1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẤT VÀ NGƯỜI QUẢNG NGÃI

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi quydede01, 09/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Chiêm ngưỡng anh Hồ Giáo

    Báo chí đã viết nhiều về Hồ Giáo, đã có truyện về Hồ Giáo, có thơ về Hồ Giáo, có bài hát về Hồ Giáo. Nhưng mấy chục năm nay Hồ Giáo vẫn là một đơn nhất, không lặp lại.
    Kỳ 1: "Hỏi anh: có thú vui gì..." http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200848/20081126222514.aspx
    Tôi đến trại trâu Mura của ông Hồ Giáo vào ngày 23 tháng 10 âm lịch - cái ngày gắn với câu ca của bà con xứ Quảng: "Ông tha bà chẳng tha/Làm ra cái lụt hăm ba tháng mười". Kinh nghiệm dân gian quá chính xác. Ngày này mà không có lụt lớn thì là ngày cuối cùng của mùa mưa bão.
    Quảng Ngãi bắt đầu tạnh, trời chỉ còn mưa lất phất. Trại trâu "đóng" tại xã Hành Thuận (huyện Nghĩa Thành), cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 6 km. Nghe nói hằng ngày ông Hồ Giáo sáng đến chiều về, đi bộ một quãng đường 12 km. Nói là trại nhưng không rào giậu, là một dãy nhà cũ lợp ngói, bên trong là một hàng chuồng phần lớn trống không, chỉ 4 ngăn có 4 con trâu to vạm vỡ, đen mướt. Không một bóng người. "Ông ấy đi cắt cỏ ngoài kia kìa, các anh đi vòng qua phía sau thì gặp", một thanh niên đi ngang qua chỉ chúng tôi.
    "Ở Quảng Ngãi này ai cũng biết ông Hồ Giáo là người chăn bò hai lần được phong anh hùng, ai cũng biết giờ ông đã sắp 80 tuổi rồi mà vẫn còn chăn trâu. Hằng ngày ông vẫn đi từ thị xã đến trại trâu, ai đi qua đều nhìn thấy. Nhưng người ta chỉ biết vậy thôi. Hồ Giáo vẫn là một bí mật, ngay cả đối với người Quảng Ngãi", nhà thơ Thanh Thảo nói đầy ẩn ý trước khi nhờ một anh bạn đưa tôi đến đây. Tôi hiểu ý ông Thanh Thảo. Báo chí đã viết nhiều về Hồ Giáo, đã có truyện về Hồ Giáo, có thơ về Hồ Giáo, có bài hát về Hồ Giáo. Nhưng mấy chục năm nay Hồ Giáo vẫn là một đơn nhất, không lặp lại. Phải nhìn ở một góc khác mới hiểu được người chăn bò siêu phàm này.

