chủ trương đúng đắn của Bà. Những câu ca dao :
    - Chiêm Sơn là, lụa mỹ miều
    Mai vang tiếng cửi, chiều chiều tơ giăng
    -Nương dâu xanh thẳm quê mình
    Nắng lên Gò Nổi đượm tình thiết tha
    Con tằm kéo kén cho ra
    Tháng ngày cần mẫn àm ra lụa đời
    -Con tằm Đại Lộc xe tơ
    Bãi dâu Đại Lộc lờ mờ bến sông
    Nào cô buôn thị bán hồng
    Đi qua Đại Lộc thấy nong mà thèm
    -Ai về nhắn bạn La Kham
    Mua dâu lựa lá, mua tằm lấy tơ
    (La Kham nay thuộc xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên)
    - Một nong tằm bằng năm nong kén
    Một nong kén là chín nén tơ
    Bạn phỉnh ta chín đợi mười chờ
    Linh đinh quán sấm, dật giwò quán sen
    -Chiều chiều mang giỏ hái dâu
    Hái dâu không hái, hái câu ân tình
    - Giả đò buôn kén, bán tơ
    Đi ngang qua ngõ đưa thơ cho chàng
    -Chiều chiều mang giỏ hái dâu
    Ghé vô thăm bạn nhứt đầu khá chưa ?
    Chưa khá thì em băng đồng chi sá, bẻ nồi lá cho anh xông
    Phải chi nên đạo vợ chồng
    Đổ mồ hôi em quạt, ngọn gió ***g em che
    -Thiếp xa chàng hái dâu quen giỏ
    Chàng xa thiếp cắt cỏ quên liềm
    Xuống sông gánh nước hủ chìm, gióng trôi...

    Năm 1635, thân phụ mất Nguyễn Phúc Lan lên ngôi gọi là Chúa Thượng và sống ở Thuận Hoá; bà Ngọc Phi trở thành Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng hậu.
    Năm 1648 Nguyễn Phúc Lan mất trên thuyền rồng lúc rút quân đến Phá Tam Giang. Còn bà Đoàn Thị Ngọc mất năm 1661 đời sau truy tặng bà là Trinh Thục Từ Tĩnh Huệ Phi và nhiều miếu hiệu khác.
    Hiện nay, lăng mộ của bà gọi là lăng Vĩnh Diên toạ lạc tại Gò Cốc, làng Chiêm Sơn, Xã Duy Trinh, gần đó còn có lăng công chúa Ngọc Dung con út của Bà và lăng bằng Mạc Thị Giai - vợ chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Hằng năm đến ngày 14-3 AL dân làng và tộc họ quanh vùng làm lễ dâng hương và tưởng niệm công đức của Bà.
    Hết
    Được thietdienlaoquai sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 10/08/2007
  10. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Truyền thuyết về người Quảng

    Tính cách của một dân tộc liệu có thay đổi được không, nếu được thì trong bao lâu? Nhưng nếu cần thay đổi, để mưu cầu lợi ích (chắc rồi), liệu sự thay đổi đó có khiến cho dân tộc đó lớn hơn?
    Con đường cụ bà Đinh Thị Quyên trở về nhà, vào một buổi chiều Vu Lan lần thứ một trăm lẻ năm trong cuộc đời, vẫn một màu xanh xám bởi những bụi xương rồng, bụi lá sâm và những rặng dương liễu. Hồi nhỏ chỉ mấy sãi chân bà đã ra tới biển, và quay về khi bóng dương liễu mất dạng dưới gốc những đụn cát. Giờ phải dậy thật sớm, vì chỉ ở sát mép biển, được tưới tắm quanh năm bởi muối mặn trùng khơi, những bụi xương rồng bốn cạnh mới có vị ngọt. Trên đường về, cụ bà vài lần dừng lại dùng con dao nhỏ tìm cắt những khúc xương rồng xanh non hiếm hoi.
    Xương rồng bốn cạnh, người Thăng Bình (Quảng Nam) gọi là xương rồng khế, nấu với tôm sông Trường Giang thành một món canh không có mùi rõ ràng, và có vị nhẵn như trong nước có kim loại. Không có tôm thì còng biển cũng được, còng biển do bọn trẻ con hùng hục săn đuổi quanh những đụn cát Bình Minh hoang dại. Nhưng nấu với cá vụn là ngon nhất, nước canh tuy đục và dẻo nhưng có mùi thơm của biển khơi mùa lặng. Cá vụn do những ngư dân Bình Minh quanh năm thiếu ăn, thỉnh thoảng nhớ bà đem đến cho.
