1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẤT VÀ NGƯỜI QUẢNG NGÃI

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi quydede01, 09/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của bạn hay đấy.
    Đã hết hạn sửa bài, đề nghị mod giúp đổi hộ tên đề tài thành
    "ĐẤT VÀ NGƯỜI QUẢNG NGÃI"
    Xin cảm ơn mod trước nhé.
    Màu vàng : bạn ở SG à ?
    Được quydede01 sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 12/03/2008
  2. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    hihi, iem đang ở sì gòn ạ.
  3. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1
    Đã đổi tên theo yêu cầu chủ topic.
  4. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Ok, thanks Mod.
    Có vài bài về người Quảng Ngãi,
    Bài này về đất Quảng Ngãi
    THÀNH CHÂU SA
    Cách trung tâm thị xã Quảng Ngãi chừng 8km về hướng đông bắc có một thành cổ của người Chăm. Thành cổ này có tên là thành Châu Sa, vì nằm ở làng Châu Sa, nay là xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh. Người có công phát hiện ra thành cổ này là nhà khảo cổ kiêm kiến trúc sư người Pháp H.Parmentier, vào năm 1924. Châu Sa từng là địa điểm có nhiều ưu thế về phòng thủ nên được các nhà quân sự chọn làm điểm xây thành.
    Thành Châu Sa được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X nhằm bảo vệ mặt nam của kinh đô Trà Kiệu. Thành này còn có tên tục là thành Hời, đông giáp Đồng Dinh, tây giáp núi Bàn Cờ, nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp núi Đầu Voi. Người Chăm rất giỏi thủy chiến, nên thường xây dựng thành quách ở gần những con sông lớn. Thành nằm gần sông, gần biển nên dễ giao lưu với bên ngoài. Thành đắp bằng đất, gồm thành nội và thành ngoại. Thành nội có bình đồ hình chữ nhật, chiều ngang 558m, chiều dài 586m, chân rộng 25m, cao 4,6m, bề mặt thành rộng 5,2m Thành ngoại có hai gọng thành dài trung bình 600m, có hình dạng càng cua, có tác dụng nối thành nội với sông Trà. Hào nước rộng 12 mét chạy ngang dọc bên ngoài thành, tạo thế phòng thủ kiên cố. Hệ thống hào nước như ô bàn cờ nối thành Châu Sa với Cổ Lũy, vốn là một tiền đồn của người Chăm. Vào những đêm tối trời, chỉ cần đốt lên một ngọn lửa ở Cổ Lũy là quan quân trong thành Châu Sa sẽ nhận ra tín hiệu cấp báo có quân địch tới.
    Ở gọng thành phía đông ngày xưa vốn là nơi sản xuất gốm. Qua khai quật, người ta đã tìm thấy ở đây nhiều loại gốm với chủng loại văn hoá khác nhau. Ở vùng cửa biển Sa Kỳ và bến sông Vực Hồng vùng Thu Xà cũng tìm được những mảnh gốm có cùng niên đại với Châu Sa. Ðiều đó đã nói lên sự giao thương mở rộng giữa thành cổ với khu vực phụ cận qua mạng lưới đường thủy.
    Ngoài ra người ta cũng phát hiện ra nhiều hiện vật gốm cổ như thẻ bài để đeo trên người gọi là "cút". Các "cút" này dày 1cm, bề ngang 5cm và dài chừng 7 - 10cm. Cách thành Châu Sa chừng 500 mét có tháp cổ Gò Phố là nơi hành hương của các tín đồ Bà-la-môn vào những ngày lễ. Trong thành cổ, người ta còn tìm thấy dấu vết của một kho lương thực khá lớn.
    Năm 1988, qua một đợt khảo sát, người ta đã phát hiện thêm gọng phía tây của thành.
    Thành cổ Châu Sa đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
    HỆ THỐNG PHÒNG THÀNH CỔ LŨY
    Nằm ở xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, ở hữu ngạn sông Trà và sát cửa biển, do người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X, được người Pháp miêu tả là một cổ thành chắc chắn có tính quân sự. Hệ thống phòng thành là một tiền đồn gồm 3 thành liên kết nhau nhằm ngăn thuyền bè đối phương vào cửa Đại Cổ Luỹ, có sự liên kết với thành Châu Sa ở tả ngạn sông Trà Khúc.
    Hệ thống phòng thành Cổ Lũy gồm ba vòng thành: luỹ Cổ Luỹ, thành Bàn Cờ và thành Hòn Yàng.
    Hệ thống phòng thành Cổ Luỹ liên kết vững chắc, cấu trúc khoa học, để phòng thủ và báo hiệu cho thành Châu Sa.
    Nhiều người không biết 2 thành trên đâu đấy nhé.
  5. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Mình vừa post bài sưu tầm được về Tướng Nguyễn Chánh thì có tin vui về ông. Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cùng với vài người khác của tỉnh Quảng Ngãi. ************* ***************** ký.
    Hôm qua, 12/03/2008, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu này cho ông qua gia đình ông cùng một gia đình một số đồng chí khác.
    Xin chúc mừng ông cùng gia đình.

