1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất Vĩnh Long - Điểm danh tại trang 1 đó !

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi sweetlove_17, 28/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Chôm chôm Vĩnh Long mùa chín rộ
    [​IMG][​IMG]

    Khi nắng hạ chia lửa trên những cành phượng đỏ rực và tiếng ve kêu râm ran thì các miệt vườn phía Nam cũng chuẩn bị thu hoạch chôm chôm chín.
    Mùa này lượn lờ dưới tán chôm chôm rợp bóng sẽ chỉ còn thấy độc một mảng trời đỏ rực, không phải ráng chiều báo hiệu cơn mưa mà là ngợp đỏ những chùm chôm chôm chín rộ.
    Cõ lẽ cũng phải nói ngay: chôm chôm là loài cây đa niên, thân đứng, tán rộng, nhìeu cánh, phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới, nguồn gốc từ đảo Java (Inđônêxia) du nhập vào miền Nam Việt Nam từ lâu lắm rồi.
    Chôm chôm chỉ trồng trong 3 ?" 4 năm là đã cho quả, đúng vào lúc đầu mùa mưa Nam Bộ kéo theo những ngọn gió nam thổi từ biển Đông vào đất liền thì cũng là lúc chôm chôm chín rộ từng chùm đỏ tươi rực rỡ.
    Đất Vĩnh Long là tỉnh trồng nhiều chôm chôm nhất nên có nhiều giống khác nhau: chôm chôm ?otróc? trái tròn dài, khi chín có màu đỏ thẳm, gai mềm, ruột trong màu trắng, vị ngọt đậm; chôm chôm Java trái tròn gai ngắn, cùi trắng giòn và thơm ngọt; chôm chôm nhãn nhỏ hơn hai loại trên, khi chín vỏ màu vàng sẫm pha lẫn chút xanh, ruột trắng, ngọt đậm, thoang thoảng mùi nhãn chín được nhiều người hâm mộ.
    Chôm chôm chín đỏ bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 7 nhưng cũng tùy thuộc tài nghệ nhà vườn biết ******** cho chôm chôm ra bông sớm hơn mùa vụ hoặc hãm chậm lại cho trổ bông muộn đều được.
    Đất cù lao An Bình trên sông Tiền ngang thị xã Vĩnh Long còn gọi là bãi Tiên có tới 3 xã nối đuôi nhau là An Bình, Đồng Phúc nhưng nổi tiếng có chôm chôm ngon là Bình Hòa Phước.
    Có người đã nói: ai xuôi sông Tiền mà chưa được nếm chôm chôm Bình Hòa Phước thì coi như chưa tới miền Tây Nam Bộ bởi chôm chôm nơi đó là đặc sản ở vùng cù lao sông nước này.
    Trái chôm chôm mà người dân miệt vườn ở đây quen gọi là trái ?olôm chôm? cùi khá dày nhưng không thể thơm bằng vải thiều ngoài Bắc. Nếu đi bằng đò máy ngang sông Tiền vào đến khu vườn trồng chôm chôm thì cứ việc ăn đến kỳ no.
    Có sức ăn tới vài ba kilo, nhà vườn cũng chỉ lấy tiền trả tượng trưng vì mỗi cây loại lưu niên cao tới chục mét, có khi thu hoạch vài ba tạ quả là chuyện thường tình nên vài ba ký đáng là bao.
    Cái thú cực kỳ? thú khi ăn chôm chôm là đứng, ngồi thưởng thức ngay dưới gốc trong những khu vườn rộng dài hàng mẫu đất rộn rã tiếng chim kêu.
    Ở xã Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ) quê hương cố thủ tướng Phạm Hùng, cây chôm chôm là giống cây đặc sản mang trồng ở nơi khác vị ngon ngọt không thể nào sánh bằng. Riêng xã này có tới trên 200 hécta đất vườn hoàn toàn trồng độc có giống cây chôm chôm. Năng suất trung bình đạt tới 10 tấn/ha.
    Hàng năm xã thu hoạch và cung cấp cho thị trường trong tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh, doanh thu lên đến 6 tỷ đồng từ trái chôm chôm. Nhiều nhà vườn đã giàu lên từ loại trái cây này.
    Đã có nhiều khách du lịch nước ngoài khi đến thăm sông nước miệt vườn Bình Hòa Phước đều muốn tận hưởng mùi thơm vị ngọt của trái chôm chôm?
    Khi các vườn chôm chôm chỉ còn trơ lại tán lá xanh mất đi màu đỏ ửng của những chùm quả chín thì trong làn không khí mát lành của đất vườn cù lao phảng phất mùi hương ngào ngạt đó là hương thơm của nhã chín nối tiếp mùa chôm chôm.
    Ai đã một lần tới Vĩnh Long đang độ mùa quả chín chẳng bao giờ quên mua vài ba túm chôm chôm đỏ tươi mang về làm quà tặng họ hàng người thân. Hình như chuyến máy bay nào ra Bắc cũng chở những giỏ chôm chôm quả tươi roi rói như đổi cho nhau những trái cây Nam Bộ lấy vải thiều, nhãn ***g Hải Dương, Hưng Yên.
    Chôm chôm Bình Hòa Phước ngọt đậm, hạt nhỏ xíu lại thơm thoang thoảng mùi nhãn người miền Nam cũng phải mê say huống gì người miền Bắc?
    Mà nếu như không ngon ngọt, để lại thương nhớ cho những ai từng một lần được thưởng thức chôm chôm Bình Hòa Phước thì làm gì đến nỗi các cô cậu học sinh miệt Long Khánh đã phải ?onhái? câu thơ của Đỗ Trung Quân để ca hát: ?oNhững chiếc giỏ xe chở đầy chôm chôm đỏ, em chở mùa hè của tôi đi đâu??.

