1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dấu chữ ký, chữ ký điện tử, dấu vân tay ... nhìn nhận thế nào dưới góc độ pháp lý?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyenanhson, 14/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hê hê .... kô còn thời gian sửa bài, lại phải hì hục giải thích cho chú zeroo biết là ký hợp đồng bán nhà phải lập thành 03 bản tại Phòng Công chứng, bản lưu tại Phòng công chứng phải có dấu lăn tay của bên bán, còn các bản cấp cho các bên thì kô có dấu lăn tay.
    Thiệt tình ....... ngơ ngơ ngáo ngáo như người lần đầu đi bán nhà.
    Àh quên nữa, thế là chú zeroo kô phân biệt được giữa 2 loại hợp đồng rồi :
    - Hợp đồng bán nhà : lập tại Phòng Công chứng hoặc UBND huyện nơi có thẩm quyền theo địa hạt;
    - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lập tại UBND huyện nơi toạ lạc miếng đất.
    Khứa khứa ....
    Quê độ quá đi mất ...........................
    P/S : thôi được rồi, tôi ký lại chữ ký khác cho ông vừa lòng, trong bài này thôi đấy nhé.
    FUJIWARA NO SAI​
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 12:55 ngày 20/10/2004
  2. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Đấy là thông lệ thôi ông ạ, không phải là duy nhất đúng
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chào zeroo,
    Mấy hôm nay tớ bận, kô vào được, thông cảm nhé ....

    Cậu cũng biết là chi tiết như thế : lập thành 03 bản, bản lưu có lăn tay, thì văn bản pháp luật VN kô ghi nhận đâu, nó là lệ trong pháp luật VN và gần như là thói quen công việc trong thủ tục hành chính đấy. Điều này ở mỗi địa phương mỗi khác biệt, ... Hì hì ... vậy là tớ trách oan rồi hả.
    Được rồi, kô ngơ ngơ ngáo ngáo ... vậy thì mắt láo liên như dân chuyên nghiệp đi bán nhà, chịu kô nào.

    Tuy nhiên, ông có thừa nhận tính văn hoá của nó kô nào, tôi thấy như thế là văn hoá pháp luật đấy - rất ưu việt và rất truyền thống.
    Để thấy thêm về điều này, tặng ông bài báo vui sau :
    ----------------------------------
    1.001 kiểu hành dân
    Chuyển nhượng đất đúng luật, 3 tháng vẫn chưa được đăng bộ
    TT - Người sang nhượng quyền sử dụng đất đã thực hiện đúng quy định nhưng bị Phòng Quản lý đô thị Q.12 từ chối nhận hồ sơ đăng bộ với lý do nơi đây vẫn thực hiện trình tự thủ tục theo các qui định của Luật đất đai cũ.
    Gia đình chúng tôi dành dụm mãi mới đủ tiền sang nhượng một lô đất tại P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM.Ngày 20-7-2004, sau khi xác nhận đất không bị tranh chấp tại UBND P.Hiệp Thành, chúng tôi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Phòng Công chứng nhà nước số 5, TP.HCM và đóng thuế chuyển nhượng đất tại Chi cục Thuế Q.12, rồi mang hồ sơ đến đăng bộ tại Phòng Quản lý đô thị Q.12. Thật bất ngờ, tại đây nhân viên tiếp nhận đã từ chối không nhận hồ sơ với lý do nơi đây vẫn thực hiện trình tự thủ tục theo các qui định của Luật đất đai cũ.
    Chúng tôi đã trình bày rằng từ ngày 1-7-2004, khi Luật đất đai ngày 26-11-2003 có hiệu lực, điều 127 khoản B ghi rõ: ?oHợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất?. Vì vậy, khi chúng tôi lựa chọn hình thức chuyển nhượng qua Phòng Công chứng nhà nước số 5 là hoàn toàn phù hợp với qui định của pháp luật.
    Phòng Quản lý đô thị Q.12 hứa sẽ làm công văn xin ý kiến Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM để được hướng dẫn thêm. Theo điều 127, điểm 2, khoản 3, Luật đất đai ghi rõ: ?oTrong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ?.
