1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Quảng Nam!

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi Thongocmummim, 02/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Tớ đóng góp vài bài về danh nhân người gốc Quảng Nam mà tớ sưu tầm được. Hy vọng là bổ ích cho những người con quê hương Quảng Nam yêu dấu.
    Thoại Ngọc Hầu: Nguyễn văn Thoại(1761-1829)
    Thoại Ngọc Hầu là một danh tướng nổi danh của triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh ngày 25-11 năm Tân Tỵ (1761) tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, được phong tước ngọc hầu nên thường gọi là Thoại Ngọc Hầụ Ông mất ngày 6-6 năm Kỷ Sửu (1829). Sau khi trực tiếp xây dựng xong khu lăng miếu của chính mình và hai vị phu nhân, ông cho qui tụ hài cốt những người có công đào kinh Vĩnh Tế, khai hoang lập ấp về đây chôn chung trong lăng.
    Lăng được bao bọc bằng một bức tường thành vách đúc dày dặn. Khu tịch rộng thênh thang với các bậc thang được xây bằng đá ong.
    Cổng vào lăng có vòm cong hình bán nguyệt, hai bên trụ có chạm khắc câu đối, phía trong lăng là một khu đất bằng phẳng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm chính giữa, bên phải là mộ của bà chính thất Châu Thị Tế, bên trái hơi lùi lại một chút là mộ bà thứ thất Trương Thị Kiệt. Bên phải khu mộ Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân là những ngôi mộ được xây thành một nhóm riêng biệt, phần nhiều là hình bầu dục, còn lại là hình voi phục, hình trái đàọ Theo lời một vài bô lão trong làng, thì đây là nơi cải táng những dân công đã chết trong khi theo Thoại Ngọc Hậu khai hoang lập ấp và đào kinh Vĩnh Tế.
    Thoại Ngọc Hầu có công khai phá vùng biên giới hoang vu và xây dựng nhiều công trình có giá trị cao: hai kinh Vĩnh Tế và Thoại Hà. Lập các làng ở Thoại Sơn và hai bên bờ kinhVĩnh Tế. Mở đường Châu Đốc đi núi Sam.

  2. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Xin giới thiệu với mọi người bài viết về nhân vật Thoại Ngọc Hầu của bạn Bùi Thụy Đào Nguyên.
    Bài viết này đã được chuyển vào Tự điển bách khoa Wikipedia.
    Nhớ Thoại Ngọc Hầu cùng nỗi hàm oan ngày ấy ?

    Thoại Ngọc Hầu (TNH) tên thật Nguyễn Văn Thoại , sinh ngày 25/11/năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 , tại huyện Diên Phước , tỉnh Quảng Nam.
    Cuộc đời của ông có thể tóm tắt như bia ký đã ghi tại triền Núi Sập: ?oTrộm nghĩ lão thần vốn người Quảng Nam , thưở nhỏ lánh mình vào Nam , được vào nhung vụ , theo hầu sang Vọng Các , may được ân tú ngộ ,bôn tẩu trên miền thượng đạo , qua lại Xiêm , Lào , Cao Miên , được trấn giữ Lạng Sơn , Định Tường ?Lại kính cẩn nhận vua ban ấn bảo hộ nước Phiên , rồi có lệnh giữ trấn Vĩnh Thanh ,co tay mà tính trong khoảng trên vài mươi năm , gặp gỡ hai triều ??
    Nhắc đến vùng đất Núi Sập , ta không sao quên được công sức của ông cùng biết bao người thưở trước . Tất cả đã dốc lòng khai phá , biến rừng rậm , đầm lầy thành ruộng nương , nạo vét kênh mương và mở mang thôn xóm Cũng chính tại nơi đây , ông đã cho đào kênh Thoại Hà để thông thương các miền Long xuyên , rạch Giá ?. Công trình rất thiết thực này đến nay vẫn còn phát huy tác dụng tốt . Bia ký ghi : ?oMùa xuân năm Mậu Dần (1818) , vâng chỉ đốc suất đào kênh Đông Xuyên (Thoại Hà ). Ngày thụ mệnh vua , sớm khuya kinh sợ , đốn cây rậm , bới bùn lầy , đào kênh dài một vạn hai ngàn bốn trăm mười tầm , trải qua một tháng thì xong việc , nghiễm nhiên trở thành một con sông to , ghe thuyền qua lại tiện lợi ??
    Đâu chỉ có vậy , 2 năm sau (1820) , ông được lệnh vua Minh Mạng cho đào một con kênh nối liền Châu Đốc ?"Hà Tiên , đó là kênh Vĩnh Tế ( Vua cho phép lấy tên vợ để đặt tên ) .TNH đã cùng dân , binh dốc sức vượt bao gian khó , hoàn thành sứ mệnh , mang lại nhiều nguồn lợi thiết thực cho đến hôm nay ?
    Thế nhưng sau khi ông mất tại Châu Đốc ngày 6/6 năm Kỷ Sửu (1829) , tấm lòng son sắt suốt 52 năm vì nước , vì dân ; gần như bị vua Minh Mạng phủi sạch Sự việc bắt đầu khi Võ Du ở Tào Hình Bộ tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản . Triều đình nghị án , ông bị truy giáng tước xuống hàm ngũ phẩm , con ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm ; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu ,phát mãi .
    Về sau , người ta không biết Tâm đi đâu & làm gì ; riêng Nguyễn Văn Minh , con dòng thứ , cam phận sống cảnh dân dã , nghèo nàn.Còn người nghĩa tế (con rể ) tên Võ Vĩnh Lộc , cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa , sau theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình .Khi cuộc nổ dậy bị phá tan , vợ chồng Lộc đều bị bắt , bị giết ?Nhà vua chỉ dụ cho Bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Lộc & ông ?. Thời gian sau mọi việc được phơi bày .Tên Du phạm tội tố cáo gian , hắn bị cách chức , lãnh án lưu đày đi Cam Lộ .Và phần ông cũng không dính liếu gì với con rể trong vụ loạn tại thành Phiên An của họ Lê Nhưng chẳng hiểu sao nhàvua chẳng giải oan cho người có công đã khuất và phục hồi phẩm tước , quyền lợi cho con cháu ông ?
    Mãi đến ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924) , vua Khải Định mới xét và chính thức truy phong TNH thành Thần ?oĐoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần?. Hiện nay ông có đền thờ tại Thoại sơn và khu lăng mộ , đền thờ tại chân núi Sam , Châu Đốc (An Giang )Tính đến ngày ấy , nỗi oan mà anh linh TNH và con cháu ông gánh chịu đã 95 năm !?
    (Bùi Thụy Đào Nguyên )
    Tư liệu đính kèm :
    [​IMG]
    *Bia Thoại sơn do Thoại Ngọc Hầu dựng năm 1822. Thuở ấy vùng núi Sập còn rừng rậm,đầm lầy ; người sống thưa thớt ? Năm 1817, thọai ngọc hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh ông chủ trương đào con kinh Đông Xuyên - Rạch Giá ( đầu kinh là Ba Bần ngày nay) Được triều đình Huế chấp thuận, kinh khởi công vào năm 1818, huy động khoảng 1.500 nhân công. Kinh đào theo lạch nước cũ nên thuận lợi dễ dàng, một tháng đã hoàn thành với bề rộng 50 mét, chạy dài tới Rạch Giá, hơn 30 cây số. Con kinh này có một vị trí rất quan trọng trong việc giao thông, vận tải và phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân trong vùng. Kinh đào xong, ông được triều đình khen ngợi và cho lấy tên ông đặt tên kinh là Thọai Hà. Để đánh dấu một công tình trọng đại trong cuộc đời mình, Thoại Ngọc Hầu soạn một bài văn khắc vào bia đá. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), ông long trọng làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ sơn thần tại triền núi Đầu bia đá chạm to hai chữ Thoại Sơn, chiều cao 3 mét, ngang 1,2 mét, bề dày 2 tấc, mặt bai chạm đúng 629 chữ. Bia Thoại Sơn hiện nay vẫn còn ở y vị trí ban đầu, nét chữ Hán trên mặt bia còn sắc và đẹp. Bia Thoại Sơn là một trong ba công trình di tích lịch sử loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay .-
    .[​IMG]
    Kênh Vĩnh Tế : Bắt đầu đào vào ngày Rằm tháng Chạp năm Kỹ Mão (1819) do Nguyễn Văn Thoại chỉ huy .Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành (Hà Tiên - Kiên Giang). Kênh đào trong 5 năm với hơn 80.000 dân binh, đào đắp với hàng triệu mét khối đất. Tổng chiều dài của kênh là 205 dặm rưởi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m) và sâu 6 thước (3m).Nói về lợi ích của kênh Vĩnh Tế, Đại Nam nhất thống chí viết : ?oTừ đấy đường sông thông, việc biên phòng và việc buôn bán đều được hưởng mối lợi vô cùng?.Vì vậy ,năm Minh Mạng thứ 16 (1835), triều đình cho đúc Cửu Đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho sự miên viễn của hoàng gia, hình kênh Vĩnh Tế được chạm vào Cao Đỉnh ?