  6. quydede02

    quydede02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Di sản văn hóa Sa Huỳnh
    Di chỉ văn hóa Sa Huỳnh được M.Vinet phát hiện năm 1909 ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Phổ Khánh và Phổ Thạnh thuộc huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía tây đầm An Khê với trên 200 chiếc bình gốm vùi không sâu trong cát biển, có chiều cao trung bình 8,80 m, khác nhau trong cách tạo dáng và chứa những đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh. Năm 1923 người Pháp đã tiến hành khai quật. Nhiều tài liệu đã được thông báo trong tập san của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp cũng như công bố của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu nước ngoài về văn hóa Sa Huỳnh. Theo tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi thì cũng trên bãi cồn cát này, năm 1934 M.Colani nghiên cứu khai quật ở Tăng Long, Đồng Phú, Phú Nhuận (Bình Định); kết quả nghiên cứu được bà công bố trong hội nghị tiền sử Viễn Đông họp tại Manila (Philippin) năm 1935 và đăng trong tập san của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp. Năm 1936 trong bài viết ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình đăng trong tạp chí ?oNhững người bạn Huế xưa?, M.Colani lần đầu tiên dùng thuật ngữ ?oVăn hóa Sa Huỳnh?. Năm 1939 nhà khảo cổ học Thụy Điển O.Janse đã khai quật 84 mộ chum ở Sa Huỳnh và Phú Khương (thuộc xã Phổ Khánh). Sau đó, năm 1960 ông quay trở lại Sa Huỳnh để nghiên cứu thêm. Tư liệu được công bố trong tạp chí Asian Perstive năm 1961 ông đưa ra khái niệm ?oPhức hợp Sa Huỳnh?. Cũng trên cồn cát Sa Huỳnh, L.Mallenet quai quật năm 1957 thu nhặt những mảnh gốm nằm trên bề mặg di tích vừa dựa trên cơ sở nghiên cứu đồ gốm ở Bảo tàng Finot, đã đặt ra mối quan hệ rộng hơn trong khu vực Đông Nam Á của văn hóa Sa Huỳnh trong bài viết từ năm 1961.
    Nêu những vấn đề trên để chứng minh rằng, văn hóa Sa Huỳnh không chỉ giới hạn ở một địa phương, một tỉnh của Việt Nam mà nó đã vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia.
    Về niên đại của văn hóa Sa Huỳnh, nhiều nhà khoa học, nhà sử học đưa ra những con số khác nhau. Theo giáo sư- tiến sĩ Phan Ngọc Liên (Trường đại học Sư phạm Hà Nội): ?oViệc đi sâu nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh từ giai đoạn sớm có niên đại 4.000 đến 3.000 năm trước ngày nay. Giai đoạn muộn ở vào giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên?. Phó giáo sư- tiến sĩ Đặng Viết Bích- Phó Viện trưởng Viện Văn hóa thông tin, Ủy viên Hội đồng khoa học, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc thì cho rằng ?oVăn hóa Sa Huỳnh không chỉ nổi danh trong nước mà còn trên trường quốc tế, địa bàn văn hóa Sa Huỳnh trải dài từ nam sông Gianh đến Đồng Nai. Tại Philippin các nhà khảo cổ cũng phát hiện được văn hóa Calanay cùng hệ với văn hóa Sa Huỳnh?.
    Nhóm di chỉ văn hóa Long Thạnh thuộc huyện Đức Phổ đại diện cho văn hóa sơ kỳ đồng thau, còn nhóm di chỉ Bình Châu (Bình Sơn) thuộc trung kỳ thời đại đồng thau, cuối thiên niên kỷ I, trước Công nguyên. Như vậy, di chỉ văn hóa Long Thạnh phải có trước đó khá lâu. Theo tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi thì cho là niên đại tương đối của tiền Sa Huỳnh Long Thạnh cách đây khoảng trên 3.000 năm, còn một số nhà khoa học, nhà sử học khác thì cho rằng trên 2.500 năm?Những đánh giá đó rất quan trọng, vì nó là sự có mặt của người Việt cổ trên dải đất này.
