1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đâu Là CHÂN HẠNH PHÚC

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi tpm, 12/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Ngẫm Ra Đời Có Vui Đâu
    Trăm Năm Hư Giả Trong Câu Vô Thường

  2. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Vai Mang Một Túi Bồ Đề
    Lần Theo Lối Cũ Tìm Về Chân Như

    [nick][/]
    Được tpm sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 18/01/2005
  3. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Vai Mang Một Túi Bồ Đề
    Lần Theo Lối Cũ Tìm Về Chân Như

    [nick][/]
    Được tpm sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 18/01/2005
  4. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Bí Bầu Vốn Chẳng Phải Hai
    Ghét Thương Chia Cắt Không Ngoài Chữ Tâm

  5. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Bí Bầu Vốn Chẳng Phải Hai
    Ghét Thương Chia Cắt Không Ngoài Chữ Tâm

  6. nguoihungthoidai

    nguoihungthoidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    2.099
    Đã được thích:
    11
    Chân hạnh phúc chính là ở......dưới thân hạnh phúc!
  7. nguoihungthoidai

    nguoihungthoidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    2.099
    Đã được thích:
    11
    Chân hạnh phúc chính là ở......dưới thân hạnh phúc!
  8. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Cọng rơm quý giá hay Bí Quyết Làm Giàu
    Lâm Thanh Huyền
    Dịch giả : Phạm Huê​

    Có một chàng thanh niên từ lúc nhỏ đã mang mộng ước sau này sẽ trở thành triệu phú, khi lớn lên anh đi chu du mọi miền, thăm hỏi nhiều người ở đủ mọi ngành nghề để tìm học cho được bí quyết làm giàu. Anh đã đi qua nhiều thành phố, thế nhưng mỗi người lại chỉ cho anh một kiểu cách khác nhau, đôi khi những phương thức này còn mâu thuẫn khiến anh không học hỏi được những bí quyết của họ. Nhiều năm trôi qua, không những anh không kiếm được tiền, mà của cải mang theo đi đường càng lúc càng vơi dần, cho đến một hôm nọ thì túi anh không còn một đồng ten, anh phải lang thang đầu đường xó chợ. Một hôm, khi đi ngang qua một thiền viện thờ phụng đấng Quán Thế Âm, anh ta được mọi người cho biết là đấng Cứu Khổ Cứu Nạn Ðại Từ Ðại Bi là một vị Bồ Tát luôn giúp kẻ khốn cùng. Chàng thanh niên đứng trước Phật đài khấn nguyện, anh thành tâm cầu xin đức Quán Thế Âm giúp cho anh tìm được phương thức làm giàu, vì đó là mộng ước duy nhất trong đời của anh. Trước lời khấn nguyện chân thành này, Quán Thế Âm đã động lòng nên hiển linh chỉ bảo cho anh ta: "Muốn giàu có thật ra không phải là một điều khó khăn, từ thiền viện này bước ra, bất kỳ gặp được vật gì đáng giá hoặc vô giá trị con cũng đừng bao giờ bỏ phí. Bất kỳ gặp được người nào từ già đến trẻ, con cũng phải luôn luôn nghĩ đến họ và giúp đỡ họ tận tình. Nếu làm được như vậy thì mộng ước của con sẽ thực hiện được dễ dàng. Không riêng chỉ một mình con, tất cả mọi người trên đời nếu làm được như vậy cũng sẽ trở thành giàu có ngay."