    Từ đó đến nay đã ba tháng trôi qua, chúng tôi đã đi lại rất nhiều lần và lần nào cũng được trả lời là chưa có hướng dẫn. Chúng tôi sang nhượng đất là để xây nhà ở nhưng chúng tôi không thể làm gì với phần đất mình đã chuyển nhượng theo đúng qui định của pháp luật...
    Lúc nào thì chúng tôi được đăng bộ? Lúc nào những người tuân thủ theo qui định pháp luật như chúng tôi được công nhận? Chúng tôi cần phải làm gì? Sở Tài nguyên - môi trường và các cơ quan chức năng có biết?
    NGUYỄN THỊ CÚC (P.11, Gò Vấp)
    ----------------------
  4. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với fsai, ý tưởng đưa yếu tố "đậm đà bản sắc dân tộc" áp dụng vào các quy định của pháp luật hơi bị hay đấy. Không biết trước đến nay đã có đề tài khoa học nào tương tự chưa nhể? Tớ nhớ hồi tốt nghiệp cũng có đứa bạn làm luận văn về Luật đất đai và nhà ở, trong đó nó có phần phân tích so sanh với Hương ước làng xã trước đây ở Bắc bộ (một loại lệ làng) . Hôm bảo vệ, mấy bác trong Hội đồng có vẻ khoái chí, nhận xét đại khái thế này: "Ngoài kiến thức sấu sắc về páhp luật, tác giả đã tiếp thu và kế thừa được những tinh hoa của truyền thống dân tộc... Nghe hoành tráng không?
    Trở lại cái vụ điểm chỉ: Tớ cũng thỉnh thoảng lê la ở mấy phòng công chứng (Hà Nội) , một phần vì công việc, một phần vì có mấy đứa bạn làm ở đó, nhưng hiếm khi thấy Công chứng viên bắt lăn tay lắm. Nhưng nghĩ cho kỹ thì thấy đó cũng là 1 biện pháp hay đấy chứ. Vì chữ ký có thể bị thay đổi theo thời gian, nhưng vân tay thì chịu. Chẳng thế mà cái chứng minh thư cũng hai cái dấu vân tay, trông vừa xấu, vừa bẩn
    Cái vân tay làm tớ nghĩ đến signature của 1 ông ở TTVNOL: "Xăng có thể cạn, lốp có thể mòn, nhưng số khung số máy không bao giờ thay đổi"
    Được zeroo sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 27/10/2004
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bên cạnh truyền thống, về chữ ký, hiện nay còn có chữ ký điện tử, ta cùng thử thảo luận nhé, ...
    Trước hết, tớ gửi lên một bài báo về nội dung này để tham khảo trước nhé.
    Ơi, mod nào đổi tên topic lại giúp cái nhé, cho phù hợp hơn và hấp dẫn với mọi người hơn.

    ---------------------
    Chế độ pháp lý nào cho chữ ký điện tử
    ( Báo Kinh tế Sài gòn - ngày 14.10.2004)
    Nhân đọc bài viết Chữ ký điện tử trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (số 38-2004, ra ngày 16-9-2004), tôi xin bổ sung vài ý về khái niệm chữ ký điện tử và sự tương ứng giữa nó và chữ ký "tay". "Chữ ký điện tử là dữ liệu điện tử nằm trong, gắn vào hoặc kết hợp một cách hợp lý với một thông điệp dữ liệu nhằm xác lập mối liên hệ giữa người ký với thông điệp dữ liệu đó, đồng thời chỉ ra sự chấp nhận của người ấy đối với thông tin trong thông điệp dữ liệu này". Như vậy, một chữ ký điện tử vẫn phải đảm bảo hai chức năng như một chữ ký "thường": xác nhận nội dung văn bản và sự đồng ý của người lập về nội dung đó. Do đó, đối với các giao dịch mà luật không yêu cầu lập thành văn bản hay phải lập thành văn bản nhưng không cần phải công chứng thì chữ ký điện tử có thể tương đương như chữ ký "thường", không cần phải có "chứng thực điện tử" mới có giá trị. Tuy nhiên, hình thức này khá rủi ro, vì tương tự như chữ ký tay, nếu các bên thừa nhận, pháp luật có thể thừa nhận. Nhưng nếu các bên phủ nhận, với chữ ký tay thì có thể giám định chữ ký, còn đối với chữ ký điện tử thì khó hơn nhiều vì kỹ thuật phức tạp và chi phí cao, như vậy sẽ phải coi như giao dịch không tồn tại nếu các bên không chứng minh được thỏa thuận của giao dịch. Thế nhưng nếu đòi hỏi chữ ký điện tử phải có chứng thực điện tử mới có giá trị, sẽ lại bất cập cho những giao dịch mà các bên đều thừa nhận chữ ký đó và nội dung thỏa thuận đó, và có thể chỉ tranh chấp về các nghĩa vụ xác định trong nội dung thỏa thuận.
