1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đâu Là CHÂN HẠNH PHÚC

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi tpm, 12/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. foolishbeats

    foolishbeats Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0
    HEY ***Y!!!!!!
  2. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Sân Hận và Nhẫn Nhục (i)
    Nguyễn Đức Lâm, Win Visions, Aug 25, 2005
    Tôi còn nhớ đã đọc câu chuyện sau đây về cuộc đời Đức Phật do Đạo sư OSHO kể lại trong một bài thuyết giảng của Ông về thói quen phản ứng của con người:
    Một hôm Đức Phật đang thuyết pháp thì có người đến và nhổ vào mặt Ngái, Ngài lau mặt và hỏi người ấy: ?oCòn gì nữa không? Ông còn gì để nói không?? Người đó vô cùng sửng sốt vì không thể ngờ đựơc có một người như thế, bị mình nhổ vào mặt và vẫn bình tĩnh hỏi lại: ?oCòn gì nữa không?. Ông ta không hề kinh nghiệm như thế bao giờ. Thường thì người bị chửi ***g lộn lên và chửi lại. Hoặc nếu là người nhát gan hay yếu đuối thì người ấy sẽ mỉm cười và năn nỉ. Nhưng Đức Phật khác hẳn. Ngài không tức giận, không cảm thấy bị sỉ nhục, mà cũng không hèn nhát. Nhưng Ngài hỏi một cách thản nhiên, ?oCòn gì nữa không?? Đó không phải là một phản ứng.
    Nhưng các đệ tử của Ngài thì nổi cơn điên. Họ phản ứng lại. Đại đệ tử của Ngài là Ananda nói, ?oTên kia hỗn láo thật, và chúng con chịu hết nổi rồi. Chúng con không muốn đếm xỉa đến giáo huấn của Thầy nữa, và chúng con muốn dạy cho hắn một bài học là không phải hắn muốn làm gì thì làm. Hắn cần phải bị trừng trị. Bằng không thì ai cũng có thể làm được như thế.?
    Đức Phật nói, ?oĐừng nói nữa. Hắn có nhục mạ ta đâu! Nhưng con đã nhục mạ ta. Nó từ xa tới, hoàn toàn xa lạ. Chắc là hắn nghe nhiều người đàm tiếu về ta rằng, ?oTa là một người vô thần, một người nguy hiểm đã đầu độc đầu óc con người, một tên *********, đồi phong bại tục.? Có lẽ vậy nên hắn mới có ý tưởng không tốt về ta. Hắn không nhổ vào mặt ta, mà nhổ vào cái ý tưởng ấy, nhổ vào cái ý tưởng của hắn về ta bởi vì hắn có biết rõ về ta đâu nên sao hắn có thể nhổ vào ta được??
    ?oNếu suy nghĩ cho kỹ?, Đức Phật nói, ?othì hắn đã nhổ vào chính tâm trí của hắn. Ta không dự phần trong đó, và ta nhận thấy rằng con người đáng thương ấy còn muốn nói thêm nữa, bởi vì đó là một cách để nói - nhổ là một cách để nói gì đó. Có nhiều lúc ta cảm thấy ngôn ngữ không thích hợp - chẳng hạn trong tình yêu, khi nóng giận, khi hận thù, khi cầu nguyện. Có những khoảnh khắc nóng bỏng mà trong đó ngôn ngữ bất lực. Lúc đó chỉ có hành động mới thích ứng. Khi yêu điên cuồng ta hôn, hoặc ôm chặt lấy người yêu, thì ta làm gì thế? Ta muốn nói gì đó. Khi tức giận, khi giận điên lên được thì ta đánh, ta nhổ vào mặt người khác. Ta muốn nói gì đó qua hành động ấy. Ta hiểu rõ hắn lắm. Có lẽ hắn còn muốn nói thêm nữa nên ta mới hỏi, ?oCòn gì nữa không??
    Người ấy chưa hết kinh ngạc thì Đức Phật nói với chúng đệ tử rằng, ?oTa giận các ngươi hơn. Các ngươi biết rõ về ta, đã ở với ta nhiều năm mà vẫn phản ứng như thế.?
    Bối rối và lung túng, người ấy trở về, trằn trọc cả đêm. Khi đã gặp một vị phật thì bạn rất khó mà ngủ yên được như từ trước. Ông ta bị dằn vặt về chuyện ấy. Ông ta không hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Ông ta run rẩy mồ hôi dầm dìa. Chưa bao giờ ông ta gặp một người lạ lùng như thế; ông ta bị khủng hoảng, thần trí bị đảo lộn hết trơn.
    Sáng hôm sau ông ta trở lại và qùy xuống dưới chân Đức Phật. Ngài hỏi ông ta, ?oÔng còn gì để nói nữa không?. Ông đã nói những gì mà ngôn ngữ không thể nói được. Khi đến quỳ dưới chân Ngài ông đã nói những điều mà ngôn ngữ bình thường không thể diễn tả được, những cái mà ngôn ngữ rất nghèo nàn; ông không thể nói được những gì ông muốn nói?. Đức Phật quay lại nói với Ananda, ?oNày Ananda. Ông ấy lại đến. Ông ấy là người có nhiều cảm xúc. Ông ấy không nói gì nhưng đã nói tất cả.?
