1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Thái Nguyên ( bài viết & ảnh)

Chủ đề trong 'Thái Nguyên' bởi tamhoncuada_spt, 26/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dientn2

    dientn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Chùa Phủ Liễn
    Tên chữ là Phủ Liễn Tự, toạ lạc tại trung tâm phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên. Với diện tích 3500m2, nằm trên một địa thế đẹp, cao ráo, xung quanh là cánh đồng và hồ nước nhỏ. Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và được trùng tu nhiều lần.
    Chùa mang lối kiến trúc cổ, có Tam Bảo, Điện Mẫu, Nhà Tổ, Tháp Cổ và phía trước có bức tượng Quan Âm rất linh thiêng. Hàng tháng vào ngày rằm và mồng một các phật tử về đây tu học.
    Lễ hội chùa được tổ chức hàng năm vào 12/1 Âm lịch. Sau phần lễ có các trò chơi dân gian : kéo co, chọi gà, cờ tướng...
    Cổng chùa
    [​IMG]
    Bức tượng Quan Âm
    [​IMG]
    Nhà thờ tổ
    [​IMG]
    Ngày xưa chùa Phủ Liễn chỉ có mỗi chỗ thờ này (sắp tới sẽ được phá đi khi hoàn thành nhà thờ tổ)
    [​IMG]
    (có thêm ảnh ở topic ?oThái Nguyên qua ảnh? trang 5)
    Được dientn2 sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 05/02/2009
  2. dientn2

    dientn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Di tìch nhà? tù? Chợ Chu - Đ<nh HĂa
    Do thực dĂn Phàp xĂy dựng nfm 1916 (1913?), và? xĂy dựng lài kiĂn cẮ nfm 1942. ĐĂy là? nơi giam cĂ?m mẶt sẮ chiẮn sỳf cẶng sà?n cù?a cuẶc khơ?i nghìfa Thài NguyĂn 1917, YĂn Bài 1930, Bf́c Sơn 1940.
    Thàng 8 nfm 1943, 100 tù? chình trì tư? nhà? tù? Sơn La bì 'ưa vĂ? nhà? tù? Chợ Chu. Trong nhà? tù? thà?nh lẶp chi bẶ cẶng sà?n với 15 'à?ng viĂn do 'Ă?ng chì Song Hà?o là?m bì thư. Càc chiẮn sỳf cẶng sà?n tĂ? chức nhiĂ?u cuẶc 'Ắu tranh buẶc bàn cai ngùc phà?i ngượng bẶ, biẮn nhà? tù? thà?nh trươ?ng hòc càch màng, biĂ?u diĂfn vfn nghẶ, ra bào: â?oThĂng ngà?nâ?â?tuyĂn truyĂ?n, vẶn 'Ặng binh lình và? quĂ?n chùng
    Ngà?y 2.10.1944, 12 'à?ng viĂn 'àf vượt ngùc Chợ Chu thà?nh cĂng, 'Ăy là? lực lượng chù? yẮu thà?nh lẶp chiẮn khu NguyĂfn HuẶ và? cfn cứ TĂn Trà?o 'Ă? thàng 5.1945 'òn Bàc HĂ? tư? Pf́c Bò vĂ? TĂn Trà?o làfnh 'ào tĂ?ng khơ?i nghìfa thàng 8.
    12 'à?ng viĂn vượt ngùc Chợ Chu ngĂy 2.10.1944
    1. Song Hà?o tức NguyĂfn Vfn Khương
    2. Nhì Quỳ tức NgĂ Ngòc Tìn
    3. TrĂ?n ThẮ MĂn tức TrĂ?n Đì?nh Thì?n
    4. Hoà?ng Bà Sơn tức NguyĂfn Quang LẶc
    5. Vùf Phong tức Vùf Anh Sinh
    6. LĂ Huyền Mai tức Nguy.n Duy Phương
    7. Tạ XuĂn Thu tức Tạ Hiếu
    8. LĂ Trung ĐĂnh tức Nguy.n Củng
    9. Phạm Ngọc BĂng tức Chi
    10. Chu Như tức Chu
    11. Trần TĂng tức Nguy.n Vfn TĂ
    12. Nguy.n Cao tức Khang
    C.ng chĂnh nhĂ tĂ
    [​IMG]
    LĂ C't
    [​IMG]
    (cĂ thĂm ảnh Y topic â?oThĂi NguyĂn qua ảnhâ?)
  3. 202611

