1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dấu chữ ký, chữ ký điện tử, dấu vân tay ... nhìn nhận thế nào dưới góc độ pháp lý?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyenanhson, 14/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenanhson

    nguyenanhson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Dấu chữ ký, chữ ký điện tử, dấu vân tay ... nhìn nhận thế nào dưới góc độ pháp lý?

    Thưa các bác tôi thấy hiện nay có nhiều người sử dụng dấu chữ ký trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế vậy việc này có hợp pháp không, Hợp đồng có hiệu lực không đề nghị các cao thủ cho ý kiến
  2. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn đặt ra rất thú vị. Cho đến nay có lẽ cũng chưa có văn bản pháp luật nào của VN đề cập cụ thể về vấn đề dấu chữ ký cũng như chữ ký điện từ trong giao dịch thương mại, điều mà đã được luật pháp của rất nhiều quốc gia phát triển công nhận.
    Theo tôi thì tính pháp lý của con dấu chữ ký chưa được thừa nhận ở VN vì: Theo quy định về ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng phải được người đại diện hợp pháp của pháp nhân, người đứng tên đăng ký kinh doanh ký kết (hoặc uỷ quyền cho người khác). --> nghĩa là hành vi ký hợp đồng (động từ) phải do người ký hợp đồng trực tiếp thực hiện.
    Nếu hợp đồng được ký bằng con dấu chữ ký thì lấy gì đảm bảo rằng cái dấu đó do bản thân người có thẩm quyền ký hợp đồng đóng vào hợp đồng nhỉ. Và con dấu đó cũng không đưọc đăng ký tại bất cứ cơ quan nào (như con dấu tròn của doanh nghiệp).
    Bản thân tớ coi dấu chữ ký không hề có giá trị pháp lý, bao giờ tớ cũng yêu cầu đối tác ký trực tiếp vào hợp đồng, trừ trường hợp ký nháy thì có thể chấp nhận dấu chữ ký.
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cái ông này cũng thiệt tình, chữ ký được :
    ký trực tiếp
    hay
    bằng cách đóng dấu lên, thậm chí là in từ trong máy tính ra hợp đồng có sẵn chữ ký,
    cũng như nhau cả thôi, có khác gì đâu, quan trọng là ai đứng tên ký hợp đồng với bạn.
    Còn nỗi lo thực sự của bạn có phải là người trực tiếp ký hợp đồng với bạn kô ký vào đó mà dùng con dấu chữ ký của người có có thẩm quyền đóng lên chứ gì, và lo là hợp đồng ấy có thể bị họ kô thừa nhận chứ gì.
    he he .....
    Thế thì lại là chuyện khác. Trả tiền đi, tớ mới tư vấn, ..............

    Theo fsai thấy, con dấu dạng chữ ký hiện nay được sử dụng khá phổ biến, thường tập trung trong mấy ngành như bưu điện, điện thoại, ... để tiết kiệm thời gian. Hơn nữa người ta còn chèn thẳng chữ ký vào văn bản rồi in ra cho khỏi mất công ký nữa là, có sao đâu. Bởi vì một điều đơn giản, các hợp đồng đó là các hợp đồng với nội dung đơn giản, chữ ký của một bên = sự đồng ý gia nhập hợp đồng theo những điều kiện bên kia đã nêu ra.
    Trong hợp đồng, chữ ký đương nhiên là điều quan trọng thể hiện sự cam kết của một chủ thể của hợp đồng và là thiện chí của các bên. Tuy nhiên, nếu đặt chữ ký là duy nhất thì chắc người ta kô cần phải lăn tay trong các hợp đồng mua bán nhà nữa

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 14/10/2004
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 14/10/2004
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bản thân tôi đã ký khá nhiều hợp đồng trị gía tới 300 K USD ( cứ cái nào lớn hơn 300 K là bị hụt chắc vì oánh võ kém quá ) tại VN bằng con dấu chữ ký , gửi qua email .