    Nồi canh xương rồng được nấu vào buổi chiều sửa soạn lễ Vu Lan lần thứ ba mươi hai trong cuộc đời cụ bà, đã có mùi thơm đúng như vậy. Cả nhà, hai vợ chồng với ba đứa con gái, cười ngã nghiêng căn chòi nhỏ trong khi đang uống canh. Con gái út của bà cười to nhất. Buổi sáng theo chị ra chợ Hà Lam , cô út nghe ai đó nói rằng ăn đủ một trăm cái gai xương rồng vùng cát Thăng Bình sẽ sống trăm tuổi. Xương rồng non gai còn mềm, nhưng vẫn là thử thách đối với cả nhà, năm con người chưa bao giờ biết cuộc sống bên kia đồi cát vốn rất tươi đẹp và đầy lạc thú.

    Mùa Vu Lan này bà Quyên đúng một trăm lẻ bảy tuổi. Nấu xong nồi canh thì vừa tối, bà chia đều trong ba tô lớn, đặt lên đầu một cái tủ nhỏ nơi có ba bát hương trơ trọi, không hình ảnh lẫn bài vị. Cụ bà ngồi chờ trước cửa căn chòi già cỗi, hai bàn tay thô và to một cách kỳ lạ lần mò trong bóng chiều những hạt dương liễu khô nhặt trong ngày. Mỗi hạt khô nhỏ bằng viên bi, màu nâu đỏ xù xì. Hơn một triệu hạt thì đầy cái bao bà mang theo trong lúc đi tìm xương rồng non. Một bao hạt dương liễu bán được một nghìn đồng. Vài ba ngày có người ghé qua túp lều mang đi, và việc đó lặp đi lặp lại giống như những bữa canh xương rồng. Hơn một trăm năm đi nhặt hạt dương liễu bán kiếm sống, cụ bà không thể nhớ nổi đã ăn được bao nhiêu gai xương rồng, chắc phải hơn một trăm thôi. Chồng và hai đứa con gái nhỏ không ăn được nhiều như vậy nên đã lần lượt rời xa bà, trong khói lửa chiến tranh, khi mà nồi canh vào buổi chiều sửa soạn lễ Vu Lan lần thứ năm mươi lăm trong cuộc đời bà còn chưa kịp nấu.
    * * *
    Trên bãi sông Thu Bồn nơi chảy qua ngôi làng nhỏ mang tên Bình Yên thuộc miền tây huyện Quế Sơn (Quảng Nam), một cái lăng nhỏ được dựng lên thờ phụng vị thủ lĩnh nghĩa quân Cao Cát, vẫn gọi là lăng Ông. Ngôi làng ở xa phía hạ nguồn nơi chôn cất ông, qua bao nhiêu mùa nước lũ, linh vị của ông trôi dạt nhiều lần trước khi đậu lại ở khúc sông trước làng. Người Bình Yên nghèo khổ cho tới tận bây giờ bởi quan san cách trở, đất đai ít ỏi khô cằn, vẫn ráng xây lăng và tôn xưng Cao Cát với danh vị Cao sơn quảng đại chi thần.
    Mấy trăm năm đã trôi qua, cái lăng nhỏ nơi heo hút núi rừng chưa bao giờ có được chút yên bình.Chiến tranh, thiên tai huỷ hoại và cả khát vọng muốn ngày càng to đẹp hơn của người bản địa khiến cho lăng phải đập đi xây lại không biết bao nhiêu lần. Được làm mới năm 1996, gần đây người dân bốn xã miền tây Quế Sơn lại tiếp tục mở cuộc vận động quyên góp để nâng cấp lăng Ông một lần nữa. Và để không một kẻ hậu sinh nào không biết hoặc không được phép quên câu chuyện bi hùng về một thủ lĩnh nghĩa quân bất phùng thời, người ta còn muốn tái tạo mô hình chiến thuyền của nghĩa quân Cao Cát trong khuôn viên lăng. Trên mảnh đất nghèo khổ cùng cực này, người già chìm đắm trong mộng mị xưa cũ. Chỉ một đoạn sông Thu Bồn nơi giao nhau với sông Vu Gia, tổng cộng có hai mươi bảy cái lăng Ông. Và như thế vẫn còn ít so với lăng thờ Bà chúa Thu Bồn cũng trên đoạn sông này.