    Ông Hồ Giáo mặc áo mưa đi cắt cỏ - ảnh: H.H.V
    Tôi không hiểu vì lý do gì mà có đến mấy thế hệ học trò cứ nhầm lẫn Hồ Giáo là nguyên mẫu của nhân vật Nhẫn trong truyện Cỏ non của nhà văn Hồ Phương. Truyện Cỏ non tôi không rõ được đưa vào sách giáo khoa năm nào, nhưng nó được giải thưởng của Báo Văn Nghệ năm 1959, năm đó ông Hồ Giáo còn là anh bộ đội, chưa về nông trường Ba Vì để đi chăn bò. Giáo viên nhầm lẫn, học sinh nhầm lẫn, thậm chí nhiều nhà báo viết về ông Hồ Giáo, đã gặp người thật việc thật, mà cứ nghĩ mình vừa gặp nguyên mẫu của Cỏ non. Cho đến gần đây ông Hồ Phương mới cải chính (xem Nhà văn Hồ Phương: Đừng nhầm nhân vật trong Cỏ non với anh Hồ Giáo! đăng trên website Báo VH-TT ngày 12.6.2008). Sự nhầm lẫn như vậy không có hại gì, nó chỉ khiến cho người ta nghĩ về ông Hồ Giáo không giống như ông Hồ Giáo thật.
    Giữa đám cỏ voi cao quá đầu, Hồ Giáo đang mặc áo mưa lom khom cắt, lom khom bó cỏ thành từng bó, sắp vào chiếc xe cút kít. Thấy khách đến ông không ngạc nhiên, không khó chịu, không vui mừng, cũng không hỏi gặp ông có việc gì. Nghe lời chào, ông ngước mặt lên mỉm cười, rồi tiếp tục lom khom cắt cỏ.
    Tôi hiểu thông điệp của ông là: lúc này không có chuyện gì quan trọng hơn cắt cỏ.
    Hỏi anh: có thú vui gì ?
    Anh cười: vui thú đời đi chăn bò...
    Nghĩ đến Hồ Giáo ai cũng nhớ hai câu thơ đó. Ông Tố Hữu viết bài thơ Gặp anh Hồ Giáo hồi trước là để cổ vũ tinh thần lao động xã hội chủ nghĩa, nhưng ông Thanh Thảo bảo hai câu thơ trên đây có lẽ là hai câu thật nhất về Hồ Giáo.
    Ông vừa cắt cỏ vừa nói chuyện với chúng tôi. Tôi hỏi ông vì sao sau khi tập kết ông lại đến Ba Vì đi chăn bò, ông chậm rãi: "Tập kết ra Bắc tôi vẫn là bộ đội, ở Sư đoàn 350 bảo vệ thủ đô. Đến năm 1960 theo lời kêu gọi của Bác Hồ giảm 8 vạn quân, ai ở miền Bắc thì về nhà, ai ở miền Nam ra thì được chuyển ngành, ưng đi đâu thì đi. Tôi nghĩ mình bộ đội cũng là nông dân, làm nghề nông là chắc chắn nhất. Làm việc khác tôi không thích, như ngành xây dựng xây xong công trình rồi đi mất, mình không ở lại với cái mình làm ra. Nghĩ thế nên tôi tình nguyện đi Ba Vì làm chăn nuôi luôn. Về đó nuôi heo 5 năm, sau nông trường có bò tôi được điều qua nuôi bò sữa, nuôi bò sữa miết đến năm 1976 chuyển về Sông Bé nuôi trâu sữa, nuôi trâu sữa miết đến năm 1991 thì về hưu...". Tự thấy đã đáp ứng đủ yêu cầu của khách, ông dừng lại không nói nữa.
    "Bác có thành tích gì ở Ba Vì mà được phong anh hùng?", tôi hỏi tiếp, một câu hỏi hơi vô duyên. Ông nói: "Phong anh hùng là cho cả nuôi bò lẫn nuôi heo. Trình độ chăn nuôi của mình hồi đó chưa như bây giờ. Có cái phức tạp người khác không làm được nhưng tôi làm được. Ví dụ bò sinh khó, heo bị bịnh, bê bị bịnh, thuốc tây chữa khó hết, còn tôi thì chữa hết". "Bác học ở đâu mà biết chữa?". "Hồi nhỏ ở quê đã biết một ít, ra đây học bà con xung quanh. Đầu tiên là từ chuyện thụ tinh nhân tạo cho heo, anh em học năm sáu tháng về làm không có kết quả. Tôi chỉ đi theo phụ việc, coi họ làm rồi làm có kết quả luôn. Biết nông trường phối tinh lợn được, dân nhờ giúp. Tôi xuống giúp, cũng có kết quả. Giúp họ rồi mình hỏi họ kinh nghiệm. Ví dụ như lợn đi tả, phân trắng, phải chữa như thế nào, bà con chỉ tôi vào rừng, xuống dưới khe suối có một thứ lá như lá gừng, nhổ về phơi khô nấu nước; bò, bê, nghé, trâu, heo bị đi tả đổ vào cho uống là hết bịnh ngay. Cả con người bị bịnh, uống cũng hết. Tôi hái rất nhiều lá đó về phơi khô để dành cho nông trường...".