    [​IMG]
    Khu Lăng Mộ : TNH mất sau khi trực tiếp xây dựng xong khu lăng miếu của chính mình và hai vị phu nhân . Ông cũng cho qui tụ hài cốt những người có công đào kinh Vĩnh Tế, khai hoang lập ấp về chôn chung trong lăng. Lăng được bao bọc bằng một bức tường thành vách đúc dày dặn. Khuông viên rộng với các bậc thang được xây bằng đá ong. Cổng vào lăng có vòm cong hình bán nguyệt, hai bên trụ có chạm khắc câu đối, phía trong lăng là một khu đất bằng phẳng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm chính giữa, bên phải là mộ của bà chính thất Châu Thị Tế, bên trái hơi lùi lại một chút là mộ bà thứ thất Trương Thị Kiệt. Bên phải khu mộ chánh , là những ngôi mộ hình bầu dục, hình voi phục, hình trái đàọ .Theo lời một vài bô lão trong làng, thì đây là nơi cải táng những dân công đã nói trên
  3. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Bài viết dưới đây có thông tin về các ông bà Phan Thanh, Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến và Thái Thị Bôi. Chắc chắn nhiều người sẽ bất ngờ
    (Bà Thái Thị Bôi là nữ đảng viên ĐCS đầu tiên của Quảng nam - Đà Nẵng
    Ông Lê Văn Hiến là bộ trưởng tài chính đầu tiên của nước Việt Nam DCCH)
    Chuyện tình của Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Lê Thị Xuyến
    Ngày ấy, chúng tôi còn trẻ lắm. Cơ quan Trung ương Hội Phụ nữ và Báo Phụ nữ Việt Nam ở sâu trong rừng Việt Bắc. Mấy chị em: Nguyệt Tú, Tâm Trung, Bích Thuận sống với nhau trong nhà sàn của đồng bào. Chiều mùa đông tím sẫm, lạnh và buồn, Tiếng suối róc rách lẫn với tiếng cối giã gạo "tực tực" đều đều. Năm 1947, chị Lê Thị Xuyến về làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ kiêm Chủ nhiệm Báo Phụ nữ. Chị sống cùng chúng tôi. Tôi kém chị Xuyến mười tám tuổi, cách nhau cả một thế hệ nhưng tôi thấy chị thật gần gũi. Chị có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, khuôn mặt trái xoan xinh đẹp với cặp mắt đen rất hiền. Chị có một thời là nữ sinhĐồng Khánh Huế. Chị lại là bà Phan Thanh nổi tiếng Hà Nội. Hồi ấy, hầu hết chúng tôi đang ở lứa tuổi hai mươi, lứa tuổi của tình yêu. Chúng tôi rất hay tò mò hỏi chuyện tình yêu của chị.
    Nhà anh Phan Thanh ở làng Bảo An, huyện ĐiệnBàn, cách Thạch Bộ non mười cây số. Cha anh có tiệm thuốc bắc ở chợ làng Thạch Bộ. Anh Phan Thanh học trường Quốc học Huế. Dịp nghỉ hè, anh Thanh thường về sống với cha ở tiệm thuốc. Nhà nghèo, anh Phan Thanh tranh thủ đi dạy thêm vào dịp hè. Anh dạycon các chú, bác chị Xuyến. Nhà chị Xuyến ở làng Thạch Bộ, huyệnĐại Lộc, tỉnhQuảng Nam. Chị Xuyến mồ côi cha, sống với bà nội và chú thím. Chị học ở trường Đồng Khánh Huế khoá 1924 - 1928. Trong những buổi dạy học, anh Thanh để ý đến cô nữ sinh Đồng Khánh nhỏ nhắn dịu dàng. Ra trường, anh đi dạy học ở miền thượng du Thanh Hoá. Anh nhờ gia đình đến dạm hỏi chị Xuyến. Gia đình chị Xuyến khá giả, biết gia đình anh Thanh nghèo nhưng vẫn nhận lời. Sau một năm dạy học, anh Phan Thanh bị nhà cầm quyền Pháp cách chức theo lệnh của khâm sứ Trung Kỳ. Nghe tin này, gia đình chị Xuyến muốn huỷ bỏ cuộc hôn nhân để tìm người khác. Chị Lê Thị Xuyến không nghe theo gia đình. Chị khóc, bỏ ăn, không chịu từ hôn. Anh Phan Khôi, anh em con chú, con bác ruột với anh Phan Thanh biết chuyện, đến đặt vấn đề trực tiếp với chị Xuyến. Anh Khôi và chị Xuyến nói chuyện bằng tiếng Pháp. Cuối cùng, anh đề nghị chị nói cho một tiếng :
    - Oui ou non ? (đồng ý hay không).
    - Oui (đồng ý) - Chị Xuyến trả lời.
    Sau khi nhận được câu trả lời của chị Xuyến, anh Phan Khôi thuyết phục thím chị Xuyến. Cuối cùng, gia đình chị Xuyến đồng ý.
    Lễ thành hôn được tổ chức năm 1928. Tốt nghiệp Thành Chung, chị Xuyến được giữ lại dạy học ở trường Đồng Khánh Huế. Năm 1932, chị sinh con trai lớn, Phan Vịnh, tại Huế.
    Sau này, chị Xuyến tâm sự với cháu Phan Thị Miều, con anh Phan Khôi :
    - Tuy thím học ở Huế nhưng nhát lắm. Chú Phan Thanh đến dạy học cho các cháu trong nhà. Thím đứng ở nhà ngang - nhà ngang cách nhà trên xa - nhìn lên loáng thoáng thấy bóng dáng chú chứ không dám đến gần nói chuyện. Nhưng thím nghĩ, khi người ta không may bị mất việc, mình lại từ hôn thì trái với đạo lý làm người. Như vậy thật nhẫn tâm. Thím không làm theo lời chú bác, tự mình quyết định việc hôn nhân. Chú bác muốn từ hôn vì sợ cháu mình vất vả do chồng không có việc làm ổn định, chứ không phải chê nghèo.
    Sau khi cưới, chị Xuyến về nhà anh Phan Thanh ở thôn Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thôn Bảo An ít làm ruộng, nghề phổ biến là dệt vải, trồng dâu nuôi tằm. Đường làng sạch sẽ kẻ theo ô bàn cờ, hai bên đều có hàng rào tre chụm ngọn thành vòm cây xanh rất mát mẻ. Gia đình ông bà Biện, bố mẹ anh PhanThanh sống rất thanh bạch trong ngôi nhà tranh có vườn bao quanh. Từ lúc anh Phan Thanh sinh ra, khu vườn nhỏ chỉ trồng chuối mít, cau, bưởi, chanh. Hoa lợi từ khu vườn chỉ đủ sống tằn tiện. Sau khi cha anh Phan Thanh mất, cảnh nhà rất vắng vẻ. Mấy anh em anh Phan Thanh đều đi hoạt động cách mạng. Anh Phan Nhuỵ, anh Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam), anh Phan Tháo bị bắt, bị tù nhiều lần. Anh PhanThanh và chị Lê Thị Xuyến dạy học ở Hà Nội. Ở nhà chỉ còn bà mẹ. Mẹ anh Phan Thanh xuất thân từ một gia đình nhà nho nề nếp. Bà là chị ruột ông Lê Dư (bố nhà thơ Hằng Phương). Bà hiền lành, điềm đạm, được mọi người quý mến. Bà coi chị Xuyến như con gái. Chị cũng yêu quý bà như mẹ đẻ.
    Thời gian ở Hà Nội, anh Thanh dạy học ở trường Thăng Long, chị Xuyến dạy trường Hoài Đức. Hai người sống hạnh phúc ở số nhà 165A đường Henri d'' Orléans (nay là đường Phùng Hưng), Hà Nội. Đây cũng là trụ sở hoạt động cách mạng. Con trai út của anh chị, Phan Diễn, ra đời ở ngôi nhà này. Những năm 1936, 1939, chị Lê Thị Xuyến đã giúp đỡ anh Phan Thanh nhiều trong phong trào Mặt trận Bình dân. Thời gian này, anh PhanThanh cùng với các đồng chí ĐặngThai Mai, Võ Nguyên Giáp vận động thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ. Anh Phan Thanh được ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ.