    Những người trẻ rời làng từ sớm thì không nghĩ vậy. Hai năm trước theo lời kêu gọi của hội đồng hương và của tộc họ, một doanh nhân người Bình Yên trở về thăm làng đã cho đặt một số ghế đá trước sân lăng Ông. Tám cái ghế đá ở một nơi hoang liêu quanh năm tịnh không bóng người ngoại trừ một ông lão coi lăng tám mươi bảy tuổi, trên lưng ghế khắc tên đơn vị kính tặng là một salon ô tô với đầy đủ địa chỉ và số điện thoại. Có lẽ để đùa vui cùng tuế nguyệt.
    * * *
    Là một cựu binh Mỹ ở chiến trường miền Trung Việt Nam trong những năm sáu tám, bảy mươi, nhưng phải hai mươi lăm năm sau Cristopher Dale mới có cơ hội quay lại chốn cũ. Văn phòng chuyên tư vấn thiết kế các tour thám hiễm của Dale, trên con phố nhỏ Via del Cuorvo (California) đang làm ăn phát đạt khi mỗi tuần đều tìm đủ lượng khách cho tour sinh thái Amazon (Braxin). Việc mở thêm các tour mới đã tới lúc và Dale dành hẳn sáu tháng trong ba chuyến đi về Việt Nam để khảo sát một số điểm ở sườn đông Trường Sơn. Vào những năm chín mươi của thế kỷ trước, ý tưởng mở tour tham quan trở lại chiến trường xưa chủ yếu dành cho cựu binh hai nước được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng bởi hy vọng vào những giá trị nhân văn do những chương trình tham quan loại này mang lại. Dale cũng đồng ý và ông, cùng với những cộng sự Việt Nam, đã thực hiện những chuyến ngược sông Thu Bồn. Từ Hội An theo đường sông qua các làng Phong Thử, Thủy La (Điện Bàn) để lên bến Giao Thủy (Duy Xuyên) rồi bến Phú Thuận, Đại Bình, Cà Tang, bến Lở (Quế Sơn)... Toàn những địa danh có thể làm đau nhói những trái tim tưởng đã lành lặn sau hai mươi lăm năm không gặp. Dale cũng vào làng Bình Yên, nơi sau đó ông đã tìm được người đàn bà của mình. Dale đã gặp cụ bà Quyên ở vùng cát Thăng Bình, một hình ảnh gần như trái ngược hoàn toàn với người mẹ quá cố của ông.
    Mười hai năm sau nữa, tháng sáu vừa rồi Dale lại có mặt ở Đà Nẵng, lần này với tư cách thành viên đoàn khảo sát đầu tư của những người thuộc Hiệp hội du lịch quốc tế (PATA) tại miền nam California. Trái ngược với cách nghĩ mười hai năm trước, bây giờ những người Mỹ như Dale chỉ quan tâm đến những khu du lịch năm sao cùng những chặng bay tiếp theo đến Siêm Riệp (Campuchia), Bankok và xa hơn nữa ở vùng biển Anmanda, nơi có những khu du lịch biển xinh đẹp của Sumatra (Thái Lan). Du khách Mỹ sẽ đến miền Trung Việt Nam trên những du thuyền sang trọng, sau đó sử dụng sân bay Đà Nẵng để tiếp tục chuyến đi, Dale gọi đó là những tour sea - air kết nối hiện tại với tương lai. Mười hai năm qua Dale có đưa khách đến miền Trung không? Ít thôi, ông rụt cổ và cười, sau đó thì họ chỉ muốn đến Hạ Long thôi. Rồi Dale giải thích: người Mỹ, kể cả những cựu binh, không có thói quen sống quá nhiều với quá khứ như các bạn. Họ muốn cuộc sống nhẹ nhỏm.