    Tôi không cần phải nói lại những thành tích và niềm say mê lạ lùng của Hồ Giáo đối với nghề chăn nuôi. Sách báo đã tốn nhiều giấy mực. Nhưng từ miệng ông nói ra thì đại để là như vậy. Ông chỉ biết làm, không biết nói những lời hoa mỹ.
    Hình như chuyện gì ông vụng về thì ông nhớ rất kỹ. Ông bảo cuộc đời ông khó nhất là đi học. Sau khi trở thành anh hùng lần thứ nhất, ông học mãi vẫn không qua khỏi lớp hai. "Ở nông trường mỗi tuần tôi học 3 buổi tối, thứ hai thứ tư thứ sáu, nhiều khi có mấy chữ mà học ba bốn ngày không thuộc. Bộ Nông trường cho tôi xuống Bắc Ninh học. Đi đợt đó có 3 người chưa hết lớp hai, là tôi, một ông ở Cà Mau, một ông người Lào. Ông Bí thư trường bổ túc nói: trường này tối thiểu phải xong lớp bốn mới nhận, riêng ba anh thuộc diện đặc biệt không xong lớp nào hết. Phải ở lại đây học cho đến bao giờ đỗ cấp 2 mới được về.
    Học khó quá anh ơi, một bài toán chia 2 con số mà ba đứa tôi ướt hết cả áo vẫn không chia được. Nhưng tôi quyết tâm học, học cho xong để về. Học ngày học đêm, mười tháng tôi dớt (*) luôn cái bằng cấp hai. Lớp có 43 người chỉ một mình tôi đậu. Hai ông kia phải vào Đồng Dao học tiếp". Xếp bó cỏ vào xe cút kít, ông cười nói thêm: "Tôi cũng gặp may. Ba bốn ngày trước khi thi tôi tập trung ôn bài, hôm đó đề thi ra đúng phần tôi học kỹ, bây giờ gọi là trúng tủ đó". "Môn toán tôi dở chứ môn văn tôi điểm mười", ông lại cười tươi như hoa.
    Rồi ông hứng thú kể tiếp: "Sau khi hoàn thành việc học, ông Bí thư gọi tôi bảo: Chuyến này anh về chắc chắn sẽ đi xa. Tôi hoảng quá. Đi học tiếp thì tôi sợ quá, chuyển đi làm việc khác chắc tôi không làm được. Tôi chỉ biết nuôi bò nuôi heo thôi, nên rất lo. Hỏi ổng tôi sẽ đi đâu thì ổng nói: Xuống Hải Phòng. Hỏi xuống Hải Phòng để làm chi thì ổng bảo: Để nhận bò. Trời đất ơi, vậy mà ổng làm tôi lo quýnh lên. Đó là đợt bò sữa đầu tiên do Cuba viện trợ, tôi xuống cảng Hải Phòng nhận đưa thẳng về Ba Vì. Ông bí thư này trước là thiếu tá quân đội chuyển ngành về đây. Ổng là đồng hương Quảng Ngãi của tôi, vui tính lắm".
    Sắp xong 12 bó cỏ vào xe, trời dứt mưa hẳn. Ông đứng thẳng cởi áo mưa, tôi thấy rõ lưng ông đã còng. Ông đã quá già. 79 tuổi ít người lưng còn thẳng. Chúng tôi nói để chúng tôi kéo xe giúp, ông bảo: "Các anh kéo không nổi đâu. Tránh ra cho tôi lấy trớn".
    Kỳ 2 :Lý luận về trâu Mura http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200848/20081127224005.aspx
    Kỳ 3: Cõi riêng http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200848/20081129023211.aspx
    Được guruvietnam sửa chữa / chuyển vào 21:39 ngày 29/11/2008
  2. t2qng2