    Chàng thanh niên nghe lời của Quán Thế Âm dạy như vậy thì mừng rỡ vô cùng. Chiếu theo lời của ngài dạy bảo thì phương thức làm giàu này đâu có gì khó khăn. Anh chàng lạy tạ tượng Bồ Tát và hăm hở bước ra. Trong lúc hấp tấp anh ta vấp phải bực thềm té nhào đầu. Lồm cồm bò dậy, tay lại vớ nhầm một cọng rơm dưới đất, anh định vứt bỏ đi, thế nhưng chợt nhớ lại lời Bồ Tát dặn cho nên anh cẩn thận nắm cọng rơm trong tay rồi tiếp tục ra đi. Một lúc sau, có một con ong bay ngang vướng vào cọng rơm của anh đang cầm. Nghe con ong reo vo ve cũng vui tai, nên anh cứ để yên mà không chịu gỡ ra. Ði đến một ngã ba đường, anh trông thấy một người phụ nữ cố gắng dỗ dành một đứa bé đang khóc thét trên tay của bà. Chàng thanh niên bước tới quơ cọng rơm qua lại trước mặt đứa bé để tạo sự chú ý. Ðứa bé thấy có con ong vướng trên cọng rơm kêu vo ve nên hiếu kỳ nhìn vào đó mà ngưng khóc. Nhớ lời của Quán thế Âm Bồ Tát dặn, người thanh niên tặng cọng rơm có mang con ong trên đó cho đứa bé. Ðứa bé khoái trá nhe răng cười toe toét. Người đàn bà là mẹ đứa bé lúc nãy đã tìm đủ cách mà không làm cho đứa bé ngưng khóc được, bà ta mừng rỡ vì chàng thanh niên đã giúp bà tránh được khá nhiều phiền phức nên mở chiếc giỏ đi chợ lôi ra ba trái quít chín đỏ tặng cho anh ta để thay thế lời cảm ơn.
    Tiếp tục lên đường, đi được một đỗi, chàng thanh niên thấy một người buôn vải đang ngồi thở dốc bên đường. Ðó là một chàng lái buôn vì khát nước nên mệt lả người. Ðộng lòng trắc ẩn, chàng thanh niên tặng cho ông ta ba trái quít mà anh đang cầm trên tay. Cảm động trước tấm lòng tốt này, người lái buôn sau khi lấy lại sức đã mang tặng cho anh một xấp vải rất đẹp để đổi lấy ba trái quít của anh.
    Cầm lấy xấp vải, chàng thanh niên cảm thấy vui vui vì đã làm được vài điều tốt mà lại được người ta đền bù xứng đáng. Ði thêm một đỗi anh ta thấy có một con ngựa bị đau nằm lăn dưới đất, người chủ cỡi con ngựa đứng bên cạnh đang rầu rĩ không biết phải làm sao? Chàng thanh niên thấy con ngựa gầy gò tội nghiệp cho nên mới đề nghị với người chủ đổi con ngựa lấy xấp vải trên tay của anh. Hơi lưỡng lự một chút, người chủ con ngựa bằng lòng vì thấy rằng con vật có vẻ như không thể nào đứng dậy được nữa. Chàng thanh niên chạy đến bờ sông mượn chiếc thùng múc nước về đổ cho ngựa uống. Anh vuốt ve con vật tỏ vẻ thương yêu, không ngờ vài phút sau đó thì con ngựa đứng dậy được. Thì ra con vật chỉ vì khát nước và mệt lả người cho nên mất sức chứ chẳng bệnh hoạn gì cả. Khi con ngựa đã hoàn toàn bình phục, anh ta cỡi con ngựa tiếp tục lên đường.
    Ði đến trước một tòa nhà kia thì có một ông già trong nhà chạy ra chận anh lại và năn nỉ mượn đỡ con ngựa. Ông ta cho biết có việc cần kíp cần phải đi xa. Nhớ lời Quán Thế Âm Bồ Tát căn dặn, anh ta vui vẻ nhận lời. Ông già cho biết ông là chủ nhân của căn nhà, ông đề nghị với chàng thanh niên là hãy ở tạm lại căn nhà cho đến khi nào trở về thì ông sẽ trả ơn. Trong trường hợp ông không trở lại thì anh ta sẽ làm chủ căn nhà và luôn cả đất đai rộng lớn chung quanh. Không đợi chàng thanh niên trả lời, ông ta nhảy tót lên lưng ngựa dông tuốt.
    Chàng thanh niên đành phải ở lại trông nom căn nhà. Căn nhà này có đầy đủ tiện nghi, lương thực, tiền bạc nhưng lại không có người vì ông già vừa rời khỏi là người giữ hương hỏa cuối cùng. Ðợi hết ngày này qua tháng nọ vẫn không thấy ông già trở lại, chàng thanh niên "bất đắt dĩ" trở thành chủ nhân căn nhà và đất đai rộng lớn chung quanh. Trải qua nhiều năm anh ta sống một cuộc đời thật đầy đủ về vật chất, lúc đó anh ta mới sực nhớ lại lời dạy của Quán Thế Âm Bồ Tát. Thì ra người đã chỉ đường cho anh trở thành triệu phú nhờ vào lòng thương người, sự quan tâm, tánh bao dung và chỉ đơn giản có vậy mà thôi.