    Cùng với hàng chục di tích do các nhà khảo cổ phương Tây phát hiện khai quật trước năm 1975, từ sau ngày giải phóng đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Trường đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia nghiên cứu, khai quật chẳng những ở Long Thạnh mà còn nhiều nơi trong tỉnh như Gò Quê (xã Bình Đông), xóm Ốc (xã An Vĩnh), suối Chình phía đông đảo Lý Sơn, xã Bình Châu và tiếp đó là một số nơi ở Bình Định, dọc sông Thu Bồn- Quảng Nam, Quảng Bình? tất cả đều phát hiện nhiều hiện vật cổ quý giá, đa dạng về cách trang trí, các đồ trang sức. Chiều cao các mộ chum thuộc dòng văn hóa Sa Huỳnh. Qua các cuộc khai quật khảo cổ ở Long Thạnh, Bình Châu, Bầu Trám, Xóm Cồn, Bãi Ông ở Quảng Ngãi và một số nơi khác, điều thú vị là đã tìm thấy giai đoạn sớm hơn Sa Huỳnh cổ điển theo phát hiện của người Pháp và là những dòng chảy trực tiếp hoặc gián tiếp phát triển lên đỉnh cao Sa Huỳnh sắt?
    Rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước viết về văn hóa Sa Huỳnh. Song, các nhà khoa học, các nhà lịch sử trong nước và địa phương cũng chỉ mới dừng lại ở mức phát hiện, khai quật và nghiên cứu. Mong rằng nó không chỉ là di chỉ văn hóa Sa Huỳnh của Việt Nam mà là di sản văn hóa thế giới. Điều đó không có gì là quá đáng. Bởi lẽ, với bề dày lịch sử trên 3.000 năm, với những tác phẩm, kiểu dáng độc đáo của những công cụ sản xuất, đồ trang sức, nền văn minh của người Việt đầu thời kỳ đồng thau, nó chạy dài dọc theo ven biển miền Trung Nam bộ và vươn ra một số nước Đông Nam Á. Người Pháp cùng một số nhà khảo cổ học phương tây trước kia cũng như hiện nay đã và đang lưu giữ, sưu tầm, nghiên cứu về di chỉ văn hóa này, đó là một lợi thế của chúng ta.
    Muốn làm được việc lớn đó, tỉnh Quảng Ngãi mà trước hết là ngành văn hóa thông tin cùng địa phương phải thu thập, bảo quản toàn bộ hiện vật tìm được; đánh dấu bảo tồn những địa danh, vị trí, những nơi đã và sẽ khai quật, sưu tầm tư liệu trong và ngoài nước. Cần có bảo tàng trưng bày riêng về văn hóa Sa Huỳnh ngay tại địa phương để khách du lịch có thể đến tham quan nghiên cứu; cùng với Viện Khảo cổ Việt Nam tiến hành tổ chức hội thảo quốc tế gồm các nhà khoa học trong và ngoài nước nhân kỷ niệm 100 năm ngày phát hiện di chỉ văn hóa Sa Huỳnh tại huyện Đức Phổ. Đây là điều không thể thiếu đối với một di sản văn hóa lớn của địa phương.
    Vừa qua, UNESCO đã công nhận nhiều công trình văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam là di sản văn hóa thế giới, đó là niềm tự hào của dân tộc ta. Ngoài cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận, Việt Nam còn tiếp tục đệ trình các loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc như ca trù, quan họ, múa rối nước. Mong rằng, sau đó văn hóa Sa Huỳnh cũng được ?oxếp hàng? nhân kỷ niệm 100 năm ngày phát hiện ra nó.
    . Theo báo Quảng Ngãi

  7. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hoàng hôn sông Trà​
    Dòng sông Trà từ lâu đã trở thành nỗi bâng khuâng trong lòng người xa quê, là nguồn cảm hứng trong trẻo, tinh khôi của tâm hồn bao văn, nghệ sĩ: "Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông Trà hết nước anh đành xa em".Trong buổi hoàng hôn, dòng sông Trà bên cạn bên bồi pha màu vàng nhạt, những ráng mây ngang lưng trời lấp lánh ánh bạc soi mình xuống dòng nước. Mặt trời dừng lại rải những giọt nắng cuối cùng trong cuộc viễn du ngàn năm xuống dòng sông tĩnh lặng, thanh khiết và thoát tục.

