1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người xứ sở nhãn ***g, phố Hiến

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi rapchieubongthienduong, 20/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đất và người xứ sở nhãn ***g, phố Hiến

    Người đàn bà và làng nghề ruốc


    Việt An Phú

    Thỉnh thoảng, nhỡ bữa sáng, không có thời gian mải mê với phở bún miến, bạn tấp vào quán bánh mì, xôi bên đường, bạn tấp vội vào quán xôi, bánh mì bên đường. Và một trong những thành phần không thể thiếu của món bánh mì kẹp thịt, pa-tê, gói xôi lạc ấy là thơm thơm, quấn quýt sợi ruốc vàng ươm? Và cũng có thể bạn khó ngờ được rằng, sợi ruốc bé bỏng mỏng manh ấy lại vực dậy cuộc đời khốn khó, đau khổ của một người đàn bà và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của làng quê bên bờ sông Hồng Bắc Bộ.

    Xa chồng ?mất chồng và xa con
    Lấy chồng khá sớm, khi đất nước bước vào những năm ác liệt nhất của chiến tranh chống Mỹ, chị Đặng Thị Mai kết hôn với anh Nguyễn Khắc Huân - người cùng xóm. Nhưng vừa bén hơi vài hôm, anh phải đi bộ đội. Vốn là con cả trong gia đình có tới 10 chị em, ở nhà chị Mai hết đảm đương đồng áng lại buôn bán ngược xuôi, thế nên khi về nhà chồng cũng một tay chị cáng đáng, vì gia đình chồng cũng có tới 8 anh em ?ogà vịt lốc nhốc?. Có hôm gió bão đùng đùng, chị phải leo lên nhóc nhà, ken lại mái dột. Mang tiếng là có chồng, nhưng chị vẫn tạt qua nhà mẹ đẻ?ngủ nhờ. Đến bữa, nhà mình dọn cơm, bố hỏi có ăn cùng gia đình, nhưng nhìn bố mẹ, nhìn lũ em, rồi nhìn mâm cơm thì chị lại bảo ăn rồi và bấm bụng chịu đói. Thấy con gái, con dâu của mình khố, hai bà thông gia thúc chị đến nơi anh đóng quân để có cháu bế cháu bồng. ?oHồi ấy ngại lắm. Yêu chồng, nhớ chồng, nhưng chỉ nói đến chuyện đi thăm cũng ngượng. nếu hồi ấy như bây giờ thì đã có con bế con bồng ngay rồi? - chị Mai cười.

    Mãi tới 7 năm sau (năm 1979), chị mới gặp chồng vì sau giải phóng anh phải thực hiện một số nhiệm vụ khác. Sinh con trai đầu lòng được ít lâu, chị lại xa anh. Kẻ Bắc, người Nam cứ đằng đẵng hàng năm trời. Anh chuyển sang bên vận tải, nhưng chủ yếu vẫn ở thành phố Hồ Chí Minh. Chị lại dắt díu con vào Sài Gòn buôn bán ?okhổ mấy cũng chịu được miễn là chỉ cần có vợ có chồng?. Cũng chính thời gian này, chị học được nghề làm ruốc của người bác ?" mà sau này gắn với cuộc đời chị. Sau đó, anh xin chuyển ngành về quê, đoàn tụ với chị và các con. Nhưng chuyến xe định mệnh khi qua đèo Cả đã mãi mãi cướp anh đi. Tang trắng đè lên mái đầu xanh. Chị thành thiếu phụ. Một nách 3 con dại. Chồng mất, hàng hóa cũng mất. Chị phải gánh nợ nần lên lới vài chục triệu (số tiền khá lớn lúc đó). Anh em đều khốn khó, chẳng giúp được bao. ?oLúc ấy, tôi cũng quẫn trí lắm. Có hôm, cứ ngồi ôm đứa con út, nhìn ảnh chồng khóc mà nghĩ gở?Nợ nần thì chồng chất, nhưng cũng may là những người cho vay rất tốt, thấy hoàn cảnh mình nên họ thương tình, bảo khi nào có thì trả?. Khi nào có phải trả - chị luôn dặn lòng như vậy nhưng cũng chẳng biết đến bao giờ mới trả được nợ, vì chỉ riêng việc kiếm ăn cho 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn đã là vấn đề. Bà bác ở Sài Gòn thấy cô cháu khổ quá bèn kéo vào làm ruốc cùng. ?oLàm ruộng chỉ đủ sống, chứ không biết đến bao giờ trả được nợ. Khi bác bàn vậy, tôi coi như cái phao cứu sinh?. Gửi con cái cho hai bên nội ngoại, chị xuôi Nam. Nhiều lúc nhớ con thắt ruột, nhưng phải nén lại mà làm. Làm hùng hục để gói nỗi đau, để có tiền trả nợ, để nuôi con. Để biết mình còn tồn tại. Thời gian sau, công việc nhiều hơn, chị kéo người em gái kế vào cùng làm.