    Trên đây là một câu chuyện ngụ ngôn nhà Phật của xứ Nhật Bản. Ngụ ý của câu chuyện này nói lên rằng đa số con người sống trong cõi đời ai ai cũng muốn mưu cầu cho mình một cuộc sống thật đầy đủ. Những người đã giàu sang thì lại muốn tinh thần và sức khỏe của họ cũng được dồi dào. Thế nhưng rất khó mà định nghĩa được thế nào là giàu cho đủ với lòng mong ước của con người. Theo định nghĩa của nhà Phật, giàu có không thể đo lường bằng số lượng ít nhiều của tiền bạc, mà là căn cứ vào sự rộng rãi, từ tâm bố thí của bạn. Những người có thể cho đi những gì họ có trong người mới có thể gọi là giàu. Những người lúc nào cũng khư khư giữ lấy cho riêng mình thì dù tiền bạc của họ có chất đầy kho đi nữa thì cũng chỉ được xem là người rất nghèo nàn về mặt từ tâm mà thôi.
    Vì vậy con đường chân chính để chỉ dẫn bạn tìm đến sự sung túc không phải để tìm nhiều của cải vật chất, không phải để tìm sự thành công trên danh lợi, mà là quí trọng mỗi một món đồ vật trên tay của bạn, quan tâm đến từng người mà bạn gặp gỡ, lúc nào cũng có thể giúp đỡ cho kẻ khác, bố thí cho kẻ khác.
    Thế nào mới gọi là một con người có lòng dạ bố thí ? Ðó là một con người biết tạo duyên, tạo phúc, giúp đỡ những người khốn cùng, dù là với người chỉ lần đầu gặp gỡ. Ðó mới chính là sự bố thí cao cả, cho ra mà không bao giờ tiếc rẻ, nên nhớ một điều, cho mà còn tiếc, chứng tỏ rằng bạn chưa phải là một người rộng lượng, giàu có lòng nhân.
    Người Trung Hoa có một câu ngụ ngôn "Một cọng cỏ, một giọt sương", nghĩa là mỗi một con người sinh ra đều có những phúc phần khác nhau, cọng cỏ nhỏ thì nhận được giọt sương nhỏ, lá cây lớn thì nhận được giọt sương to, dù có miễn cưỡng cũng không được. Họ còn có một câu nói là "Cọng rơm có thể làm té con ngựa", hay nói ngược lại, biết đâu ta chẳng thành công chỉ vì một cọng rơm nhỏ bé. (Như chàng thanh niên trong câu chuyện này).
    Bí quyết để làm giàu chẳng qua là biết tạo duyên, tạo phúc và bố thí. Tạo duyên, tạo phúc khiến cho chúng ta cảm thấy lòng dạ được quang minh lỗi lạc. Bố thí khiến bạn thực sự trở thành một người giàu có, sự giàu có tinh thần mà không một triệu phú nào trên thế gian này có thể so sánh được.
  9. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Cọng rơm quý giá hay Bí Quyết Làm Giàu
    Lâm Thanh Huyền
    Dịch giả : Phạm Huê​

    Có một chàng thanh niên từ lúc nhỏ đã mang mộng ước sau này sẽ trở thành triệu phú, khi lớn lên anh đi chu du mọi miền, thăm hỏi nhiều người ở đủ mọi ngành nghề để tìm học cho được bí quyết làm giàu. Anh đã đi qua nhiều thành phố, thế nhưng mỗi người lại chỉ cho anh một kiểu cách khác nhau, đôi khi những phương thức này còn mâu thuẫn khiến anh không học hỏi được những bí quyết của họ. Nhiều năm trôi qua, không những anh không kiếm được tiền, mà của cải mang theo đi đường càng lúc càng vơi dần, cho đến một hôm nọ thì túi anh không còn một đồng ten, anh phải lang thang đầu đường xó chợ. Một hôm, khi đi ngang qua một thiền viện thờ phụng đấng Quán Thế Âm, anh ta được mọi người cho biết là đấng Cứu Khổ Cứu Nạn Ðại Từ Ðại Bi là một vị Bồ Tát luôn giúp kẻ khốn cùng. Chàng thanh niên đứng trước Phật đài khấn nguyện, anh thành tâm cầu xin đức Quán Thế Âm giúp cho anh tìm được phương thức làm giàu, vì đó là mộng ước duy nhất trong đời của anh. Trước lời khấn nguyện chân thành này, Quán Thế Âm đã động lòng nên hiển linh chỉ bảo cho anh ta: "Muốn giàu có thật ra không phải là một điều khó khăn, từ thiền viện này bước ra, bất kỳ gặp được vật gì đáng giá hoặc vô giá trị con cũng đừng bao giờ bỏ phí. Bất kỳ gặp được người nào từ già đến trẻ, con cũng phải luôn luôn nghĩ đến họ và giúp đỡ họ tận tình. Nếu làm được như vậy thì mộng ước của con sẽ thực hiện được dễ dàng. Không riêng chỉ một mình con, tất cả mọi người trên đời nếu làm được như vậy cũng sẽ trở thành giàu có ngay."