    t2qng2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mạo mụi vào Box Quang ngãi mình để giới thiệu diễn đàn mới thành lập
    Diển đàn đựoc xây dựng bởi các bạn trẻ quảng ngãi
    nếu bạn là một ngưòi quảng ngãi thì hãy ghé thăm nó dù chỉ một lần
    diển đàn mới open nên rất cần sự giúp dỡ của các bạn...
    http://tuoitrequangngai.com
  3. nitatqng

    nitatqng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    3.815
    Đã được thích:
    0
    Em xin post lại mấy hình ảnh xa xưa về Quảng Ngãi của bác OV10 bên Box Lịch Sử Văn Hóa
    http://www.panoramio.com/user/1643333/tags/VN.%20Quangngai
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    (theo đất việt)
    Thiên Ấn - Đệ nhất thiên cảnh
    Thiên Ấn có tục danh là núi Hó, mỹ danh ?oThiên Ấn niêm hà? - tức ấn trời đóng trên sông. Cùng với sông Trà Khúc, núi Thiên Ấn từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi.
    Nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi, Thiên Ấn là một quả đồi, cao hơn 100m, nhìn phía nào cũng thấy núi có hình thang cân. Núi cách đầu cầu Trà Khúc khoảng 2km về hướng đông, thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, sát quốc lộ 24B, cách quốc lộ 1A gần 3km về phía tây. Vì thế, nếu theo quốc lộ 1A vào Nam hay ra Bắc, bạn đều có thể thấy rõ núi Thiên Ấn.
    Sở dĩ núi có tên là Thiên Ấn vì đỉnh núi rộng, bằng phẳng, nhìn xa giống như một cái triện lớn do trời sinh ra. Sườn núi Thiên Ấn có nhiều cỏ tranh, phía đông sườn núi có chùa Thiên Ấn nằm giữa lùm cây cổ thụ rậm rạp.

    Đỉnh núi bằng phẳng, có một khoảng cây cổ thụ bao bọc ngôi chùa cổ, tương truyền, chùa Thiên Ấn xây dựng từ cuối thế kỷ XVII, từng được Chúa Nguyễn ban cho biển ngạch ?oSắc tứ Thiên Ấn tự?. Trong khuôn viên chùa còn một tồn tại một cái giếng cổ sâu, tục gọi là Giếng Phật. Chùa còn có quả Chuông Thần lớn, được thỉnh về từ làng đúc đồng Chú Tượng năm 1845, dưới triều vua Thiệu Trị.
    Phía đông chùa có khu ?oviên mộ? thiết diện hình lục giác, gồm nhiều tầng, là nơi an táng các vị sư trụ trì chùa. Ngoài ra, tại đỉnh Thiên Ấn, trên trảng đất bằng phẳng thoáng đãng phía tây còn có phần mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng, là nơi được nhiều du khách viếng thăm.
    Đứng bên hữu ngạn sông Trà nhìn qua, bạn sẽ có cảm giác như ngọn núi nằm ngay trên mặt sông Trà. Dựa vào đó, Thiên Ấn còn được người xưa gọi là ?oThiên Ấn niêm hà? (nghĩa là Ấn trời đóng trên sông) với niềm tin thiêng liêng vào một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt.
    Ðường lên đỉnh Thiên Ấn xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ, độ dốc không cao, lòng đường rộng, đã trải nhựa nên xe các loại đều lên xuống dễ dàng.
    Từ đỉnh Thiên Ấn, bạn có thể ngắm nhìn cả một khoảng không gian bao la, hùng vĩ xung quanh, những làng mạc, ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc lượn lờ duyên dáng, tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đông là mặt biển bao la... Nhìn lên là trời tây là rặng Thạch Bích như một bức thành sừng sững. Nhìn xuống hướng đông có thể thấy cửa Ðại Cổ Lũy, nơi có cảnh đẹp nổi tiếng ?oCổ Lũy cô thôn?, với mặt biển lấp lánh. Nhìn về hướng bắc, tây bắc sẽ thấy nổi lên giữa đồng lúa xanh tươi dãy núi Long Ðầu với mình rồng uốn lượn. Nhìn về hướng nam núi Thiên Bút với cái mỹ danh ?oThiên Bút phê vân? (nghĩa là Bút trời vẽ mây) hiện lên giữa phố phường tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Gần hơn là cầu Trà Khúc, sông Trà Khúc, nổi lên giữa những dải cát trắng, từng là nguồn cảm hứng cho hai bài thơ hay nhất của thi sĩ Cao Bá Quát: Trà Giang dạ bạc và Trà Giang thu nguyệt ca.
  5. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ nhiều người chưa biết bờ luỹ này, tui cũng vậy. Bây chừ thì biết rồi, hôm nào có dịp đến "trực quan sinh động"


