1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đâu Là CHÂN HẠNH PHÚC

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi tpm, 12/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Từ lúc sinh ra, em đã thấy trong tủ sách gia đình có gần cả trăm cuốn sách.... chỉ với 3 trang - in ấn rất cẩn thận, được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, với những người khách quý đến chơi, Bố đều tặng 1 cuốn làm kỷ niệm...mãi đến tận bây giờ...
    Em không có ý tuyên truyền tôn giáo ở đây, mà chút ý nguyện muốn nhắc nhở bản thân về cái CHÂN HẠNH PHÚC, chẳng ở đâu xa, mà chính ngay bên cạnh mình thôi. Đức Phật gần ta lắm..."Mẹ đang chờ con về....". Mẹ chính là Đức Phật của con.
    " Rồi một ngày nào đó, Con về, nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu, rồi nói với Mẹ rằng : Mẹ ơi !, Mẹ có biết không...biết là con yêu Mẹ không ?!..."
    BÔNG HỒNG CÀI ÁO

    (Thiền sư Nhất Hạnh)
    Nhân dịp thiền sư Nhất Hạnh cùng tăng đoàn của Ngài về thăm VN (từ 12 -1 đến 11-4-2005), đây là tùy bút "Bông hồng cài áo" của Thiền sư - tác phẩm nổi tiếng làm nguồn cảm hứng cho nhạc phẩm cùng tên của Phạm Thế Mỹ.
    Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn.
    Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ.
    Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
    Năm xưa tôi còn nhỏ
    Mẹ tôi đã qua đời !
    Lần đầu tiên tôi hiểu
    Thân phận trẻ mồ côi.
    Quanh tôi ai cũng khóc
    Im lặng tôi sầu thôi
    Để dòng nước mắt chảy
    Là bớt khổ đi rồi...
    Hoàng hôn phủ trên mộ
    Chuông chùa nhẹ rơi rơi
    Tôi thấy tôi mất mẹ
    Mất cả một bầu trời.
    Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :
    Mẹ già như chuối ba hương
    Như xôi nếp một, như đường mía lau.
    Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.
    Công cha như núi Thái sơn,
    nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
    Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.
    Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.
    Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ ( Mother''s Day ) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.
    Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.
    Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"
    Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi người cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.
    Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.
    Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!
    Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: Đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.
    Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.
    Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.
    Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Để chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.
    Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.
    Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.
    NHẤT HẠNH (1962)

  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bài viết trên là một trong nhiều bài viết rất hay và sâu sắc của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhân dịp năm mới, ông đã về quê thăm chúng ta. Nếu ai có duyên sẽ được gặp gỡ cùng thiền sư, một dịp may hiếm có !
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh về thăm VN
    12:32'' 11/01/2005 (GMT+7)
    Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo 190 vị tăng ni, thiền sư quốc tế thấy được sự đổi mới của đất nước Việt Nam và sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ về thăm VN từ ngày 12/1.
    Ngày 10/1, trả lời phỏng vấn của TTXVN, thượng tọa Thích Gia Quang, Phó ban Phật giáo quốc tế thuộc Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định như trên và bày tỏ hy vọng phái đoàn 190 vị tăng ni, thiền sư sẽ thấy được chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng như chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước Việt Nam.
    "Trung ương Giáo hội Phật giáo đã phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tối đa cho đoàn - an toàn về giao thông, về thực phẩm, y tế cũng như về an ninh" - thượng tọa Thích Gia Quang nói. "Không chỉ ở trung ương mà những nơi đoàn đến như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Bình Định và những tỉnh đoàn chỉ đến thăm như Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, chúng tôi đều phối hợp chặt chẽ với địa phương để thu xếp mọi vấn đề?.
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh (pháp danh Trừng Quang), sẽ cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế gồm 100 tăng ni và 90 thiền sư phương Tây sang Việt Nam từ ngày 12/1 đến 11/4.
    Thiền sư sẽ thăm lãnh đạo T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có các buổi thuyết giảng và nói chuyện với tăng ni, phật tử tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Bình Định, và hành hương thăm nhiều chùa lớn ở nhiều miền của đất nước.
    "Chúng tôi rất hồ hởi, rất mong được đón phái đoàn" - sư thầy Thích Đàm Lan tại chùa Bồ Đề ở xã Ái Mộ, H.Gia Lâm (Hà Nội), nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh và 100 tăng ni sẽ nghỉ trong thời gian ngài ở Hà Nội, nói. "Nhà Phật có câu rằng mỗi vị sư đến chùa là một vị Phật nhưng đây cũng là cơ duyên của chúng tôi được đón một phái đoàn đặc biệt như thế này".
    Sư thầy cho biết, tuy nhà chùa đã quen với những buổi lễ đón tiếp tới 3.000 phật tử như lễ Phật đản hằng năm, hoặc những đoàn sư tăng đến 150 vị mỗi mùa hè, nhưng công tác chuẩn bị vẫn được thực hiện chu đáo suốt 1 tháng qua, từ những việc như sửa sang trai phòng cho đến chuẩn bị rau sạch, mua thêm chăn đệm để đảm bảo sức khỏe cho thiền sư và các thành viên phái đoàn trong đợt rét hiện nay.
    (Theo TTXVN)