  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bưởi Năm Roi

    [​IMG][​IMG]
    Trong hội thi cây có múi giống tốt ở trung tâm giống cây trồng Long Định ngày 6-12-1995 do trung tâm cây ăn quả Long Định kết hợp với Cục khuyến lâm và khuyến nông, ban tổ chức hội chợ và trung ương Hội làm vườn Việt Nam tổ chức, bưởi Năm Roi của huyện bình Minh do ông Tô Văn Nho ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long gửi đi dự thi đã đoạt giải A.
    Theo nhận xét đánh giá của ban giám khảo thì cây bưởi đoạt giải của ông Tô Văn Nho có tuổi cây là 21 năm. Năng suất của cây là 300 trái/năm, ổn định.
    Tình trạng cây: tán tròn đều, lá xanh biếc, không bị bệnh vàng lá. Khả năng để nhân giống rất thốt. Đặc điểm của trái: dạng trái hình quả lê, khi chín có màu xanh, vàng tươi, kích thước trái lớn, trung bình nặng 1,8kg/trái.
    Độ tróc của tép ra khỏi vách múi: rất tróc, nước quả nhiều. Mùi vị của quả: ngon, thơm, ngọt thanh. Bưởi này đa số không có hột. So với bưởi Bến Tre, bưởi Biên Hòa thì bưởi Năm Roi Vĩnh Long đã vượt trội và khẳng định mình.
    Nhân một chuyến về huyện Bình Minh, một cán bộ văn phòng huyện ủy giới thiệu với tôi: ?oBình Minh nổi tiếng đặc sản bưởi Năm Roi đó?. Chuyện kể lại, ngày xưa tại ấp Thuận Tân, xã Thuận An, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long có nhà ông hội đồng Bùi Quang Huy giàu có nổi tiếng.
    Ông Huy được người quen tặng cho một trái bưởi quý ăn rất ngon và lạ. Ăn xong, ông lấy hạt bưởi đó ươm tại vườn nhà để trồng. Cây bưởi chẳng bao lâu lớn lên và sai quả. Ông không bán mà chỉ dùng để đãi khách quý nên răn đe người giúp việc rằng: ?oĐứa nào ăn bưởi, mất một trái tao đánh năm roi?.
    Và có một người chịu nhận năm roi để trộm hạt giống bưởi lạ đó có tên là Bùi Văn Tước đã 78 tuổi ở Thuận Tân, Thuận An. Tên trái bưởi Năm Roi ra đời từ đó.
    Ngày nay về đến thị tứ Cái Vồn, nằm gần Bắc Cần Thơ, vẫn thuộc huyện Bình Minh tiếng tăm cụ Mười Tước ai cũng biết. Cụ là người đã chiết bưởi giống Năm Roi để bán cho nông dân khắp 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để trồng.
    Trong 10 công đất của cụ Tước, có đến 5 công bưởi trồng khoảng 20 năm về trước vẫn cho quả rất sai. Trồng cây chiết khoảng ba năm là bưởi có trái đầu. Thời gian ra trái kéo dài suốt 20 năm nếu biết cách chăm bón tốt.
    Thu nhập từ một cây bưởi cỡ 10 năm trị giá khoảng gần 2 triệu đồng. Lợi nhuận của buởi Năm Roi mang lại cho nông dân Bình Minh khá lớn. Hiện nay toàn huyện có gần 300 hécta trồng bưởi Năm Roi, tập trung nhiều nhất ở ba xã Đông Thạnh, Thuận An, Mỹ Hòa.
    Thu nhập bình quân từ vườn bưởi khoảng 25 triệu đồng/ha tương ứng với 28,6 tấn lúa. Lợi nhuận bình quân hơn 23 triệu/ha, thời gian thu hồi vốn đầu tư trong vòng ba năm. Chi phí kiến thiết cơ bản vườn cây cỡ 7,5 triệu/ha.