    202611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    nhầm
    Được 202611 sửa chữa / chuyển vào 00:19 ngày 16/02/2009
  4. dientn2

    dientn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Chùa Hang - Định Hoá
    Chùa Hang là thắng cảnh đẹp, nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân thị trấn Chợ Chu và đồng bào các dân tộc huyện Định Hoá. Theo nội dung tấm bia đá "Hậu phật bi ký" lưu lại tại đây thì chùa Hang trước đây thuộc xã Định Biên Trung, châu Định Hoá, phủ Tòng Hoá, tỉnh Thái Nguyên được nhân dân công đức, tu bổ vào tháng 6 năm Duy Tân thứ 3 (1908). Khi đó, Chùa có tên chữ là Cảm Linh Tự, ngoài ra có tên là chùa Giềng.
    Trước cửa Chùa có quả chuông gang, đúc thời Nguyễn. Chính giữa hang có một phiến đá rộng được vẽ cách điệu thành một toà sen, trên có 3 tranh vẽ tượng trưng cho 3 pho tượng: Phật Thích ca, Di Lặc và A Di Đà. Bên cạnh có, hai câu đối: "Đạo phật vô biên nhật nguyệt trường"- nghĩa là (Đất nước có núi rừng là mãi mãi. Ngày đêm dài là cõi vô biên của nhà phật).
    Cũng chính nơi đây, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong Chiến dịch Thu Đông năm 1950, giữa những ngày đông giá rét, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại chùa Hang trong thời gian 1 tuần.
    Hàng năm, cứ vào 14 đến ngày 16, tháng Giêng, tại Khu Di tích lịch sử Chùa Hang, thị trấn Chợ Chu (Định Hoá) lại tưng bừng khai hội chùa Hang. Đến với lễ hội, du khách được hoà mình vào không khí đông vui, náo nhiệt, với thú khám phá hang sâu, leo núi chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, tham gia những trò chơi dân gian như: Ném còn, đi cầu thăng bằng, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, ném cổ vịt, chọi gà, múa sạp? và được thưởng thức món ăn đậm chất quê hương của vùng Việt Bắc- ATK Định Hoá.
    (Bài baothainguyen, ảnh dientn2)
    Tượng Quan Âm
    [​IMG]
    Ban thờ chính (trong hang)
    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại Chùa Hang trong thời gian 1 tuần.
    [​IMG]
    Quả chuông làm bằng gang
    [​IMG]
    (có thêm ảnh ở topic ?oThái Nguyên qua ảnh?)
  5. duongducminh

    duongducminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2004
    Bài viết:
    4.821
    Đã được thích:
    0
    2 cái ảnh này đc hú thích là chụp ở Thái nguyên, Bắc Thái năm 1989. tớ chụp lại. Không biết ở đâu nhỉ?
    [​IMG]
    chú công an này không biết đang ở nơi nào nhỉ?
    [​IMG]
  6. duongducminh

    duongducminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2004
    Bài viết:
    4.821
    Đã được thích:
    0
    Giống ga Lưu Xá quá xá
    [​IMG]
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Chú công an này ngồi như dáng tội phạm ấy nhỉ?
    Hay là ngồi mẫu
  8. dientn2