    Thời gian ấy, anh Lê Văn Hiến và chị Thái Thị Bôi, vợ anh, hoạt động bí mật ở Quảng Nam Đà Nẵng. Hai cặp PhanThanh, Lê Thị Xuyến và Lê Văn Hiến, Thái Thị Bôi có mối quan hệ tình cảm quê hương, tình đồng chí. Anh Hiến, chị Bôi thường xuyên cung cấp tin tức những phong trào đấu tranh của quần chúng cho anh Phan Thanh. Anh Phan Thanh hoạt động công khai, đấu tranh nghị trường ở Hà Nội. Anh là đại biểu xuất sắc của Mặt trận Dân chủ Đông Dương trong Viện Dân biểu. Anh còn trúng cử hội viên Hội đồng thành phố Hà Nội.
    Ngày 1 tháng 5 năm 1939, anh Phan Thanh mất ở tuổi ba mươi mốt sau mấy ngày ốm nặng. Đám tang anh Phan Thanh trở thành cuộc biểu dương lực lượng quần chúng đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Chị Xuyến mới ba mươi tuổi, một mình nuôi hai con trai nhỏ. Chị bắt đầu trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng.
    Sau ngày Nhật đảo chính năm 1945, trường Thăng Long tạm đóng cửa. Chị đưa hai con về quê Bảo An ở Quảng Nam, đồng thời, chị nhận tài liệu ********* đem về Trung Kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Đường sắt Đông Dương bị phá từng quãng dài. Con đường từ Hà Nội đến Quảng Nam phải đi bộ nhiều đoạn. Đường đi rất vất vả nhưng hai con thấy mẹ luôn tươi cười, vui vẻ động viên các con và những người cùng đi.
    Về làng Bảo An, chị tham gia tích cực chuẩn bị khởi nghĩa. Cách mạng thành công, chị được mời ra Huế làm Uỷ viên Cứu tế xã hội của Uỷ ban Hành chính Trung Bộ. Chị Xuyến gửi con lại quê chồng. Sau đó chị ra Bắc làm việc sau khi trúng cử vào Quốc hội khoá I.
  4. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Một ngày đầu tháng 3 năm 1946, sau chuyến đi công tác ở Nam Bộ về đến Hà Nội, anh Lê Văn Hiến bị một cơn sốt rét. Anh nằm li bì trong căn phòng vắng. Buổi trưa hôm ấy trong lúc mơ màng, anh nghe có tiếng gõ cửa. Cánh cửa mở, một người phụ nữ nhanh nhẹn, xinh xắn, tiến vào phòng. Anh gượng ngồi dây. Người phụ nữ ấy khoát tay bảo anh cứ nằm và nhìn anh đầy thương cảm. Anh nhớ mãi đôi mắt nhìn yêu thương ấy. Trong ba ngày anh ốm, người phụ nữ đều đến thăm anh và cùng anh ăn một bữa cơm thân mật. Rồi từ giờ phút ấy, lòng anh đối với người ấy đã nặng tình. Người phụ nữ ấy là chị Lê Thị Xuyến, người bạn thân thiết của gia đình anh.
    Vào cuối những năm 30, nhiều chuyện đau buồn đã lần lượt xảy đến với hai gia đình: chị Thái Thị Bôi hy sinh, anh Phan Thanh mất. Anh Lê Văn Hiến và chị Lê ThịXuyến vẫn giữ tình bạn, tình đồng chí. Tình cảm ấy ngày càng khăng khít. Hồi ấy, có tin đồn anh Hiến, chị Xuyến hứa hôn. Anh Hiến làm Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ cách mạng lâm thời năm 1946. Chị Xuyến là Uỷ viên Cứu tế xã hội và trúng cử Quốc hội khoá I, ra Hà Nội làm việc. Chị Xuyến vẫn được người ta gọi là bà Phan Thanh. Các con chị thường xuyên đến nhà anh Hiến chơi. Mối tình của hai người thật đẹp. Tưởng chừng sự hàn gắn được suôn sẻ. Nào ngờ ...
    Ngày 26 tháng 7 năm 1947, Hội đồng Chính phủ họp ở đình Hồng Thái. Lúc chưa họp, Hồ Chủ tịch gọi anh Hiến ra. Bác hỏi về vấn đề vợ con và định giới thiệu cho anh một người. Anh Hiến ngơ ngẩn không biết trả lời ra sao. Bác vô tình đẩy anh vào tình huống khó xử. Anh đành xin Bác cho anh vài giờ để suy nghĩ. Gần tối, sau hai cuộc họp hội đồng, Bác Hồ gọi anh lại, nhắc anh trả lời. Anh phải nói thật là đã hứa hẹn với một người rồi.
    - Người ấy là ai ?
    - Người ấy có hai con, tôi có một con. Chúng tôi đã hẹn với nhau đến lúc nào thuận tiện sẽ kết hợp hai gia đình làm một. Ý định ấy đã có từ lâu. Nay xảy ra cuộc kháng chiến toàn quốc, đành tạm gác việc riêng mà lo việc chung. Người ấy là chị Lê Thị Xuyến tức là bà ...
    Nghe anh Hiến trả lời, Bác rất ngạc nhiên. Bác nói :
    - Điều đó không nên đâu chú ạ. Dân ta đang còn đầu óc phong kiến, tôi e cả hai đều mang tiếng. Chú nên nghĩ lại.
    Anh Hiến nói :
    - Nếu cụ đã tỏ ý không tán thành, chúng tôi xin để bàn lại với nhau. Nếu sự hứa hẹn của chúng tôi không thành, xin cụ cứ cho phép tôi tạm gác việc quan hệ đời riêng của tôi về sau. Hiện nay, tôi thật tình không thể quyết định một cách gì khác.
    Anh Hiến bị sốc. Anh như người say thuốc ngồi xỉu một chỗ, không nói gì. Trên đường về nhà, anh cưỡi ngựa, thả dây cương, mặc ngựa đưa anh đi. Đêm hôm ấy, anh Hiến thao thức suốt đêm.
    Sau đó là một chuỗi ngày nhớ thương khắc khoải, lo lắng. Anh Lê Văn Hiến ghi trong nhật ký :
    27/3/48
    Về chiều, dựa lan can, ngồi nhìn mây núi, nghĩ vẩn vơ đâu đâu. Yêu ... nhớ... rồi trong lòng cảm thấy bàng hoàng thổn thức. Ừ nhỉ ! Giá mà gần gần một chút thì cũng có thể đến thăm nhưng lại xa đến hai, ba ngày đường.
    1/4/48
    Đêm tối như mực. Bầy đom đóm bay đầy cả cánh đồng và hai bên sườn núi. Tiếng ếch nhái kêu inh ỏi xung quanh nhà. Một mình ngồi với ngọn đèn con. Trong lúc thanh vắng này, giá có X. cùng ngồi bàn luận việc đời việc nước thì còn gì thú bằng. Những đêm ở cạnh rừng, đèn đuốc không đủ sáng để xem sách, một mình ngồi nhìn ra cánh đồng thấy cô quạnh lạ. Tại sao mình lại thiếu sự may mắn thế nhỉ? Thật cũng là một sự hy sinh khá lớn của chúng mình.
    18/4/48
    Hội nghị cán bộ miền Bắc.
    X. cũng đến cùng hôm nay. Gặp nhau nhưng không gần nhau được, kể thật phiền. Thỉnh thoảng nhìn một thoáng qua rồi khuây lãng qua chỗ khác.
    20/4/48
    Chiều hôm nay ngoài cuộc hội nghị, có cử hành Lễ thành hôn của Việt Châu và Diệu Hồng. Lần thứ hai trong năm nay mình dự lễ cưới của đồng chí. Lần thứ nhất của Tường, lần này của Châu. Mỗi lần thấy sự vui sướng của anh em, mình khó lòng không liên tưởng đến việc riêng mình. Dự lễ hôm nay lại cố mặt cả X. nữa, niềm riêng mình cũng cảm thấy bâng khuâng. Không biết X. có như mình không.
    Hơn một năm sau, nguyện vọng của hai người được chấp thuận. Anh Hiến ghi lại ngày đáng nhớ ấy trong nhật ký :
    6/5/48