    Về quê lập nghiệp
    Thấy ruốc bán được, nhưng lúc ấy thịt heo ở miền Nam quá đắt, nên hai chị em quyết định về quê làm thử và tìm mối hàng ở miền Bắc. Lúc đầu, chỉ có hai chị em xoay trần đủ việc từ tìm mối nguyên liệu (thịt heo, gia vị?) tới đánh thịt, đảo, phơi ruốc rồi tìm đầu ra. Thời gian đầu, chị chủ yếu gửi hàng cho bà bác ở Sài Gòn bán giúp, vì thị trường ngoài Bắc còn quá nhỏ hẹp. Sau đó, hai chị em phải tìm mối ở Hà Nội, Hải Phòng?gửi hàng. Cũng chỉ là vài chục kg ký gửi quán xôi, hàng bánh mì. Nhưng do chưa quen, nên nhiều khi hàng ế ẩm, thậm chí khách không nhận ký gửi, nên hai chị em phải ngược xuôi nói khó với họ. Chỉ một thời gian làm ruốc, không những giúp chị Mai thanh toán hết nợ nần mà còn khiến chị trở nên giàu có và mở ra cả một nghề mới cho Phú Thị - làng quê bên bãi sông Hồng hay lam hay làm.

    Thấy nghề làm ruốc có thu nhập khá, các anh chị nội ngoại trong nhà cũng theo. Họ nội có 8 người thì 6 người theo, trong đó có cô Miền ?" em chồng làm ruốc lớn nhất Hà Nội. Bên ngoại có 10 anh em thì 8 người làm, đấy là chưa kể con dâu, con rể. Hiện nay, nghề làm ruốc đã cuốn cả xã Mễ Sở (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) vào cuộc. Hàng ngày, các chuyến xe chở thịt lợn, gia vị và ruốc thành phẩm ngược xuôi Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Nghề này còn lan sang một số xã lân cận. Tuy vậy, tổ hợp làm ruốc của chị Mai vẫn là lớn nhất. Trước đây, chị làm cùng người em trai ?" anh Đặng Ngọc Huấn, nhưng sau đó anh tách riêng. Thị trường Hà Nội, Hải Phòng do chị Mai, chị Miền đảm trách. Còn anh Huấn cung cấp cho thị trường duyên hải miền Trung. Vợ chồng cô út tại chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh thì cung cấp cho thị trường Sài Gòn và miền Nam. Mấy năm trước, chị mai đã thử tìm kiếm thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, nhưng chưa thành, vì theo chị Mai thì ?ohọ thích dung đồ đông lạnh hơn?. Trước đấy, mỗi ngày - nhất là ngày rằm, Tết, chị Mai tiêu thụ hơn 1 tấn thịt heo, chủ yếu là thịt mông và nạc vai, nhưng nay thì chừng 4 ?" 5 tạ. Hiện, tổ hợp của chị thuê chừng 10 nhân công, mỗi tháng trả 400.000 ?" 500.000 đồng cộng với ăn trưa (đây là khoản tiền không nhỏ ở vùng này).