    * * *
    Người Quảng Nam từ lúc khai thiên lập địa đã không dễ dàng sống nhẹ nhỏm. Gánh nặng từ nỗi lòng những người xa quê theo chúa Nguyễn đi mở cõi. Gánh nặng giữ đất. Gánh nặng đau thương của chiến tranh không dễ cất đi dễ dàng sau vài chục năm. Đó là bản tính cố hữu và có lẽ cũng là điểm yếu nhất khiến người Quảng không thể thích ứng, hoặc thích ứng rất chậm trước những thay đổi. Câu chuyện dưới đây, do ông lão coi sóc lăng Ông ở làng Bình Yên kể lại, không biết có thể dùng để tham khảo thêm không.
    Ngày đen tối nhất trong cuộc đời Cao Cát bắt đầu khi vị thủ lĩnh kháng chiến này dẫn gần hai trăm tàn quân cả nam lẫn nữ ngược sông Thu Bồn tìm nơi ẩn náu sau một trận thua tan tác trước kẻ thù xâm lược. Cuộc đào tẩu qua những rặng núi cao, những khu rừng hoang vu tiếp tục diễn ra cảnh chết chóc do đói khát, bệnh tật và thú dữ, vẫn không khiến Cao Cát nản chí bình sinh. Ông vẫn tin sẽ có một ngày trở về đồng bằng phục hận bằng chính những nghĩa binh đang kiệt quệ, hoảng loạn chạy theo ông vào nơi thâm sơn cùng cốc.
    Qua một vài mùa lũ, nước trên thượng nguồn sông Thu Bồn dâng cao, ào ạt đổ về xuôi ầm ầm như sấm dậy khiến Cao Cát ngỡ thời cơ lại đến. Lúc này việc chiêu mộ nghĩa binh, tích thảo lương thực cũng đã được chu tất, ông cho đóng một chiến thuyền thật lớn. Cao Cát tin rằng việc chuyển quân phải được thực hiện bằng đường thuỷ để dưỡng binh lực trước những trận sống mái. Suốt một mùa hè, núi rừng Trung Phước vang động tiếng cưa cây xẻ gỗ. Đến giữa mùa thu năm đó dưới chân Hòn Kẽm ?" Đá Dừng lừng lững một chiến thuyền khổng lồ màu mật ong rực rỡ trong nắng, với những tay chèo được đẽo gọt công phu từ những súc gỗ chò lớn nhất, neo đậu sẵn sàng trên dòng nước xanh thăm thẳm chờ ngày xuất quân.
    Từ ngày chiến thuyền hạ thuỷ, trời cao như trêu ngươi, hạn hán hết năm này sang năm khác khiến những khe suối sâu nhất cũng khô cạn. Sông Thu Bồn không đầy nước thuyền không thể xuất bến vì khu vực trung lưu có những hố đá lớn gấp đôi chiến thuyền, chỉ có thể vượt qua nhờ vào việc nương theo dòng thác mùa lũ. Chờ đợi trong mỏi mòn, uất hận, Cao Cát vẫn không tin thời vận của mình đã hết. Ông cho rằng trời cao muốn thử gan mình.
    Một buổi tối đầu xuân trời thanh mây tịnh, Cao Cát một mình chặt đứt neo thuyền thả trôi ra giữa dòng sông. Ông lẳng lặng khoan một lổ dưới đáy thuyền, để cho nước từ từ chảy vào. Với thể xác đã suy kiệt vì bệnh tật và thiếu ăn, người thủ lĩnh nghĩa quân ngồi chờ trên mui thuyền, dưới ánh trăng tháng giêng khô khốc. Cao Cát muốn thử lòng trời. Nếu có một trận lũ xuân, con thuyền ngập nước của ông vẫn đủ sức trôi qua những hố đá lớn nhất. Cao Cát tin rằng lũ sẽ đến, tin rằng nghĩa quân của ông chưa tuyệt đường trở lại đồng bằng, chẳng qua trời cao muốn thấy chí khí của ông.
    Mùa trăng sau, nghĩa quân Cao Cát vớt được xác thủ lĩnh của mình giữa một hố đá, cạnh những mảnh thuyền vỡ vụn, gần một ngôi làng hiu quạnh nằm lúp xúp ven sông.
    Đỗ Phước Tiến





Chia sẻ trang này