    Về đến nhà, gặp anh Cả (Nguyễn Lương Bằng) đã chờ sẵn. Anh chờ ở đây đã năm, sáu hôm. Anh Cả vừa cười vừa khoe sẽ báo hỷ tín. Bác đã chuẩn y cho mình lập gia đình với Xuyến. Theo lời kể của anhCả, các anh dùng kế đánh vào tình cảm của Bác. Bác cầm lòng không nỡ, đồng ý cho mình thành lập gia đình. Nhưng Bác vẫn dặn đi dặn lại phải thận trọng, khéo léo. Bác thật là thánh sống của chúng mình. Một tin không ngờ. Mình vừa vui mừng vừa cảm động. Đêm nay muốn viết thư tin cho X. biết ngay nhưng nghĩ lại nên tạm chờ vài hôm. Công việc rảnh rang, mình viết cũng không muộn.
    Ngày 30/6/48
    Ở ATK
    Đang ăn cơm trưa X. đến. Không khí trong nhà như thay đổi hẳn, sáng và vui... Ngồi tựa ghế lan can, mặc dầu trong đêm tối, mình vẫn thấy trời trong và sáng, cảnh êm dịu làm sao. Đã bao nhiêu buổi chiều, ngồi một mình trên ghế này, tựa lan can mơ màng tơ tưởng. Hôm nay thì khác hẳn. Trước mặt chỉ có một người, một người có mãnh lực thay thế mọi cảnh vật, một vũ trụ.
    Anh Hiến viết thư về Quảng Nam báo cho gia đình biết việc riêng của anh và chị Xuyến :
    19/10/48
    ... Còn một việc này xin nói để các anh chị và tất cả các cháu ở nhà biết. Tôi định tái lập gia đình với chị Lê Thị Xuyến, người Quảng Nam, tức là chị Phan Thanh trước. Chắc các anh chị và các cháu cũng dự đoán rồi, nên tin này về nhà cũng không đột ngột lắm. Sự tái lập gia đình này, chúng tôi ước định đã lâu. Nhưng vì e ngại thành kiến của xã hội hẹp hòi với vấn đề tục hôn và tình hình kháng chiến, mỗi người mỗi ngả, lăn lộn với nhiệm vụ nên chưa nghĩ đến việc riêng. Nay xét thấy cuộc kháng chiến là trường kỳ, theo ý anh em ngoài này, Hồ Chủ tịch cũng không thấy gì trở ngại nên việc thành hôn của chúng tôi cũng bình thường. Vì thế, chúng tôi định khi nào thuận tiện, sẽ làm lễ thành hôn trong không khí thân mật, giản dị.
    Nhân dịp đi công tác Thanh Hoá, chị Xuyến ghé qua nhà anhVũ Ngọc Phan và chị Hằng Phương. Chị Xuyến gửi hai con trai ở đấy trong thời gian kháng chiến. Chị trao đổi với con trai lớn về dự định kết hôn của mình. Phan Vịnh đồng ý ngay. Phan Vịnh báo cho em Phan Diễn biết tin. Các con chị đã từ lâu coi bác Hiến như người trong gia đình. Thời gian hai con chị Xuyến sống ở Thanh Hoá, anh Hiến thường xuyên viết thư và gửi quà, lo lắng cho các cháu về mọi mặt.
    Ngày 30 tháng 6 năm 1949, lễ cưới của anh Hiến và chị Xuyến được tổ chức ở xã Tân Trào. Hồi ấy, chị Xuyến bốn mươi tuổi. Bác Hồ gửi tặng hai người đôi khăn thêu. Nhà thơ Huy Cận tặng anh chị câu thơ :
    Trăm năm một cuộc mừng anh chị
    Vui vẻ cành Lê hoa nở đôi.
    Sau ngày cưới, chị Xuyến được ở cơ quan anh Hiến ba hôm lo việc soạn sửa gia đình và thư từ cho bạn bè. Sau đó, hai người lại chia tay nhau đi công tác. Chị Xuyến lên đường về cơ quan Trung ương Hội Phụ nữ.
    Trong kháng chiến chống Pháp, anh Hiến và chị Xuyến đều bận công việc, thỉnh thoảng mới được gặp nhau. Trong nhật ký, anh Hiến so sánh hình bóng chị Xuyến như con chim chợt đến, chợt đi. Đến khi về Hà Nội, anh chị mới được sống gần nhau.
  5. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Hai anh chị sống hạnh phúc với nhau gần năm mươi năm. Chị Xuyến rất quan tâm đến sở thích của anh Hiến. Tôi còn nhớ, năm 1993, chúng tôi cùng anh chị đi nghỉ ở Đầm Vạc. Bao giờ trong tủ lạnh, chị Xuyến cũng để mấy củ khoai luộc cho anh Hiến như hồi còn ở Việt Bắc. Ở tuổi tám mươi, anh chị vẫn rủi rỉ như đôi chim câu.
    Cả hai lần yêu, cả hai lần lấy chồng chị Xuyến đều gặp khó khăn lúc ban đầu. Có phải vì thế không mà chị rất thông cảm với chuyện tình cảm của chị em trong cơ quan phụ nữ chúng tôi. Tôi hay tâm sự với chị tình yêu của tôi và anh Lê Quang Đạo trước khi cưới.
    Sau này, chị rất thông cảm với các con khi bọn trẻ bước vào tuổi yêu. Chị Xuyến đã dành cho cháu Ái tình cảm của người mẹ, thay cho chị Thái Thị Bôi. Tôi còn nhớ năm 1960, Ái đang học ở Liên Xô. Cháu yêu một thanh niên Nga. Lúc đó, quan niệm về vấn đề lấy chồng ngoại quốc ở nước ta còn rất ngặt nghèo. Chị Xuyến thông cảm và ủng hộ tình cảm của đôi trẻ. Hồi ấy, tôi đang học trường Đảng ở Matxcơva. Nhân dịp tôi về nước nghỉ hè, chị Xuyến đến nhà nói chuyện rất lâu. Chị nhờ tôi sang gặp Ái, giúp đỡ vợ chồng Ái về Việt Nam. Tôi và chị Như đã giúp đỡ hai cháu theo ý chị Xuyến. Ivan về sống và làm việc ở Việt Nam một thời gian dài. Vợ chồng Ái cùng hai con sống hạnh phúc trong gia đình anh Hiến, chị Xuyến.
    Các con trai của chị cũng tìm thấy ở mẹ mình một người bạn tâm tình khi gặp trắc trở trong tình yêu.
    Phan Diễn (con trai của Phan Thanh và Lê Thị Xuyến) có lần tâm sự :
    - Nhờ có sự thông cảm, động viên của mẹ, tôi tìm lại được mối tình đầu tưởng như đã mất.
    Các cháu nội ngoại của chị Xuyến cũng tìm đến bà mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như trong tình yêu.
    Gia đình chị Xuyến và anh Hiến với các con cháu đã sống vui vẻ, ấm cúng suốt gần năm mươi năm. Hiện nay, trên bàn thờ nhà Phan Vịnh, Lê Ngọc Ái, Phan Diễn đều treo ảnh bốn người: Anh Phan Thanh, anh Lê Văn Hiến, chị Lê Thị Xuyến, chị Thái Thị Bôi.
  6. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Ở Đà Nẵng cả bốn người Phan Thanh, Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến và Thái Thị Bôi đều được đặt tên cho các con đường :
    Đường Thái Thị Bôi và Lê Thị Xuyến chạy song song nhau và song song với ... đường tàu lửa. Hai đường này cùng bắt đầu từ đường Lê Độ (chứ không phải Lê Văn Hiến )
    Còn đường Lê Văn Hiến ở quận Ngũ Hành Sơn đoạn từ nhà máy cao su ĐN đến Non nước.
    Đường Phan Thanh ở quận Thanh Khê, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh chỗ trường ĐH Duy Tân đến đường Lý Thái Tổ.
  7. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    TRẦN CAO VÂN
    Trần Cao Vân, người ở Gò Nổi (Điện Bàn), sinh năm Bính Dần (1866) và hy sinh ở pháp trường An Hòa (Huế) năm 1916.
    Ngay từ thuở nhỏ, Trần Cao Vân đã tỏ ra thông minh, dinh ngộ và có chí lớn. Hồi theo học ở trường Huấn (từ năm 13 tuổi), thầy ra đề văn tả Cối xây lúa : Suy nghĩ mấy phút, Trần đã viết xong bài vịnh :
    Khen xưa ai đã khéo trêu bày
    Tạo cối này ra vốn để xay
    Gốc tý càn khôn trồng giữa rốn.
    Cán d?n tinh đẩu vận trong tay.
    Nghiến răng tợ sấm ì ầm dậy.
    Mở miệng đường mưa lác đác bay
    Tứ trụ dưới nhờ chân đế vững
    Cùng trên phụ bậc sẵn hai tay.