    Theo chị Mai thì nghề này rất dễ làm, nhưng làm được mẻ ruốc ngon, đẹp lại là đòi hỏi nhiều yếu tố. Đầu tiên phải chọn thịt ngon ?omột ruốc ba thăn? - tức là để có một kg ruốc ngon phải chế biến 3 kg thịt thăn. Phải chọn được thịt heo ngon, nhiều nạc và chỉ lọc thịt mông, nạc vai. Sau đó đến công đoạn lọc thịt, luộc thịt rồi cạo gân, đập và xé thịt cho tơi. Công đoạn pha chế gia vị cũng rất quan trọng và đây là bí quyết riêng của từng nhà. Cũng là nước mắm cốt, đường, muối, gia vị khác liên quan, nhưng tùy từng nhà mà tăng giảm phù hợp. Đảo ruốc cũng là công đoạn khó, phải đảo đi đảo lại, đảo đều tay, tùy lúc mà cho to lửa hay bớt lửa, vì chỉ cần quá tay, quá lửa một chút sẽ khiến ruốc xém, cháy hoặc khét. Tuỳ theo thị hiếu từng vùng mà phải làm hàng phù hợp. Có nhiều loại: hàng mặn, hàng nhạt, hàng ngọc hay hàng sợi, hàng vàng. Theo chị Mai thì thị trường Hà Nội thích ruốc màu sáng tươi, thơm, vị nhạt. Còn ruốc màu vàng sậm, sợi dài, đậm đà vị ngọt, rang kỹ thì chỉ dân Sài Gòn mới khoái khẩu. Giá ruốc xuất xưởng từ 40.000 ?" 60.000 đồng/kg (tuỳ loại). Thế nhưng, hiện nay thịt heo nguyên liệu cũng là vấn đề đau đầu. Mỗi ngày, xã Mễ Sở tiêu thụ tới hàng chục tấn thịt. Việc cung cấp trở nên khó khăn, ngoài Hưng Yên phải nhập từ các tỉnh lân cận: Thái Bình, Hải Dương, Hà Tây rồi các tỉnh xa: Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An?Vì thế, một số anh em chị Mai lại vào Đồng Nai, Sài Gòn làm ruốc vì thịt heo trong đó rẻ hơn, lại gần thị trường lớn.

    Hơn 10 năm gắn với nghề, chị Mai cũng không ngờ, nghề kiếm sống của mình lại kéo cả xã vào guồng, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm, hàng nghìn người, giúp nhiều gia đình khấm khá. Sáng sáng, làng quê yên bình này bị đánh thức bởi ô tô, xe máy tấp nập về cung cấp nguyên liệu và mua ruốc, nước suýt (nước luộc thịt heo để bán cho hàng phở, bún miến làm nước dùng). Trong làng, xã có ai đến học nghề chị Mai đều tận tình chỉ dạy. Chị cười bảo: ?oMình khốn khó, nhưng được nhiều người tốt giúp đỡ. Nếu không có họ thì tôi đã chẳng bao giờ gượng dậy chứ nói gì tới ngày nay. Tôi nghĩ mình cứ sống tốt với mọi người thì chẳng bao giờ thiệt thòi?. Cũng vì thế mà với những mối hàng, chị còn cho không nước suýt.
    Nhưng niềm vui và hy vọng hiện tại của chị là 3 cậu con trai hiền lành, ngoan ngoãn đang học và làm việc tại Hà Nội. Cuối năm 2003, chị bỏ gần 700 triệu đồng mua căn nhà 3 tầng tại khu trung tâm Hà Nội để các con có chỗ ăn chỗ ở. Cậu lớn sau khi tốt nghiệp Viện đại học Mở đang lam ngành du lịch. Cậu thứ hai làm ảnh tại một cửa hàng lap lớn. Chỉ còn cậu út đang học đại học./.

