1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẤT VÀ NGƯỜI QUẢNG NGÃI

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi quydede01, 09/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    ĐẤT VÀ NGƯỜI QUẢNG NGÃI

    Quảng Ngãi có nhiều danh nhân lịch sử văn hoá, có nhiều anh hùng liệt sỹ đã có công với dân với nước, có nhiều ....

    Các ACE sưu tầm bài viết về họ chuyển lên cho mọi người tham khảo, để các thế hệ người Quảng Ngãi nói riêng và tất cả những ai yêu mến Quãng Ngãi nói chung biết thêm về lịch sử quê hương.
  2. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    (Theo Wiki)
    Nguyễn Chánh (1914 - 24 tháng 9 năm 1957) là một vị tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã có đóng góp lớn với cách mạng Việt Nam và kháng chiến chống Pháp. Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến như một vị tướng tài năng. Đôi khi người ta cũng nhầm lẫm ông với một vị tướng khác của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Trung tướng Nguyễn Chánh.
    Cuộc đời sự nghiệp
    Nguyễn Chánh sinh trưởng trong một gia đình trung nông tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông bắt đầu các hoạt động cách mạng khi còn rất trẻ. Từ năm 1929 ông đã tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1931 ông được kết nạp vào **********************. Từ năm 1935-1939, ông là tỉnh ủy viên Quảng Ngãi, rồi sau đó là Bí thư Bí thư liên tỉnh Nghĩa - Bình ?" Phú.
    Ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam và đưa đi đày nhiều lần. Đầu năm 1945, sau khi được trả tự do ông đã được bầu vào Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
    Tháng 3 năm 1945, ông được Tỉnh ủy Quảng Ngãi phân công lãnh đạo đội du kích Ba Tơ non trẻ, mới được thành lập sau cuộc khởi nghĩa Ba Tơ trước đó không lâu. Tại thời điềm đó, ông đã có một chủ trương rất táo bạo là không để "đội du kích luẩn quẩn trên vùng rừng núi, mà đưa quân về đồng bằng, dựa vào phong trào quần chúng cách mạng để xây dựng và chiến đấu, đồng thời phát triển dân quân tự vệ và tham gia phát động phong trào cách mạng của quần chúng". Chính nhờ vào đường lối này mà lực lượng của Đội du kích Ba Tơ đã lớn mạnh một cách nhanh chóng trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của mặt trận ********* tại tỉnh Quảng Ngãi.
    Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông đã lãnh đạo đội du kích Ba Tơ, lúc đó bao gồm hàng vạn dân quân tự vệ và quần chúng cách mạng, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Qua đó, Quảng Ngãi đã trở thành một trong những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông đã giữ các cương vị chủ chốt của ********************** và lực lượng vũ trang cách mạng tại Khu 5 như Uỷ viên trưởng quốc phòng Miền Nam Trung Bộ (1945-1950); Phó Bí thư Khu ủy V - kiêm Chính ủy khu V (1945-1948); Phó Bí thư Liên khu ủy V, kiêm Chính ủy Liên khu V (1948-1951); Bí thư Liên khu uỷ, Chính uỷ kiêm Tư lệnh Liên khu V (1951-1954). Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
    Năm 1954, ông đã chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên giải phóng Kon Tum, đánh thắng trận An Khê, phá tan cuộc hành binh Atlante của tướng Henri Navarre. Chiến thắng này cùng với thắng lợi trong trận Điện Biên Phủ chính là những nguyên tố quyết định buộc Pháp phải đầu hàng trong Chiến tranh Đông Dương và rút khỏi Việt Nam.
    Sau năm 1954, ông Nguyễn Chánh được bổ nhiệm làm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng cho tới ngày mất (24 tháng 9 năm 1957).
    Vợ ông là bà Phạm Thị Trinh, em gái Thiếu tướng Phạm Kiệt. Ông có 5 người con.
    Cuộc đời binh nghiệp của tướng Nguyễn Chánh gắn liền với mặt trận Liên khu 5, tức vùng Nam Trung Bộ, một chiến trường khó khăn về kinh tế, bị quân Pháp bao vây bốn bề, cách xa Trung ương, nhưng lại có vị trí chiến lược rất quan trọng. Dưới sự lãnh đạo quân sự của ông, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã chiến thắng quân đội Lê dương thiện chiến của Pháp năm 1954, khống chế cả khu vực Tây Nguyên và toàn bộ các hành lang huyết mạch với Nam Bộ.
    Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến tướng Nguyễn Chánh như sau: "Anh qua đời, quân đội mất đi một vị tướng tài năng, tôi mất đi một người bạn chí thiết".
    Danh hiệu và huân chương
    Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhì và nhiều huân, huy chương khác.
  3. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    @quydede : Không biết vì sao ttvnol có cái dòng "đề nghị duyệt" này. Bạn cứ post bài đi, đâu có sao đâu!. Hồi trước box QN cũng có đúng topic này, bây giờ tìm lại không thấy!