    Cối xay và cách xay lúa kiểu trên đây đã lùi sâu trong quá khứ. Những người từng biết cối xay lúa và cách xay lúa ngày xưa dễ thấy Trần Cao Vân đã miêu tả thật tài tình, không chỉ miêu tả đúng như thật, người làm thơ còn vận dụng cả chữ của "thánh hiền". Trong sách của Khổng Tử, có chữ "Gốc tý" là để nói ngôi trời, chữ "cán dần" là để chỉ người. Trần Cao Vân muốn nói : ý trời hợp với lòng người. Chữ "tứ trụ? ngoài nghĩa đen là cối xay bốn chân vững chắc, còn muốn ám chỉ tứ trụ ở triều đình vững, thì ngai vàng của minh quân mới vững. Điều đó chứng tỏ thiên tư và chí lớn của Trần Cao Vân từ khi còn nhỏ tuổi.
    Cuộc hội ngộ với Võ Trứ tại hang núi Đá Bạc
    Năm 1882, Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành, linh cữu đưa về an táng tại làng Xuân Đài (Gò Nổi). Cùng nhiều sĩ tử, Trần Cao Vân dự lễ an táng Hoàng Diệu.
    Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi ra Quảng Trị. Trước những biến cố đau lòng dồn dập, Trần Cao Vân ngưng việc học hành, từ biệt gia hương tìm đường cứu nước.
    Sau 6 năm đóng vai đạo sĩ, thầy địa lý, thầy tướng số ở chùa Cổ Am tại làng An Định (Đại Lộc) để gây dựng cơ sở yêu nước ; rồi sau một năm mở trường dạy học ở Đại Giang cạnh làng An Định để tránh sự theo dõi, dò xét của mật thám, thực dân, năm 1892, Trần Cao Vân chuyển vào Bình Định. Ngoài nghề dạy học, Trần Cao Vân còn làm thầy địa lý để có điều kiện tiếp tục gây cơ sở. Ở Bình Định, tại hang núi Đá Bạc, Trần Cao Vân gặp Võ Trứ đang tích cực gây dựng lực lượng chống Pháp. Năm 1895, Võ Trứ từ Bình Định vào Phú Yên nơi ông đã gây dựng được nhiều cơ sở. Trần Cao Vân được mời vào Phú Yên để giúp Võ Trứ về kế hoạch khởi nghĩa. Năm 1898, khởi nghĩa bùng nổ nhưng nhanh chóng bị đàn áp. Võ Trứ bị bắt và nhận hết trách nhiệm về mình, nhận án tử hình. Trần Cao Vân cũng bị bắt, bị tra tấn, bị giam tại nhà tù Phú Yên 11 tháng.
    Vụ án ?oTrung Thiên dịch?
    Dù tra tấn dã man, song không khai thác được gì, địch phải trả tự do cho Trần Cao Vân. Ra khỏi nhà ngục Phú Yên, ông trở về Bình Định dạy học. Năm 1900, hai tỉnh Bình Định - Phú Yên thông báo cho nhau, thì thầm bàn tán về một học thuyết mới - học thuyết Trung Thiên dịch. Vì tư liệu bị mất mát không còn nguyên bản, nên cho đến ngày nay, thuyết "Trung Thiên dịch" của Trần Cao Vân cũng chưa ai lý giải rõ rệt, đầy đủ. Chỉ biết là từ thời Phục Hy ở Trung Quốc có thuyết Tiên Thiên, đến thời Văn Vương có thuyết Hậu Thiên, thuyết Tiên Thiên nói về thiên văn, còn thuyết Hậu Thiên nói về quả đất. Nghiên cứu thuyết Tiên Thiên và Hậu Thiên của đời trước, Trần Cao Vân nêu lên thuyết Trung Thiên Dịch, bàn về con người.
    Bọn thực dân phong kiến lo sợ về thuyết Trung Thiên dịch, chúng đã ra lệnh bắt Trần Cao Vân về tội "yêu thơ", ?oyêu ngôn" xúi dân làm loạn. Lần này, kẻ thù giam Trần Cao Vân ở Bình Định, một năm sau chúng đưa ông về nhà lao Quảng Nam. Mãn tù, ông về lại với gia đình. Nhưng sau vụ chống thuế năm 1908, Trần Cao Vân lại bị chính quyền thực dân phong kiến đày đi Côn Đảo, 6 năm sau mới được trả tự do.
    Cuộc gặp gỡ với vua Duy Tân ở hồ Tịnh Tâm (Huế)
    Sau khi ở Côn Đảo về, Trần Cao Vân đã cùng với Thái Phiên trở thành yếu nhân của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội.
    Ngày 6-4-1987, trong lễ cải táng hài cốt vua Duy Tân tại Huế, ông Georges Vĩnh San, con trai của vua Duy Tân đã nói với mọi người về sự kiện đã diễn ra ở "Hậu hồ" (hồ Tịnh Tâm) : "Vua Duy Tân - người đã tiếp xúc với hai chí sĩ cách mạng của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội, những người không chịu cảnh nước Nam bị ngoại bang đô hộ. Hai vị ấy là Thái Phiên và Trần Cao Vân - những thủ lĩnh chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp vào năm 1916. Thái Phiên và Trần Cao Vân cải trang làm người đi câu cá, được đưa đến gặp nhà vua ở hồ sau cung đình (Hậu hồ)".
    Cuộc hội kiến diễn ra vào ngày 14-4-1916. Tuy mới gặp nhau lần đầu nhưng nhà vua đã rất tâm đắc và hài lòng khi nghe Trần Cao Vân và Thái Phiên phát biểu. Hai nhà lãnh đạo của Việt Nam Quang Phục Hội trình bày với nhà vua kế hoạch chiếm ngay ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi để làm căn cứ, tiếp đó phát động khởi nghĩa trên toàn cõi Trung Kỳ ... Nhà vua tán thành với kế hoạch khởi nghĩa đã được dự định. Cuộc khởi nghĩa đã không thể bùng nổ như đã dự liệu vì sớm bị lộ. Cả vua Duy Tân, cả Thái Phiên và Trần Cao vân cùng với một số đồng chí của ông đều bị kẻ thù bắt (5-1916).
    Mong cho Thánh thượng sinh toàn
    Bị địch giam giữ ở ngục Thừa Thiên, Trần Cao Vân và Thái Phiên không ngại hy sinh mà chỉ lo cho tính mệnh của vua Duy Tân, đang bị kẻ thù giam giữ ở đồn Mang Cá. Để cứu vua khỏi chết, Trần Cao Vân đã biên thư trần tình với thượng thư Hồ Đắc Trung - giữ chức Thượng thư bộ Hộ kiêm Cơ mật đại thần, phụ trách việc thảo án. Thư viết trên giấy quyến (giấy vấn thuốc hút) có đoạn :
    Trung là ai, nghĩa là ai, cân đai võng lọng là ai ?
    Thà để cô thần tử biệt.
    Trời còn đó, đất còn đó, xã tắc sơn hà còn đó,
    Mong cho Thánh thượng sinh toàn
    Khi bị tra hỏi, Trần Cao Vân và Thái Phiên nhận hết trách nhiệm về mình. Cuối cùng, vua Duy Tân chỉ bị tội lưu đày. Còn Trần Cao Vân, Thái Phiên và các đồng chí của ông là Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu phải ra pháp trường tại An Hòa (Huế)?.
    Trong nhà lao Huế, Trần Cao Vân và Thái Phiên vẫn giữ vững tinh thần. Trước khi lên đoạn đầu đài, Trần Cao Vân đã gửi lại niềm tin cho hậu thế bằng những vần thơ giàu nghĩa khí :
    Giữa trời đứng vững không thiêng
    Nghìn năm nước Việt còn truyền sử xanh
    ... Người thù non nước còn đây
    Trời xanh với tấm lòng này tương tri.
    Ngày 16-4 năm Bính Thìn (tức 17-5-1916), Cống Chém An Hòa tại Huế đã ghi nhận khí phách anh hùng vì nước của Thái Phiên và Trần Cao Vân, cùng với hai đồng chí của ông là Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu.
    Theo báo Quảng Nam
    Được quydede sửa chữa / chuyển vào 10:04 ngày 23/02/2008
  8. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    PHẠM PHÚ THỨ