    Tôi cho rằng chữ ký, con dấu chỉ là 1 hình thức xác nhận thông thường, ngoài hợp đồng là 1 văn kiện thương mại, còn có rất nhiều chứng từ như L/C của ngân hàng, emails ... bổ khuyết cho sự chính xác và tin tưởng trong các điều kiện của hợp đồng .
    Có 1 điểm lạ là ở VN thì coi con dấu nổi, dấu tròn, dấu vuông ... rất quan trọng, Còn ở nhiều nước khác, điển hình là Cty tôi làm đã 19 năm, chưa bao giờ tôi thấy con dấu của Cty ! Khi ký 1 H Đ lớn, ông TGĐ cười toe, bên khách hàng cũng cười toe rồi chụp 1 cái ảnh kỷ niệm , chẳng cần con dấu làm gì .
    Nếu đã chấp nhận hợp đồng qua Fax , chấp nhận H Đ miệng thì chuyện chấp nhận con dấu chữ ký trong hợp đồng là 1 điều dễ hiểu .
    Riêng đối với sở thuế ở VN thì chắc họ không thích con dấu chữ ký vì doanh nghiệp VN có thể sửa chữa hợp đồng , trốn tránh nghĩa vụ ... ; lý do sâu xa không vì con dấu chữ ký ( đã có ý gian thì chữ ký thật nhái cũng không khó ) mà là vì phương thức thanh toán bằng tiền mặt ở VN ! Nếu các thương vụ đều giải quyết qua ngân hàng thì sở thuế có thể tận thu; điều này chắc phải chờ mươi năm nữa .
    To Nguyễn Anh Sơn : Thế cậu đã " ịn " con dấu chữ ký của cậu vào cái thùng loa để giữ bản quyền chưa ? , này, cái LC bên dầu khí thường là ghi sạch sành sanh các điều kiện quan trọng trong hợp đồng rồi đấy . Trừ các điều kiện như chấm dứt HĐ, kiện tụng ... nhưng mà gian lận , sửa chữa các điều này cũng không dễ dàng .
  5. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Bác nói quá đúng, ở VN thì con dấu quan trọng hơn chữ ký. Chứ hợp đồng với nước ngoài hiếm khi em thấy chúng nó đóng dấu lắm, chỉ cần mỗi chữ ký nguệch ngoạc của chú Tây là OK, thậm chí những hợp đồng quan trọng trị giá cả trăm triệu đô cũng vậy. Thực ra DN nước ngoài cũng có con dấu, nhưng hình như không phải để chiện vào hợp đồng??? Có vài lần em cũng hoạnh hoẹ bọn luật sư, bắt chúng nó đóng dấu vào đấy, nhưng có lần được, có lần chúng nó không nghe. Nó giải thích là: luật pháp nước tao không hề bắt phải đóng dấu hợp đồng, chữ ký của lão CEO nhà tao còn có giá trị hơn con dấu. Đành phải chịu vậy, vì hợp đồng trót quy định luật điều chỉnh là luật nước ngoài rồi Đây là điều khác hẳn so với luật Việt Nam.
    Quay về chuyện ở VN, chỉ đơn giản một chuyện là: khi DN em muốn cử nhân viên ra nước ngoài thì phải gửi Quyết định sang Bộ ngoại giao hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin công hàm hoặc xin cấp hộ chiếu, những cơ quan đó nhất nhất đều yêu cầu phải có Quyết định cử nhân sự bản gốc, nghĩa là phải có chữ ký bằng bút mực xanh (màu đen không được vì sợ là foto) của người đứng đầu doanh nghiệp và đóng dấu đỏ (bản copy chữ ký rồi đóng dấu đỏ cũng không được chấp nhận). Ngoài ra nhiều nơi như ngân hàng và một số cơ quan quản lý nàh nước cũng yêu cầu các tài liệu giao dịch nghiệp vụ phải có chữ ký gốc của giám đốc thì mới hợp lệ ...vv...
    Với một số hợp đồng phải được chứng thực mới có hiệu lực, khi các bác ra phòng Công chứng, em đố bác nào rút dấu chữ ký ra chiện vào HĐ mà được Công chứng viên chấp nhận đấy. Cái form xác thực của công chứng thường là: Tôi, công chứng viên ABC, phòng công chứng số xxx.... chứng nhận các ông bà JQK đã ký (chứ không phải là đã đóng dấu nhé) bản hợp đồng này nọ trước mặt tôi vào ngày tháng năm...