  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bài viết trên là một trong nhiều bài viết rất hay và sâu sắc của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhân dịp năm mới, ông đã về quê thăm chúng ta. Nếu ai có duyên sẽ được gặp gỡ cùng thiền sư, một dịp may hiếm có !
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh về thăm VN
    12:32'' 11/01/2005 (GMT+7)
    Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo 190 vị tăng ni, thiền sư quốc tế thấy được sự đổi mới của đất nước Việt Nam và sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ về thăm VN từ ngày 12/1.
    Ngày 10/1, trả lời phỏng vấn của TTXVN, thượng tọa Thích Gia Quang, Phó ban Phật giáo quốc tế thuộc Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định như trên và bày tỏ hy vọng phái đoàn 190 vị tăng ni, thiền sư sẽ thấy được chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng như chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước Việt Nam.
    "Trung ương Giáo hội Phật giáo đã phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tối đa cho đoàn - an toàn về giao thông, về thực phẩm, y tế cũng như về an ninh" - thượng tọa Thích Gia Quang nói. "Không chỉ ở trung ương mà những nơi đoàn đến như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Bình Định và những tỉnh đoàn chỉ đến thăm như Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, chúng tôi đều phối hợp chặt chẽ với địa phương để thu xếp mọi vấn đề?.
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh (pháp danh Trừng Quang), sẽ cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế gồm 100 tăng ni và 90 thiền sư phương Tây sang Việt Nam từ ngày 12/1 đến 11/4.
    Thiền sư sẽ thăm lãnh đạo T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có các buổi thuyết giảng và nói chuyện với tăng ni, phật tử tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Bình Định, và hành hương thăm nhiều chùa lớn ở nhiều miền của đất nước.
    "Chúng tôi rất hồ hởi, rất mong được đón phái đoàn" - sư thầy Thích Đàm Lan tại chùa Bồ Đề ở xã Ái Mộ, H.Gia Lâm (Hà Nội), nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh và 100 tăng ni sẽ nghỉ trong thời gian ngài ở Hà Nội, nói. "Nhà Phật có câu rằng mỗi vị sư đến chùa là một vị Phật nhưng đây cũng là cơ duyên của chúng tôi được đón một phái đoàn đặc biệt như thế này".
    Sư thầy cho biết, tuy nhà chùa đã quen với những buổi lễ đón tiếp tới 3.000 phật tử như lễ Phật đản hằng năm, hoặc những đoàn sư tăng đến 150 vị mỗi mùa hè, nhưng công tác chuẩn bị vẫn được thực hiện chu đáo suốt 1 tháng qua, từ những việc như sửa sang trai phòng cho đến chuẩn bị rau sạch, mua thêm chăn đệm để đảm bảo sức khỏe cho thiền sư và các thành viên phái đoàn trong đợt rét hiện nay.
    (Theo TTXVN)

  4. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Học Tu, Tu Học Đi Đôi
    Tỏ Thông Sự Lý Rạng Ngời Chân Tâm