  4. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1
    Cái này là do filter của TTVN nó tự động nhận các từ Đảng ..v v hay những từ đại loại thế. Mình đã kiểm duyệt rồi. No problem.
  5. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Ok, thế thì tiếp tục.
    Topic về "Danh nhân Quảng Ngãi" nên bài mở đầu viết về một người Quảng Ngãi, Tướng Nguyễn Chánh.
    Bài dưới đây viết về ông Bùi Tá Hán, một người ... Nghệ An . Sao người post bài này lại làm chuyện ngược đời như vậy ? Câu trả lời ở cuối bài.
    Thượng đẳng thần Bùi Tá Hán
    Ngày 10-6-2006, nhằm ngày rằm tháng 5 năm Bính Tuất, nhân dân Quảng Ngãi cùng nhân dân các tỉnh, thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên (thuộc Thừa tuyên Quảng Nam thời Lê Trung Hưng- thế kỷ XV, XVI) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 510 năm sinh (1496-2006), tưởng niệm 438 năm mất (1568-2006) của Bắc Quân đô đốc Trấn Quốc công Bùi Tá Hán. Tại Quảng Ngãi, lễ được tổ chức ở đền thờ và lăng ông.
    Bùi Tá Hán là người Châu Hoan (nay là tỉnh Nghệ An). Năm 1545, ông được vua Lê Trang Tông phong chức Bắc Quân đô đốc phủ chưởng phủ sự Trấn Quốc công, phái ông mang đại binh vào bình định quân nhà Mạc (đã từng cướp ngôi nhà Lê) ở Thừa tuyên Quảng Nam. Tháng 8 năm ấy, Bùi Tá Hán đổ quân vào Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn ngày nay), lấy đây làm bàn đạp tiến vào đất liền Cổ Lũy động, Chiêm động (Quảng Ngãi, Quảng Nam ngày nay), hoàn thành nhiệm vụ khôi phục quyền lực nhà Lê ở vùng Trung Trung bộ. Như vậy, 461 năm trước đây, Bùi Tá Hán đã đặt những bước chân đầu tiên đến vùng đất Quảng Ngãi ngày nay.
    Trong 23 năm (1545- 1568) trấn thủ Thừa tuyên Quảng Nam, Bùi Tá Hán đã có nhiều chủ trương, chính sách, việc làm khôn khéo, vỗ yên các sắc tộc bản địa, xây đắp mối quan hệ hữu hảo Việt- Chăm, mở mang sản xuất, khuyến khích văn hóa, mưu cầu ích nước lợi dân, mang lại sự bình an và phát triển cho vùng đất này. Vì vậy, nhân dân quy thuận một lòng theo ông, ca ngợi ông. Khi ông qua đời, được triều đình truy phong Trấn Quốc công Thượng đẳng thần.
    Ngay cả việc ông qua đời cũng trở thành huyền thoại trong lòng dân, người xưa nói ?oông đã hiển thánh: và đã được ghi vào bia lăng:
    ?oNhân mã bất tri hà xứ khứ/ Huyết y trường dữ thử bi lưu ?o
    (Người, ngựa chẳng biết đi về nơi nào. Chỉ có áo bào thấm máu lưu lại lời bia).
    Lăng ông được xây dựng tại khu rừng (đã tìm thấy áo bào của ông) ở làng Thu Phổ, nên gọi là Rừng Lăng(1). Đền thờ ông được xây dựng trên đỉnh núi Phước ở làng Thu Phổ nên gọi là Núi Ông. Năm 1962, khi xây dựng Nhà máy Đường Thu Phổ, đền thờ ông được dời vào Rừng Lăng, nay thuộc phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi. Có thể nói trước khi được triều đình phong thần, chính nhân dân đã thờ sống Bùi Tá Hán như thờ thần.
    Tương truyền lúc còn sống, ông đi kinh lý Phú Yên, một nhà sư ở đây ngưỡng mộ ông, đã khắc tượng ông trên một khúc gỗ mít lớn để thờ. Sau này, quan đầu tỉnh Quảng Ngãi đã xin phép nhà sư rước tượng ông về tại đền thờ ông ở Thu Phổ. Năm 1947, khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, chính quyền cách mạng tỉnh đã đem tượng ông về cất giấu ở nông thôn để tránh bị bom đạn thù phá hoại. Kháng chiến chống Pháp kết thúc, tượng ông lại được rước về đền thờ.
    Theo ?oQuảng Ngãi tỉnh chí? của Nguyễn Bá Trác viết năm 1933 thì tại đình An Hải (Lý Sơn), chùa Tam Thanh (Thạch Trụ, Đức Lân, Mộ Đức); điện Trường Bà (Trà Xuân, Trà Bồng), làng Rí (Sơn Hạ, Sơn Hà) có miếu, đền thờ Bùi Tá Hán. Đến nay ở đền Tam Thanh (Quảng Nam), đình Nam Chơn (TP HCM) có phối thờ Bùi Tá Hán cùng các vị tiên liệt khác. Di tích đền thờ, tượng và lăng ông Bùi Tá Hán đã được Nhà nước công nhận và cấp bằng ?oDi tích lịch sử văn hóa quốc gia? từ năm 1990.
    Nếu nội ngoại thất di tích đền thờ Bùi Tá Hán được tôn tạo đúng quy cách, kết hợp với hoạt động thư pháp, biểu diễn võ thuật (Bùi Tá Hán là một văn võ song toàn) để phục vụ khách tham quan, Quảng Ngãi sẽ có thêm một điểm du lịch hấp dẫn khách thập phương.
    (Trích từ báo Quảng Ngãi)
    (1) Hồi bé còn đi học cấp 1, 2 tớ hay vào Lăng Ông chơi và ... phá, bị ví chạy dài. . Lên cấp 3 thì chỉ vào dạo chơi và ...không phá nữa. . Khi lập topic, người đầu tiên mình nghĩ đến là ông, nhưng sau khi tra cứu thì thấy ông không phải gốc Quãng Ngãi nên chuyển post thứ 2 để phù hợp với đề tài.
  6. nitatqng

