1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Quảng Nam!

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi Thongocmummim, 02/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)
    TỈNH QUẢNG NAM

    1. Ðịa lý Chính trị

    Về phương diện hành chánh, dưới triều Minh Mạng, Quảng Nam được chia làm 8 Phủ, Huyện. 4 Phủ thuộc miền duyên hải, từ Bắc vào Nam là Ðiện Bàn (gồm cả thị xã Hội An), Duy Xuyên, Thăng Bình và Tam Kỳ. 4 Huyện thuộc miền cao, tạm gọi là Sơn cước là : Hòa Vang (gồm cả thị xã Ðà Nẵng), Ðại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước.

    Năm 1888, Thành Thái Nguyên Niên, Triều đình Huế ký nhượng Ðà Nẵng cho Pháp làm nhượng địạ
    Năm 1954, sau Hiệp định Genève, Ðà Nẵng lại quay về đất Mẹ Việt Nam.
    Năm 1962 Chính phủ VNCH Ngô Ðình Diệm ( Ðệ I Cộng Hòa) chia tỉnh Quảng Nam ra thành thị xã Ðà Nẵng và 2 tỉnh : Quảng Nam (phía Băc) gồm các quận Hòa Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Ðõi Lộc, Quế Sơn, Hiếu Ðức, Thường Ðức, Ðức Dục va Hiếu Nhơn (gồm thị xã Hội An) và Quảng Tín (phía Nam) gồm các Quận Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Ðức, Hiệp Ðức, Lý Tín và Tam Kỳ (gồm cả thị xã Tam Kỳ).

    Năm 1975, Chính phủ CHXHCNVN, sau khi hòa bình thống nhất đất nước, lại sáp nhập 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành Phố Ðà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng, gồm có 12 huyện là Hòa Vang, Ðiên Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Hiên Giằng, Phước Sơn, Trà My và Thành Phố Ðà Nẵng.
    Năm 1996 Chính phủ VN tách thành phố Ðà Nẵng ra thành một đơn vị hành chánh độc lập. Vùng còn lại thành tỉnh Quảng Nam, gồm có hai thị xã Tam Kỳ và Hội An, 6 huyện vùng đồng bằng là Ðiên Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Ðại Lộc, Quế Sơn, 6 huyện vùng sơn cước là Trà My, Tiên Phước, Hiệp Ðức, Hiên, Giằng, Phước Sơn. Tòa hành chính (Sy Ban Nhân Dân Tỉnh) được đặt tại thị xã Tam Kỳ.

    2. Ðịa lý thiên nhiên
    Tỉnh Quảng Nam nằm giữa vĩ tuyến 14 độ 54 phút và 15 độ 57 phút, kinh tuyến 107 độ 42 phút và 108 độ 44 phút. Phía Bắc, giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thị xã Ðà Nẵng, phía Nam, giáp tỉnh Quảng Ngãi tại núi Trà My và Phủ Bình Sơn phía Ðông, giáp biển Ðông Hải, phía Tây, giáp dãy Trưng Sơn. Tỉnh Quảng Nam cách Hà Nội 860km và Sài Gòn (T/P Hồ Chí Minh) 865km. Về phương diện địa lý, có thể nói tỉnh Quảng Nam là trung tâm của đất nước Việt nam.

    Diện tích của tỉnh Quảng Nam là 10,708.6 km vuông. Dân số mới nhất hiện nay là 1,366,177 người . Mật độ dân số là 127.6 người / km2

    Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam Ðông Bắc (gió Nồm) mang hơi nước từ vịnh Thái Lan vào, nhưng bị dãy Trường Sơn ngăn lại, nên không mưa (chỉ mưa ở miền Nam, vùng Ðồng bằng sông Cửu Long) và ngược lại, mang hơi nóng của vùng núi Vôi Ðồng Chum của Lào qua, nên rất oi bức (Gió Lào).

    Từ tháng 11 đến tháng 4; gió Ðông Bắc Tây Nam (Gió Bấc) mang gió buốt từ phương Bắc, cộng thêm hơi nước biển Nam Hải xuống, bị dãy Trưng Sơn ngăn lại, nên mưa nhiều, giá lạnh và lụt lội liên miên, gây thiệt hại cho mùa màng. Nhưng đồng thời, cũng đem phù sa tái bồi, làm phì nhiêu thêm cho miền đồng bằng không ít.

    Một vài con số thủy văn của tỉnh Quảng Nam :
    Nhiệt độ trung bình trong năm : 25 độ C
    Nhiệt độ mùa đông : 20 - 24 độ C
    Nhiệt độ mùa hè : 25 - 30 độ C
    Ẩm độ trung bình : 84%
    Vũ lượng (lượng mưa) trung bình trong năm : 3.738 mm
    Giờ có ánh sáng mặt trời : 1.944 giờ / năm
    Dãy Trường Sơn, chạy dài suốt từ Bắc vào Nam, đoạn thuộc tỉnh Quảng Nam, núi khá cao, sườn phía đông dựng đứng, vươn lên nhiều nhánh núi dọc, tạo thành nhiều thung lũng lớn nhỏ phì nhiêu và hiểm yếu . Nơi đây những phong trào Nhân dân nổi dậy đã chọn làm căn cứ chống Pháp.
    Dọc theo những thung lũng ấy là các nguồn sông (Nguồn sông Con, sông Cái, sông Dak-mi, sông Bung, sông Tranh ...) chảy hợp thành các sông lớn nhỏ ( sông Cẩm, sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Trường Giang ..) nước chảy xiếc, nhiều gềnh thác, hay thay đổi giòng, không thuận tiện giao thông thủy lộ.

    Ðường giao thông Quảng Nam chưa được phát triển đúng mức cần thiết, ngoài đường xe hỏa Xuyên Việt và Quốc lộ số 1 chạy suốt từ Bắc và Nam, dọc theo duyên hải, có mấy nhánh Tỉnh lộ, huyện lộ chạy ngang dẫn vào các Quận, Huyện miền núi.

    Giữa cửa Ðà Nẵng và cửa Ðại Chiêm (Hội An) có một cụm núi gọi là Ngũ Hành Sơn (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ) hay núi Non Nước (Sơn, thủy hữu tình), có Chùa ( Chùa Tam Thai, Chùa Linh Ư¨ng, Chùa Từ Tâm ...), có Ðộng (Ðộng Tàng Chơn, độnh Huyền Không, Ðộng Vân Phong ... ) có những điểm cao nhìn cảnh (Vọng Hải Ðài, Vọng Giang Ðài ...).
    Ngoài biển khơi, cách Ðà Nẵng 390km về hướng Ðông, có một cụm hơn 200 đảo lớn nhỏ, nối đuôi nhau trải dài từ Bắc xuống Nam gần 800 km là Quần Ðảo Hoàng Sa (Paracles) và Trường Sa (Sprailys), một cứ điểm chiến lược kiểm soát giòng hải hành vùng biển Ðông Nam A¨, đồng thời là những túi dầu hỏa và khí đốt quan trọng ven thềm lục địa Việt Nam.