    Còn đối với những giao dịch mà luật đòi hỏi phải lập thành văn bản có công chứng, quả thực lúc này chữ ký điện tử thông thường như khái niệm nêu trên sẽ không còn đáp ứng được các yêu cầu của luật, mà phải viện dẫn đến chữ ký an toàn. "Chữ ký an toàn" là một dạng của chữ ký điện tử, tuy nhiên đòi hỏi phải thỏa mãn những điều kiện sau: chỉ gắn duy nhất với người ký; cho phép xác định được người ký; được tạo ra bằng những phương tiện mà người ký có thể giữ dưới sự kiểm soát độc quyền của mình; mọi thay đổi đối với thông tin sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
    Như vậy đối với loại chữ ký này, cần thiết phải có "chứng thực điện tử" để đảm bảo tính an toàn của nó thì mới có giá trị. Tuy nhiên, không nên ràng buộc về công nghệ cấp phát các "chứng chỉ điện tử" này, có nghĩa là không quan trọng công nghệ nào được sử dụng, nếu nó đáp ứng các yêu cầu của luật về tính an toàn (bao gồm đảm bảo về tính bí mật, tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống từ chối của thông tin) của một chữ ký điện tử thì nó phải được công nhận.
    Tóm lại, khi Luật Giao dịch điện tử quy định về chữ ký điện tử thì nên xác định luôn mức độ yêu cầu đối với từng loại chữ ký điện tử tương ứng với các loại giao dịch, và không nên hạn chế về công nghệ áp dụng trong việc cung cấp "chữ ký điện tử" hoặc "chứng thực điện tử".
    ThS. Đặng Thị Thu Thảo ( Khoa Luật, ĐH Cần Thơ )
    ----------------
    He he ....
    Cô nường này có giọng văn luôn đặt mình ở vị trí đối lập nên hơi khó đọc, mọi người bỏ qua và cố gắng tập trung nhé. Hơn nữa, nếu quan tâm thêm, bạn có thể đọc bài báo ngày 16.9.2004 về hội thảo góp ý xây dựng Luật giao dịch điện tử.
    Bên cạnh đó, theo quan điểm của tớ nếu thực sự quan tâm, nên đọc thêm Pháp lệnh thương mại điện tử và dự thảo luật giao dịch điện tử.
  6. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
  7. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 02/09/2004, 06:02 (GMT+7) báo Tuoitre.
    Chữ ký của thời đại

    Khóa công cộng được công bố
    TT - Nếu chưa từng sử dụng qua, có lẽ bạn cũng đã một vài lần nghe nói đến ?ochữ ký điện tử?. Nó rất đáng được tin tưởng và sử dụng rộng rãi trên thế giới và cả ở VN, nhưng lại không quá mức cao siêu, ai cũng có thể sở hữu và áp dụng dạng chữ ký số này.
    Trong thời đại mà thương mại điện tử đang lên ngôi, chính phủ điện tử đang trở nên cấp thiết, những bức thư điện tử cũng không còn xa lạ và là công cụ không thể thiếu đối với mỗi con người năng động, thì một sự đảm bảo cho các nội dung điện tử là hoàn toàn cần thiết.
    Hãy thử tưởng tượng bạn đọc được trên một email thông tin rằng sản phẩm nổi tiếng A đang bán giảm giá một nửa, hơn nữa khi mua sản phẩm A bạn còn được tặng một gói B và một năm đọc báo C miễn phí. Hay là bạn đọc được trên một diễn đàn rằng ngôi sao nhạc trẻ X và ngôi sao thời trang Y sẽ tặng quà giới hâm mộ tại địa điểm Z.