    Năm 1969, trong kỳ hội chơ triển lãm của miền Nam bưởi Năm Roi của chú Mười Tước được tặng huy chương vàng. Hai bảy năm sau bưởi Năm Roi vẫn dành giải nhất nhưng do người khác được nhận vị cụ Tước không còn nữa nhưng đây là tấm huy chương vàng đầu tiên dành cho đặc sản cây trái miền Tây Nam bộ nên từ đó danh tiếng bưởi Năm Roi được mọi người biết đến.
    Sau ngày đất nước giải phóng, thực trạng vườn tạp không đem lại hiệu quả kinh tế cao song cây bưởi Năm Roi trên đất vườn người dân Thuận Tân vẫn được chăm trồng tươi tốt.
    Năm 1988, Hội chợ triển lãm toàn quốc tặng thưởng thêm một huy chương vàng nữa cho bưởi Năm Roi trong niềm tự hào của nhân dân huyện Bình Minh.
    Về thăm miệt vườn Thuận An, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử ra đời của một giống bưởi ngọt ngào nổi tiếng ở Nam Bộ. Và ngồi dưới gốc bưởi, bạn có thể ăn liền cả chục trái mà không bị ai ?ođánh roi nào nữa!?.
    Đúng là thiên nhiên đã hào phóng với miền Nam, cho miền Nam biết bao nhiêu giống bưởi lạ. Riêng bưởi Biên Hòa cũng đã có tới bảy loại nào là bưởi ổi, bưởi thanh, bưởi đường bưởi hồng, bưởi nón.
    Mỗi loại có một hương vị riêng, tưởng thế đã là quá nhiều, thế mà lại thêm bưởi Tân Triều Đồng Nai, bưởi Năm Roi Vĩnh Long, bưởi Ô Môn Hậu Giang, có thể còn nhiều thứ bưởi khác nữa mà nhiều người chưa biết.
  3. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    Hiz! Đang định post bài nhưng meoCara post lên hết rồi ==> ko còn gì để nói + post
  4. never_return

    never_return Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Thắng Cảnh Vĩnh Long ​
    Cù Lao An Bình Và Bình Hòa Phước
    Là cù lao giữa trên sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, nơi tập trung nhiều điểm du lịch. Cù lao rộng hơn 60 km2 (27 sq miles), gồm 4 xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú. đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, sapôchê... Các điểm du lịch trên cù lao này là:
    Vườn cảnh bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hòa Ninh với hàng trăm các loại cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thủy, lài... xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon. Nhà sàn ông Mười đầy: nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hòa, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sa-pô-chê. Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau là vườn chôm chôm và nhãn.
    Các vườn trái cây đặc sản khác: vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, và vô số các vườn trái cây khác. Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hòa huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long chừng 30 km (19 miles), chuyên trồng bưởi năm roi, loại bưởi ngon nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Khu du lịch Trường An: Trường An có diện tích rộng 16 ha nằm sát bên sông Tiền, cách thị xã Vĩnh Long 4 km (2.5 miles). Là khu du lịch của tỉnh Vĩnh Long, Tường An có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, cây trái xanh mát quanh năm, không khí trong lành. Tại đây đã có những biệt thự với kiến trúc thanh lịch, nhà nghỉ, nhà hàng phục vụ các món ăn miền Tây Nam Bộ.