    Chú thích ảnh:
    Ảnh trong bài của Huy Quân

    [​IMG]
    Bài đăng trên báo Thế giới mới năm 2007
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Phố Hiến - mùa hoa gạo
    Ảnh: Phạm An Phú
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đền mẫu Hoa Dương, phố Hiến.
    Ảnh: Phạm An Phú
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chợ xép phố Hiến bên Nguyệt hồ
    Ảnh: Đặng Lam Điền
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cổng đền mẫu Hoa Dương
    Ảnh: Đặng Lam Điền
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tủi hờn phố Hiến
    Bài : Phạm Thanh Tùng
    Ảnh: Đặng Lam Điền
    Gần đây, Hội An ?" thương cảng cổ, phố cổ, di sản văn hóa thế giới - luôn được nhắc tới như một dấu son trên bản đồ du lịch. Nhưng một thương cảng cổ, phổ cổ khác ?" ?ongười anh em cùng thời? cũng lẫy lừng không kém lại vẫn đang ngủ vùi trông cô tịch. Chỉ cách Hà Nội chừng 70 km, đường sá cực kỳ thuận tiện chạy giữa bát ngát hương sen, hương lúa - nhất là với tuyến xe buýt Lương Yên ?" Hưng Yên rất rẻ (chừng 12.000 đồng) nhưng ?ocó bao giờ em về bên Nguyệt Hồ - Để lại thấy phố Hiến xưa?.
    Vàng son một thuởChưa rõ thương cảng phố Hiến hình thành vào năm nào, nhưng từ cuối thế kỷ 16 ?" 17 thời vua Lê, chúa Trịnh, phố Hiến đã là chốn phồn hoa đô hội - tiểu Tràng An của Đàng Ngoài nức danh với câu ca: ?othứ nhất kinh kỳ (Thăng Long) - thứ nhì phố Hiến?. Thuở ấy, phố Hiễn chỉ đứng sau Kẻ Chợ về sự sầm uất. Cùng thời, Đàng Trong của chúa Nguyễn có Hội An ?" thương cảng quốc tế tấp nập thuyền buôn Đông Tây.
    Ai từng say mê Hội An, từng hình dung thương cảng cổ qua sách vở khi thăm phố Hiến có thể sẽ không thể che giấu được tiếng thở dài. Tiểu Tràng An lẫy lừng một thời ?ongười xưa cảnh cũ nay đâu tá?? Mấy trăm năm dâu bể, do sự lãng quên của con người, thời kháng chiến chống Pháp 1946 ?" 1954, thị xã nhãn ***g lại tiêu thổ kháng chiến, khi hoà bình di tích lịch sử lại bị sử dụng sai mục đích, nên tàn tạ. Phố xá, thương điếm dọc ngang không còn dấu vết. Nét vàng son chỉ còn ủ lại ở một số di tích.
    Phố Hiến xưa hiện nằm trong khu vực đường phố Hiến, phía Nam thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ngày nay ?" giáp bờ đê sông Hồng. Nơi đây vốn là bản doanh của ty Hiến Nam, trấn Sơn Nam ?" vì nằm bên ngã ba sông Hồng gặp sông Luộc. Từ đây có thể xuôi theo sông Hồng ra biển hoặc ngược sông Hồng lên Thăng Long, theo sông Luộc ra vùng biển Đông Bắc hoặc theo sông Châu sang sông Đáy tói Ninh Bình, Thanh Hoá. Do lo sợ thương nhân nước ngoài làm gián điệp, nên các chúa Trịnh cấm họ tới Thăng Long buôn bán, đặt ty giám sát tại Hiến Nam, sau gọi tắt là phố Hiến ?" cũng là vọng gác tiền tiêu của kinh thành. Người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Hà Lan, người Bồ Đào Nha?đến lập thương điếm, phố phường, xưởng sản xuất. Thế kỷ 16 nền sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khá phát triển, cùng với việc chúa Trịnh cho thương nhân vào phố Hiến buôn bán để mua vũ khí đạn dược nhằm chống lại chúa Nguyễn, phố Hiến trở nên thịnh vượng, là đấu mối giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước. Nhưng do sa bồi, sông Hồng lùi xa, nay chỉ còn xanh xanh bãi ngô, nương dâu ngút mắt. Vị trí thương cảng quốc tế của phố Hiến phải nhường lại cho Hải Phòng cũng như Hội An phải nhường bước cho Sài Gòn, Đà Nẵng.