    Thật là những cơ hội hiếm có nhưng làm sao có thể tin tưởng được điều này? Nếu như những email và bài viết kia có được chữ ký điện tử của những người phát ngôn đáng tin cậy, ta có thể hoàn toàn yên tâm về nội dung của chúng. Đó là đặc điểm nổi bật nhất của chữ ký điện tử.
    Một vai trò quan trọng nữa của chữ ký điện tử là khả năng bảo mật. Doanh nghiệp M có thể trao đổi các bản hợp đồng quan trọng với tổ chức N qua mạng mà không ngại có sự nhòm ngó của các công ty cung cấp dịch vụ Internet hoặc của bất kỳ hacker nào.
    Chữ ký GnuPG
    Bạn có thể đọc bản hướng dẫn bằng tiếng Việt của Nguyễn Xuân Bình được GNU công nhận tại địa chỉ: http://gnupg.org/howtos/vn, đọc bản dịch dự án GNU của Phan Thị Hạnh Lê tại địa chỉ http://www.fotech.vnu.edu.vn/osg, hoặc đọc hướng dẫn, giới thiệu phương pháp tổ chức ngày hội ký xác nhận chữ ký điện tử tại địa chỉ http://nguonmo.org/chukydientu.

    Trong thế giới công nghệ thông tin hiện nay, GnuPG là một chuẩn chữ ký điện tử được sử dụng rộng rãi, tự do, nguồn mở và tin tưởng nhất. Để tạo cho mình một chữ ký điện tử, ai cũng có thể dễ dàng sử dụng các công cụ hợp pháp (không cần bản quyền), có thể tải về tại địa chỉ web gnupg.org, thậm chí có thể đọc tài liệu bằng tiếng Việt do cộng đồng người Việt đã dịch trên trang web đó.
    Chuẩn GnuPG đã được xác nhận độ tin cậy bằng hàng loạt thuật toán mã hóa phức tạp, nhưng để hiểu và áp dụng nó thì rất đơn giản. Có hai chuỗi từ khóa được sử dụng, một từ khóa là mật khẩu bí mật chỉ có bản thân mình được biết, và từ khóa kia là công cộng được công bố cho tất cả mọi người. Một từ khóa dùng để tạo chữ ký điện tử hoặc để mã hóa thông điệp thành một dạng không thể đọc được, còn từ khóa kia dùng để mọi người kiểm tra tính xác thực của chữ ký của bạn hoặc để giải mã bức thư trở về dạng bình thường.
    Để tạo một chữ ký ứng với nội dung mà bạn vừa viết, bạn sử dụng từ khóa bí mật kết hợp với nội dung văn bản, công cụ GnuPG sẽ sản sinh ra một chữ ký ngắn ở cuối bức thư.
    Sau khi gửi bức thư cho bạn bè hoặc khách hàng, từ chữ ký ngắn này người ta có thể sử dụng từ khóa công cộng của bạn, và qua công cụ GnuPG để xác minh lại hai điều: có phải chính bạn là người viết thông điệp này và nội dung thông điệp có hoàn toàn chính xác trong quá trình vận chuyển? Tất nhiên, chúng ta có thể vừa mã hóa vừa ký cho thông điệp. Quả là rất an toàn và tiện lợi.
    Nhưng ai đảm bảo rằng từ khóa công cộng nằm trên trang web là của ca sĩ S, nếu chỉ nhìn nhận gián tiếp qua mạng Internet mà không có sự hiện hữu thực tế nào? Người ta đã tổ chức nhiều buổi gặp mặt, hoặc những ngày hội theo chuẩn GnuPG để gặp gỡ nhau trong cùng một cộng đồng.
    Tại đó, các thành viên tổ chức xác nhận những định danh trên mạng và những từ khóa công cộng của các thành viên bằng xương bằng thịt. Họ xác nhận bằng chính chữ ký điện tử của họ, rằng định danh và địa chỉ email trên mạng này chính là của người chủ sở hữu đang ở trước mặt họ chứ không phải của bất kỳ một ai khác.
    Còn chần chờ gì nữa?

    Thông điệp xác nhận chữ ký điện tử
    Thời đại số bây giờ, trong ví của bạn không chỉ chứa những tấm thẻ tín dụng giúp bạn sử dụng trong thương mại điện tử, những tấm danh thiếp với địa chỉ email và trang web cá nhân giúp bạn linh hoạt trong quan hệ xã hội, mà bạn còn có một chữ ký GnuPG công cộng giúp ai cũng có thể viết thư an toàn cho bạn hoặc kiểm tra những thông điệp điện tử của bạn.