    Trung tâm Fatima: Là một thắng cảnh, nhất là vào những ngày lễ đạo lớn trong năm được xây dựng cạnh quốc lộ 4, trên đường ra bến phà Mỹ Thuận. Trung tâm được trang trí bằng nhiều hoa kiểng đẹp, được dân chúng theo đạo Thiên Chúa ở Vĩnh Long xem là thánh địa của địa phận mình.

    Cù Lao Dài: Thuộc quận Vũng Liêm, dài 17 cây số. Đây là vùng đất do công khai phá của ông Nguyễn Văn Thoại, công thần nhà Nguyễn. Năm 1917 (Đinh Sửu), ông bắt đầu cho di dân đến vùng nầy và lập ra năm làng Phú Thái, Phước Khánh, Thái Bình, Thanh Lương và Bình Thạnh. Sau đó, nhà cửa, đình chùa, cầu lộ được xây lên nhiều và dân sống trên cù lao này rất thịnh vượng. Ngày nay, cù lao Dài thuộc xã Quới Thiện và còn các di tích như lăng, mộ của nhiều người trong dòng họ ông Nguyễn Văn Thoại và những quan chức thời bấy giờ, trong số này có lăng và mộ cụ bà Nguyễn Thị Tuyết, thân mẫu ông Nguyễn Văn Thoại.

  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Di Tích​

    Đình Long Thanh: Đình Long Thanh thuộc phường 5 thị xã Vĩnh Long, cách trung tâm thị xã 3 km (2 miles). Đình được xây cất năm 1720, nội điện trang trí khánh thờ, hoành phi, bao lam chạm trổ rất công phu theo nghệ thuật truyền thống sơn son thiếp vàng. Đình được công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1993.

    Chùa Phước Hậu: Chùa được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 18 trên một khu đất rộng rãi và yên tĩnh, tại ấp Đông Phú, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình. Thiền Sư Hoàng Chỉnh ở Quảng Ngãi vào tu đã trùng tu chùa vào các năm 1895 và 1910. Chùa Phước Hậu tiếp tục được trùng tu và mở rộng dưới thời Hòa thượng Khánh Anh từ năm 1939 và Hòa thượng Thiện Hoa từ năm 1961 đến 1972. Ngoài các pho tượng Phật và tượng Thập Bát La Hán, chùa còn có khu tháp đẹp, đó là tháp Thiên Nga (dựng năm 1972) và tháp Đa Bảo (dựng năm 1966).

    Chùa Tiên Châu (chùa Tô Châu): Toạ lạc tại xã An Bình thuộc cù lao An Bình, đối diện với thị xã Vĩnh Long, bên kia bờ sông Cổ Chiên. Chùa Tiên Châu do Hòa thượng Đức Hội lập vào khoảng thế kỷ 19 trong một khu đất rộng, thoáng mát. Chùa còn có tên là chùa Di đà. Kiến trúc mặt tiền và cổng chùa hiện nay được xây dựng từ năm 1961 - 1963.

    Chùa Saghmangala (chùa Hạnh Phúc Tăng hay chùa Vũng Liêm): Chùa tại xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm. đây là chùa Khmer Nam Bộ được xây dựng từ lâu. Một số tài liệu cho biết chùa dựng vào năm 1339. Ngôi chính điện hiện nay được xây vào năm 1964, tam quan xây năm 1974, đặc biệt trên hai cột của cổng tam quan có đắp nổi hai tượng Krud đỡ mái tam quan rất độc đáo.

    Chùa Kỳ Sơn: Chùa được xây dựng cách đây gần hai trăm năm (khoảng năm 1812) tại ấp Kỳ Sơn, huyện Tam Bình, nơi đây lúc đầu là một khu rừng hoang vu, đầm lầy có nhiều sen mọc. Ban đầu, chùa chỉ bằng tre lá đơn sơ, sau đó chùa bị hỏa hoạn. Đến năm 1884 các nhà sư và bà con trong vùng đã quyên góp xây dựng lại bằng gỗ. Chùa có kiến trúc theo kiểu chùa Khmer, các mái chùa làm theo lối so le, ở giữa ba mái xuôi một mái ngang là hình tháp cao 2 m, chóp tháp 5 tầng, xung quanh tượng nữ thần Kâyno đỡ tháp. Có nhiều đầu thần xà hình rẻ quạt che Đức Phật ngồi thiền.
    Gian chính điện có 2 tầng, tầng trệt thờ tượng Phật Thích Ca (cao 11 m (33 ft)) và 11 tượng Thích Ca lớn nhỏ ở các tư thế thiền định khác nhau. Tầng hai có tượng Thích Ca cao 3 m (9 ft) có từ thế kỷ 19, ba tượng Phật cứu độ chúng sinh. Tất cả các cột ngoài đều tạc tượng chim thần Mahaknốt và tượng thần cánh dơi Kâyno đỡ mái. Hàng năm, có nhiều lễ hội truyền thống tín ngưỡng của đồng bào Khmer được tổ chức tại đây.