  5. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Học Tu, Tu Học Đi Đôi
    Tỏ Thông Sự Lý Rạng Ngời Chân Tâm


  6. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Chuông Chùa Thức Tỉnh Ngân Vang
    Nhẹ Buông Phiền Não Tịnh An Cõi Lòng

  7. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Chuông Chùa Thức Tỉnh Ngân Vang
    Nhẹ Buông Phiền Não Tịnh An Cõi Lòng

  8. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    MỞ RỘNG LÒNG
    Ôi mịt mùng tăm tối bao nhiêu trong ngục thất mà em tự giam hãm ! Mở rộng ra, mở ra cho sống yêu thương tràn ngập qua vạn hồn đơn côi, cho lạch tình giao thông cùng đại dương bác ái.
    Anh ạ ! Lòng em không hẹp, không xấu, thế mà mỗi lần tìm bạn để giao thân, em lại thấy khó khăn tưởng không thể nào gần họ được.
    Cái tâm trạng ấy chẳng riêng gì ở em. Anh cũng đã nghe nhiều người nói với anh như thế. Ai cũng tự bảo rằng mình tốt, thế mà đôi bạn tri kỷ vẫn hiếm hoi.
    Sao lại có sự mâu thuẫn ấy được ? Tại sao trong lúc người nào cũng tốt, lại không thể kết bạn cùng nhau ? Ở đây, đồng thanh sao lại không tương ứng ? Và bởi đâu đồng khí lại chẳng tương cầu ?
    Vì lòng người thường e dè với nhau quá, không ai chịu mở lòng mình ra trước. Sự nghi nan đầu tiên, và cả sự kiêu ngạo nữa, đã khép lòng họ lại và chia biệt mỗi người ra mỗi xứ cô đơn. Cho nên, muốn được lòng người thì mở lòng mình ra trước đã, ai biết ý em muốn mời đón mà dám đi vào ? Trang trải lòng em mà mời đón họ. Nếu có ai khinh khỉnh đi qua không thèm ghé lại, thì cũng tủi cho lòng em lắm đó. Nhưng nếu em kiêu ngạo đứng riêng ra, thì làm sao có bạn ? Phải bớt lòng tự hào và kiêu ngạo đi, để được thêm nhiều mến yêu chứ ! Tình yêu, với tự đại và kiêu ngạo có bao giờ đi đôi với nhau ? Ðầu em ngước cao thế kia thì làm sao thấy được bàn tay của kẻ khác đưa ra để giao nối ? Hạ mình xuống một chút em ơi, người ta đang đợi tay em để nắm lấy đấy. Chịu phiền hạ một chút chứ, có công cuộc nào tốt đẹp mà bắt đầu chẳng khó khăn.
    Em không tìm ra được bạn, có khi tại em quá tính toán, so đo. Ôi so đo, tính toán mà chi, lợi quyền không đi đôi với tình bạn. Suy tính cho nhiều đi, rồi em sẽ suốt đời trơ trọi. Mới quen nhau đã sợ người ta lợi dụng, thì biết bao giờ mới được thân nhau? Ðừng suy tính, nếu có bị lợi dụng, thì đấy cũng là một cách để được hiểu người. Dâng cả lòng ra, và cả quyền lợi nữa. Dại khờ đi cũng nên, dại khờ ở đây là một sự khôn ngoan mà ít người làm được, có khôn ngoan mới dư trí dại khờ. Những kẻ hiểu người nhiều nhất là những kẻ nhiều lần bị lợi dụng.
    Nhưng tình bằng hữu là một sự gắn bó lâu dài, phải đâu là một cử chỉ đẹp đẽ như lòng từ thiện mà ta chỉ cần mở bàn tay và nhắm mắt lại ?