    nitatqng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    3.815
    Đã được thích:
    0
    Con đường học vấn người QN đỗ đạt không nhiều. Và những người làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc VN thì người QN cũng ko đóng góp gì nhiều

    Lịch sử khoa bảng thì Quảng Ngãi chỉ có 5 người đỗ Tiến sĩ thời phong kiến. Em biết đc 2 người: Trương Đăng Quế và Tạ Tương
    3 người nữa tên gì nhỉ?
    Có 1 người là con của Trương Đăng Quế
    -----------
    Các danh nhân Quảng Ngãi cũng không thật nhiều ngoài những cái tên:
    Trương Đăng Quế
    Lê Văn Duyệt
    Phạm Văn Đồng
    Trương Định
    Nguyễn Thân (cụ theo Pháp)
    Bùi Tá Hán (trấn thủ xứ Quảng Nam)
    ----------
    Còn những người ít tên tuổi hơn thì cũng không bao nhiêu
    Lê Khiết
    Lê Văn Sỹ
    Nguyễn Chánh
    Nguyễn Đôn
    ..............
    Còn những nhân vật chỉ người Quảng Ngãi biết thì
    Nguyễn Sụy (Nguyễn Thụy)
    Lê Ngung
    Nguyễn Nghiêm
    Lê Trung Đình
    ............
    Nhìn chung người QN mình cần phải phấn đấu nhiều nữa thì sau này mới có cơ hội đc ghi vào sử sách nhiều hơn
  7. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Ông nội Lê Văn Duyệt là người Quảng Ngãi, còn Lê Văn Duyệt sanh ra và lớn lên ở Tiền Giang. Xét ra thì không tính ông là "Danh nhân đất Quảng" được.
  8. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Không phải là một danh nhân
    Nhưng QN cũng đáng tự hào về ông.
    Hai lần nhận danh hiệu Anh Hùng Lao Động.
    (hình như là người đầu tiên ở VN 2 lần nhận
    danh hiệu cao quý này. Anh em check thử)
    Anh hùng lao động Hồ Giáo và đàn trâu quà tặng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