    Chàng thanh niên nghe lời của Quán Thế Âm dạy như vậy thì mừng rỡ vô cùng. Chiếu theo lời của ngài dạy bảo thì phương thức làm giàu này đâu có gì khó khăn. Anh chàng lạy tạ tượng Bồ Tát và hăm hở bước ra. Trong lúc hấp tấp anh ta vấp phải bực thềm té nhào đầu. Lồm cồm bò dậy, tay lại vớ nhầm một cọng rơm dưới đất, anh định vứt bỏ đi, thế nhưng chợt nhớ lại lời Bồ Tát dặn cho nên anh cẩn thận nắm cọng rơm trong tay rồi tiếp tục ra đi. Một lúc sau, có một con ong bay ngang vướng vào cọng rơm của anh đang cầm. Nghe con ong reo vo ve cũng vui tai, nên anh cứ để yên mà không chịu gỡ ra. Ði đến một ngã ba đường, anh trông thấy một người phụ nữ cố gắng dỗ dành một đứa bé đang khóc thét trên tay của bà. Chàng thanh niên bước tới quơ cọng rơm qua lại trước mặt đứa bé để tạo sự chú ý. Ðứa bé thấy có con ong vướng trên cọng rơm kêu vo ve nên hiếu kỳ nhìn vào đó mà ngưng khóc. Nhớ lời của Quán thế Âm Bồ Tát dặn, người thanh niên tặng cọng rơm có mang con ong trên đó cho đứa bé. Ðứa bé khoái trá nhe răng cười toe toét. Người đàn bà là mẹ đứa bé lúc nãy đã tìm đủ cách mà không làm cho đứa bé ngưng khóc được, bà ta mừng rỡ vì chàng thanh niên đã giúp bà tránh được khá nhiều phiền phức nên mở chiếc giỏ đi chợ lôi ra ba trái quít chín đỏ tặng cho anh ta để thay thế lời cảm ơn.
    Tiếp tục lên đường, đi được một đỗi, chàng thanh niên thấy một người buôn vải đang ngồi thở dốc bên đường. Ðó là một chàng lái buôn vì khát nước nên mệt lả người. Ðộng lòng trắc ẩn, chàng thanh niên tặng cho ông ta ba trái quít mà anh đang cầm trên tay. Cảm động trước tấm lòng tốt này, người lái buôn sau khi lấy lại sức đã mang tặng cho anh một xấp vải rất đẹp để đổi lấy ba trái quít của anh.
    Cầm lấy xấp vải, chàng thanh niên cảm thấy vui vui vì đã làm được vài điều tốt mà lại được người ta đền bù xứng đáng. Ði thêm một đỗi anh ta thấy có một con ngựa bị đau nằm lăn dưới đất, người chủ cỡi con ngựa đứng bên cạnh đang rầu rĩ không biết phải làm sao? Chàng thanh niên thấy con ngựa gầy gò tội nghiệp cho nên mới đề nghị với người chủ đổi con ngựa lấy xấp vải trên tay của anh. Hơi lưỡng lự một chút, người chủ con ngựa bằng lòng vì thấy rằng con vật có vẻ như không thể nào đứng dậy được nữa. Chàng thanh niên chạy đến bờ sông mượn chiếc thùng múc nước về đổ cho ngựa uống. Anh vuốt ve con vật tỏ vẻ thương yêu, không ngờ vài phút sau đó thì con ngựa đứng dậy được. Thì ra con vật chỉ vì khát nước và mệt lả người cho nên mất sức chứ chẳng bệnh hoạn gì cả. Khi con ngựa đã hoàn toàn bình phục, anh ta cỡi con ngựa tiếp tục lên đường.