    Trung tâm tiểu Tràng An là vùng có thương điếm của nước ngoài, có bến cảng thuộc khu dốc Đá ngày nay. Đi hết đường Trưng Trắc lên dốc ngắn là tới đường phố Hiến ?" trung tâm đô hội xưa. Nhưng chẳng còn phố xá dọc ngang ô bàn cờ như Hội An hay thấp thoáng hình hài như khu 36 phố phường Hà Nội. Chỉ còn vỏn vẹn Đông Đô Quảng Hội - hội quán của người Hoa lưỡng Quảng xưa, nay đang được trùng tu lớn. Qua khỏi chiếc cổng khá cao, quý khách sẽ tới tòa thiêu hương trước gian tiền đường vẫn còn in dấu nét vàng son chạm khắc tinh xảo trên từng thớ gỗ, cột kèo. Gần đó là chùa và đình Hiến. Điểm hấp dẫn nhất có lẽ là chùa Hiến, không phải có hệ thống tượng Phật hay kiến trúc đồ sộ (hiện đang được bê ?"tông hóa một số công đoạn nhằm chống dột, chống mối mọt triền miên dù mới trùng tu ?" theo lời một bà vãi) mà bởi nơi đây có cây nhãn ***g tổ - tương truyền cùng tuổi với phố Hiến. Cây đã được công nhận theo quyết định số 232 ngày 10 / 10 / 1992 của Trung ương hội làm vườn Việt Nam. Quả của cây nhãn tổ trước được dung để tiến vua. Cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ như hạt đậu, thơm mát như lắng đọng vị ngọt phù sa châu thổ. Năm 1968, một trận bão lớn quật trốc gốc cây nhãn tổ. May mắn thay còn nhánh con vươn lên, phát triển tốt cao chừng 3 m. Có năm, cây cho 3 ?" 4 tạ quả, nhưng có năm chỉ cho lộc vài chục cân. ?oGiống nhãn nó thế, năm trước sai gãy cành, năm sau thì lại lèo tèo? ?" bà vãi bảo. Nhiều cây nhãn của Hưng Yên được chiết cành hoặc ươm hạt từ cây nhãn tổ này.
    Mặc dù vậy, phố Hiến vẫn còn những mái đền, cửa chùa, cổng miếu dễ làm nao lòng du khách. Rải rác đây đó hơn 60 di tích: hội quán, đền, đình, chùa, văn miếu, võ miếu, bia, mộ cổ?trong đó có những di tích nổi tiếng như: chùa, đình Hiến gắn với cây nhãn tổ, chùa Phố, Đông Đô hội quán, đền Trần, đền Mẫu, đền Thiên Hậu thánh mẫu, Văn miếu Xích Đằng, chùa Chuông, đền Mây?bao quanh khu phồn hoa xưa. Không dễ gì quên được chùa Chuông với kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc, hàng trăm gian bề thế với cây cầu đá cổ cùng khoảng sân rộng ngợp mắt, với hệ thống tượng 18 vị La Hán có nét mặt lạ lùng ?" nơi từng diễn ra cảnh quay trong phim Mê Thảo ?" thời vang bóng; đền Mẫu nằm dưới cây đa cổ thụ 3 chân bên hồ Bán Nguyệt trong xanh ?" khúc uốn của sông Hồng trước khi đổi dòng khi xưa?
    ?oĐàn bò vào thành phố?
    ?oĐàn bò vào thành phố, đêm buồn vắng buồn hơn??Không có quán nhạc Trịnh hoành tráng nào ở thị xã nhãn ***g, mà là cảnh tượng từng đàn bò hoặc đi lông nhông khu đường phố Hiến, hoặc lang thang ghé vào thăm thú mấy quán nước, quán vé số đầu dốc hoặc thủng thẳng gặm cỏ, tung tăng chạy nhảy bên bờ Nguyệt hồ. Bởi khu trung tâm phồn hoa xưa nay là đồng bãi ngút ngàn ngô lúa, là bờ đê xanh biếc cỏ. Đến đây, gần như du khách sẽ được tận hưởng cảm giác tự khám phá, bởi ?ovô tư đi? ?" không hề bị ai săn đón, mời mọc mua hàng. Khi một vài lữ khách hiếm hoi vác máy ảnh sục sạo những ?orêu phong dấu giày?, những rợp trời hoa gạo, mê mẩn hương sen? thì khá nhiều cư dân phố xưa mắt tròn mắt dẹt nhòm họ như từ trên trời rơi xuống. Thậm chí, một thiếu nữ còn ?vô tư hỏi: ?oAnh đi đâu đấy, anh làm gì đấy?? Thế nên, việc hỏi đường tới Võ Miếu cách đó chừng 50 m mà rất ít người biết, hoặc mỗi người chỉ một kiểu thì cũng chẳng có gì là chuyện lạ. Đấy là chưa choáng bằng việc hỏi đường tới Văn Miếu Xích Đằng danh tiếng thì nhận được nhiều câu hỏi ngược lại: ?oHưng Yên làm gì có văn miếu??