    Không đáng ngại, em ạ ! Ðã muốn đãi vàng, tất phải hốt luôn cả cát sạn. Không thể lừa lọc được. Những phần tử xấu xa rồi sẽ đào thải đi dần, trong những sự kết hợp lâu bền, những phần tử hư hèn rồi sẽ mục nát. Em đừng sợ khi mở cửa, lòng em sẽ bị những kẻ dở dang xâm chiếm mãi mãi. Bụi có thể bám vào một hòn ngọc quí, nhưng chỉ một nhát chùi là sạch ngay. Có bao giờ ngọc với bụi có thể giao hoà ? Chỉ những vật cùng một giống mới kết hợp nhau lâu. Những người bạn xấu, nếu có xâm chiếm lòng em, thì chỉ trong một thời gian ngắn là đi ngay. Họ không thể ở được lâu, và lòng em, dầu sao, cũng không thể cầm được họ mãi. Mà cầm lại làm chi ? Vì sợ miệng đời mai mỉa rằng em chẳng thuỷ chung, nhưng thuỷ chung phải đâu là một đức tính như người ta thường lầm tưởng? Thuỷ chung chỉ là kết quả sự giao hoà giữa hai tâm hồn quí báu. Nó chứng tỏ rằng có hai tấm lòng vàng đang giao kết ở đây và chỉ thế thôi, anh đã nói vàng không thể lẩn lộn với chì, thuỷ chung làm sao được với những kẻ xấu xa, thiếu điều kiện để chung sống ? Khi đã thiếu tính tình tốt đẹp để xây đắp tình thân, thì dù có muốn thuỷ chung cũng chẳng được nào. Như hai bánh xe mòn không ăn khớp, họ sẽ xa dần nhau mà không một sức mạnh nào níu lại được.
    Khi thời gian đã dự phần đào thải, thì em cần gì phải lựa lọc quá cho mất công, mà lựa làm sao cho đúng được, sao em dám chắc người ấy xấu, sau một vài lần gặp nhau. Có những người rất đáng ghét lúc mới gặp. Nhưng đó là do chúng ta nhận lầm nhiều hơn là họ đáng ghét thật. Càng sống gần nhau lâu, càng đi sâu vào tâm hồn họ, mới thấu rõ rằng những nhận xét ban đầu của chúng ta thường sai lạc, họ thường chẳng xấu như ta đã ngờ oan.
    Như thế thì thái độ của người đi tìm bạn là đừng quá e dè, kiêu ngạo, cũng chớ tính toán và nhất là đừng vội nghi oan rằng mọi người đều xấu ?
    Phải đấy, em tóm tắt lại đúng lắm. Cử chỉ của người khát bạn phải giống như người khát nước lâu ngày, lăn xả ra trên bờ khe mà hớp nước, không quản ngại những cặp mắt tò mò chung quanh. Ðừng sợ người ta cười cử chỉ bồng bột ấy. Mà ai lại đi cười cử chỉ của một người giàu lòng nhân ái ? Nếu em quá vồn vả mà họ vẫn thờ ơ, thì người ta sẽ cười con người khô khan ấy chứ, anh nói thế thôi, chứ ai lại thản nhiên trước sự mến yêu.
    Tâm hồn chúng ta bị hình hài phân chia, mỗi người mỗi cõi, nên khi có những sợi dây tình nào đưa ra để chấp nối hai hồn, ai lại chẳng vội nắm lấy để giao thân. Nếu đến nay còn có kẻ còn chịu phận lẻ loi là tại thiếu những dây thân ái của người khác trao cho.
    Tung khắp bốn phương trời những sợi dây thân ái đi em ! Cái cử chỉ đẹp đẽ ấy, bao nhiêu người đang ao ước, chờ mong, như những nụ hoa khát khao một tia nắng để nở, như kẻ sắp chết đuối đợi một chiếc sào ? Ðâu đây có những cặp môi mấp mấy, sắp mở một lời yêu, đâu đây có những cặp mắt sáng ướt, chất chứa tình thương, và những bàn tay run run chực cầm tay em đó. Sao em chẳng vội cầm cho, để những bàn tay kia phải bơ vơ rồi buông thỏng, để những cặp môi đáng lẽ được nở phải héo tàn, và những ánh mắt đang gợn sóng yêu thương, bỗng lại phẳng lì và lạnh ngắt như mặt nước mùa thu.
    Chao ôi ! Hai tâm hồn, hai sống yêu thương hoà hợp trong bể đời bão tố, có phải là một tội lỗi gì đâu mà ngại ngùng lắm thế.