    dientn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    ÁM ẢNH CẦU GIA BẨY (Tản văn của NGUYỄN ĐỨC THIỆN)
    Không hiểu sao, lâu lâu tôi lại bị Cầu Gia Bẩy, một cây cầu bắc qua sông Cầu, nối bên này là Thành Phố Thái Nguyên, sang bên kia xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ ám ảnh.
    Nhà tôi theo đạo Thiên Chúa. Hồi nhỏ, trong một lần nghịch phá, tôi leo lên một căn nhà trống dùng làm nơi trộn vữa ở nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ rồi dùng hai tay, bám trên một cây xà và lắc người để đánh đu sang bên kia. Đến giữa chừng, hai tay tôi mỏi nhừ. Không có cách nào khác, tôi buông tay. Cổ chân tôi bị lật sang một bên. Tôi được đưa sang bên bà nội để chữa trị cái chân tội nghiệp kia. Mỗi sáng, cứ 4 giờ, bà nội tôi đánh thức dậy và ngồi đọc kinh với ông bà. ?o Lạy cha chúng tôi ở trên giời, chúng tôi nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến?? đi vào tuổi thơ tôi. Rồi khi khỏi chân, mỗi sáng Chủ nhật, tôi phải lẽo đẽo theo bà nội đi lễ ở nhà thờ Thái Nguyên. Từ Quán Triều xuống Thành phố có năm cây số, nhưng đến đầu cầu Gia Bẩy bao giờ bà cháu cũng dừng nghỉ chân một lát. Đầu cầu Gia Bẩy hồi đó có những quán bán hàng rất giản dị. Hầu hết là những quán nhà tranh, vách đất hoặc nhà tranh, vách tre. Đủ mọi thứ hàng ăn: xôi, chè, phở, bánh cuốn? Nhưng tôi không được phép ăn gì vì lát nữa đến nhà thờ thế nào cũng phải xưng tội. Xưng tội xong phải được ban bánh thánh. Do vậy bụng phải phải sạch sẽ. Vì thế bao nhiêu thứ đồ ăn ngon lành ở đầu cầu Gia Bẩy ngày đó, tôi chẳng được nếm món nào. Ở đó có một cửa hàng rất đặc biệt bán ?o Phở chó?. Phở xá xíu, phở tái, phở gà? đã có lúc tôi được thưởng thức rồi, riêng cái món ?o phở chó? thì cho đến bây giờ tôi cũng chưa được nếm. Vì thế mà khi nhớ đến cầu Gia Bẩy là tôi nhớ ngay đền cái quán ?o Phở Chó? ấy.
    Khi lớn lên, đi học, đến cấp 2, thì cũng là lúc chiến tranh phá hoại của Mỹ leo thang ra đến Miền Bắc. Vào một ngày mùa hè năm ấy ( tôi lục mãi trong trí nhớ mà không nhớ nổi là năm nào, mà nếu không nhầm thì nó vào năm 1965 hay 1966 gì đó) có một tin kinh hoàng. Mỹ ném bom cầu Gia Bẩy. Loạt bom thứ nhất. Xuống sông. Cá chết trắng sông. Người ào xuống vớt cá. Máy bay Mỹ quay lại. Bom cũng rơi xuống sông. Người trên bờ chết. Người dưới sông cũng chết. Gần ba trăm người chết vì mấy quả bom. Máu người đỏ sông. Xác người văng cả lên ngọn cây. Và quán xá ở đầu cầu gần như bị tàn phá hết. Tôi đã chạy bộ suốt từ Quán Triều xuống cầu Gia Bẩy. Đầu cầu xơ xác. Thuốc bom còn khét lẹt và tanh tưởi mùi máu thịt người chết.
    Bây giờ, lâu lâu tôi lại về Thái Nguyên. Tôi có ông cậu lái xe ở Quân khu 1, lấy vợ ở xã Đồng Bẩm, nên lần nào về tôi cũng sang thăm cậu mợ và vì thế lần nào tôi cũng qua cầu Gia Bẩy. Cầu bây giờ đã rộng hơn cầu ngày xưa. Đêm xuống đèn điện sáng trưng mặt cầu. Đã có lúc ngồi uống cà phê với mấy bạn làm thơ, làm báo của Thái Nguyên ở một quán nằm chìa ra bờ sông và ngắm cây cầu vươn ngạo nghễ nối đôi bờ sông Cầu. Nhưng không hiểu sao trận bom Mỹ ném xuống cầu Gia Bẩy ngày nào vẫn cứ ám ảnh tôi. Sao không có một tấm bia ghi lại sự kiện đau lòng này của Thái Nguyên?
    Mới đây nhất trong một chương trình thời sự của VTV, tôi gặp một cầu Gia Bẩy hoàn toàn khác. Đó là một gầm cầu với ngổn ngang gạch đá, rác rưởi. Những con nghiện lang thang dưới chân cầu. Trong một ngách nhỏ gầm cầu, một con nghiện nằm ngắc ngư, tiều tụy. Nhưng con nghiện khác đi lại vật vờ. Họ không nhà. Những tấm nệm rách rưới, bẩn thỉu trải trên mặt đất. Đó là nơi họ ngủ hằng đêm. Bữa ăn của họ ngay bên cạnh đó. Những ống trích ma túy ném ngổn ngang trên mặt đất. ?o Không ai dám xuống chân cầu?? câu bình của dòng tin chọc vào tôi, đau buốt.
    Bom Mỹ có thể tàn phá quán xá ở đầu cầu Gia Bẩy, làm biến mất món ?o phở chó? đến giờ tôi chưa được nếm. Bom Mỹ có thể làm chết vài trăm người, nhưng sau những cái chết bi thương, chúng ta đã giành chiến thắng để hôm nay, hòa bình cho cả nước.
    Nhưng còn hình ảnh dưới chân cầu Gia Bẩy hôm nay? lỗi tại ai và ai sẽ làm sạch sẽ nơi con nghiện ma túy lang thang không nhà? Là một người Thái Nguyên xa quê đã lâu. Mỗi lần nhớ đến Cầu Gia Bẩy là mỗi lần tôi bị ám ảnh. Bao giờ dưới cầu mới có dòng sông Cầu nước trong xanh, và đôi bờ mới có những thảm cỏ xanh, đẹp như ngày xưa. Thêm một lần nữa, cầu Gia Bẩy mà nỗi ám ảnh ngày càng sâu sắc hơn trong tôi?
    Đêm 28-2-2009
    NGUYỄN ĐỨC THIỆN
    Không có ảnh theo bài của nhà văn nên dùng tạm ảnh này vậy (lúc đi chụp cầu lại không thấy chú nghiện nào cả ).
    [​IMG]
  9. ddvietnam

    ddvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình đang muốn xây dựng nội dung về Thái Nguyên ở website,
    http://www.duyen dangvietnam.com.vn nên muốn tìm 1 bạn có thể quản lý giúp mình mục này.
    Tks.
  10. doccotinh

    doccotinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2009
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Đến Thái Nguyên lần đầu năm 1998, từ đó tới nay cũng 11 năm rồi, đất và người hẳn đã nhiều thay đổi. Hồi đó mình đi theo diện giao lưu giữa ba trường PTTH là Lương Ngọc Quyến (chủ nhà), Ngô Sỹ Liên (Bắc Giang) và Hàn Thuyên (Bắc Ninh, trường mình). Ấn tượng đầu tiên của mình là trường thật lớn với nhiều phòng học và khuôn viên rộng, có nhiều cây cỏ, mình không nhớ rõ nhưng số lượng học sinh của trường khi đó nhiều gần gấp hai trường mình. Người ta thường nói " chè Thái, gái Tuyên" , câu này quả không sai khi sau bữa cơm trưa các bạn chủ nhà đãi khách món đặc sản này. Nước trà xanh tươi, vị rất khác với vài loại chè mình uống trước đó, mình rất thích cái hương vị này.
    **** chiều mình xuống phố chơi, thành phố thật yên bình, không có qúa nhiều xe cộ, nhà cửa khi đó vẫn ốp đá rửa bên ngoài (bây giờ người ta ít dùng loại vật liệu này nữa), cây xanh thì có ở hầu như mọi nơi, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên có diện mạo cổ kính với tường đá rêu phong ... Tối hôm đó bọn mình được thu xếp ngủ lại tại trường, các bạn trường chủ nhà nhiệt tình giúp đỡ mọi thứ và ở chơi tới khuya mới về nhà. Đêm hôm đó mình và chắc là cả các bạn khác nữa đều không ngủ được; mà làm sao có thể ngủ trong một đêm đáng nhớ như vậy chứ. Các bạn trường Ngô Sỹ Liên chơi ghita, tập văn nghệ; trường mình cũng phải tranh thủ "ôn lại bài" chứ , sáng mai giao lưu rồi.
    Mình không nhớ sáng hôm đó ăn gì nhưng cũng không có thời gian để miên man nữa, sắp đến giờ "thi đấu" rồi . Nội dung giao lưu gồm hai phần: giao lưu văn hoá (thi môn toán) và giao lưu văn nghệ (ca hát). Một số bài hát đã trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên: Vào hạ, That''''s why (you go away), về lại đồi sim ... Sau đó mọi người ký lưu niệm cho nhau. Lúc đó sướng thật, kí cọt thoải mái, mọi người trân trọng lưu giữ ; đâu có như bây giờ, làm gì có ai xin chữ ký đâu
    ...
    Được doccotinh sửa chữa / chuyển vào 23:47 ngày 29/05/2009

Chia sẻ trang này