    Hiện nay, phía Bắc thị xã nhãn ***g như một đại công trường với việc xây dựng khu hành chính mới của tỉnh cùng với mở rộng quốc lộ 39 (tỉnh tái lập vào năm 1997) sau 30 năm sát nhập với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Dù khu phố cổ với khá nhiều di tích cũng đang được đại tu, nhưng vẫn tĩnh lặng đến lạ lùng với đường phố hẹp ẩn dưới rặng nhãn ***g. Đường Trưng Trắc vốn là phố Bắc Hoà xưa ?" nơi cư ngụ, thương điếm của người Nhật, người Hoa. Ngày nay vẫn còn khá nhiều người gốc Hoa ở thị xã nhỏ bé này, nhưng đều không thể nói được tiếng Hoa? ?oHàng trăm năm rồi còn gì? - một người đàn ông ngoài 30 tuổi, dáng lam lũ đang dọn dẹp trong Đông Đô hội quán bảo vậy.
    Năm 1992, một hội thảo khoa học về phố Hiến với sự tham gia của hơn 50 nhà khoa học trong và ngoài nước (Nhật, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Hà Lan, Đức?) được tổ chức nhằm làm rõ vị trí lịch sử của phố Hiến trong giao lưu thương mại thế kỷ 16 ?" 18. Trước đó, hơn 10 di tích phố Hiến được xếp hạng di tích lịch sử. Bắt đầu từ năm 1996, bốn di tích xuống cấp trầm trọng nhất: Văn Miếu Xích Đằng, chùa Chuông, đền Mẫu, chùa Hiến được Bộ Văn hoá thông tin cấp kinh phí 4,6 tỷ đồng đại tu. Hiện nay 4 di tích trên đã cơ bản hoàn thành. Đền Thiên Hậu thánh mẫu vừa được tu sửa xong loang loáng màu vôi, nước sơn. Võ Miếu, chùa Phố tiếp tục được trùng tu với kinh phí gần 40 tỷ đồng.
    Trước đây, trong khi không thể chờ nhà nước rót kinh phí, nhân dân phố Hiến đã tự trùng tu một số di tích theo kiểu hiện đại hoá. Đền Trần thờ Hưng Đạo đại vương và gia quyến trước Nguyệt hồ bao năm hết bị Tây chiếm đóng, đến hoà bình lại bị biến thành nơi hội họp, kho chứa nên xuống cầp và mất mát nhiều cổ vật, nay bóng nhoáng nền gạch hoa.
    Cách đây vài năm, tỉnh Hưng Yên có dự án phục dựng vài chục ngôi nhà, thương điếm khu vực trung tâm phố Hiến nhằm vực dậy hồn xưa phố cổ, nhưng vẫn án binh. Khu vực phố Hiến xưa giống như bất kỳ một đường phố làng nào, hỏi một số người dân khu vực này ?" con cháu của những chủ nhân nơi phồn hoa đô hội xưa, người thì nghi ngờ bảo làm gì có chuyện đó, người thì hờ hững bảo làm sao làm được. Trong khi Hội An vẫn còn lại gần như toàn bộ kiến trúc phố xá, đền chùa, miếu mạo, đặc biệt là hệ thống nhà dân thời ấy cùng với cái hồn thị thành thì phố Hiến, tất cả dường như đã lùi vào dĩ vãng, gần như bị tái nông thôn hóa. Không biết có cư dân phố xưa khi nhìn Hội An vàng son rực rỡ có day dứt vọng về một Tiểu Tràng An từng lẫy lừng soi bóng bên Nguyệt Hồ./.
    [* Hoa gạo vẫn đỏ nhưng nhức như mấy trăm năm trước, nhưng phố Hiến phồn hoa đô hội một thời đã lùi xa
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 21/06/2007
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Có bao giờ em về bên Nguyệt hồ
    Để lại thấy phố Hiến xưa
    (lời bài hát)
    * Ảnh: Đặng Lam Điền
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 10:16 ngày 21/06/2007 [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 10:17 ngày 21/06/2007
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đền Trần, phố Hiến thờ đức thánh Trần Hưng Đạo và gia tướng, gia quyến
    Ảnh: Đặng Lam Điền
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tơ hồng hoang dại phủ chốn phồn hoa xưa
    Ảnh: Đặng Lam Điền
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cây đa 3 chân đền Mẫu Hoa Dương
    Ảnh: Đặng Lam Điền

Chia sẻ trang này