1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm

Chủ đề trong 'An Giang' bởi thuylinh100, 10/09/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuylinh100

    thuylinh100 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2015
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu.


    Điều đó dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường như:

    lCon thường xuyên bị bệnh vì sức đề kháng quá yếu kém do nhu cầu dinh dưỡng cơ bản không được đáp ứng

    lCon dễ bị suy dinh dưỡng dẫn đến “còi cọc” vì sự thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể...

    Và sự kém phát triển về thể chất lẫn trí não sẽ khiến con rất khó bắt nhịp với cuộc sống cùng các bạn đồng trang lứa.


    Thời điểm quyết định cho bé ăn dặm


    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) con sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé yêu đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, bé yêu thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé yêu nữa.


    Từ khuyến cáo trên, những chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm khi bé yêu được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.


    Khi cho bé yêu ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi cho trẻ vì hệ tiêu hóa của con dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi, trẻ em thường bị thiếu dinh dưỡng do đậm độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ trên 6 tháng tuổi, làm cho bé chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của con quá yếu kém.


    Dấu hiệu con đã “sẵn sàng” cho việc ăn dặm


    Giai đoạn 6 tháng tuổilà cột mốc quan trọng cho việc quyết định tập cho trẻ em ăn dặm, chính là giai đoạn giúp trẻ em dần làm quen với những “thức ăn mới lạ” rất cần thiết cho sự phát triển sau này của bé. Tuy nhiên để xác định xem con đã thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa, phụ huynh cần dựa vào những biểu hiện sau đây của con sẽ giúp cho việc ăn dặm của trẻ thuận lợi hơn:


    1.Cân nặng của trẻ em đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi sinh.

    2.Trẻ em đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng cho bé yêu.

    3.Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng khi cho bé ăn.

    4.Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó, điều này giúp người nuôi trẻ chọn lựa những món ăn thích hợp đối với khẩu vị của từng bé yêu.

    5.Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (lúc trẻ còn nhỏ khi cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ cũng đẩy ra, trừ núm vú).

    6.Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà gia đình hay cha mẹ cho ăn

Chia sẻ trang này