    Ði đến trước một tòa nhà kia thì có một ông già trong nhà chạy ra chận anh lại và năn nỉ mượn đỡ con ngựa. Ông ta cho biết có việc cần kíp cần phải đi xa. Nhớ lời Quán Thế Âm Bồ Tát căn dặn, anh ta vui vẻ nhận lời. Ông già cho biết ông là chủ nhân của căn nhà, ông đề nghị với chàng thanh niên là hãy ở tạm lại căn nhà cho đến khi nào trở về thì ông sẽ trả ơn. Trong trường hợp ông không trở lại thì anh ta sẽ làm chủ căn nhà và luôn cả đất đai rộng lớn chung quanh. Không đợi chàng thanh niên trả lời, ông ta nhảy tót lên lưng ngựa dông tuốt.
    Chàng thanh niên đành phải ở lại trông nom căn nhà. Căn nhà này có đầy đủ tiện nghi, lương thực, tiền bạc nhưng lại không có người vì ông già vừa rời khỏi là người giữ hương hỏa cuối cùng. Ðợi hết ngày này qua tháng nọ vẫn không thấy ông già trở lại, chàng thanh niên "bất đắt dĩ" trở thành chủ nhân căn nhà và đất đai rộng lớn chung quanh. Trải qua nhiều năm anh ta sống một cuộc đời thật đầy đủ về vật chất, lúc đó anh ta mới sực nhớ lại lời dạy của Quán Thế Âm Bồ Tát. Thì ra người đã chỉ đường cho anh trở thành triệu phú nhờ vào lòng thương người, sự quan tâm, tánh bao dung và chỉ đơn giản có vậy mà thôi.
    Trên đây là một câu chuyện ngụ ngôn nhà Phật của xứ Nhật Bản. Ngụ ý của câu chuyện này nói lên rằng đa số con người sống trong cõi đời ai ai cũng muốn mưu cầu cho mình một cuộc sống thật đầy đủ. Những người đã giàu sang thì lại muốn tinh thần và sức khỏe của họ cũng được dồi dào. Thế nhưng rất khó mà định nghĩa được thế nào là giàu cho đủ với lòng mong ước của con người. Theo định nghĩa của nhà Phật, giàu có không thể đo lường bằng số lượng ít nhiều của tiền bạc, mà là căn cứ vào sự rộng rãi, từ tâm bố thí của bạn. Những người có thể cho đi những gì họ có trong người mới có thể gọi là giàu. Những người lúc nào cũng khư khư giữ lấy cho riêng mình thì dù tiền bạc của họ có chất đầy kho đi nữa thì cũng chỉ được xem là người rất nghèo nàn về mặt từ tâm mà thôi.
    Vì vậy con đường chân chính để chỉ dẫn bạn tìm đến sự sung túc không phải để tìm nhiều của cải vật chất, không phải để tìm sự thành công trên danh lợi, mà là quí trọng mỗi một món đồ vật trên tay của bạn, quan tâm đến từng người mà bạn gặp gỡ, lúc nào cũng có thể giúp đỡ cho kẻ khác, bố thí cho kẻ khác.
    Thế nào mới gọi là một con người có lòng dạ bố thí ? Ðó là một con người biết tạo duyên, tạo phúc, giúp đỡ những người khốn cùng, dù là với người chỉ lần đầu gặp gỡ. Ðó mới chính là sự bố thí cao cả, cho ra mà không bao giờ tiếc rẻ, nên nhớ một điều, cho mà còn tiếc, chứng tỏ rằng bạn chưa phải là một người rộng lượng, giàu có lòng nhân.