    Trong ráng chiều, hai chiếc cầu Trà Khúc vắt ngang dòng sông, phác thêm một nét vẽ trong bức tranh núi Ấn-sông Trà. Từng nhịp đập của vòng bánh tàu lửa trên cầu Trường Xuân, ngược xuôi ra Bắc vô Nam như chở thời gian đi vào cõi bất tận. Mặt nước dát ánh vàng lay động, vỡ ra, lóng lánh một vẻ đẹp diệu vợi dưới mạn thuyền.

    Ngang sườn núi Ấn đã chuyển sang màu lam biêng biếc, gió vi vút lay nhẹ, chở theo vần thơ xưa của Cao Bá Quát, ngợi ca về dòng sông Trà trong lần ông ghé thăm:
    Bãi uốn sông như sầu quặn khúc
    Tối chìm, gió tựa - rượu hơi say

    Thời gian trôi đi trong vòng quay của chiếc vòng sinh - biến - suy - vong, khiến vật đổi sao dời. Từ Cẩm Thành đến Cổ Luỹ Châu, Tư Nghĩa phủ, Quảng Nghĩa phủ, Quảng Ngãi trấn, Quảng Nghĩa, Nghĩa Bình rồi Quảng Ngãi bây giờ. Dòng sông Trà trong lòng người vẫn đẹp và thơ mộng, dù đã có biết bao sự đổi khác mà lòng người tự hỏi. Khác chăng, guồng xe nước chỉ còn hiện lên, như cuốn phim quay chậm trong ký ức người dân đất Quảng? Khác chăng, giờ phố xá uốn theo đôi bờ, để ai đó miên man nuối tiếc mất dần luỹ tre cản dòng chảy ngùn ngụt mùa nước nổi và xóm chài ven sông? Khác chăng, những con thuyền đang bắt đầu chìm vào giấc ngủ vùi, sau một ngày lênh đênh phận cát, sỏi? Khác chăng, không còn nhiều lão ngư trọn đời bám riết con cá, thuộc làu từng bãi bồi...?

    Từ ngày chuyển mình lên phố, sông Trà được tô điểm thêm làn đường đôi bờ, hàng cây xanh nối nhau thẳng tắp, trở thành nơi hóng mát lý tưởng của mọi người. Gọi một đĩa cá Bống tẩm nhâm nhi với cốc bia, dang tay ngắm đất trời lộng gió, ngắm lên ngọn núi Thiên Ấn xa xa, nghe trong lòng gạn đục khơi trong, mọi toan tính thiệt hơn của mỗi người được dòng sông gột rửa, sự thánh thiện được nhân lên, tâm hồn lâng lâng dâng trào cảm xúc về quê hương, xứ sở. Bên sông còn nhiều con người khác cứ chiều chiều lại khắc khoải mong ngóng một hoàng hôn yên bình, trăng thanh gió mát. Họ chính là những người dân nghèo, sinh nhai bằng quán nước trên đê bao lộng gió.

    Ráng chiều vụt tắt, thành phố thắp lên ngàn ngọn đèn, huyền ảo tựa chùm hoa giăng. Những chú cò trắng lặn lội trên doi cát giữa đám lau lách tìm bầy, cất cánh bay về nơi trú ngụ; những con don lầm lũi dưới cát lắc mình cựa quậy; những chú cá bống bắt đầu lượn lờ trên mặt sông, soi bóng dưới ánh trăng sao.