    3. Ðịa Lý Nhân Văn

    Mật độ dân số Quảng Nam tương đối cao, so với các tỉnh lân cận như Thừa Thiên, Quảng Ngãi ... Dân chúng định cư tại các tỉnh đồng bằng, hầu hết là người Việt, gốc Bắc và Bắc Trung Việt như Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh ....vì lý do chính trị hay kinh tế, theo chân Chúa Nguyễn, nối tiếp từ đi này qua đi khác, di dân vào khẩn hoang lập nghiệp. Ngoài ra còn có một số người Chàm (Việt gốc Chiêm Thành) còn sót lại, ở rải rác chung quanh vùng Tháp Cũ, Thành Xưa (Phong Lệ, Trà Kiệu, Mỹ Sơn ...), một số người Minh Hương (Việt gốc Hoa) và Ấn Kiều, Pháp Kiều, Nhật Kiều ở tập trung vào các thị xã Ðà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ ....
    Ở miền thượng du, sát chân núi, dọc theo dãy Trường Sơn, thì người thiểu số, thuộc giống người Bana, người Stieng sinh sống theo lối du canh, du cư, săn bắn, đốt rừng làm rẫy.
  2. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Con người Quảng Nam - Quá khứ, Hiện tại và Tương lai
    Tài nguyên phong phú, vị trí chiến lược quan trọng là hai yếu tố để Quảng Nam trở thành vùng đất bị tranh chấp và người dân Quảng Nam phải gánh chịu nhiều hậu quả của những diễn biến lịch sử của đất nước để trưởng thành.

    Phần lớn dân cư Quảng Nam là người Việt có nguồn gốc từ miền Bắc và Bắc Trung Việt. Ðó là những con người có ý chí và bản lãnh chấp nhận những khó khăn của cuộc sống phiêu lưu và khai phá. Ðó là những con người có tinh thần phóng khoáng, không chịu những áp bức bất công của thời kỳ Vua Lê Chúa Trịnh suy vi, xã hội miềm Bắc hỗn loạn nên tìm cách chống lại để bảo vệ tự do và phẩm giá nên bị ghép vào tội nghịch dân và bị lưu đày.
    Ðó cũng là những con người nhận trách nhiệm lịch sử, đội quân tiên phong của Chúa Nguyễn vào Nam trấn thủ và mở mang bờ cõi.
    Có thể nói cộng đồng những người khai phá vùng đất mới Quảng Nam là những con người bản lãnh và khát vọng, giàu tinh thần đấu tranh, được tôi luyện trong gian khổ và trưởng thành trong chiến đấu khắc phục những khó khăn từ thiên nhiên và do lịch sử đem lại.

    Những con người Việt Nam tiên phong đó lại tiếp xúc và hội nhập với nền văn hóa Chàm, trong dòng văn hóa Ấn Ðộ Mã Lai và Hải đảo Thái Bình Dương tại cựu đô Trà Kiệu và Thánh Ðịa Mỹ Sơn của Chiêm Thành. Ðó là một nền văn hóa đa dạng và rực rỡ.
    Ðầu thế kỷ 17, Quảng Nam lại tiếp nhận và định cư những dòng người Trung Hoa không phục Thanh Triều. Cộng đồng Minh Hương là những người có trình độ văn minh cao, có kiến thức và kinh nghiệm về thương mại, kỹ thuật giỏi, tay nghề cao, hiểu biết nghệ thuật, âm nhạc thơ ca, hội họa của nền văn hóa phong phú Trung Hoa.
    Những yếu tố đó tạo nên một nét đặc thù riêng biệt cho vùng văn hóa Quảng Nam trong nền văn hóa chung của dân tộc Việt. Những yếu tố văn hóa cụ thể và rực rỡ đó trong hàng thế kỷ đã hun đúc nên con người Quảng Nam có ý chí, bản lãnh kiên cường, tính tình phóng khoáng, ham chuộng tự do, kiên nhẫn, chịu khó, ham học hỏi, cầu tiến, khả năng tiếp nhận và phát huy cái mới.

    Trong thời cận đại, lịch sử Việt Nam bước vào thời kỳ bi tráng nhất. đất Quảng Nam trở thành chiến trường chính trong hai cuộc chiến liên tiếp nhau kéo dài gần 30 năm. Người dân Quảng Nam phải chịu đựng bao nhiêu nghiệt ngã của hoành cảnh. Nhưng cũng từ đó người dân Quảng Nam trưởng thành về chính trị.

    Người ta thường nói Quảng Nam là đất Ðịa Linh Nhân Kiệt, là quê hương của Cách mạng. Ðiều này không có gì thần bí, đó là một điều hiển nhiên khi con người ở đó được sinh trưởng trong một môi trừơng đa dạng và phong phú về mọi mặt và được tôi luyện trong một tiến trình đấu tranh gian khổ. Ðó cũng là một điều hiển nhiên của một vùng lãnh thổ địa đầu, tiếp cận và tiếp nhận những nguồn văn hóa khác nhau của thế giới.
    Do đó, chỉ mới qua vài thế kỷ trong cộng đồng dân tộc, từ đầu Triều Nguyễn, Quảng Nam đã hình thành một trung tâm văn học thứ hai của đất nước ngoài trung tâm văn học cổ kính của cựu đô Hà Nội.

    Quảng Nam đã sản sinh ra nhiều danh nhân khoa bảng. Tiêu biểu là Khoa thi năm Mậu Tuất (1898), toàn quốc có 18 vị Tân Khoa, thì Quảng Nam có 5 vị, 3 Tiến Sĩ và 2 Phó Bảng. Ðó là một điều hy hữu trong lịch sử thi cử của nước nhà. Kể từ các triều Lý , Trần, Lê, Nguyễn có tất cả 187 khoa thi Tiên Sĩ với 2971 người đậu Tiến Sĩ nhưng chưa có khoa nào 5 người đồng hương cùng đậu . Vua Thành Thái và triều Nguyễn đã ban danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi để khen tặng. Năm vị đó là các ông Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn, Ngô Lý và Dương Hểin Tiến.
    Ngoài ra khoa Tân Sửu (1901) Quảng Nam có 4 vị đỗ đồng khoa Phó Bảng là các ông Nguyễn Ðình Hiến, Nguyễn Mậu Hoán, Võ Sỹ và Phan Chu Trinh. Bốn vị này được mệnh danh là Tứ Kiệt.

    Những danh hiệu Ngũ Phụng Tứ Phi hay Tứ Kiệt nói lên tài học và sự vinh hiển đậu đạt của các danh sĩ Quảng Nam, con cháu người Quảng Nam nói chung và Tộc Trần nói riêng lấy đó làm vinh dự và noi gương.