    Người ấy nhìn Đức Phật và nói, ?oXin Ngài hãy tha thứ cho con. Xin tha lỗi cho những chuyện con đã làm ngày hôm qua.?
    Đức Phật nói, ?oTha thứ? Nhưng ta không phải là người mà ông nhổ vào mặt ngày hôm qua. Bao nhiêu là nước sông Hằng đã chảy qua; nó không phải là sông Hằng ngày hôm qua. Mỗi người là một dòng sông. Người mà ông đã nhổ vào mặt không còn nữa. Ta trông giống người ấy, nhưng ta đã khác rồi; nhiều chuyện đã xảy ra trong hai mươi bốn giờ qua! Nhiều nước đã chảy qua cầu. Ta không thể tha thứ cho ông bởi vì ta chẳng oán hờn gì ông cả.?
    ?oVà ông là người mới đến. Ta có thể thấy được rằng ông không phải là người đã đến đây hôm qua, bởi vì người ấy vô cùng giận dữ. Ông ta đã nhổ vào mặt ta. Còn ông thì qùy dưới chân ta. Sao ông có thể là người ấy được! Ông không phải là người đó. Vậy hãy quên đi.Hai người ấy - người bị nhổ và người nhổ - cả hai đã không còn nữa. Hãy đến gần dây. Hãy nói về chuyện khác.? (1)
  3. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Sân Hận và Nhẫn Nhục (ii)
    Nguyễn Đức Lâm, Win Visions, Aug 25, 2005

    Câu chuyện kể trên đối với tôi thật là thích thú và khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi đã kể lại chuyện này cho những người thân trong gia đình và bằng hữu nghe trong những khi mạn đàm về cuộc sống vì câu chuyện này đã cho tôi thấy một số điều thật là ý nghĩa:
    Điều thứ nhất là qua cuộc đối thoại giữa Đức Phật và người đàn ông kia, Ngài đã vạch ra cho ông ta thấy tính cách vô thường và sinh động của cuộc đời: ?oBao nhiêu là nước sông Hằng đã chảy qua; nó không phải là sông Hằng ngày hôm qua. Mỗi người là một dòng sông.. nhiều chuyện đã xảy ra trong hai mươi bốn giờ qua!?
    Điều thứ hai là dù có tu hành, nhưng nếu chưa giác ngộ thì con người dù là đệ tử hay đại đệ tử của Đức Phật như Ananda vẫn còn đầy lòng sân hận và thói quen phản ứng.
    Điều cuối cùng là đối với cùng một sự viêc ?omột người đàn ông lạ nhổ vào mặt Đức Phật trong lúc Ngài đang thuyết pháp?, tôi thấy có hai thái độ khác nhau rõ rệt:
    Một bên là các đệ tử của Đức Phật, trong số dó có Ananda, một đại đệ tử của Ngài. Họ ?onổi cơn điên?. Đây là loại phản ứng của đại đa số mà chúng ta thường nghe kể lại hoặc mục kích trong đời sống hàng ngày.
    Một bên là Đức Phật. Ngài đã tỏ ra rất bình thản trước hành động sỉ nhục của người đàn ông kia. Đã lắng nghe Ông ta với tâm từ bi. Ngài đã lập tức yêu cầu Ananada ?oĐừng nói nữa? vì Ngài không cảm thấy người đàn ông lạ kia nhục mạ Ngài. Trái lại Ngài ?onhận thấy rằng con người đáng thương ấy còn muốn nói thêm nữa? . Ngài nói ?oTa hiểu rõ hắn lắm. Có lẽ hắn còn muốn nói thêm gì nữa nên ta mới hỏi ?ocòn gì nữa không??. Thái dộ của Đức Phật, cách hành xử của Ngài theo đại sư OSHO là đáp ứng chú không phải là phản ứng. (2)
    Kết quả là gì? Kết qủa là người đàn ông kia đã ?obối rối?, đã ?otrằn trọc cả đêm?. Ông ta đã bị ?odằn vặt? vì chuỵện nhổ vào mặt Đức Phật. Ông ta bị ?okhủng hoảng? đến độ ?othần trí bị đảo lộn hết trơn?. Cuối cùng, ?osáng hôm sau, ông ta trở lại và qúy dưới chân Đức Phật ?o và xin Ngài tha thứ. Như vậy Ngài đã cảm hóa được người đàn ông kia.