    Bờ lũy Quảng Ngãi: Câu chuyện lịch sử và giá trị di sản

    (Cadn.com.vn) - Bờ Lũy dài khoảng 300km được dựng lên từ khoảng trước thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, bằng đất và đá là kết quả của quá trình chung tay vun đắp công phu, biểu hiện sự đoàn kết, giao lưu văn hóa, kinh tế của cộng đồng các dân tộc: Kinh, H?TRê, Cor... trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Bờ Lũy là một thực thể có thật, đang hiện diện và mang trong mình một câu chuyện lịch sử hấp dẫn, một câu chuyện lịch sử không phải ở đâu cũng có, song hành với một di sản vật chất hoành tráng...
    Theo kết quả mới nhất của nhóm nghiên cứu, Bờ Lũy do Tổng trấn miền Nam lúc bấy giờ là Lê Văn Duyệt xây dựng. Phía tây Bờ Lũy chạy dọc theo chân dãy Trường Sơn, vượt lên dốc cao đến điểm chiến lược, tạo thành đường biên chắn giữa đồng bằng và cao nguyên, với tên gọi chính thức là ?oTrường lũy tĩnh mãn?. Bờ Lũy đi qua 8 huyện của tỉnh Quảng Ngãi (Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Đức Phổ) và 2 huyện của tỉnh Bình Định (An Lão, Hoài Nhơn).
    Trên địa hình có độ dốc lớn, lũy được xây hoàn toàn bằng đá, kỹ thuật này giúp cho lũy có độ bền cao, không bị sạt lở, trôi trượt ngay cả khi có hiện tượng bất thường về thời tiết như mưa lũ, gió lớn. Bên cạnh đó, Bờ Lũy vắt qua vô số kênh lạch và mở ra nhiều cửa, mỗi cửa lại có đồn và điểm giao lưu cho dân cư hai vùng. Đặc biệt, nhiều nơi quy mô của lũy rất lớn, có đoạn cao đến 4m, chân lũy rộng 6m, mặt trên rộng 2,5m như ở Ba Động (Ba Tơ).
    Hiện nay, ở các điểm núi cao, hiểm trở, di tích gần như còn nguyên vẹn, nhất là phần lũy xây bằng đá, kỹ thuật xếp đá hoàn hảo, thể hiện cách sử dụng loại vật liệu này mang tính chuyên nghiệp. Trên địa hình bằng phẳng Bờ Lũy được đắp bằng đất, nơi sườn núi có độ dốc vừa phải lũy được đắp cốt đất ở trong và ốp đá ở bên ngoài. Tại một số địa điểm như xóm Đèo, đồn Thiên Xuân (H. Nghĩa Hành), các nhà khoa học đã thám sát, khai quật và phát hiện được rất nhiều đồ gốm không men, đất nung, sành...
    Không riêng gì Bờ Lũy, các đồn bảo vệ dọc theo lũy cũng khá đa dạng, chủ yếu đồn được xây bằng đất, đá có mặt bằng hình vuông hoặc chữ nhật, có cửa ra vào và gần như nằm ngay sát lũy về phía dưới. Một số đồn bảo vệ đóng ở những vị trí quan trọng như nơi sông lớn chảy qua và được xây dựng bằng đá rất kiên cố, nằm tách biệt khỏi lũy, như một cứ điểm bao quát một khu vực rộng lớn... Các kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ một chi tiết gây kinh ngạc, đó là dọc theo Bờ Lũy, có tới 115 đồn, ở mỗi đồn lại có 10 lính canh giữ. Điều này chỉ ra rằng Bờ Lũy được xây dựng theo kết cấu phòng thủ ?othoáng?, cho phép dân cư hai miền xuôi - ngược qua lại dễ dàng, đồng thời vẫn kiểm soát được hoạt động đi lại của họ...
    Ngày nay, người dân H. Mộ Đức không gọi ?oBờ Lũy? như người dân nơi khác mà gọi là ?oĐường cái quan thượng?... Qua một số chứng cứ khảo cổ khác, Bờ Lũy còn đóng vai trò tuyến đường lớn và nó nhằm bảo vệ cho một con đường trước đó. Con đường này chính là con đường huyết mạch Bắc ?" Nam, nó đảm bảo cho việc đi lại, giao thương trên toàn lãnh thổ, nếu bị chia cắt, an ninh quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nó lại tiếp tục là đường hành quân, vận chuyển lương thực của bộ đội và trở thành một phần của đường mòn Hồ Chí Minh. Chính nó góp phần quan trọng làm nên chiến thắng của hai cuộc kháng chiến.
    Ông Đỗ Ngọc Nhung - Chủ tịch UBND xã Hành Tín Đông, H. Nghĩa Hành, cho biết: ?oTrong chiến tranh, Bờ Lũy trở thành điểm trú ẩn và chiến đấu của dân địa phương và bộ đội. Con đường chạy theo lũy còn trở thành một phần của đường mòn Hồ Chí Minh, giúp vận chuyển lương thực của bộ đội. Sau chiến tranh, do nhu cầu phát triển kinh tế, nhiều đoạn lũy bị mất đi để phát triển đường sá, mở rộng khu dân cư, canh tác... Hiện nay chỉ còn lại vài điểm lũy với chiều dài vài ki-lô-mét. Tuy nhiên, đến nay xã chưa nhận được một quyết định, chính sách hay dự án nào để bảo vệ Bờ Lũy. Dù ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của Bờ Lũy, nhưng chúng tôi chỉ có thể vận động bà con địa phương không xâm hại Bờ Lũy, chứ không thể cấm bà con được?.
    Bờ Lũy ở đây còn chứa đựng một tiềm năng du lịch to lớn, kết hợp với phong cảnh núi sông tuyệt đẹp của xứ Quảng. Những con đường cổ bên cạnh một bờ lũy dài dằng dặc, vượt sông qua núi, xuyên qua những cộng đồng dân cư miền xuôi, miền ngược với những xóm làng tươi đẹp còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những làng nghề dệt của người Hrê, những tiếng chim, đàn, sáo, lời hát quyện hương rượu cần; những ruộng mía, vườn rau của người Kinh nơi Bờ Lũy xanh tốt bời bời...
    Nếu tổ chức tốt, chúng ta có thể vừa bảo vệ được Bờ Lũy, vừa phát triển kinh tế vùng nông thôn, miền núi Quảng Ngãi. Ông Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi cho hay: ?oSở đang hoàn tất hồ sơ để sớm công nhận Bờ Lũy là di tích cấp tỉnh để qua đó có biện pháp bảo vệ cụ thể. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục làm hồ sơ để được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Quốc gia. Hiện Sở đang phối hợp với Viện Khảo cổ học lập thủ tục khai quật một số điểm dọc theo thành lũy; tổ chức hội thảo thu thập ý kiến các học giả trong và ngoài nước để khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa của di tích thành lũy cổ này.
    Lê Hùng