    Thêm một lý do nữa, ở các DN nhà nước thì vấn đề trách nhiệm là chuyện cực kỳ quan trọng. Nếu bác TGĐ dùng con dấu chữ ký trong 1 hợp đồng, mà vì hợp đồng đó làm thiệt hại cho NN thì quy kết trách nhiệm cho bác đấy hơi bị khó đấy ạ... Bác đó sẽ bảo rằng: Đây không phải chữ ký của tôi, con dấu thì ai chẳng khắc được, nhất là dấu chữ ký thì chẳng có cơ quan nào quản lý?
    Nói gọn lại là: với những quy định của pháp luật VN như hiện nay, em chẳng dại gì mà đồng ý việc đối tác sử dụng con dấu chữ ký trong ký kết hợp đồng.
    @fsai: Các bác quá chắc lép với nhau thì mới phải lăn tay đấy chứ, sao không mang nhau ra uỷ ban hay phòng công chứng mà ký cho tiện, lại hợp pháp nữa. Chứ nếu lăn tay thì vừa... bẩn, vừa không có giá trị, vì hợp đồng đó vẫn chỉ đưọc coi là mua bán bằng giấy viết tay mà thôi.
  6. nguyenanhson

    nguyenanhson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi là vì khi đi mua bảo hiểm xe máy thì em thấy một số đơn vị họ dùng đấu chữ ký của GD đóng vào giấy chứng nhận bảo hiểm, thực tế đay cũng là một loại hợp đồng, nêm suy rộng ra thì các hợp đồng khác nếu theo kiểu trên thì sao?
    Thực tế để giũ uy tín trên thị trưòng khi xảy ra tổn thất họ vẫn bồi thường nhưng em muốn xét theo góc độ pháp luật thị như vậy có hợp pháp không?
  7. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm rồi tớ cũng để ý tìm các qui định về dấu chữ ký và đã thấy một vài quy định đề cập đến nội dung này, phần lớn là theo hướng phủ nhận giá trị của con dấu chữ ký trong giao kết hợp đồng cũng như các tài liệu. Bác nào quan tâm thì tham khảo nhé:
    1. Luật kế toán: không cho phép dùng dẫu chữ ký đóng trên các chứng từ kế toán.
    2. Nghị định 75 về công chứng, chứng thực cũng yêu cầu phải thực hiện việc ký trước mặt công chứng viên (trừ trường hợp đã đăng ký chữ ký trước đó).
    3. Nghị định 58/2001 về quản lý và sử dụng con dâu cũng ghi rõ: các loại dấu tiêu đề, dấu công văn đi, đến và dấu chữ ký thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 58.
    4. Thông tư của Bộ giáo dục cho phép đóng dấu chữ ký lên một số loại văn bằng tốt nghiệp, nhưng chỉ áp dụng trong 1 số trưòng hợp hạn chế...
    ..........................
    Còn trên thực tế, gần đây ở VN đã xuất hiện một số doanh nghiệp ma, đựoc thành lập ra chỉ với mục đích mua bán hóa đơn, ký các hợp đồng ma.... Với những doanh nghiệp này, giám đốc có khi là một bác nông dân học hết lớp 3 trường làng được những kẻ khác thuê làm giám đốc. Sau khi công ty hoạt động thì những kẻ đó khắc cho bác nông dân một con dấu chữ ký và chúng sử dụng con dấu đó đi thực hiện các hành vi bất hợp pháp... Trong trường hợp này, khi quy kết trách nhiệm hơi bị khó nhỉ, các chuyên gia pháp lý tính sao?
    Ngoài các giấy chứng nhận bảo hiểm dùng dấu chữ ký như bạn nguyenanhson nói, tớ còn thấy một số loại bằng khen, chứng chỉ, thậm chí cả công văn của các cơ quan nhà nước vẫn dùng dẫu chữ ký.