    Phạm Phú Thứ hiệu là Trúc Ðường, biệt hiệu Giá Viên, tổ tiên họ Ðoàn gốc ở Bắc, vào Quảng-nam mới đổi ra họ Phạm Phú. Năm 1843, đỗ Tiến-sĩ (vì thi Hương và thi Hội đỗ đầu nên gọi là Song nguyên ; thi Ðình ông đứng thứ ba, đầu bảng đệ tam giáp).
    Ra làm quan năm 1844, bắt đầu với chức Hành tẩu hàm Biên tu ở Nội các.
    Năm 1850, ông giữ chức Kinh Diên Khởi Cư Chú (chép những lời nói và hành động của vua nơi giảng sách). Vì thấy Tự-Ðức ham xướng ca, ngại rét ít lâm triều hoặc nghe giảng sách, ông dâng sớ can, lời lẽ cứng cỏi, bị đầy đi chăn ngựa ở trạm Bưu chính Thừa-nông (phía Nam Huế), ba tháng sau nhờ bà Từ Dũ can thiệp, được về Kinh giữ chức Tu Thư Hiệu Lực (biên chép sách vở để chuộc tội) rồi năm 1851, ông "Xuất Ngoại Hiệu Lực", với danh nghĩa đưa tiễn quan nhà Thanh, Ngô Hội Liên (bị bão dạt vào Cửa Thuận) về Quảng-châu. Lần đầu ra khỏi nước, được mở rộng tầm mắt, đặc biệt thấy Ma-cao, trung tâm buôn bán quốc tế, phồn thịnh : thuyền máy nhiều từng, súng đạn, hàng hóa, thực phẩm chất đống... Các tiểu thương người Hoa làm việc có quy củ, người bán rau cũng có cân, có sổ ghi chép. Phạm Phú Thứ viết :"Quang cảnh thế giới đã thức tỉnh giấc mộng trần tục của tôi" [6].
    Năm 1856, làm Án-sát Thanh-hóa, ông đã hướng dẫn việc chế tạo một chiếc tầu thủy vận tải kiểu mới và một chiếc tầu bọc đồng, được khen thưởng bốn lần.
    Năm 1857, ông dâng sớ xin thuê thuyền buôn tư nhân -nhỏ và dễ xoay sở hơn tầu nhà nước nặng nề, cồng kềnh- để vận chuyển và tuần phòng bờ biển.
    Năm 1858, được chuyển về Nội các, thăng Thị lang (1861) rồi Tả Tham tri bộ Lại (1863).
    Ðầu năm 1863, giữ chức Khâm sai đại thần lĩnh Hiệp Biện Ðại Học Sĩ, cùng với Chánh, Phó Toàn quyền đại thần Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp (cũng gọi là Hiệp) vào Gia-định trì hoãn việc phê chuẩn hoà ước Nhâm-Tuất (ký ngày 5/6/1862, nhường ba tỉnh miền Ðông : Biên-hoà, Gia-định và Ðịnh-tường) với phái đoàn Pháp (Bonard) và Tây-ban-nha (Palanca). Kết quả không tốt, ông bị giáng chức. Trong thời gian này, ông đã gập Nguyễn Trường Tộ.
    Năm 1863-64, Phạm Phú Thứ sung chức Phó sứ cùng với Chánh sứ Phan Thanh Giản và Bồi sứ Ngụy Khắc Ðản sang Pháp điều đình xin chuộc ba tỉnh miền Ðông. Khi về, dâng Tây Hành Nhật Ký. Nguyễn Trường Tộ đã gập ông trước và sau chuyến đi, và đã nhờ ông chuyển lên triều đình ba bản điều trần.
    Sau khi đi Tây về, ngay từ 1865, giữ chức Thượng Thư bộ Hộ tới năm 1874, ông đã thuyết phục được triều đình ban cách thức chế "xe trâu" (do ông vẽ kiểu học được ở Ai cập, dùng trâu kéo tiện lợi gấp mấy gầu tát nước của ta), tạo 27 cỗ phát cho các tỉnh làm mẫu.
    Năm 1867, ông đề nghị mở cảng ngoại thương ở Hải-yên (Hải-dương, Quảng-yên) và dâng sớ trình bầy những mục tiêu cần thực hiện để duy tân, tự cường, gồm ba giai đoạn :
    a - lúc đầu nên đối xử hòa hoãn với Pháp để có thì giờ chấn chỉnh, nhờ họ huấn luyện quân sĩ và dậy khoa thương mại ;
    b - khi đã đủ sức, điều đình bồi thường để Pháp rút về ;
    c - khi đã mạnh mà họ còn ngoan cố thì "thề quyết chẳng đội trời chung".
    Từ 1874 đến 1880, Phạm Phú Thứ giữ chức Thự Tổng đốc Hải-yên kiêm Tổng lý Thương chính đại thần, và đã thực hiện được một số cải cách như :
    4/1878 : mở trường dậy chữ Tây cho nha Thương chính Hải-dương, mỗi tháng cấp một quan tiền và một phương gạo cho những người đi học [7].
    Dựng lại nhà xuất bản Hải Học Ðường (có từ đời Gia-Long nhưng đã đóng cửa), cho in lại một số sách dịch sang chữ Hán về khoa học và kỹ thuật của các giáo sĩ Tây phương viết :
    Bác vật tân biên (về khoa học)
    Khai môi yếu pháp (khai mỏ)
    Hàng hải kim châm (cách đi biển)
    Vạn quốc công pháp (giao dịch với ngoại quốc).
    Thực Lục cũng chép :"Tháng 5 nhuận,1876, Nha Thương chính Hải-dương dịch Phép diễn tập súng Tây dâng lên".
    Tự ông dịch Tùng chính di quy về kinh nghiệm quản lý hành chính và dự tính cho in những sách :
    Ðịa cầu thuyết lược
    Cách vật nhập môn... [8]
    Công việc đang dang dở thì năm 1879 ông bị cáo tội thiếu công minh : đối xử dễ dãi với Hoa thương và nghiệt với người Pháp. Vua chuẩn cho về kinh dư"ng bệnh và nghĩ tội, đợi xét án, song đến tháng 3/1880 ông mới thực sự về Kinh vì Tổng đốc mới Hải-yên, Lê Ðiều, xin cho ông ở lại mấy tháng để giúp am tường công việc.
    Năm 1882, Phạm Phú Thứ mất, tước Vĩnh Lộc Ðại Phu, Trụ Quốc Hiệp Biện Ðại Học Sĩ.
    - Tác phẩm của Phạm Phú Thứ :
    Giá Viên Toàn Tập gồm 26 quyển, một nửa là thơ (chữ Hán), phần còn lại là phú, biểu, luận, ký, minh... đề cập đến các lĩnh vực khác nhau như khoa học, kỹ thuật, hành chánh vv.
    Tây Hành Nhật Ký cũng gọi là Giá Viên Biệt Lục hayTây Phù Nhật Ký.
    Tây Phù Thi Thảo.
    Liệt triều thông hệ niên phả toản yếu.
    Bắc quốc lịch triều thông hệ niên thứ.
    Bản triều liệt thánh sơ lược toát yếu.
    Phần mộ ông Phạm Phú Thứ hiện nay ở Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam. Trên đường từ phía nam cầu Tứ Câu đi Bảo An xuyên qua 3 xã Gò Nổi huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, bạn sẽ thấy một biển hướng dẫn đến phần mộ ông.
    Được quydede sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 23/02/2008
  9. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA
    AI MÀ KHÔNG BIẾT THÌ TRA GÚC GỒ
    NHÀ AI KHÔNG CÓ GÚC GỒ
    THÌ RA HÀNG NÉT GÚC GỒ MÀ TRA.
    ha ha
  10. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    MỘT BÀI VIẾT HAY VỀ QUẢNG NAM
    (http://www.erct.com/)
    Suy nghĩ của người chuyển bài (quydede) : Tác giả chỉ có cách nhìn hơi phiến diện về hiện tại và những người làm nên hiện tại, thể hiện rõ trong phần con người Quảng Nam.
    Quảng Nam - Ðất Nước và Con Người
    Từ Ðạo QUẢNG NAM đến Tỉnh QUẢNG NAM (1301 - 1831)
    Năm 1306, thể theo lời ước gả Công Chúa Huyền Trân của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ( năm 1301 ) trong dịp viếng thăm thân hữu Việt Nam - Chiêm Thành, vua Chiêm Thành, Chế Mân dâng đất hai Châu Ô, Châu Rí làm sính lễ để xin cưới Công Chúa Huyền Trân.