    Hoàng hôn như đôi mắt khép lại để mở ra một ngày mới trong cuộc hành trình vạn dặm của đời người. Nhưng hoàng hôn trên sông Trà lung linh tựa ngọn nến, đánh thức nỗi trắc ẩn trong sâu thẳm lòng người, tạo thêm điểm nhấn trong 10 danh thắng xưa của đất Cẩm Thành. Để rồi từ đây, ai đi xa cũng luôn đau đáu nỗi nhớ, tìm về.
  8. vegiang

    vegiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0

    Chàng trai mù hát, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rơi lệ
    "Đôi tay tôi gầy, không ôm nổi trái tim người tôi yêu. Đôi tay tôi gầy, nâng phím đàn hát cho người yêu nhau...". Tôi rất xúc động khi nhìn Hà Chương ôm ghita, hát say sưa giai điệu đó.
    Chàng thanh niên gầy gò trước mắt tôi đã phải sống trong bóng tối suốt 25 năm... Nhưng cũng ngần ấy thời gian, trái tim anh ngân lên những nốt nhạc của niềm tin, của tình yêu và hy vọng!
    ?oCháy? hết cho đam mê


    Hà Chương sinh năm 1982 trong gia đình nông dân nghèo ở Bình Sơn, Quảng Ngãi. Từ khi mới lọt lòng mẹ, Chương đã không nhìn thấy gì.
    Thứ nối kết anh với cuộc sống, mang đến cho anh những ?ohình dung giản dị? về cuộc sống là âm nhạc. Chương kể: ?oThủa nhỏ, mẹ hay hát ru mình những làn điệu ngọt ngào của dân ca khu V, những câu hò khoan da diết của người xứ Quảng. Mình nghe và nhớ lắm, chỉ qua một hai lần là thuộc ngay?.
    Lên bảy tuổi, chị gái dạy Chương chơi ghi ta. Tình yêu âm nhạc trong anh cứ thế được nhen nhóm và lớn dần. Song khi ấy, ở Quảng Ngãi chưa có lớp học riêng dành cho người khuyết tật.
    Suốt 6 năm ròng, Hà Chương không được đến trường. Niềm khát khao tới lớp luôn cháy trong anh. Mãi đến năm 12 tuổi, Chương vào học tại trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Đà Nẵng, được theo học âm nhạc.
    Năng khiếu trời cho cộng với những nỗ lực vượt bậc, năm 2004, Hà Chương thi đỗ thủ khoa vào hệ trung cấp Nhạc viên quốc gia Hà Nội (nay là Học viện âm nhạc Việt Nam). Năm 2006, anh lại tiếp tục thi vượt rào thành công lên hệ đại học của trường.
    Hà Chương tâm sự: ?oÂm nhạc với Chương không chỉ là đam mê mà là duyên nghiệp. Âm nhạc giúp Chương tìm lại được chính mình trong những cơn bão dông của cuộc đời?.
    15 tuổi, anh sáng tác ca khúc đầu tay: Ánh sáng đời em. Đó là tiếng lòng, lời trái tim của cậu bé khiếm thị: Em không thấy trời xanh, em không thấy biển xanh, mà chỉ nghe lời ru buồn của bà...à ơi, à ơi...
    Chương thường viết về tình yêu, tình đời, về những số phận không may. Âm nhạc của anh giản dị, gần gũi, ca từ trong sáng và khá sâu sắc. Giọng hát Hà Chương không đặc biệt, nhưng nghe anh trình bày những ca khúc của mình, người ta có cảm giác như anh đang trải lòng theo câu hát.
    Năm 2005, album đầu tay Món quà của sóng của Hà Chương ra đời như lời tri ân với cuộc đời. Mười hai nhạc phẩm, mười hai cung bậc yêu thương của nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương được công chúng đón nhận.
    Anh cũng chính là ca sĩ, nhạc sĩ khiếm thị đầu tiên ở Việt Nam phát hành album riêng.
    Điều đó càng thôi thúc Chương không ngừng nỗ lực, sáng tạo.

    Những giải thưởng âm nhạc của Hà Chương
    - Huy chương vàng độc tấu đàn bầu cuộc thi Tiếng hát hoa phượng đỏ Quảng Nam - Đà Nẵng 1995
    - 2 Huy chương vàng toàn quốc về hát đơn ca và độc tấu đàn bầu cuộc thi Văn nghệ thể thao dành cho người khuyết tật
    - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
    - 6 Huy chương vàng trong các cuộc thi Tài năng trẻ thành phố Đà Nẵng, cuộc thi Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp khu vực phía Nam.
    Hai năm sau, album thứ hai Khúc hát hai mươi ra mắt với sự tham gia của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, ca sĩ Tùng Dương, rocker Xuân Đề cùng nhiều giọng hát khác.
    Ở Khúc hát hai mươi, ta bắt gặp một Hà Chương đa diện hơn: mềm mại trữ tình cùng Pop Ballad, sôi nổi với Hiphop và mãnh liệt đến tột đỉnh cùng Rock!
    Suốt những tháng năm đeo đuổi âm nhạc, Hà Chương đã có nhiều giải thưởng lớn. Chương nhớ nhất lần được NSND Tường Vi đưa đến thăm nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hát cho Đại tướng nghe.
    Giọng ca của cậu bé mù giàu nghị lực làm cho vị tướng rơi lệ. Điều đó đã khiến Chương vô cùng xúc động, tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa...
    Nhọc nhằn ?onuôi? ước mơ!