    (St)
    [nick][/]
    Được tpm sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 13/01/2005
  9. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    MỞ RỘNG LÒNG
    Ôi mịt mùng tăm tối bao nhiêu trong ngục thất mà em tự giam hãm ! Mở rộng ra, mở ra cho sống yêu thương tràn ngập qua vạn hồn đơn côi, cho lạch tình giao thông cùng đại dương bác ái.
    Anh ạ ! Lòng em không hẹp, không xấu, thế mà mỗi lần tìm bạn để giao thân, em lại thấy khó khăn tưởng không thể nào gần họ được.
    Cái tâm trạng ấy chẳng riêng gì ở em. Anh cũng đã nghe nhiều người nói với anh như thế. Ai cũng tự bảo rằng mình tốt, thế mà đôi bạn tri kỷ vẫn hiếm hoi.
    Sao lại có sự mâu thuẫn ấy được ? Tại sao trong lúc người nào cũng tốt, lại không thể kết bạn cùng nhau ? Ở đây, đồng thanh sao lại không tương ứng ? Và bởi đâu đồng khí lại chẳng tương cầu ?
    Vì lòng người thường e dè với nhau quá, không ai chịu mở lòng mình ra trước. Sự nghi nan đầu tiên, và cả sự kiêu ngạo nữa, đã khép lòng họ lại và chia biệt mỗi người ra mỗi xứ cô đơn. Cho nên, muốn được lòng người thì mở lòng mình ra trước đã, ai biết ý em muốn mời đón mà dám đi vào ? Trang trải lòng em mà mời đón họ. Nếu có ai khinh khỉnh đi qua không thèm ghé lại, thì cũng tủi cho lòng em lắm đó. Nhưng nếu em kiêu ngạo đứng riêng ra, thì làm sao có bạn ? Phải bớt lòng tự hào và kiêu ngạo đi, để được thêm nhiều mến yêu chứ ! Tình yêu, với tự đại và kiêu ngạo có bao giờ đi đôi với nhau ? Ðầu em ngước cao thế kia thì làm sao thấy được bàn tay của kẻ khác đưa ra để giao nối ? Hạ mình xuống một chút em ơi, người ta đang đợi tay em để nắm lấy đấy. Chịu phiền hạ một chút chứ, có công cuộc nào tốt đẹp mà bắt đầu chẳng khó khăn.
    Em không tìm ra được bạn, có khi tại em quá tính toán, so đo. Ôi so đo, tính toán mà chi, lợi quyền không đi đôi với tình bạn. Suy tính cho nhiều đi, rồi em sẽ suốt đời trơ trọi. Mới quen nhau đã sợ người ta lợi dụng, thì biết bao giờ mới được thân nhau? Ðừng suy tính, nếu có bị lợi dụng, thì đấy cũng là một cách để được hiểu người. Dâng cả lòng ra, và cả quyền lợi nữa. Dại khờ đi cũng nên, dại khờ ở đây là một sự khôn ngoan mà ít người làm được, có khôn ngoan mới dư trí dại khờ. Những kẻ hiểu người nhiều nhất là những kẻ nhiều lần bị lợi dụng.
    Nhưng tình bằng hữu là một sự gắn bó lâu dài, phải đâu là một cử chỉ đẹp đẽ như lòng từ thiện mà ta chỉ cần mở bàn tay và nhắm mắt lại ?
    Không đáng ngại, em ạ ! Ðã muốn đãi vàng, tất phải hốt luôn cả cát sạn. Không thể lừa lọc được. Những phần tử xấu xa rồi sẽ đào thải đi dần, trong những sự kết hợp lâu bền, những phần tử hư hèn rồi sẽ mục nát. Em đừng sợ khi mở cửa, lòng em sẽ bị những kẻ dở dang xâm chiếm mãi mãi. Bụi có thể bám vào một hòn ngọc quí, nhưng chỉ một nhát chùi là sạch ngay. Có bao giờ ngọc với bụi có thể giao hoà ? Chỉ những vật cùng một giống mới kết hợp nhau lâu. Những người bạn xấu, nếu có xâm chiếm lòng em, thì chỉ trong một thời gian ngắn