    Năm 1307, sau nghi lễ tiễn Công Chúa Huyền Trân về Chiêm quốc, vua Trần Anh Tông tiết thu 2 Châu Ô và Châu Rí, di dân khẩn hoang, lập ấp và đổi tên là Thuận Châu (Bắc Hải Vân Quan) và Hóa Châu (Nam Hải Vân Quan). Dân Chiêm Thành bỏ đất lui về phía Nam.

    Năm 1402, sau khi chiếm ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly chia Hoá Châu, gốm đất Chiêm Ðộng, Cổ Lủy, lập thành 4 Châu là Thăng Châu (Thăng Bình và phía Bắc), Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu (Quảng Ngãi và phía Nam), di dân canh tác và đặt quan An phủ sứ cai trị. Dân Chiêm Thành lại bỏ đất lui về phía Nam.

    Năm 1470, Hồng Ðức nguyên niên, vua Lê Thánh Tông, sau trận đại thắng, bắt được vua Chiêm Thành là Trà Toàn, triệt đễ khai thác sự chia rẽ của Hoàng Tộc Chiêm Thành, chia Chiêm Thành ra làm 3 nước nhỏ, phong 3 vua: Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan, chủ đích làn suy yếu đối phương. Lấy lại Hóa Châu, gồm đất Chiêm Ðộng, Ðồ Bàn, Ðại Chiêm và Cổ Lủy lập thành Ðạo QUẢNG NAM (địa danh QUẢNG NAM bắt đầu xuất hiện trên lịch sử VN từ đây).
    Ðạo QUẢNG NAM gồm có 3 Phủ và 8 Huyện (tiền thân của Nam, Ngãi, Bình và Phú sau này)