    Bạn có thể dễ dàng đưa từ khóa công cộng lên bất kỳ một máy chủ chữ ký điện tử nào trên thế giới, hoặc đưa nó lên trang web cá nhân của bạn, hoặc thậm chí in nó lên mặt sau của tờ danh thiếp mỗi khi bạn tặng các đồng nghiệp.
    Hãy tạo cho mình một cặp chữ ký điện tử ngay hôm nay, hãy tận dụng thời gian để gặp gỡ bạn bè trong các ngày hội ký xác nhận, càng có nhiều thời gian, chìa khóa đến tương lai số của bạn càng được đảm bảo và lúc đó bạn đã thật sự trở thành một con người của thời đại số.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=46773&ChannelID=16
    Thêm một bài viết nữa giới thiệu về chữ ký điện tử.
  8. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    hoakhongtim cũng thấy chữ kí tay hơi bị thiếu tin tưởng. ngay như hkt từ lúc chưa biết kí tên, nhưng vẫn phải kí, là lúc còn học tiểu học phải kí vào giấy dự thi học kì, rắc rối ghê, thế là cứ ghi đại tên mình vào. còn lúc lớn hơn chú nữa thì biến hoá chút đỉnh. tới bây giờ chẳng nhớ nỗi nó là chữ kí dạng thứ bao nhiêu nữa. ^_^
    mà việc giả chữ kí cũng dễ nữa. lúc còn học phổ thông thì hkt cũng là 1 cây giả chữ kí của phụ huynh nhằm khi "đại sự" cho nên bị bênh nghề nghiệp. nhiều khi nhìn vậy mà chưa chắc là vậy. biết đường đâu mà thật với giả.
    nghe mấy bã bảo về chữ kí điện tử, cũng khg hiểu lắm. nôm na thì như cái chữ kí của mỗi người chúng ta dưới đây cũng có giá trị ttvn lí phải kg?
  9. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Xin post nguyên văn:
    "Sử dụng chữ ký chụp trong văn bản như thế nào ?
    Các đại biểu dự Hội nghị phổ biến Nghị định về công tác văn thư và Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ quốc gia tại Đồ Sơn thành phố Hải Phòng hỏi:

    Trường hợp Nghị định mới về công tác văn thư chấp nhận văn bản có chữ ký chụp đóng dấu đỏ được coi là bản chính thì có quy định nào khác để phòng ngừa văn bản giả mạo trong các cơ quan ?
    Thái Hà trả lời:
    Khoản 3, điều 2 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư quy định ?oBản chính văn bản? là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau.
    Quy định như vậy có nghĩa Nghị định chấp nhận không nhất thiết tất cả bản chính văn bản đều phải có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền. Vì vậy cán bộ, công chức văn thư có vai trò rất lớn trong việc chống việc lợi dụng chữ ký chụp để giả mạo văn bản, giấy tờ. Có nhiều biện pháp thực hiện yêu cầu này. Nhưng một trong các biện pháp là văn thư phải quản lý, lưu bản có chữ ký ban hành, ký nháy trực tiếp của người có thẩm quyền và trực tiếp sao chụp nhân bản từ bản này. Trường hợp người khác sao chụp, nhân bản thì trước khi đóng dấu văn bản, cán bộ, công chức phải so sánh, kiểm tra độ chính xác của bản chụp trước khi đóng dấu để phát hành văn bản. Tuyệt đối không đóng dấu vào văn bản có chữ ký chụp mà văn thư không có bản chính có chữ ký trực tiếp lưu tại văn thư.
    Quy định được sử dụng chữ ký chụp trong bản chính chỉ được áp dụng cho các văn bản hành chính trong cơ quan, tổ chức. Một số văn bản khác, văn bản chuyên ngành vẫn phải có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền vào bản chính, ví dụ như hợp đồng kinh tế, các văn bằng, chứng chỉ đào tạo cán bộ, công chức ..."
    Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam số 4/2004
    Trang liên kết: Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 20:07 ngày 09/11/2004

Chia sẻ trang này