    Tinh tuý của học thuật Quảng Nam là cái học thấu suốt, cách vật trí tri, học để hiểu biết thêm ý nghĩa và mục đích của học vấn, học đi đôi với hành, học để phát huy đạo đức. Học hành giỏi, thi đỗ làm quan, là con đường lập thân của người đàn ông Việt Nam thời trước. Nhưng làm quan để làm gì, là sự khác nhau về lý tưởng của mỗi người. Quan trường là phương tiện tốt để những người yêu nước thương dân đem khả năng của mình ra phục vụ.

    Ða số những danh sĩ Quảng Nam là những người yêu nước thương dân. Ra làm quan là những người thanh liêm nổi tiếng. Gặp thời loạn ly, đất nước bị ngoại xâm, họ tích cực chống giặc bảo vệ tổ quốc, từ quan, tham gia vào các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Ðiển hình cho giới sĩ phu này có các ông:

    - Phạm Phú Thứ, người làng Ðông Bàn, phủ Ðiện Bàn
    - Hoàng Diệu, người làng Xuân Ðài (Ðiện Bàn)
    - Trần Văn Dư, người làng An Mỹ Tây, huyện Tam Kỳ
    - Nguyễn Duy Hiệu, người làng Thanh Hà, Ðiện Bàn
    - Nguyễn Thành
    - Phan Chu Trinh, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước
    - Trần Qúy Cáp, người làng Bát Nhị, Ðiện Bàn
    - Huỳnh Thúc Kháng, người làng Thanh Bình, huyện Tiên Phước
    - Phan Thúc Duyên, người làng Phong Thử, Ðiện Bàn
    - Thái Phiên, người xã Hòa Phát, Hòa Vang
    - Trần Cao Vân, người làng Tư Phú, Ðiện Bàn
    - Lê Ðình Dương, người làng Ðông Mỹ, phủ Ðiện Bàn
    - Phan Thành Tài, người phủ Ðiện Bàn

    Trong quá trình lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam từ các phong trào Cần Vương, Ðông Du, Duy Tân và những phong trào kháng chiến về sau, các danh sĩ Quảng Nam đã đóng góp cả bản thân và đi sống của mình cho sự nghiệp chung của dân tộc.
    Những hoạt động cách mạng của những nhân sĩ Quảng Nam tuy không đem lại sự thành công trực tiếp nhưng đã đóng góp tích cực vào việc duy trì một khí thế đấu tranh liên tục của dân tộc.

    Vì sợ hãi tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam và các tỉnh lân cận miền nam đèo Hải Vân như Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục duy trì chính sách liệm biệt đối xử đã có sẵn từ thời nhà Nguyễn. Họ hạn chế tối đa việc học đối với nhữnh tỉnh này (việc học vấn đã hạn chế trong cả nước), ngay cả thành phố Ðà Nẵng (Touranne) là thuộc địa của Pháp cũng không có trường Trung Học. Do đó chỉ có rất it người dân Quảng Nam có đủ điều kiện để học cấp cao trong thời kỳ tân học.

    Với truyền thống học giỏi, tinh thần yêu nước, trọng tự do và phẩm giá con người - Ðội ngũ con em thế hệ tương lai của xứ Quảng sẽ là đội ngũ trí thức trẻ sẽ cùng với đội ngũ trẻ tương lai của cả nước xây dựng lại quê hương và đất nước về mọi mặt để xứng đáng với vị trí và tiềm năng của xứ Quảng.