    Năm 1570, Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Ðạo Quảng Nam, truyền nối con cháu (Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Chu ... ) lấn dần vào Nam, xâm chiếm trọn vẹn đất Chiêm Thành, lập thành Phủ Diên Khánh (Khánh Hòa), Phủ Bình Thuận, Huyện Yên Phúc và Huyện Hòa Ða (Bình Thuận).

    Năm 1744, Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, sau khi chiếm được Hà Tiên Rạch Giá, chia nước ra làm 12 DINH: Chính Dinh (Thừa Thiên), Cựu Dinh (A¨i Tử), Quảng Bình Dinh, Vũ Xá Dinh, Bố Chính Dinh, Quảng Nam Dinh (Quảng Ngãi phủ và Quy Nhơn phủ), Phú Yên Dinh, Bình Khang Dinh, Bình Thuận Dinh (đất Chiêm Thành), Trấn Biên Dinh, Phiên Trấn Dinh, Long Hồ Dinh (đất Chân Lạp). Ðồng thời, lấy Hội An làm cửa biển duy nhất buôn bán với nước ngoài, nên người ngoại quốc thường gọi là Quảng Nam Quốc.

    Năm 1880, Vua Gia Long, sau khi thống nhất được đất nước, chia nước ra làm 23 Trấn: Bắc Thành có 11 Trấn, Gia Ðịnh thành có 5 Trấn, Miền Trung có 7 Trấn, trong đó có Quảng Ngãi Trấn, Bình Ðịnh Trấn, Phú Yên Trấn và 4 Doanh, thuộc đất Kinh kỳ:

    - Trực Lệ Doanh (Thừa Thiên)
    - Quảng Trị Doanh
    - Quảng Bình Doanh và
    - Quảng Nam Doanh

    Như thế, Ðạo Quảng Nam hay Quảng Nam dinh bắt đầu từ đây chính thức chia làm 3 Trấn :

    - Quảng Ngãi Trấn
    - Bình Ðịnh Trấn
    - Phú Yên Trấn và

    1 Doanh là Quảng Nam Doanh

    Năm 1831, Vua Minh Mạng đổi Trấn và Doanh thành Tỉnh và đặt chức Tổng Ðốc, Tuần phủ, Bố Chánh Sứ, A¨n Sát sứ và Lãnh Binh trông coi việc cai trị.

    Và địa danh TỈNH QUẢNG NAM bắt đầu có trên lịch sử Việt Nam từ đây.
    Được quydede sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 23/02/2008
    Được quydede sửa chữa / chuyển vào 11:51 ngày 23/02/2008
    Được quydede sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 23/02/2008

Chia sẻ trang này