    Tịnh Xá Ngọc Viên: Tịnh xá tọa lạc ở số 14/20/2 đường Xóm Chài, phường 2, thị xã Vĩnh Long. Tịnh xá được xây vào năm 1948, là một trong những dấu tích đầu tiên khai mở giáo pháp của ***** Minh Đăng Quang. Đây là ngôi tổ đình của hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam. Hệ phái này hiện có 250 ngôi tịnh xá từ Quảng Trị đến Cà Mau. Trong chùa có điện Phật, bàn thờ ***** và nhà thờ Tổ Minh Đăng Quang.

    Chùa Pháp Hải: Chùa do sư Pháp Hải xây dựng vào năm 1962 tại số 195 đường Trần Phú, phường 4, thị xã Vĩnh Long. Năm 1980 chùa được trùng tu. Trước đây chùa là trụ sở của hội Phật Học Nam Việt, tỉnh Vĩnh Long. Trước chùa có dựng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

    Chùa Giác Thiên: Chùa được xây dựng vào năm 1906 tại số 70 đường Trần Phú, thị xã Vĩnh Long. Từ đó đến nay, chùa đã được sửa chữa nhiều lần.

    Văn Thánh Miếu: Do ông Phan Thanh Giản tạo lập cuối năm Giáp Tý (1865) và hoàn thành cuối năm Bính Dần (1867). Miếu cách quận Châu Thành khoảng hai cây số. Các đền thờ trong miếu gồm có: chánh điện thờ Khổng Tử. Hai bên chánh điện thờ 72 bậc thần hiền. Phía trước bên trái Văn Thánh Miếu có tòa Văn Xương Các, ở trên các thờ Đức Văn Xương Đế Quân, ở dưới thờ ông Phan Thanh Giản. Lúc còn sống, ông thường dùng nơi nầy làm nơi xướng họa với các văn nhân thi sĩ. Những người cổ động trong việc xây dựng miếu điều được ghi tên trên một "Thạch Bảng"; trong số này có anh hùng Nguyễn Thông, nhà cách mạng sát cánh chống Pháp cùng Trương Công Định.

    Đình Thờ Tống Phước Hiệp: Ông Tống Phước Hiệp và em là Tống Phước Hòa là hai danh thần triều Nguyễn, được sắc phong "Thần" ở hai tỉnh Vĩnh Long và Sa Đéc (quận Châu Thành tức quận Sa Đéc, có đền thờ Tống Phước Hòa). Đình Tống Phước Hiệp thuộc xã Long Châu, ngay trung tâm tỉnh lỵ, được dân chúng trong tỉnh rất kính trọng và sùng bái; nhất là đồng bào Việt gốc Hoa. Sau biến cố Mậu Thân (1968) đình được tỉnh cho tu sửa lại toàn bộ theo kiến thức tân thời và được Hội Thành Tự Thánh Thần cải tên là "Đền Thờ Các Vị Khai Quốc Công Thần" để tưởng nhớ các vị văn quan, võ tướng đã có công xây dựng miền đồng bằng sông Cửu Long thành miền Tây trù phú. Bài vị của ông Phan Thanh Giản được đưa về thờ tại đây. Hiện nay, dòng họ Tống Phước còn ở tỉnh Sa Đéc.

    Lăng Thống Chế Điều Bát: Cách quận Trà Ôn khoảng một cây số về phía Đông, trên đường về xã Vĩnh Xuân, có lăng ngài Điều Bát. Sau khi mất, ông được đưa về an táng tại xã Thiện Mỹ, quận Trà Ôn. Dân chúng trong vùng thường đến viếng lăng và xem ông rất linh thiêng.