    Trần Thanh Việt
    trích từ "Gia Phả tộc Trần phái 7 - Tam Kỳ, Quảng Nam"
    Được quydede sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 23/02/2008
  3. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    NGŨ PHỤNG TỀ PHI
    Ngũ Phụng Tề Phi có nghĩa là năm con phượng cùng bay lên là danh hiệu do vua Tự Đức phong tặng cho năm vị đại khoa cùng đỗ trong một khoa thi năm 1898, và cùng thuộc tỉnh Quảng Nam, đó là một điều hiếm có trong một tỉnh. Năm vị ấy là:
    Tiến sĩ Phạm Liệu (Trường Giang, huyện Điện Bàn)
    Tiến sĩ Phan Quang (Phúc Sơn, huyện Quế Sơn)
    Tiến sĩ Phạm Tuấn (Xuân Đài, huyện Điện Bàn)
    Phó bảng Ngô Lý còn gọi là Ngô Chuân (Cẩm Sa, huyện Điện Bàn)
    Phó bảng Dương Hiển Tiến (Cẩm Lậu, huyện Điện Bàn)
    Thật ra, đất Quảng Nam xưa còn có Thập Ngũ Phụng Tề Phi trong một khoa thi hương năm 1900 (Canh Tý) có 32 thí sinh đỗ cử nhân trong đó, người Quảng Nam chiếm hết 15 người mà thủ khoa là Huỳnh Thúc Kháng.
  4. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    HOÀNG DIỆU
    Ông Hoàng Diệu tên chữ là Kim Tích, tự là Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, người làng Xuân Đài, Quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .
    Ông sinh ngày 10/02/1829, tức năm Kỷ Sửu trong một gia đình nho học. Thân sinh ông là Hoàng Văn Cầm (1799-1856), thường gọi là ông Hương Huệ, thân mẫu là bà Phạm Thị Khuê (1803-1892). Hai ông bà tần tảo làm ruộng, nuôi tằm lo cho các con đi học. Các anh em ông Hoàng Diệu đều đỗ đạt trong các kỳ khoa cử đầu Tự Đức: 1 Phó Bảng, 3 Cử Nhân, 2 Tú Tài.
    Năm 16 tuổi, ông Hoàng Diệu đã nổi tiếng văn tài . Năm 20 tuổi, trong một khoa thi ông đỗ Cử Nhân cùng với anh ruột là ông Hoàng Kim Giám. Bài vở hai ông hơi giống nhau, khiến viên chủ khảo nghi ngờ trình lên Vua Tự Đức. Vua Tự Đức hạ chiếu cho các quan giám khảo cho hai anh em ông Hoàng Diệu phúc hạch trong 3 ngày tại điện Cần Chánh. Sau khi xem quyển (bài thi), Vua Tự Đức đã khen rằng:
    "Văn chương là lẽ công bằng. Hai anh em văn chương đều tuyệt tác, anh em đồng khoa thật là việc tốt."
    Vua Tự Đức ra câu đối:
    "Nhứt mẫu song sinh, nan vi huynh nan vi đệ."
    Ông Hoàng Diệu ứng khẩu đối ngay:
    "Thiên tải kỳ ngộ, hữu thị quân hữu thị thần"
    Năm 25 tuổi, trong khoa thi Hội 1851 ông đổ Phó Bảng. Ông được bổ làm Tri Phủ Tuy Viễn (Bình Định) năm 1851. Do việc lầm lẫn án từ bị giáng chức đổi về huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Sau được phục chức Tri Phủ, đổi ra Phủ Đa Phúc (Phúc Yên), Lạng Giang (Bắc Giang), rồi thăng làm giám sát tỉnh Nam Định, rồi Bố Chánh tỉnh Bắc Ninh . Trong thời gian đó, ông lập được nhiều công trong việc dẹp trộm cướp, an dân lành, được Vua Tự Đức ban khen rằng:"Chăm lo cho dân Bắc Hà, ngoài Hoàng Diệu ra không ai hơn". Suốt đời làm quan ông nổi tiếng là người thanh liêm thẳng thắn, hết lòng vì dân vì nước. Dân thời ấy thường truyền tụng rằng đời riêng ông hết sức thanh bạch, trong nhà không có tiền bạc, và với ông không có ai dám đến cửa công để kêu xin việc tư .
    Năm 1873 ông được triệu về kinh đô Huế giữ chức Tham Tri Bộ Hình rồi Tham Tri Bộ Lại, kiêm Đô Sát Viên, dự bàn những việc ở Viện Cơ Mật. Năm 1878 đanh làm Tổng Đốc An Tĩnh (Nghệ An-Hà Tĩnh), ông được triệu về kinh sung chức Phó Toàn Quyền Đại Thần đàm phán với Sứ Thần Y Pha Nho, rồi thăng làm Thượng Thơ Bộ Binh . Khi tình hình Bắc Kỳ căng thẳng, Vua Tự Đức giao phó cho ông vùng trọng yếu Hà Nội, Hải Phòng . Vua Tự Đức còn ban thưởng cho mẹ già đã 80 tuổi một số sâm, quế và gấm vóc. Cảm động trước đặc ân đó, ông viết bài biểu có câu:"Phận con chưa báo, ơn mẹ mang thêm; Việc nước chưa xong, việc nhà đâu tưởng". Trước khi nhận trọng trách Tổng Đốc Hà Ninh, ông xin về quê thăm mẹ già ở làng Xuân Đài, tỉnh Quảng Nam . Sau đó ông đến làng Đông Bàn thăm cụ Thượng Phạm Phú Thứ và hội đàm về tình hình khó khăn về thời cuộc hiện tại suốt một buổi sáng. Hai ông dùng cơm trưa xong, cả hai ông lại nhau từ biệt. Sau nầy người ta mới hiểu là hai ông lại nhau làm hàm ý vĩnh viễn không bao giờ gặp lại nhau . Sau khi nhậm chức Tổng Đốc Hà Ninh, trong khi đi xem xét địa thế chung quanh các vùng lân cận, ông có sáng tác một bài thơ:
    Quá Giang Tức Cảnh
    Quá bước tìm phương bỗng tới đây
    Khen cho tạo khéo trưng bày
    Sông e biển cạn bù thêm nước
    Núi sợ trời nghiêng đỡ lấy mây
    Rạt rạt sóng cồn che mặt nước
    Ào ào gió thổi chôùn rừng xanh
    Nữa về nữa ở lòng không nở
    Ngán nổi trời chiều bóng xế tây
    Với trọng trách trấn giữ Hà Ninh, ông ý thức được những khó khăn vô bờ bến. Năm 1882 thấy binh thuyền nước Pháp tự nhiên ra Bắc, ông làm nghi kỵ lắm. Một mặt ông phái Tuần Phủ Hoàng Hữu Xứng ra tiếp, mặt khác ông lo chỉnh đốn lại thành trì và quân ngũ để đề phòng. Lấy cớ ta không tôn trọng hiệp ước năm 1874 mà lại đi giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng Hà và cấm đạo, Thống Đốc Hải Quân Pháp, Đại tá Henri Rivière cho mấy tàu chiến cùng 4000 quân ra đóng tại Đồn Thủy (trên bờ sông Hồng Hà phía Đông nằm sát Hà Nội) và cho quân lính đi hoành hành phá rối và hăm dọa trên các đường phố. Trước đó ông Hoàng Diệu đã dâng sớ lên Vua Tự Đức đề nghị việc phòng chống giặc, vì theo ông Hà Nội là yết hầu của Bắc Kỳ và cũng là nơi then chốt của nước ta . Nếu Hà Nội mất thì các tỉnh khác sẽ mất theo, nhưng Vua Tự Đức làm thinh . Đến khi Hà Nội bị uy hiếp, ông Hoàng Diệu một mặt xin triều đình Huế viện binh, một mặt ra lệnh giới nghiêm và thông báo các tỉnh đề phòng. Trong khi Hà Nội ở trong tình thế dầu sôi lữa bỏng thì phái chủ bại ở triều đình Huế đề nghị mở cửa thành cho quân Pháp ra vào tự do và triệt binh để người Pháp khỏi nghi ngờ . Ngay cả Vua Tự Đức cũng hạ chiếu quở trách ông đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Nhưng ông Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành. Các quan xung quanh ông Hoàng Diệu lúc bấy giờ có Tuần Phủ Hoàng Hữu Xung, Đề Đốc Lê Văn Trinh, Bố Chánh Phan Văn Tuyển, Án Sát Tôn Thức Bá, và lãnh binh Lê Trực đã cùng nhau uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với thành .
    Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhăm Ngọ, Henri Rivière sai thông dịch viên đưa tối hậu thư vào thành cho ông Hoàng Diệu, buộc ông phải cho quân lính rời khỏi thành sau khi hạ hết khí giới và mở cửa thành, ông cùngcác quan phải ra nộp mình cho hắn . Theo bản Corresponance politique du Commanant Henri Riviere au Tonkin của André Masson thì Henri Riviere buộc "Ðúng 8 giờ sáng ngài phải thân hành đến dinh tôi hàng phục, có mặt đông đủ các quan Tuần Phủ, Bố Chánh, Án sát, Đề Đốc, Chánh, Phó Lãnh Binh . Nếu đúng 8 giờ, Ngài và toàn thể thuộc viên của Ngài không đến Lãnh sự quán để tỏ vẻ chấp thuận những điều kiện của tôi, thì quân đội của tôi lập tức tấn công vào thành . . ."
    Henri Rivière không chờ thư trả lời, cho tàu chiến bắn vào thành rồi cho quân tiến lên. Tôn Thất Bá xin ra ngoài thành để giao thiệp với địch một lần cuối . Bắc thang leo ra khỏi thành, Bá liền cho giặc biết cách bố trí của ta để giặc nổ súng . Rồi một mặt Bá dâng sớ lên Vua Tự Đức đổ tội cho Hoàng Diệu, một mặt xin với giặc cho Bá thay làm Tổng Đốc Hà Ninh Một trận kịch chiến xảy ra từ sáng đến trưa. Quân ta dưới quyền chỉ huy của ông Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu giết hàng trăm tên giặc:
    "Lữa phun súng phát tứ bề
    Khiến loài bạch quỷ hồn lìa phách xiêu
    Bắn ra thôi chết đã nhiều
    Phố phường nghe thấy tiếng reo ầm ầm
    Quan quân đắc chí bình tâm
    Cửa đông thành bắc vẫn cầm vững binh
    Chém cha cái lũ hôi tanh
    Phen này quét sạch sành sanh mới là . . ."
    (trích Chính Khí Ca)
    Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt gây cho địch nhiều thiệt hại, thì thình lình kho thuốc súng nổ, lửa bốc cháy ngùn ngụt . Đám cháy càng lan rộng, hàng ngũ chiến đấu càng hoang mang, quân giặc thừa cơ bắt thang trèo vào, phá cổng thành phía tây rồi ồ ạt kéo vào như nước chảy
    "Nào ngờ thất ý tại ta
    Rõ ràng thắng trận thế mà thua cơ
    Nội công phản tử bao giờ
    Thấy kho thuốc cháy ngọn cờ ngã theo . . ."
    (trích Chính Khí Ca)