    Tên tuổi của ông đã từng đi vào văn học qua nhân vật Nhẫn trong tác phẩm ?oCỏ Non? của Nhà văn Hồ Phương. Nhưng cũng ít ai ngờ rằng ông chưa từng bao giờ đọc tác phẩm văn học mà mình là nhân vật chính, và cũng chưa một lần diện kiến với cha đẻ của tác phẩm ?oCỏ Non?, và cả Nhà thơ Tố Hữu, người cũng đã từng ?ohọa? ông trong thơ. Người đàn ông chăn bò nổi tiếng ở Ba Vì năm nào giờ đang nuôi giữ những con trâu Mura quà tặng còn lại của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

    Tôi đến thăm ông vào một buổi trưa mùa đông của những ngày cuối năm tại Trung tâm giống ở xã Hành Thuận huyện Nghĩa Hành. Trời se se lạnh nhưng ông vẫn độc bộ đồ lao động sờn vai. Nếu không đọc qua lý lịch trích ngang và gặp ông trong những sự kiện lớn của tỉnh Quảng Ngãi với tư cách là khách mời chắc sẽ không thể nào nhận ra người đàn ông 78 tuổi đang lúi húi cắt cỏ kia đã từng 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

    Dáng người nhỏ thó, đầu húi cua, chỉ nước da ngăm đen và hai bàn tay to bè gân guốc thoăn thoắt cắt cỏ là gây sự chú ý cho người đối diện nhất. Ông là Anh hùng Lao động và khi đã gần hết đời người ông vẫn lao động với công việc mà cách đây hàng mấy chục năm đã đưa ông vào sách giáo khoa. Đúng 11h30 phút, ông dừng tay, nhìn hai bó cỏ to che khuất dáng người ông mới thấy phục, 15 năm nay ngày nào ông cũng gánh 8 lần cỏ như vậy. Vừa gánh cỏ ông vừa giải thích cho tôi, tiêu chuẩn mỗi con trâu một ngày được ăn 2 ký bột mì và 40 kg cỏ, nhưng thực tế một con ăn no cũng phải 50 kg cỏ, vì thế phải ráng trồng, ráng gánh cho chúng ăn. 4 ha cỏ ở trại giống này dành cho chúng cả đấy.

    Năm 1986, lúc bấy giờ Anh hùng Hồ Giáo đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu Bò sữa và Đồng cỏ tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương và cũng vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động lần hai (lần đầu vào năm 1966) thì được Bác Phạm Văn Đồng mời ra Hà Nội. Khi gặp, Bác tâm sự, Chính phủ Aán Độ có tặng cho Chính phủ Việt Nam 500 con trâu Mura lấy sữa, trong đó bà Thủ tướng Indra Gandi tặng riêng cho Bác 15 con, Bác sẽ tặng cho tỉnh (Nghĩa Bình cũ), Bác muốn chú về quê chăn dắt, nhân giống cho bà con quê nhà. Nhận trách nhiệm, ông chuyển gia đình về Quảng Ngãi và từ năm 1991 khi đàn trâu được chuyển từ Nghĩa Bình về hành Thuận, ông đã sống 1 ngày 12 tiếng với đàn trâu Mura đến giờ. Đàn trâu ngày ấy giờ chỉ còn đúng 4 con, phần thì nhân giống rồi cho các địa phương, phần thì già nua phải bỏ. 4 con trâu còn lại được đặt 4 cái tên gắn liền với các địa danh lịch sử của tỉnh Quảng Ngãi; con đực 26 năm tuổi có tên: Tây Trà, con cái lớn; Trà Câu, con trâu con 26 tháng tuổi; Cà Đam và con 7 tháng tên Núi Tròn (nơi diễn ra trận đánh Ba Gia huyền thoại).