    Nhưng bản thân tớ, khi tham gia ký hợp đồng thì dứt khoát không chấp nhận dấu chữ ký. Cẩn thận vẫn hơn, có phải không ạh?
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bạn yên tâm , khi mặt đối mặt thì các cụ nhà ta thích khoe cái bút Montblanc vàng chói hơn là dùng con dấu chữ ký ( trừ phi bạn ký H Đ với 1 cụ nông dân ) thành ra chẳng là vấn đề lớn .
    Còn ký HĐ qua email hoặc qua fax thì phải chấp nhận thôi chứ lấy đâu ra người ký trước mặt được ?
    Có cậu ở đây lại đăng ký mẫu chữ ký với ngân hàng bằng con dấu chữ ký, trong trường hợp này thì còn chắc ăn hơn cả chữ ký thật vì lỡ quên con dấu ở nhà thì 10 chữ ký thật đưa ra, ngân hàng cũng sẽ từ chối . Mà dùng con dấu rồi nhưng lại thiếu ID cũng bị từ chối luôn . Thành ra trong trường hợp này, con dấu chữ ký trở nên có gía trị hơn cả chữ ký thật đấy . ( Chưa biết là lỡ mất con dấu thì cậu ta phải làm sao để rút, gửi tiền !!! )
  9. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ôi trời, cái ông này cũng thiệt tình giả bộ ngơ ngơ ngác ngác.
    Ký giấy tờ mua bán nhà mà kô lăn tay thì chết. Truyền thống của dân tộc ta đấy ạh. Bây giờ ông cứ vào các phòng công chứng xem, trong bản lưu giữ tại Phòng Công chứng luôn có dấu lăn tay của người bán vì :
    - Thể hiện cam kết ưng thuận rõ ràng và truyền thống dân tộc ( như ăn cơm cầm đũa vậy. Bẩn thì lăn tay xong chùi đi, lo gì )
    - Để đối chiếu chắc chắn chính chủ bán nhà ( công chứng viên ai cũng cầm cái kính lúp to đùng ).
    To bạn sơn thân mến ơi :
    Cái giấy chứng nhận ấy chỉ là bằng chứng chứng minh các bên có giao kết hợp đồng thôi kô phải là hợp đồng đâu ạh.
  10. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Hehe, chắc bác fsai cứ nói quá nhời, hợp đồng mua bán nhà, chuyển quyền SD đất không nhất thiết phải điểm chỉ đâu, mặc dù không ai cấm.
    Tớ nhớ là đã đọc ở văn bản nào đó nói rằng: việc lăn tay được thực hiện là để thay thế cho chữ ký khi người tham gia giao dịch không ký được (do không biết chữ, do không biết ký hoặc không thể ký được...vv... ). Trong một số trường hợp thì có thể vừa ký, vừa điểm chỉ vào các văn bản như di chúc, bản phụ ý.... nhưng nhìn chung là không phổ biến lắm. Với hợp đồng mua bán nhà, nếu đã được ký trước mặt công chứng viên rồi thì cần gì phải lăn tay? vì cho dù người bán hay người mua có cố ý ký khác đi so với chữ ký thật của mình thì Hợp đồng đó vẫn có hiệu lực vì đã được Công chứng viên chứng thực. Không ông nào dám cãi rằng đó không phải là chữ ký của tôi, vì trước khi ký HĐ, công chứng viên chẳng đã bắt các bên phải xuất trình một lô giấy tờ tuỳ thân chứng minh là gì?
    Lý thuyết thì là như vậy, chứ nếu đó là "Truyền thống dân tộc" mà bà con ta đang kế thừa và phát huy thì tớ không dám bình luận. Nhưng cũng phải công nhận rằng nếu điểm chỉ vào HĐ mua bán nhà thì HĐ đó có thể sẽ chặt chẽ hơn, và các bên cũng có cảm giác yên tâm hơn.
    Ơ, chủ đề này đang từ "dấu chữ ký" bị chuyển thành "lăn tay" mất rồi nhỉ
    @fsai: cái chữ ký của ông xấu quá, đổi chữ ký khác đê, có khi điểm chỉ vào còn hay hơn

Chia sẻ trang này