    Bố Chánh Phan Văn Tuyển thấy thành lâm nguy bỏ chạy trước; Đề Đốc Lê Văn Trinh giả vờ tự tử; Phó Lãnh Binh Lê Trực ở cửa tây cũng tháo lui; Tuần Phủ Hoàng Hữu Xứng bị Pháp bắt, nhịn ăn mấy bữa rồi ăn lại như thường . Duy chỉ có Thủy Sư Đề Đốc Nguyễn Đình Kháng liều chết cố thủ ở cửa thành phía nam cho đến giây phút cuối cùng . Riêng ông Hoàng Diệu tuy thế cô nhưng không bao giờ nao núng trước làn súng đạn tuôn như mưa bão, trước những tiếng vang rền như sấm động, trước cảnh tàn khốc của một kinh thành sắp mất, ông vẫn hăng hái tiến lên cùng với toán quân còn lại xông xáo chém giết quân thù . Sau một cuộc chiến đấu nhưng vô vọng, quân ta dần tan rã . Trong vòng khói lửa ngợp trời ấy, ông Hoàng Diệu đi về dinh, nai nịt gọn gàng, mặc chiếc áo the thâm, tấm khăn nhiễu xanh chít lên đầu, và dải dây lưng nhiễu hồng thắt ra áo ngoài, tay cầm thanh kiếm tuốt trần, rồi lên mình voi xông trong mưa đạn tiến vào thành cung . Tại đây ông truyền lịnh:"Ai muốn về kinh thì về, còn ai muốn chiến đấu nữa thì lên Sơn Tây tập hợp với đại binh của Hoàng Kế Viêm chờ ngày báo phục". Khi mọi người giải tán, ông vào dinh viết bài di biểu tạ tội, rồi quay ra đi thẳng đến cửa Võ Miếu lật chiếc khăn đang bịt trên đầu treo mình lên cành cây trước Miếu mà tuẫn tiết đúng vào giờ Ngọ, tức ngày 25 tháng 4 năm 1882. Ông thọ 54 tuổi .
    Mặc dầu Vua Tự Đức đã làm chậm trễ cho việc chuẩn bị kháng chiến vì đã nghe theo lời một số quan lại chủ bại tại triều đình Huế . Ông Hoàng Diệu vẫn quyết tâm bảo vệ thành trì và chết theo thành . Bài Chính Khí Ca của ông Nguyễn Văn Giai (Ba Giai) đã diễn tả cái thế quyết tâm bảo vệ thành trì của quân dân trong thành . Nếu có viện binh kịp thời và không có bàn tay ********* đốt kho súng và chỉ điểm cho giặc của một số người phản bội, thì thành Hà Nội chưa dễ gì bị hạ mau chóng .
    Trước cái chết khí tiết của Hoàng Diệu, các giới sĩ phu, văn thân và nhân dân Bắc Hà và cả nước khâm phục thương tiếc . Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông Hoàng Diệu trong hai câu đối:
    "Nhất cử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
    Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm"
    Dịch:
    "Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước
    Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm ."
    Trong bài Chính Khí Ca, Ba Giai đã hết lòng khen ngợi và thương tiếc Ngài qua các câu thơ:
    "Chữ trung còn chút con con
    Quyết đem gởi cái tàn hồn gốc cây
    Trời cao, bể rộng, đất dày
    Núi Nùng, Sông Nhị chốn này mà ghi
    Thương thay trong buổi truân nguy
    Lòng riêng ai chẳng thương về người trung
    Rủ nhau tiền góp của chung
    Đem người ra táng ở trong Học đường"
    Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ ông Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông Hoàng Diệu đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc táng . Sĩ phu Hà Thành lập đền thờ ông ở phố Văn Tân, sau thờ chung với ông Nguyễn Trí Phương trong đền Trung Liệt trên gò Đống Đa với đôi câu đối:
    "Thử thành quách, thử giang sơn
    Bách chiến phong trần dư xích địa
    Vi nhật tinh, vi hà nhạc
    Thập niên tâm sự vọng thanh thiên"
    Dịch:
    "Kìa thành quách, kìa non sông
    Trăm trận phong trần trơ đất đỏ
    Là trời sao, là sông núi
    Mười năm tâm sự thấu trời xanh".
    Hơn một tháng sau khi ông mất, hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy.
    Khu lăng mộ Hoàng Diệu, theo quyết định ngày 25-1-1994 của Bộ Văn hóa Thông tin, được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của nước nhà.
    Sau lần trùng tu thứ nhất năm 1982, ngày 3 tháng 4 năm 1998, công cuộc trùng tu lần thứ hai khu lăng mộ đã hoàn thành. khang trang và khiêm tốn giữa một vùng đồng quê văn vật, trên diện tích khuôn viên khoảng hơn 2.500 mét vuông, công trình này Mãi mãi tồn tại trong lòng dân đất Quảng và cả nước, phù hợp với phong cách Hoàng Diệu và thỏa lòng ngưỡng mộ, ước mong của mọi người.
    (Tớ có chộp vài tấm ảnh khu lăng mộ của Cụ ở Điện Quang sau mùa lụt 2007. Kích thước lớn quá không đưa lên được, lúc nào tớ reside xong rồi đưa lên cho phong phú bài "^C - ^V" )
    Được quydede sửa chữa / chuyển vào 20:34 ngày 24/02/2008
  5. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Ở Đà Nẵng, đường Trần Tống nối đường Phạm Văn Nghị với đường Lê Đình Lý, song song với đường Nguyễn Văn Linh.
    Bài viết sau từ Báo Quảng Nam, viết về ông Trần Tống.
    Tri thức và dũng khí của Đảng viên Cộng sản
    Trong hồi ký ?oNhớ lại một thời?, Tố Hữu kể lại: ?oNgười giới thiệu tôi (vào Đảng- NV) là anh Trần Tống, bạn học hơn tôi ba tuổi, vào Đảng trước tôi một năm, sau này là Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc. Vào một đêm mưa lâm thâm, người ta hẹn tôi ra cầu nhà máy điện. Khi tôi đến, một người bước lại nói: ?oHôm nay Đảng kết nạp đồng chí vào Đảng, đặt lợi ích và lý tưởng của Đảng lên trên lợi ích và tính mạng của mình. Trong mọi hoàn cảnh, đồng chí hãy chiến đấu kiên cường, dũng cảm với tinh thần của một chiến sĩ cộng sản?.
    Trần Tống quê gốc xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, sinh năm 1916 và mất năm 1988. Đồng chí từng đảm nhiệm các chức vụ: Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Thứ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.
    Vào cuối năm 1939, Trần Tống là một trong số nhiều đảng viên của Đảng ở Quảng Nam bị địch bắt. Tại phiên tòa do địch mở để xét xử những chiến sĩ cộng sản ngày 6-1-1940, Trần Tống đã cùng các đồng chí của mình biến phiên tòa thành nơi buộc tội kè thù. Quần chúng được các tổ chức Đảng mật báo, đến dự rất đông. Các đảng viên là tỉnh ủy viên được địch đưa ra xét xử trước. Khi cửa nhà lao vừa mở, những người tù này nhất loạt hô to: ?oĐảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! ?. ?oĐả đảo đế quốc! ?.
    Tại phiên tòa, những người cộng sản bị quy kết ?ođã lập hội kín lật đổ chính phủ?. Khi tên chánh án hỏi: ?oCó người nào xin ân giảm?, Trần Tống đã đanh thép luận tội kẻ thù: ?oChúng tôi là những người cộng sản. Chúng tôi hoạt động để chống lại chính quyền Pháp thống trị dân tộc chúng tôi và Nam Triều. Là người dân mất nước, mất tự do, chúng tôi phải tổ chức lực lượng cách mạng để giành lại độc lập cho dân tộc. Là những chiến sĩ yêu nước chúng tôi chẳng có tội tình gì cả. Vì thế chúng tôi chẳng cần phải van xin ai cả! Kẻ có tội chính là triều đình Huế làm tay sai cho Pháp! Đảng Cộng sản kiên quyết đánh đổ cái chế độ làm tôi tớ cho thực dân Pháp. Chế độ đó nhất định bị đánh đổ! ?.
    Trí tuệ và dũng khí của các đảng viên cộng sản đã làm cho bọn quan tòa đế quốc - phong kiến lúng túng. Những lời buộc tội đanh thép bọn cướp nước và bọn bán nước được hàng trăm đồng bào tham dự phiên tòa hồ hởi truyền tụng, gây tiếng vang lớn trong nhân dân khắp tỉnh.
    Một sự kiện khác sáng ngời phẩm chất đảng viên là việc Trần Tống bí mật dịch sách trong tù để làm tài liệu huấn luyện đảng viên. Dịch thành công một cuốn sách có giá trị như một tài liệu cách mạng ngay tại nhà tù của bọn đế quốc trong điều kiện bị canh giữ nghiêm ngặt, tra tấn, lăng nhục của kẻ thù là điều ít thấy. Nhưng Trần Tống và các đồng chí của mình đã làm được việc đó. Đó là cuốn ?oLịch sử Đảng Cộng sản Nga? bằng tiếng Pháp. Sách dày 400 trang, do Xứ ủy Trung Kỳ gửi cho Đảng bộ Quảng Nam. Sách được giấu tại một địa điểm bí mật ở Duy Xuyên. Các đảng viên trong nhà lao Hội An nhắn ra bên ngoài tìm cho được cuốn sách nói trên để gửi vào nhà tù. Nửa cuối năm 1940, những trang đầu của cuốn sách mới đến được với đồng chí Trần Tống. Mỗi ngày chỉ đưa lén được một tờ. Ngắt ra, mỗi người học thuộc lòng bằng tiếng Pháp một đoạn. Lộ thì sẽ vò giấy mà nuốt luôn vào bụng. Dịch nhanh, xong tờ nào thì ở ngoài lại gửi tiếp tờ khác.
    Giả kêu lắm muỗi, để xin đưa đèn sáp vào, lấy ánh sáng để dịch. Giả đau lưng, cần đấm bóp, để lê cùm lại gần nhau, chồng chéo ba người lên nhau, vừa để dịch, vừa canh chừng lính gác. Các đảng viên Ngô Huy Diễn, Trương Nhi, Khưu Thúc Cự, Trương Kim Ấn cùng tham gia dịch, chép lại trên giấy mỏng cuốn thuốc lá bằng bút chì. Nhờ thông thạo tiếng Pháp nhất, Trần Tống là người dịch chủ yếu và hiệu đính lại. Mỗi người trong nhóm lại phải tự học thuộc lòng đoạn bằng tiếng Việt đã dịch. Trên cơ sở tài liệu dịch, Trần Tống biên soạn một số chuyên đề để đảng viên cùng học tập, như: chuyên đề về ?oThời cơ cách mạng?, về ?oCông tác chi bộ đảng?, về ?oPhát triển đảng viên?... Lúc bấy giờ, ở nước ta, các chuyên đề đó đang là những vấn đề lý luận cách mạng nóng hổi.
    Những chuyên đề ngắn gọn và đơn sơ ấy không chỉ được phổ biến trong nhà tù mà còn được phổ biến ở bên ngoài nhà tù, đóng góp chung vào nhiệm vụ cách mạng đang rất khẩn trương lúc này.
  6. quydede02