    Để được như hôm nay, Hà Chương đã trải qua những cuộc khổ luyện. Anh kể, ngày đầu mới học đàn, thầy phải cầm tay chỉ từng nốt trên khuông. Mình tự cảm nhận, ghi nhớ trong đầu, khi ôn luyện thì cố huy động mọi giác quan để hình dung lại.
    Chương cũng không thể vừa đọc bản nhạc vừa chơi đàn như các bạn, anh nhờ bạn đọc những bản nhạc lên thành tiếng rồi chép lại bằng ký hiệu nổi Braille, sau đó mới dùng tay lần từng nốt nhạc. Bởi thế, thời gian học của Chương bao giờ cũng nhiều gấp ba, bốn lần so với các bạn bình thường khác.
    Nhà nghèo, Chương tự lăn lộn kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Ban ngày đi học, buổi tối, Chương đi hát ở các phòng trà. Số tiền kiếm được, Chương dành trang trải học phí và...làm Album. Cứ thế, âm thầm, cần mẫn...hai Album nhạc của Hà Chương đã ra đời trong sự cảm phục của mọi người.
    Gửi hương cho gió

    Tôi có người bạn yêu hoa đồng nội, nhưng chỉ biết hoa qua mùi hương bay.Tôi có người bạn đi bằng hai tay, ước mơ đến trường để vẽ mây bay. Tôi có người côi cút lạc loài, chỉ biết mẹ cha qua dòng kí ức... Hà Chương đã viết những dòng này như khúc ru buồn về những số phận kém may mắn.
    Anh không giấu niềm tự hào khi nhắc đến các bạn đồng cảnh ngộ. Một Thế Vinh vĩnh viễn mất cánh tay bên phải, nhưng có thể hòa tấu ghita và Aacmonica điêu luyện.
    Một Thủy Tiên mắc khuyết tật ở miệng nhưng vẫn hát nhạc Trịnh Công Sơn. Họ - ba cảnh đời, ba khát vọng đã gặp nhau, lập nên nhóm Món quà của sóng, chuyên biểu diễn cho người nghèo, người khuyết tật, học sinh, sinh viên. Trong mấy năm qua, nhóm bạn trẻ đã tổ chức thành công hai Liveshow miễn phí tại TPHCM và Đà Nẵng.
    Chia tay Hà Chương, tôi cứ ám ảnh mãi nụ cười ấm và lời ca anh hát say mê: ?oDù ngày dài hay đêm tối, dù đường ghập ghềnh xa muôn lối, dù gió xuôi hay bão ngược, ta vẫn ung dung đón mặt trời lên...?.
    Theo TP
  9. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Về đất quế ghé điện Trường Bà

    Điện Trường Bà ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi
    [​IMG]
    TTO - Người Quảng Ngãi từ lâu mệnh danh huyệnTrà Bồng, Tây Trà là đất quế. Nhưng về đây không chỉ để tham quan những rừng quế bạt ngàn mà du khách còn có dịp ghé thăm điện Trường Bà - một di tích văn hóa độc đáo với sự giao thoa tín ngưỡng giữa hai dân tộc Kinh, Cor và cả dân tộc Chăm...
    Nằm ngay sát đường liên huyện Trà Bồng - Tây Trà ở thị trấn Trà Xuân, từ điện Trường Bà nhìn ra là một cánh đồng lúa xanh, sau lưng là rừng quế và con sông Trà Bồng trong xanh lững lờ trôi qua những bản làng. Trước điện là cây si già ôm choàng lấy cổng với những nhánh cây tỏa rộng che bóng, mang cho ngôi đền một nét cổ xưa, trầm mặc.
    Theo sách Đại Nam nhất thống chí (quyển VIII- phần tỉnh Quảng Ngãi) của triều Nguyễn viết đền Trường Bà là một trong 17 đền, miếu tiêu biểu của Quảng Ngãi. Thế nhưng, đồng bào Kinh và Cor ở huyện Trà Bồng và Tây Trà vẫn quen gọi là điện Trường Bà.