    Người Trung Hoa có một câu ngụ ngôn "Một cọng cỏ, một giọt sương", nghĩa là mỗi một con người sinh ra đều có những phúc phần khác nhau, cọng cỏ nhỏ thì nhận được giọt sương nhỏ, lá cây lớn thì nhận được giọt sương to, dù có miễn cưỡng cũng không được. Họ còn có một câu nói là "Cọng rơm có thể làm té con ngựa", hay nói ngược lại, biết đâu ta chẳng thành công chỉ vì một cọng rơm nhỏ bé. (Như chàng thanh niên trong câu chuyện này).
    Bí quyết để làm giàu chẳng qua là biết tạo duyên, tạo phúc và bố thí. Tạo duyên, tạo phúc khiến cho chúng ta cảm thấy lòng dạ được quang minh lỗi lạc. Bố thí khiến bạn thực sự trở thành một người giàu có, sự giàu có tinh thần mà không một triệu phú nào trên thế gian này có thể so sánh được.
  10. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    CHÂN THÀNH
    Ðời, sự tuôn trào bất diệt ấy, không thể nằm yên trong một hình thức nhất định nào. Ta dừng lại một nơi nào đó, trong thời gian hay không gian, là tự phản bội, là từ bỏ cuộc đời. Vì sống là đi chứ không phải đứng lại.
    Trong mấy năm lại đây, cuộc thế đổi thay một cách nhanh chóng chưa từng thấy bao giờ. Em có cảm tưởng như đang ngồi trong rạp hát. Và khó chịu nhất là trên sân khấu, quanh đi quẩn lại chỉ chừng ấy con hát, thay đổi mặt mày, sắm đủ vai lớp, trung đấy và nịnh cũng đấy, ác đấy và thiện cũng đấy, vào cửa này là bằng hữu, qua cửa kia là kẻ thù. Lòng người xoay như chong chóng. Em cảm nghe một nỗi trơ trọi vô cùng, bạn bè với ai đây, chân thành với ai đây ?
    Ngọn cỏ xoay chiều theo hướng gió, đã đành vì nó là vật vô tri. Em chỉ ngạc nhiên sao lòng người cũng dễ dàng uốn rạp mình theo mọi xu hướng thế được ? Ðấy là điều đáng buồn và tủi nhục nhất của con người.
    Trái lại, có một hạng người khác, tuy không đáng khinh bỉ, nhưng lại đáng e ngại hơn. Ấy là hạng giữ độc quyền về tin tưởng của mình, nên đã độc đoán, tàn nhẫn với những kẻ không tin tưởng như họ. Họ làm như chân lý là của riêng họ, và ai không theo họ là những kẻ tà ngụy không đáng chung sống dưới một vùng trời. Thái độ ấy tạo ra bao nhiêu tai hoạ, mà kết quả chỉ có thể là sự thoái hoá, nếu không phải là sự diệt vong.
    Xưa kia, trừ Phật giáo, nhiều tôn giáo đã gây ra không biết bao nhiêu cuộc tàn sát, giết chóc, chỉ vì muốn giữ độc quyền về tín ngưỡng. Cái hoạ ấy chưa hết, quyền tự do tín ngưỡng chưa được áp dụng triệt để ở mọi chân trời, thì ngày nay tiếp theo cái hoạ độc quyền phát xít ?
    Có cần phải áp bức, ác độc, giết chóc nhiều hơn nữa mới hiểu rằng chân lý là một điều rất tương đối, mọi hoàn cảnh tạo ra những tư tưởng khác nhau, và những phương pháp tàn bạo để bắt kẻ khác theo mình chỉ làm cho người ta xa lánh mình hơn nữa.
    Có lẽ không ai không hiểu như thế. Nhưng khi người ta đã tin tưởng một cách chân thành vào giá trị tuyệt đối của một học thuyết, chủ nghĩa quỷ và dễ độc đoán với những ai không chia cùng họ một tin tưởng. Có lẽ đấy là trạng thái thông thường về tâm lý ?