    quydede02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Trần Quý Cáp (1870 - 1908)
    Trần Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Thái La, làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Lúc tuổi trẻ, ông đã nổi tiếng là một trong sáu học trò lỗi lạc của cụ Đốc học Mã sơn Trần Đình Phong tại trường Thanh Chiêm cùng với Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và Phan Quang. Ông tham gia phong trào Duy Tân chống Pháp, sau đó bị bắt giam và vào năm 1908, ông chịu án chém ngang lưng. Hiện nay vẫn còn đền thờ ông ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.
    TIỂU SỬ
    Trần Quý Cáp người làng Bất Nghị, thuộc tỉnh Quảng Nam (Trung Phần), hiệu là Thái Xuyên. Mặc dù ông thông minh, học giỏi nhưng lại lận đận trong khoa trường. Năm 1903 ông vẫn còn Tú tài trong khi các bạn đồng môn người thì Tiến sĩ, kẻ thì Phó bảng, hay Cử nhân. Mãi đến năm 1904 ông mới được đặc cách cho thi Hội rồi thi Đình, đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng.
    Là một người cầu tiến và vì chịu ảnh hưởng của các học giả Trung Hoa là Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, ông cực lực đả kích lối từ chương khoa cử, đề nghị một lối học mới có tinh thần cứu quốc. Năm 1905, ông cùng với các đồng chí là Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng định vào Nam hô hào công cuộc Duy Tân.
    Tới Bình Định gặp lúc quan tỉnh mở kỳ thi khảo hạch, ra đầu bài thơ là Chí thành thông thánh và bài phú Danh sơn Lương Ngọc, cả 3 ông định nhân dịp cổ động việc nước, liền nộp quyển làm bài. Những bài của 3 ông khiến quan tỉnh phải điên đầu, báo cáo về triều đình Huế để quyết định.
    Vào đến vịnh Cam Ranh, nhân có chiến hạm Nga vào đó lánh nạn, 3 ông thuê thuyền ra tận nơi xem.
    Năm 1907, ông làm Giáo thọ ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, ông mở một lớp chữ Pháp trong trường, rước thầy về dạy học sinh. Bọn quan lại cựu học không ưa, liền tìm cách đổi ông vào Khánh Hòa.
    Năm 1908, xảy ra cuộc kháng thuế ở Quảng Nam, phần lớn thân sĩ trong tỉnh bị bắt. Việc này làm chấn động các giới trong nước. Tại Khánh Hòa, Trần Quý Cáp làm một bức thư gửi cho các bạn hữu tại Quảng Nam, trong đó có những lời lẽ dí dỏm như sau:
    ?o Cận văn ngô châu cử nhứt khoái sự, ngô văn chi, khoái nhậm, khoái thậm ?
    Nghĩa là:
    ?o Gần đây nghe trong tỉnh nhà làm một việc rất thú, tôi nghe tin lấy làm thích lắm. ?
    Sau đó ông bị bắt giam và bị khép vào tội mưu phản, lãnh án bị chém ngang lưng tại Khánh Hòa.
    Đền thờ Trần Quý Cáp ở Diên KhánhTrước cái chết của Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng có làm bài thơ khóc như sau:
    ?o Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn
    Nhứt quan thác lạc vị thân tồn
    Trực lương tân học khai nô lũy
    Thùy tín dân quyền chủng họa côn.
    Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng,
    Nha Trang thu thảo khấp anh hồn
    Khả liên nhứt biệt thành thiên cổ
    Đà Nẵng phân trầm tửu thượng ôn.
    ?
    Dịch:
    ?o Gươm xách xăm xăm tách dặm miền
    Làm quan vì mẹ há vì tiền
    Quyết đem học mới thay nô kiếp
    Ai biết quyền dân nảy họa nguyên.
    Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,
    Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng,
    Chia tay chén rượu còn đương nóng,
    Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.
    ?
    Hiện có một đền thờ ông tại nơi ông bị xử chém, được các nhân sĩ, thân hào, trí thức và nhân dân địa phương xây dựng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1970).
    Theo Wiki.
    Được quydede02 sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 16/03/2008
  7. quydede02