    Tôi hỏi; tuổi già rồi mà 1 ngày vẫn cuốc bộ đi về 10 cây số chăm đàn trâu bác không thấy mệt sao, ông cười; mệt cũng phải đi chứ đàn trâu này khó ở lắm, người lạ vào chuồng là chúng bỏ chạy ngay. Vả lại cũng quen rồi, có việc đi đâu mấy ngày là chúng biếng ăn lắm, mà ông cũng vậy, đi đâu cũng nhang nhác trông ngày về gặp chúng nó. Dẫn tôi vào chuồng bỏ cỏ ông phải trèo vào cái máng cỏ cao gần đến ngực, con Núi Tròn nhỏ nhất chạy ra dụi đầu vào bụng ông nũng nịu đòi nhai, thế nhưng vừa thấy tôi giơ máy ảnh lên là nó biến vào góc chuồng thủ thế. Nhìn 4 con trâu ăn như ?otrâu? mới thấy thương ông, sữa thì chắc bây giờ chả ai dùng trước muôn vàn những hiệu sữa nổi tiếng, thế nên ông làm việc này cũng chỉ bởi cái tình với Cố Thủ tướng. Thấy ông vui đùa với con Núi Tròn tôi bạo hỏi; lỡ bác đi trước đàn trâu thì sao?, ông Giáo bảo; tôi cũng nghĩ kỹ rồi và cũng đề đạt lên Cục chăn nuôi Bộ NN&PTNT, nếu tôi qua đời rồi thì đem chúng về nông trường Ba Vì nhập đàn, vì dù sao ở đó vẫn còn trâu Mura và đó cũng là chỗ ngày xưa tôi khởi nghiệp chăn bò, chứ để ở Quảng Ngãi là không ổn. Ông kể thêm, chỉ có năm cuối cùng trước khi qua đời, Bác Đồng không về thăm quê, không lên đây thăm đàn trâu, chứ trước đây lần nào về Bác cũng lên. Còn từ khi Bác mất rồi đến nay chẳng thấy vị lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã nào lên đây thăm cả, ngoài mấy anh nhà báo.
    Số là năm rồi cũng nhờ anh em báo chí mà gia đình ông đỡ day dứt bởi vợ chồng ông có cô con gái độc nhất học sư phạm ra trường lại được phân mãi tận trên xã Sơn Bao- huyện Sơn Hà, bà vợ thương binh của ông gõ đủ ?ocửa? chẳng ai giúp, chỉ khi anh em báo chí can thiệp mới chuyển được con gái về thành phố chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già.
    Nhìn quang cảnh nơi trung tâm giống và bản thân mấy cái chuồng trâu sơ sài không cửa ra vào mới thấy trống trải làm sao. Đàn trâu vẫn trệu trạo nhai cỏ, nhưng cách đó chưa đầy nửa mét ông chủ của chúng hàng ngày vẫn lao động, suy tư, trăn trở với chữ tình mà chúng là hiện hữu cho quan hệ giữa hai dân tộc và với chính bác Đồng. Nhưng cũng chẳng mấy ai hiểu, giờ chỉ còn mình ông thủy chung với đàn trâu như cái nghiệp bấy lâu nay ông vẫn làm.
    Chia tay, ông dặn, chú viết ngắn thôi, cả đời tôi gắn bó với lao động, với con trâu, con bò. Tôi rồi cũng sẽ mất, đàn trâu cũng có thể mất, chỉ mong ở đời giữ lại một chút tình như chính tình cảm mà Bác Đồng đã dành cho quê hương Quảng Ngãi.
    (theo báo Quảng Ngãi)
    Được quydede01 sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 12/03/2008
  9. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Bác Phạm Văn Đồng với bác Hồ Giáo.
    [​IMG]
    Một ảnh đep về bác Hồ Giáo.
    [​IMG]
    Bác Hồ Giáo và những con trâu quà tặng cuối cùng
    [​IMG]
    Được quydede01 sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 12/03/2008
  10. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    @quydede01: iem trộm nghĩ là bác nên đổi cái topic này thành là "Người Quảng Ngãi" thì phù hợp hơn đấy ạ. Vì để có thể liệt vào hàng "danh nhân", quê mình không nhiều lắm. Xưa thì có thể kể đến Trần Quang Diệu, Trương Đăng Quế, Trương Quang Giao (con trai Trương Đăng Quế) Trương Định (hay Trương Công Định),..gần thì có Phạm Văn Đồng. Nhưng nếu xét kỹ thì có nhiều hơn những người cần được vinh danh như thi sĩ Bích Khê, nhạc sĩ Trương Quang Lục, nghệ sĩ Trà Giang, nhà thơ Tế Hanh...đấy là chưa kể một số vị được nhắc đến ở đất SG này như: Nam Quốc Cang, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Thị Diệu, ở phạm vi QN thì: Lê Trung Đình, Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Chánh,Nguyễn Nghiêm, Lê Khiết...
    Đấy, quê mình kể ra thì cũng lắm hào kiệt chứ bộ. Bác cứ đổi tên topic đi cho nó rộng đường pót bài bác ạ. Không thì cứ pót lên lại phải đính kèm chú thích. Mệt lắm ạ, hihi!!!

Chia sẻ trang này