    Bảo Tháp Xá Lợi Miền Tây: Đây là một công trình Phật giáo thế giới, được xây dựng từ năm 1969 đến 1972 nhưng chưa hoàn tất. Bảo Tháp nằm trên bốn mẫu đất nằm cạnh quốc lộ 4, gần bến phà Mỹ Thuận. Xá Lợi Phật được an vị vào tháng Tư âm lịch năm Nhân Tý (1972). Lúc bấy giờ, Bảo Tháp cao năm tầng, khoảng 20 thước (dự trù xây 10 tầng cao 49 thước).
    Tầng thứ nhất được an vị bốn tượng Phật Thích Ca (mỗi tượng cao hai thước mốt, trong tư thế ngồi thiền), rất uy nghi, hiện nay chỉ còn có một tầng. Bốn tượng Phật đã được Phật tử tại Vĩnh Long đưa về chùa Phước Hải, Long Hồ. Bảo Tháp này được đại đức Narada thuộc Phật giáo thế giới bảo trợ. Bảo Tháp Xá Lợi sau này sẽ là một thắng cảnh độc đáo, không những của Vĩnh Long mà còn cho cả miền Tây. Cầu Mỹ Thuận nối liền quốc lộ 4; từ Sài Gòn đến Vĩnh Long không phải qua phà.

    Quận Vũng Liêm, Làng Trung Thành: Quê Trương Duy Toàn, nhà cách mạng và danh sĩ đời Nguyễn. Năm 1913, ông là hội viện của Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo; cuối năm, ông cùng Cường Để và Đỗ Văn Y qua Đức, sau đó cầm giác thư qua Pháp tố cáo chính sách cai trị tàn ác của Pháp. Biết trước Albert Sarraut giả muốn gặp để bắt giữ. Cường âm thầm xuống tàu trốn về Trung Hoa; riêng Trương Duy Toàn và Đỗ Văn Y bị bắt giam ở ngục La Santé tại Paris, cùng với Phan Chu Trinh. Hai năm sau, cả ba người được thả, Trương tiên sinh bị trục xuất về nước và bị giam lỏng tại Long Điền, Cần Thơ.
    Ông còn là những tiểu thuyết gia viết chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta và là một soạn giả cải lương tiên phong rất được ưa chuộng; những tác phẩm được biết đến như Phan Yên Ngoại Sử, Tiết Phụ Gian Truân; Trang Tử Cổ Bồn Ca (tức Trang Châu Mộng Hồ Điệp, dựa theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử)..., và nhiều bài soạn cho cải lương như Lưu Yến Ngọc cứu cha (lấy ý từ Tái Sanh Duyên), Kim Vân Kiều Hạnh Ngộ, Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều 1, Hạnh Nguyên Cống Hồ (lấy ý từ Nhị Độ Mai).

  6. trungtruc2005

    trungtruc2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0

    Chùa Phước Hậu: Chùa được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 18 trên một khu đất rộng rãi và yên tĩnh, tại ấp Đông Phú, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình. Thiền Sư Hoàng Chỉnh ở Quảng Ngãi vào tu đã trùng tu chùa vào các năm 1895 và 1910. Chùa Phước Hậu tiếp tục được trùng tu và mở rộng dưới thời Hòa thượng Khánh Anh từ năm 1939 và Hòa thượng Thiện Hoa từ năm 1961 đến 1972. Ngoài các pho tượng Phật và tượng Thập Bát La Hán, chùa còn có khu tháp đẹp, đó là tháp Thiên Nga (dựng năm 1972) và tháp Đa Bảo (dựng năm 1966).