    http://www.cadn.com.vn/News/Van-Hoa/Van-Hoa-Van-Nghe/2009/12/30/36140.ca
  6. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Báo chí hổm rày đưa tin Cty đường QNgãi xả thẳng nước
    thải chưa qua xử lý ra sông Trà , cá hạ lưu chết trắng bờ.
    Liệu sẽ có một Vedan ở QNgãi ?!
    Hồi nhỏ, tui thường tắm sông Trà ở đoạn đầu cầu phía
    nam cầu Trà khúc, có nhiều chú nhảy từ trên cầu Trà khúc
    xuống sông. Bây giờ mà ở trên cầu nhảy xuống thì nằm
    một đống như đống bùn trên bãi cát
    Một nơi tui thường tắm trên sông Trà nữa là đoạn sông
    Trà chảy ngang địa phận xã Quảng Phú
    nơi bắt đầu con kênh đào lấy nước từ sông Trà
    tưới cho các cánh đồng phía nam sông Trà
  7. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
  8. TITANIC2005

    TITANIC2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có hiệu trưởng mới

    TT - Bộ Công thương vừa trao quyết định giao ông Trần Tuấn Anh - thứ trưởng Bộ Công thương - kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Ông Trần Tuấn Anh bắt đầu nhận nhiệm vụ chính thức trong buổi lễ bàn giao chức vụ hiệu trưởng tổ chức sáng 15-8, tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
    Tại đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết Thứ trưởng Trần Tuấn Anh được phân công kiêm nhiệm hiệu trưởng chỉ là giai đoạn chuyển tiếp trong thời gian ngắn trong khi nhà trường tiếp tục lựa chọn người kế nhiệm.
    “Quan điểm của Bộ Công thương là lựa chọn người của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM làm lãnh đạo trường. Nội bộ nhà trường phải tự đào tạo, tự chịu trách nhiệm chọn người kế nhiệm” - ông Hoàng nói.
    Trước đó, Bộ Công thương đã có quyết định ông Tạ Xuân Tề thôi nhiệm vụ hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vì lý do sức khỏe và nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1-11-2011.
    T.HUỲNH - T.NHƠN
    Bác này là con trai của nguyên ************* Trần Đức Lương.

Chia sẻ trang này