    quydede02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Bia tưởng niệm và đền thời Trần Quý Cáp ở Diên Khánh Khánh Hoà
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. quydede02

    quydede02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Cây gì ?
    Ở đâu ?
    Có gì đặc biệt ?

    [​IMG]
  9. quydede02

    quydede02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Không ai biết cả
    Vậy thì mình trrả lời :
    - Cây thị
    - Ở gần hội truờng thôn 2a, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng nam
    - Vừa rồi bạn của mình có đi công tác ở Quế sơn, trong lúc chờ đợi các bác thôn trưởng ra đón để đưa đi khảo sát, dừng chân gần một cái đình của làng. Gần đó có 1 cây cổ thụ cực kỳ to, cành lá xum xuê, được người dân xây bảo vệ quanh gốc rất hoành tráng. Bạn mình mò hỏi mấy anh cán bộ xã đi cùng, chỉ biết là cây thị, hỏi thêm về nguồn gốc, số năm tuổi, ai trồng thì chẳng ai biết gì cả. May mà có bác thôn trưởng ra và bảo rằng đây là CÂY THỊ có từ khi mới khai hoang mở đất, ước chừng khoảng 700 năm tuổi (nhờ có các nhà khoa học ở Hà nội vào khảo sát, nghiên cứu và bảo thế!!!). Đường kính thân khoảng 1.5m
    Ai ở Quế Phú Quế Sơn QNam cho thêm thông tin cái.
  10. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều bài báo viết về nơi này, một nơi khá đặc biệt.
    Đã có vài lần tôi có cơ hội về nơi này nhưng đều bị bỏ
    qua. Nơi ấy bên ngoại tôi có một nhánh bà con lên làm
    ăn lập nghiệp từ lâu lắm rồi. Hàng năm vẫn tổ chức đi
    thăm viếng lẫn nhau. Cả hai nhánh đều sinh sống bên
    con sông Thu Bồn thơ mộng, một nhánh bên tả sông,
    một nhánh bên hữu sông, cách nhau vài tiếng ca nô
    Tôi chỉ biết nơi ấy qua lời kể và sách báo, qua những
    món quà mộc mạc chân quê nhưng độc đáo gởi xuống
    cho bà con nhánh dưới này.
    Bài viết dưới đây từ Dân Trí, giới thiệu vài nét mộc mạc
    về vùng quê ấy.
    Ngôi la?ng ?ođộc nhất? miê?n Trung