    Chùa Kỳ Sơn: Chùa được xây dựng cách đây gần hai trăm năm (khoảng năm 1812) tại ấp Kỳ Sơn, huyện Tam Bình, nơi đây lúc đầu là một khu rừng hoang vu, đầm lầy có nhiều sen mọc. Ban đầu, chùa chỉ bằng tre lá đơn sơ, sau đó chùa bị hỏa hoạn. Đến năm 1884 các nhà sư và bà con trong vùng đã quyên góp xây dựng lại bằng gỗ. Chùa có kiến trúc theo kiểu chùa Khmer, các mái chùa làm theo lối so le, ở giữa ba mái xuôi một mái ngang là hình tháp cao 2 m, chóp tháp 5 tầng, xung quanh tượng nữ thần Kâyno đỡ tháp. Có nhiều đầu thần xà hình rẻ quạt che Đức Phật ngồi thiền.
    Gian chính điện có 2 tầng, tầng trệt thờ tượng Phật Thích Ca (cao 11 m (33 ft)) và 11 tượng Thích Ca lớn nhỏ ở các tư thế thiền định khác nhau. Tầng hai có tượng Thích Ca cao 3 m (9 ft) có từ thế kỷ 19, ba tượng Phật cứu độ chúng sinh. Tất cả các cột ngoài đều tạc tượng chim thần Mahaknốt và tượng thần cánh dơi Kâyno đỡ mái. Hàng năm, có nhiều lễ hội truyền thống tín ngưỡng của đồng bào Khmer được tổ chức tại đây.
    Muốn xem hình ảnh 02 chùa này mời vào đường link này
    http://photos.yahoo.com/ph/phuongkhanh_bt/slideshow?.dir=/f760scd&.src=ph
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu với mọi ngừơi đền thờ Phạm Hùng nằm trên đường đi Trà Vinh, thuộc địa phận tỉnh Long Hồ- Vĩnh Long.
    Ảnh chụp ngược sáng do hòang hôn xuống ở phía sau đền nên tớ chẳng chụp được thêm.
    Đây là cổng chào :
    [​IMG]
    Đây là đền thờ chính (tớ ghé ngay mùng 1 tết nên đền đóng cửa gòi, không vào bên trong được).
    [​IMG]
    Đây là nhà lưu niệm nằm phía bên trái khi bước từ cổng vào đền :
    [​IMG]
    Còn đây là ngôi chùa Phước Viên nằm đối diện đền thờ Phạm Hùng (phía bên kia đường):
    [​IMG]
    u?c meoCara s?a vo 11:33 ngy 23/02/2007
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn hóa thông tin Tam Bình- Vĩnh Long
    [​IMG]
    Chùa Quan Đế :
    [​IMG]
    Chùa Phước Quang :
    [​IMG]
  9. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Đường đi đến khu Homestay Tam Bình - Vĩnh Long của anh trungtruc2005 nè
    Đi từ ngã 3 Quốc Lộ 1A- Tam Bình rẽ vào đường đi Tam Bình thì đường đi nó như thế này nè :
    [​IMG]
    Ruộng lúa 2 bên bờ xanh bát ngát, nhìn thích mắt thật, nhỉ ?
    [​IMG]
    Khi chạy đến cây xăng ngay ngã 4 này thì chạy chậm lại để xác định hướng rẽ nhé :
    [​IMG]
    Đó, cái hướng thẳng đó đó :
    [​IMG]
    Đối diện với chùa Phước Quang là cây cầu Gió Bay :
    [​IMG]
    Bờ bên trái nè :
    [​IMG]
    Qua cầu thì rẽ trái ngay nhé :
    [​IMG]
    Đi theo con đường làng này :
    http://i154.photobucket.com/albums/s242/meoCara_2007/Homestay%20Tam%20Binh/***heoconduonglang.jpg
    Đến nơi :
    [​IMG]
  10. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Công khai tên người vi phạm Luật Giao thông trên báo
    [​IMG]
    Phụ trang An toàn giao thông Vĩnh Long vừa mới phát hành.
    Trước tình trạng tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng ở mức đáng báo động như hiện nay, Ban ATGT tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp với Báo Vĩnh Long mở phụ trang về ATGT, trong đó dành riêng một trang để nêu tên, địa chỉ những người vi phạm.
    Trong nhiều tháng gần đây, mặc dù các lực lượng chức năng của tỉnh có nhiều cố gắng trong việc hạn chế các vụ vi phạm Luật Giao thông và tai nạn giao thông nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn.
    Trước tình hình trên, Ban ATGT tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp với Báo Vĩnh Long mở phụ trang về ATGT gồm có 2 trang, được phát hành vào thứ ba hàng tuần. Trong đó, có nội dung tuyên truyền giáo dục Luật Giao thông, phản ánh tình hình trật tự ATGT trong tuần, những hoạt động đảm bảo ATGT, những vụ tai nạn hay va chạm giao thông đã xảy ra trên các tuyến đường, địa bàn? Đặc biệt, phụ trang dành cả một trang để nêu tên, địa chỉ những người vi phạm.
    Biện pháp mạnh này nhằm làm cho mỗi người tham gia giao thông phải chấp hành luật lệ khi ngồi trước tay lái, từ đó giữ được an toàn cho chính mình và mọi người.
    Công An Nhân Dân

Chia sẻ trang này