    Trong sự tìm chân lý, điều kiện cần thiết đầu tiên là thái độ khoan hoà, rộng rãi. Không ai có quyền viện sự chân thành với tin tưởng riêng của mình để độc đoán tàn bạo với những kẻ khác. Sự đời có muôn hình vạn trạng, cần có muôn vạn con mắt, lỗ tai để nghe ngóng khắp nơi. Không nên bít kín chúng lại, hay bắt buộc chúng chỉ hướng về một phía. Nếu ai cũng hiểu rằng mọi học thuyết, mọi tư tưởng đều có một mục đích chung là cải thiện đời sống, đưa nhơn loại đến gần sự thật hơn, khi ấy mọi người ở trường này hay phái nọ đều phải nhận thấy rằng mình là những tay thợ đang thực hiện lý tưởng chung; và mọi học thuyết, mọi chủ nghĩa đều là những thí nghiệm để đi đến mục đích chung ấy cả. Vả lại, sao ta dám chắc ta đã đi đúng đường và bao nhiêu kẻ khác đi sai ? Ðối với kho tàng chân lý quý báu mà nhơn loại đã gom góp được qua bao nhiêu thế hệ chảy trôi, mỗi chúng ta chỉ là một kẻ chài lưới đang ra công mò mẫm trong bể sâu huyền bí bao la, là cái vũ trụ này, để lượm lặt những hạt châu chân lý và vứt vào kho báu tinh thần kia. Nhưng để làm tròn sứ mệnh ấy, đã bao lần, ôi đã bao lần và có khi suốt cả một kiếp sống, suốt nhiều kiếp sống chúng ta đã nắm được trong tay một hạt ngọc quý, nào hay khi đưa ra ánh sáng, thì đấy chỉ là một hòn đá sỏi !
    Em tưởng thái độ rộng rãi gần như dè dặt ấy sẽ làm cho người ta không thể hoạt động mạnh mẽ được và cũng khó mà làm cho họ chân thành với tin tưởng họ. Có lẽ đấy là nguyên nhân chính khiến một số đông người đời hay thay đổi lý tưởng của họ như thay áo chăng ?
    Không em ạ, chúng ta phải phân biệt hai hạng người, tuy bề ngoài giống nhau, nhưng kỳ thật xa nhau như trời với vực. Một hạng chỉ biết làm nô lệ cho lòng tham danh, chuộng lợi của họ, nên khi nhận thấy ở đâu có thể thoả mãn được dục vọng thấp hèn là ngã ngay vào đấy. Hạng ấy tất nhiên chỉ để chúng ta khinh bỉ.
    Nhưng có một hạng người khác, đáng kính chớ không thể khinh được. Ấy là hạng chỉ biết phụng sự chân lý. Họ có thể ruồng bỏ tất cả, tiền tài, danh vọng, bản thân để lắng nghe tiếng gọi của sự thật. Không một trở ngại nào có thể cản ngăn họ. Họ chính là những người chân thành nhất, chân thành với sự thật, với cuộc đời. Và chỉ có sự chân thành ấy là quí báu nhất. Bao nhiêu thứ chân thành khác chỉ có một giá trị tương đối, tạm bợ mà thôi. Cuộc đời là một sự tiến bộ, mọi sự vật đều phải đổi thay. Một lý thuyết, một chủ trương dù hay ho bao nhiêu cũng chỉ sống được một thời. Trên bước thang tiến bộ, chúng chỉ là những cấp bậc mà nếu muốn trèo cao, chúng ta bắt buộc phải dẫm lên và rời bỏ chúng lại.
    Con tằm phá bỏ cái kén trong ấy nó đã tự giam để tuân theo nhịp sống. Ðời sống tinh thần phải thoát ra những hình thức nhất thời để được tồn tại mãi mãi. Con tằm sống cho sự sống, không phải sống cho cái kén. Nếu nó trung thành với cái kén, nó sẽ tự giam mình chết trong đó. Ðể được thích hợp với cuộc đời rộng rãi, không bờ bến, và luôn luôn biến đổi,chúng ta bắt buộc phải san bằng những gì chia rẽ ngăn cách, rời bỏ những gì nhất thời tạm bợ. Như thế gọi là chân thành với cuộc đời, với sự sống. Mà có chân thành với cuộc đời, với sự sống mới mong đi sát lẽ thật, vì lẽ thật nằm trong sự sống linh động, nóng hổi, đổi thay.
    Về tinh thần cũng như vật chất, dừng lại, tự trói buộc lại, ở một nơi nào đó trong thời gian hay không gian, là tự huỷ. Sống, nghĩa là luôn luôn chọn lọc và tiến triển.

    (st)
    [nick][/]
    Được tpm sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 21/01/2005

Chia sẻ trang này