    (Dân trí) - Ai đã từng về Ðại Bình (Nông Sơn, Quảng Nam) đều cảm nhận thấy cảnh quan yên bình, trù phú, giàu bản sắc nơi đây. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên hiếm có, Đại Bình còn được xem là ngôi làng ?ođộc nhất vô nhị? của miền Trung.
    Buô?i sáng, đường về làng Đại Bình trong la?nh, mát mẻ. Nhưfng làn gió nhẹ phảng phất mang hơi nước tư? triền sông thổi vào la?m mát dịu không khí ngày hè. Du khách đến đây thưởng ngoạn sững sờ với quang cảnh của một làng quê Việt tưởng chỉ còn thấy trong văn thơ xưa: cây đa, bến nước, con đo?, nhưfng phiên chợ quê với các ba?, các mẹ vai mang quai gánh đơn sơ, mộc mạc; nghe?o ma? bi?nh yên đến lạ?
    Tựa bức tranh quê!
    Con đo? nho? ref nước tiến sang bơ? bên kia, Ðại Bình nằm gối đầu vào Hòn Ngạn. Nơi mảnh đất tròn như cái nong tằm, một nửa giáp sông, nửa giáp núi. Làng có chiều dài khoảng 3.000m, chiều ngang 1.000m, diện tích không lớn là bao. Dọc hai bên làng, cạnh bờ sông Thu Bồn bãi cát bồi nhiều hơn lở, sau bãi cát là luỹ tre nằm lọt tho?m giưfa những đống đất. Người dân địa phương thường gọi là ?ođường ngọn nước? - một khoảng đất màu mỡ và khô ráo, nơi người dân lập vườn, dựng nhà và là con đường ngang ?ođộc đạo? nối liền Ðại Bình trong mùa mưa lũ.
    Đại Bình có khoảng 103 ha đất canh tác, trong đó có 28 ha đất vườn thích hợp cho các loại cây ăn quả. Cây trái nơi đây giống như Nam Bộ: nào là sầu riêng, măng cụt xen canh với bòn bon (Nam Trân, đặc sản của địa phương mà trong cuốn Ðại Nam Nhất Thống Chí có nhắc đến), cam, quýt, trụ, thanh trà, thơm... Mùa cây trái Ðại Bình thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9.
    Trong thế tựa lưng vào núi, ở Ðại Bình còn có một khu rừng Cấm. Con đường đến Cấm (theo tiếng địa phương) hai bên mọc đầy hoa dũ dẽ màu vàng, hoa sim, hoa mua tím. Gần bìa rừng là đình làng Nghĩa Trũng (nơi yên nghỉ của những âm linh). Hiện đi?nh chi? co?n lại dấu tích ít o?i vi? đaf bị hu?y hoại trong trong luf lịch sư? năm 1964.
    Các bô lafo trong la?ng kê? lại ră?ng: Đại Bi?nh co?n có tên gọi khác la? la?ng ?oĐại Bươ?ng?, là tên một làng cũ có cùng thời với những làng cũ nhất của Quảng Nam kể từ năm 1602, sau khi Nguyễn Hoàng thiết lập dinh trấn Quảng Nam và phân định hệ thống làng xã, phủ huyện. Làng có tên chữ chính xác là Đại Bình nhưng vì có sự ?ohúy kỵ? với tên một vị tiền bối khả kính nào đó nên dân gian gọi chệch ?oBình? thành ?oBường?.
    Ơ? Đại Bình, ngoài các loại cây ăn quả truyền thống của địa phương, nơi đây còn trồng thêm được hầu hết các loại cây ăn quả của Nam Bộ.
    ?oNam Bộ? trong lòng miền Trung
    Những khu vườn ngổn ngang mít, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt, bưởi, trụ, thanh trà? chất vị ngon hơn nhiều nơi khác. Ngoài ra còn có sầu riêng, măng cụt, vú sữa, lêkima, sapôchê; có cả loại tre chỉ để ăn măng... Các loại trái miền Nam trên đất Đại Bình bao đời nay đều rất sai quả, to và ngon.

    Ngày nay, với cách chăm bón khoa học cu?ng với sự ưu ái cu?a tự nhiên, các loại quả nói chung ơ? Đại Bình càng tăng cả về thể trọng và chất lượng. ?oĂn quả nhớ người trồng cây?, bà con ở Đại Bình thường nhắc đến công lao khó nhọc của cụ Huỳnh Châu (thươ?ng gọi là cụ Hương Hân) - người đã sưu tâ?m, đưa các giống cây từ Nam Bộ về trồng.

    Chuyện kê? ră?ng, cụ là người đi miê?n Nam nhiều nhất xã. Cụ vừa là nhà tu hành, vừa là một lương y cổ truyền nổi tiếng khắp tỉnh, chuyên trị rất giỏi các bệnh ngộ độc, mụn nhọt, tiêu hóa, hóc xương. Khoảng năm 1936-1937, cụ Hương Hân vào Sài Gòn, Tây Ninh và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để tìm tòi, thu thập kiến thức y học cổ truyền. Thấy cây trái ơ? miền Nam quanh năm trifu trịt, cụ be?n ti?m cách đem về một ít cây giống để trồng thử trong vườn nhà.

    Không ngơ?, các loại cây này đều sống tốt và lớn nhanh, chứng tỏ rất hợp với thổ nhưỡng của Đại Bình. Tư? đó, cứ môfi lâ?n đi miê?n Nam thăm con, cụ Hương Hân lại mang về khá nhiều cây giống, đưa về quê tự trồng hoặc cho bà con nhân rộng. Các loại cây trái miền Nam nhờ thế không chỉ có ở Đại Bình mà còn ở các làng lân cận. Nhưng các giống cây cho quả của miền Nam chỉ ?ochịu? mỗi đất Đại Bình, còn những nơi khác thì kết quả chẳng mấy khả quan. Những vườn cây Nam Bộ tại Đại Bình hiện đều là ?ohậu duệ? của vườn cụ Hương Hân.

    ?oLa?ng Nam Bộ? ơ? miê?n Trung.

    Ngoài những loại trái cây của miền Nam, chủ lực của Đại Bình từ bao đời nay vẫn là cam mật, quýt đường, trụ lông và bòn bon... Qua nhiê?u năm chắt lọc kinh nghiệm, ngươ?i dân nơi đây nhận thấy trụ lông trồng trên đất Đại Bình co?n ngon hơn tất cả các loại bưởi đang được thịnh hành ở miền Nam như bưởi Biên Hòa, bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh.

    Mặc du? chưa chính vụ nhưng khi được thươ?ng thức hương vị đâ?u mu?a cu?a qua? trụ lông ơ? đây, chúng tôi phải công nhận niê?m tự ha?o cu?a ngươ?i dân ơ? đây vê? món đặc sa?n này quả là không ngoa.

    Anh Nguyêfn Nơ? cho biết thêm, mấy năm trước đây, làng Đại Bình còn có một thứ mà không ở đâu trên đất nước này có được, đó là hạt mít nài rang. Đây là loại mít chỉ có ở vùng rư?ng Cấm; cây mít nài mọc chen lẫn giữa hàng nghìn cây cỏ hoang sơ. Mỗi năm mít nài cho một lần trái; trái mít tròn, to bằng trái mít tố nữ, múi mít nhỏ như đầu ngón tay, vị ngọt khay khay, hạt tròn hoặc dài.

    Mít nài chín không ai ăn vi? dễ say, chỉ chà nó ra để lấy hạt, phơi khô, rang ăn như đậu phộng rang. Ai đã từng ăn hạt mít nài rang rồi, một lần thôi là nhớ mãi cái hương vị kỳ lạ ấy?

    Buồn một nỗi, cơn bão số 6 lịch sử tàn phá miền Trung cách đây chưa lâu đã trở thành ?othảm họa miệt vườn? la?ng Đại Bình. Theo tính toán của người dân, cơn bafo đaf gây thiệt hại cho làng quê nhỏ này ha?ng trăm ty? đồng; nhiều cây sầu riêng trăm tuổi đã bị quật ngã va? gâ?n như bị xóa sô??
    Nhưng Đại Bình đang hồi sinh trở lại?
    link : http://dantri.com.vn/Sukien/goi-lang-doc-nhat-mien-Trung/2008/8/245888.vip

Chia sẻ trang này