    Cổng điện có cây đa hàng trăm năm tuổi bao phủ
    [​IMG]
    Ở gian chính điện thờ bà Thiên hậu Thánh Mẫu. Phía trong điện phối thờ hai vị nhân thần có công đi mở đất Trấn Nam dinh là phó đô tướng dương võ công thần Mai Đình Đông và Trấn quốc công Bùi Tá Hán - người có công lớn trong buổi đầu đi mở đất Quảng Nam, Quảng Ngãi.
    Bên ngoài điện, nằm về phía Tây còn có miếu thờ Bạch hổ sơn quân. Tương truyền, xưa kia, ở vùng rừng quế bạt ngàn này có con hổ trắng mà dân làng kính trọng gọi là Ông hổ đi tu. Nhờ có ông mà các loài thú khác không về quấy phá dân làng. Khi ông hổ mất dân làng đem chôn và lập đền thờ. Cạnh đó là tượng hai con voi có bành hẳn hoi.

    Theo tiến sĩ văn hóa Nguyễn Đăng Vũ, phó giám đốc Sở văn hóa thông tin, Chi hội trưởng Chi hội văn hóa dân gian tỉnh Quảng Ngãi, điểm quan trọng là điện Trường Bà có sự giao thoa tín ngưỡng giữa dân tộc dân tộc Kinh, dân tộc Cor và dân tộc Chăm.
    Theo người dân địa phương, hằng năm đến ngày rằm tháng 4 âm lịch, không kể người Kinh là con em Trà Bồng ở nhiều nơi trong nước đổ về thắp hương viếng Bà mà người dân tộc Cor cũng mang quế, mật ong về bày lễ cúng bà trong tiếng chiêng, tiếng cồng ngân vang.

    Về Trà Bồng, sau khi thăm điện Trường Bà, du khách thường ngược đường lên núi Cà Đam cao trên 1.000 mét so với mặt biển, tha hồ ngắm nhìn núi đồi và những rẫy quế bạt ngàn của đồng bào dân tộc Cor anh em.
    Từ xa xưa, khi đường bộ chưa phát triển, quế Trà Bồng theo những chuyến ghe xuôi về cửa Sa Cần, cửa Đại Cổ Lũy chủ yếu bán cho thương lái Hoa kiều xuất ra nước ngoài.
    Người dân Trà Bồng còn kể: thời Mỹ Diệm, bà Trần Lệ Xuân từng chủ trương mở con đường từ thị trấn Trà Xuân, huyện lỵ Trà Bồng qua các xã Trà Thủy, Trà Thanh và dự định kéo dài ra Trà My (Quảng Nam) để khai thác quế. Nhưng rồi việc làm đường bất thành trước sự tấn công của bộ đội và du kích.
    Quế Trà Bồng có đặc điểm vỏ dày, hàm lượng tinh dầu cao nên những năm 1980 của thế kỷ trước, xuất qua các nước Đông Âu đem lại khoảng lợi nhuận khá lớn cho dân đất này.
    Người Trà Bồng mến yêu cây quế và cũng nhờ cây quế mà có nhiều cơ hội giao lưu, mua bán với người Kinh. Và cũng nhờ chung sống từ lâu đời nên mối quan hệ làm ăn, buôn bán và tín ngưỡng có sự giao thoa và tình đoàn kết giữa hai dân tộc khá bền chặt.
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào Cor và đồng bào Kinh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng vào ngày 28-8-1959. Sau khi Bác Hồ mất vào tháng 9-1969, đồng bào dân tộc Cor đã tổ chức lễ tưởng niệm và tự nguyện mang họ của Bác Hồ.
  10. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Từ một trẻ bụi đời được nhận vào vào một mái ấm giành cho trẻ lang thang đường phố được dạy nghề với những cố gắng nỗ lực vượt khó,vượt qua hàng trăm gương mặt xuất sắc khác,Hồ Quốc Thống đã nhận được giải thưởng "Công dân trẻ TP.HCM" lần đầu tiên bình chọn năm 2006
    http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/2008/6/1685980.epi?refer=www.tuoitre.com.vn%2FTianyon%2FIndex.aspx%3FArticleID%3D261687%26ChannelID%3D194

Chia sẻ trang này