1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đau khớp - triệu chứng bệnh gút cần lưu ý

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi laasd16, 16/08/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laasd16

    laasd16 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2016
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay, số người mắc bệnh gút ngày càng gia tăng ở đất nước ta, nhất là những người từ 30 tuổi trở lên. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Các triệu chứng của bệnh gút rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác, không những vậy việc chẩn đoán cũng rất khó khăn. Một trong những dấu hiệu bệnh gút http://www.camnangbenhgut.com/trieu-chung-benh-gut-thuong-gap.html thường gặp nhất đó là biểu hiện đau khớp. Để hiểu rõ hơn mời các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.


    [​IMG]


    Đau khớp một triệu chứng bệnh gút thường gặp

    Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa khiến cho axit uric trong máu tăng cao. Trong một thời gian dài, các tinh thể muối urat sẽ lắng đọng lại ở các khớp và các mô bên trong cơ thể. Hầu hết những người mắc bệnh đều có độ tuổi từ 40 đến 60. Nhưng trong thời gian gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần và những người ở độ tuổi 30 cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.


    Theo các chuyên gia cho biết, khi bệnh gút vừa được phát hiện thì nhiều người gọi đây là căn bệnh của nhà giàu. Vì những người mắc bệnh đều là người giàu có, nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm, bởi trong thực tế, bất cứ người nào ở dù giàu hay nghèo cũng có thể mắc phải bệnh gút. Bệnh gây ra các cơn đau đớn, làm giảm hoặc mất khả năng vận động, giảm chất lượng công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.


    Đa số những người mắc bệnh gút là nguyên phát, nghĩa là không rõ nguyên nhân, còn một số trường hợp là do các bệnh khác gây ra hoặc do dùng thuốc. Bệnh gút thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh thường phát sinh sau khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, kháng lao, aspirine... hoặc do các bệnh khác gây ra như bệnh suy thận, béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh ác tính cơ quan tạo máu.


    Bệnh gút thường khởi phát một cách đột ngột ở một trong các khớp xương, thường gặp nhất ở khớp ngón bàn chân cái, khuỷu, gối, cổ chân. Cơn đau càng diễn ra mạnh mẽ hơn khi về đêm, cường độ tăng nhanh trong 24-48 giờ, một vài trường hợp còn kèm theo sốt lạnh, run người. Những khớp bị bệnh gút có dấu hiệu sưng nóng đỏ rất rõ rệt. Không cần phải điều trị, bệnh kéo dài sau vài ngày rồi tự khỏi, nhưng có thể có dấu hiệu ngứa ngáy, bong vẩy ở da vùng khớp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, càng về sau thì các đợt viêm khớp càng kéo dài, không tự khỏi, khoảng cách của các đợt này ngày càng ngắn lại, các cơn viêm khớp xảy ra ngày càng nhanh chóng và trong khoảng thời gian nhất định sẽ dẫn đến bệnh gút mãn tính, triệu chứng điển hình là sự xuất hiện của các nốt tophy, đây là do sự lắng đọng của tinh thể urat ở phần mềm quanh khớp, kèm theo đó là di chứng cứng khớp, biến dạng khớp, mất khả năng vận động.


    Trong thời gian gần đây, bệnh đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng nên khiến nhiều ngời lo lắng. Hầu hết những người mắc bệnh là do đời sống kinh tế xã hội phát triển, lối sống và thói quen ăn uống dần dần thay đổi. Trong bữa ăn hàng ngày thường dùng nhiều các loại thịt cá, thực phẩm nấu sẵn mà không bổ sung nhiều rau củ quả và ít vận động. Không những thế, rượu bia được xem là tác nhân hàng đầu gây nên bệnh gút ở nam giới.


    Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, hầu hết việc chẩn đoán bệnh gút ở các cơ sở y tế đều dựa vào nồng độ axit uric trong máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải người nào tăng chỉ số axid uric trong máu đều bị bệnh gút. Vậy chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout http://www.camnangbenhgut.com/acid-uric-la-gi-chi-so-acid-uric-bao-nhieu-la-cao.html? Axit uric là một chất do quá trình chuyển hóa đạm tạo ra, vì thế nếu chúng ta ăn quá nhiều những thực phẩm có đạm sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Nhưng không chỉ tinh thể urat trong dung dịch khớp mới gây ra tình trạng viêm khớp cấp, các loại tinh thể canxi như calcium pyrophosphate cũng gây ra các triệu chứng bệnh gút tương tự, bác sĩ thường gọi trường hợp này là bệnh giả gút. Điều này có nghĩa là những trường hợp xét nghiệm axit uric trong máu cho kết quả bình thường nhưng vẫn có triệu chứng bệnh gút.


    Hiện nay, để phát hiện tinh thể urat có trong dung dịch khớp hay không thì ta phải cần đến sự hỗ trợ của kính hiển vi phân cực. Từ đó, việc chẩn đoán bệnh gút sẽ chính xác một cách tối đa.


    Những lưu ý khi điều trị bệnh gút

    - Cũng như những bệnh liên quan khác, để điều trị bệnh gout hiệu quả thì việc đầu tiên bệnh nhân cần làm là thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý, để làm giảm các yếu tố gây bệnh. Hạn chế những thực phẩm có nhiều đạm động vật bao gồm thịt đỏ, cá, tôm cua, nội tạng động vật, hột vịt lộn... hạn chế sử dụng rượu bia, tăng cường việc vận động đều đặn, giảm cân.


    [​IMG]


    - Cần sử dụng thuốc trị bệnh gút http://www.camnangbenhgut.com/bai-thuoc-quy-chua-benh-gut.html theo đúng chỉ định của bác sĩ, nhằm giúp khống chế các đợt viêm khớp cấp, làm hạ và duy trì axit uric trong máu ở mức độ nhất định, kiểm soát những bệnh kèm theo. Để làm giảm tình trạng viêm khớp trong các đợt điều trị bệnh gút cấp tính thì có thể sử dụng các loại thuốc tơờng dùng như colchicine, NSAIDs, corticoid toàn thân hay tại chỗ, tùy vào cơ địa của mỗi người mà sử dụng thuốc cho hợp lý.


    - Để hạ và duy trì chỉ số axit uric trong máu ở mức độ nhất định thì có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm tổng hợp axit uric như allopurinol, befuxostat, pegloticase hoặc các loại thuốc làm tăng khả năng thải bỏ axit uric ra ngoài cơ thể như probenecid hoặc sulfinpyrazone.


    - Người bệnh cần được kiểm soát tốt những bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, rố loạn chuyển hóa lipid máu.

Chia sẻ trang này