1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đau đầu một tý - quyền sở hữu thuộc về ai? (Bài đố trên báo PL TPHCM)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 28/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Theo tin mới nhận được thì UBND xã, phường, thị trấn và Police cơ sở gần với tổ ong nhất đã nhận giữ và quản lý tổ ong trước khi có phán quyết cuối cùng.
  2. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Tin vừa nhận xong là có hai chú police và một chủ tịch F bị ong đốt, hiện tại không biết kiện ai để đòi bồi thường thiệt hại.
  3. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Xin nói ngay là câu trả lời của mình sẽ khiến nhiều người thất vọng. Không có sửa đổi cơ bản như quảng cáo. Lúc ban đầu thì nghĩ rằng trong trường hợp này có thể sửa đổi Điều 255 (một điều luật quan trọng của mọi bộ luật dân sự) BLDSVN về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, bổ sung quy định về chiếm hữu tức thời và như vậy C sẽ là chủ sở hữu nhưng nghĩ cho trót, câu trả lời này là không ổn!
    Không ai phủ định với mình rằng cây bưởi thuộc sở hữu của A. Vấn đề tranh cãi ở đây là một phần cây có chứa tổ ong lại thuộc không gian thuộc sở hữu của B (khoản 2 Điều 270 BLDS) và C là người phát hiện ra đầu tiên và đồng thời cũng là người nuôi ong mật.
    Áp dụng tương tự pháp luật (Điều 14) vào Điều 252 BLDS, nếu C chứng minh được rằng tổ ong đó thuộc về mình (ong có nhiều loại nhưng giống ong đó chỉ có C nuôi) thì tổ ong đó thuộc về C. Căn cứ xác lập quyền sở hữu của C là Điều 252 và 14 BLDS.
    Câu "ong là loài vật tự nhiên" là câu nói cho vui mà thôi, luật không cho đó là cơ sở để xác lập quyền sở hữu. Loài vật nào cũng là loài vật tự nhiên cả, kể cả loài người. Khi C viện dẫn đến lý do "phát hiện và chiếm giữ nó, vì vậy là chủ sở hữu" là có cơ sở. Cơ sở được quy định tại Điều 247 về Xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, vật không xác định ai là chủ sở hữu.
    Tổ ong trong vụ án này được coi là gì trong luật dân sự? May mắn (hay không may mắn?!) là BLDS Việt Nam quy định khá rộng tại Điều 182 "Hoa lợi, lợi tức" coi các tài sản như tổ ong được xem là hoa lợi (sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại). Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định ngặt nghèo rằng một sản vật chỉ được coi là hoa lợi tự nhiên nếu nó gắn liền với mục đích sử dụng của vật chính. Vậy, theo BLDS Việt Nam tổ ong được coi là hoa lợi từ cây bưởi vốn thuộc sở hữu của A và vì vậy nó không thể được coi là vật vô chủ hoặc vật không xác định ai là chủ sở hữu. Giả sử C đi trên đường và phát hiện một hũ rượu ngâm ong đất thì việc viện dẫn Điều 247 và 249 là thích hợp.
    Vấn đề còn lại là giữa A và B ai là chủ sở hữu. Nếu cây bưởi là ranh giới chung thì áp dụng Điều 271. Kết quả xác định chủ sở hữu tổ ong không khó khăn. Ở vụ án này, cây bưởi thuộc quyền sở hữu của A nhưng một phần cây thuộc không gian thuộc quyền sở hữu của B. Điều 270 BLDS quy định "người sử dụng đất không được để rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới. Vậy việc cành cây bưởi lấn chiếm không gian đất của B được BLDS quy định như thế nào? Pháp luật dân sự coi đây là hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu (không gian của B). Khả năng xác lập quyền sở hữu đối với tổ ong của B bị loại trừ, B không có căn cứ nào để xác lập quyền sở hữu đối với tổ ong là hoa lợi của cây bưởi, thuộc quyền sở hữu của A cả. Lợi ích bị xâm hại của B ở đây là bị xâm phạm về quyền sở hữu không gian. Đoạn 2 Điều 263 BLDS quy định "Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình bằng những biện pháp theo quy định của PL." Biện pháp bảo vệ theo quy định của PL ở đây được nói tại hai điều 265 và 266. B có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu (yêu cầu chặt cành, rễ) và bồi thường thiệt hại (nếu có).
    Vậy tóm lại, theo ý mình thì A là chủ sở hữu tổ ong bầu (trừ khi C chứng minh được ong thuộc sở hữu của mình nói tại phần cuối đoạn này), căn cứ xác lập quyền sở hữu theo Điều 182 và 243. B không là chủ sở hữu vì không có căn cứ xác lập quyền sở hữu. B có thể yêu cầu A chặt rễ và cành cây cũng như bồi thường thiệt hại theo Điều 265 và 266. C không là chủ sở hữu trong trường hợp tổ ong được coi là vật không xác định ai là chủ sở hữu (Điều 247) vì chủ sở hữu tổ ong là A. Trong trường hợp C chứng minh được ong ở đây là thuộc giống ong duy nhất nhà mình có thì về mặt lý thuyết là có sự xung đột giữa quy định của Điều 182 và 252. Ong sẽ được coi là hoa lợi hay vật nuôi di chuyển (như áp dụng tương tự tại Điều 252)? Mình có ý kiến rằng đây là vật nuôi di chuyển và vì vậy thuộc quyền sở hữu của C. Vì vậy phải sửa đổi Điều 182 của BLDS.
    Thân mến!
    Được Giaaotuicom sửa chữa / chuyển vào 16:54 ngày 01/04/2004

Chia sẻ trang này