1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dấu hiệu em bé đạp nhiều vào tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên tìm hiểu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi phongtran172, 15/11/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phongtran172

    phongtran172 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2016
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Khi bước vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ ngày càng cảm nhận được những cử động của bé, điển hình là tháng cuối thai kỳ bé đạp nhiều. Nhiều mẹ không biết vì sao lại như vậy, thế thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

    Tháng cuối thai kỳ bé đạp nhiều trong bụng mẹ có tốt không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ đang mang thai. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ cùng chia sẻ tới các mẹ một số vấn đề xoay quanh hiện tượng này.

    Bé bắt đầu đạp từ khi nào?
    [​IMG]
    su-phat-trien-cua-thai-nhi -qua-tung-ngay
    Bắt đầu từ 9 tuần tuổi, bé sẽ có những chuyển động đầu tiên, và chỉ có thể phát hiện qua sóng siêu âm. Sau tuần mang thai thứ 18 hầu như các mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của bé, bé đạp trong bụng mẹ ở giai đoạn này chỉ là những cú đá chân như búng nhẹ vào bụng. Do đó, rất nhiều mẹ không cảm nhận được. Và khi bước vào tuần 24, bé sẽ chuyển động thường xuyên hơn và mẹ có thể cảm nhận được bé đạp một cách rõ ràng.

    Vì sao tháng cuối thai kỳ bé đạp nhiều?
    [​IMG]
    thai-nhi-dap-trong-bung-me
    Vào những tháng cuối, thai nhi đã phát triển tương đối toàn diện, bé thường cố gắng di chuyển và thư giãn bằng cách căng chân tay, bé cũng thường đạp hơn. Khi thai nhi bước vào tuần thứ 36 sẽ là thời điểm này đầu bé đã chúc xuống và ở vị trí sẵn sàng để chui ra. Lúc này, người mẹ có thể cảm nhận được vận động của thai nhi giống như cú thúc cùi trỏ hay đầu gối vào mạng sườn của người mẹ. Nhiều lức, chính sự vận động này có thể gây đau cho mẹ. Sang những tuần tiếp theo khi bé ngày một lớn hơn rồi thì các cử động của bé sẽ trở nên khó khăn hơn. Và trong 2 tuần cuối trước khi sinh, sự vận động của bé sẽ chậm lại và thai càng nặng cân thì càng làm hạn chế các cử động của bé. Khi thấy hiện tượng này, các mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé, đây là điều hoàn toàn bình thường.

Chia sẻ trang này