là đi ngay. Họ không thể ở được lâu, và lòng em, dầu sao, cũng không thể cầm được họ mãi. Mà cầm lại làm chi ? Vì sợ miệng đời mai mỉa rằng em chẳng thuỷ chung, nhưng thuỷ chung phải đâu là một đức tính như người ta thường lầm tưởng? Thuỷ chung chỉ là kết quả sự giao hoà giữa hai tâm hồn quí báu. Nó chứng tỏ rằng có hai tấm lòng vàng đang giao kết ở đây và chỉ thế thôi, anh đã nói vàng không thể lẩn lộn với chì, thuỷ chung làm sao được với những kẻ xấu xa, thiếu điều kiện để chung sống ? Khi đã thiếu tính tình tốt đẹp để xây đắp tình thân, thì dù có muốn thuỷ chung cũng chẳng được nào. Như hai bánh xe mòn không ăn khớp, họ sẽ xa dần nhau mà không một sức mạnh nào níu lại được.
    Khi thời gian đã dự phần đào thải, thì em cần gì phải lựa lọc quá cho mất công, mà lựa làm sao cho đúng được, sao em dám chắc người ấy xấu, sau một vài lần gặp nhau. Có những người rất đáng ghét lúc mới gặp. Nhưng đó là do chúng ta nhận lầm nhiều hơn là họ đáng ghét thật. Càng sống gần nhau lâu, càng đi sâu vào tâm hồn họ, mới thấu rõ rằng những nhận xét ban đầu của chúng ta thường sai lạc, họ thường chẳng xấu như ta đã ngờ oan.
    Như thế thì thái độ của người đi tìm bạn là đừng quá e dè, kiêu ngạo, cũng chớ tính toán và nhất là đừng vội nghi oan rằng mọi người đều xấu ?
    Phải đấy, em tóm tắt lại đúng lắm. Cử chỉ của người khát bạn phải giống như người khát nước lâu ngày, lăn xả ra trên bờ khe mà hớp nước, không quản ngại những cặp mắt tò mò chung quanh. Ðừng sợ người ta cười cử chỉ bồng bột ấy. Mà ai lại đi cười cử chỉ của một người giàu lòng nhân ái ? Nếu em quá vồn vả mà họ vẫn thờ ơ, thì người ta sẽ cười con người khô khan ấy chứ, anh nói thế thôi, chứ ai lại thản nhiên trước sự mến yêu.
    Tâm hồn chúng ta bị hình hài phân chia, mỗi người mỗi cõi, nên khi có những sợi dây tình nào đưa ra để chấp nối hai hồn, ai lại chẳng vội nắm lấy để giao thân. Nếu đến nay còn có kẻ còn chịu phận lẻ loi là tại thiếu những dây thân ái của người khác trao cho.
    Tung khắp bốn phương trời những sợi dây thân ái đi em ! Cái cử chỉ đẹp đẽ ấy, bao nhiêu người đang ao ước, chờ mong, như những nụ hoa khát khao một tia nắng để nở, như kẻ sắp chết đuối đợi một chiếc sào ? Ðâu đây có những cặp môi mấp mấy, sắp mở một lời yêu, đâu đây có những cặp mắt sáng ướt, chất chứa tình thương, và những bàn tay run run chực cầm tay em đó. Sao em chẳng vội cầm cho, để những bàn tay kia phải bơ vơ rồi buông thỏng, để những cặp môi đáng lẽ được nở phải héo tàn, và những ánh mắt đang gợn sóng yêu thương, bỗng lại phẳng lì và lạnh ngắt như mặt nước mùa thu.
    Chao ôi ! Hai tâm hồn, hai sống yêu thương hoà hợp trong bể đời bão tố, có phải là một tội lỗi gì đâu mà ngại ngùng lắm thế.

    (St)
    [nick][/]
    Được tpm sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 13/01/2005
  10. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Ngẫm Ra Đời Có Vui Đâu
    Trăm Năm Hư Giả Trong Câu Vô Thường

Chia sẻ trang này