    Ngược lại, giả thử nếu để mặc cho Ananda và các đệ tử Đức Phật phản ứng theo ý muốn thì hậu qủa thật khó lường. Người lạ mặt kia có thể bị hành hung và bi thương vong, rồi những người thân hoặc bằng hữu của Ông ta sẽ có hành động trả thù và cứ như thế oán thù chồng chất liên miên như vẫn thường xảy ra giữa các cá nhân, phe nhóm, sắc tộc, quốc gia, chủng tộc và tệ hại hơn nữa giữa các tôn giáo từ xưa đến giờ! Người ta đã nhân danh những điều cao đẹp, những mỹ từ như ?otrung, hiếu, tình, nghĩa, v.v.? để đeo đuổi những ?omối thù truyền kiếp?, những ?omối hận ngàn đời? để rồi ?ohận tình mang xuống tuyền đài khôn nguôi? vì hận thù chẳng bao giờ hết cả.
    Đại sư OSHO giải thích rằng thái độ của các đệ tử của Đức Phật là một phản ứng theo ?othói quen trong qúa khứ?, ?otheo tâm trí?.
    Ngược lại, đáp ứng không tùy thuộc vào kinh nghiệm hay thói quen trong qúa khứ mà tùy thuộc vào sự nhạy cảm đối với hiện tại. ?oĐáp ứng là hoàn toàn sống động trong từng khoảnh khắc, tại đây và ngay bây giờ.? (3)
    Đáp ứng là thái độ của người không còn ngã chấp, có lòng bình thản, tâm từ bi và hạnh nhẫn nhục cao thâm.
    Trong đời sống hàng ngày, Người biết đáp ứng như Đức Phật, một bậc toàn thiện, toàn giác. đại từ, đại bi, hỏi có dược bao nhiêu!
    Khi bị sỉ nhục hoặc thấy người mình kính trọng và yêu qúy bị sỉ nhục, những người có phản ứng nổi điên và giận dữ như các đệ tử của Đức Phật từ xưa đến nay nhiều vô số kể.
    Nếu truy nguyên nguồn gốc của phản ứng giận dữ trong các kinh tạng của Phật giáo thì ta thấy phản ứng giận dữ là do sân hận mà ra .(4)
    Theo Ngài Nina Van Gorkum thì trong tạng Luật (Đại phẩm ?" Mahavagga X. 349) Đức Phật đã dạy cho các tỳ khưu là:?ohận thù không làm lắng dịu được hận thù. Ở đây và bất cứ lúc nào, không hân thù mới làm lắng dịu được hận thù: đây là định luật vĩnh cửu? (5)
    Tăng Chi Bộ Kinh (Pháp 7 chi, chương 6, kinh số 10 ) có ghi lại rằng khi giảng cho các Tỳ Khưu về các hậu qủa của sân hận, Đức Phật đã đưa ra thí dụ như sau:
    Có những người vì sân hận mà mong kẻ thù của mình ?okhó ngủ? hoặc ?omất ăn mất ngủ?, thì ?o? hạng người này sân hận, bị sân hận chinh phục, bị sân hận chi phối và dù người ấy nằm trên giường có chăn êm nệm ấm, đấy đủ tiện nghi ăn ngủ nhưng người đó nằm thao thức trong niềm đau nỗi khổ do sân hận hành hạ.? (6)
    Khi nói về hậu qủa của sự giận dữ, tác phẩm Hành Hạnh Bồ Tát có ghi mấy câu:
    Bao nhiêu công đức tốt đẹp
    Tích lũy trong một ngàn kiếp
    Như bố thí, cúng dường chư Phật
    Tất cả đều tiêu tan trong một cơn giận dữ (7)
    Được vtdnguyen sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 01/09/2005
  4. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Sân Hận và Nhẫn Nhục (iii)
    Nguyễn Đức Lâm, Win Visions, Aug 25, 2005

    Ngài Chandrakirti (tiếng Việt dịch là Nguyên Xứng) khi giảng về hậu qủa của sân hận cũng nói:
    Khi bạn nổi sân với những Pháp tử của Phật
    Là bạn phá hủy trong giây lát
    Tất cả đức hạnh tích lũy trên một trăm kiếp.
    Bởi thế không có tội nào tệ hơn là sự mất kiên nhẫn (8)
    Trong cuốn, ?oThe Way to Freedom? (Hướng Đến Con Đường Giải Thoát), Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về lý do tại sao chúng ta không nên giận dữ và sân hận:
    ?oKhi có người nào hãm hại bạn, bạn chớ nên cáu giận và trả thù, mà hãy tri nhận rằng kẻ kia không tự kềm hãm được tình cảm của họ. Người đó chẳng làm như vậy ví cố ý mà chỉ vì bị ảnh hưởng bởi những tình tự tiêu cực đó thôi. Nguyên do chánh yếu khi nào người đó sân tức và hãm hại bạn là vì y không ngừng bị khống chế bởi phiiền não. Bạn hãy phát khởi tâm niệm trắc ẩn và bi tâm thay vì nổi giận. Điều đơn giản nhất là, nếu những người nào có thể chế phục được tình cảm của họ thì họ chẳng bao giờ hãm hại bạn bởi vì những gì họ tầm cầu cũng là an lạc hạnh phúc mà thôi.? (9)
    Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nhấn mạnh rằng ?oNhững người chung quanh cũng sẽ không được an lạc vì sự sân tức đã gây tạo nên bầu không khí xấu xa quanh bạn. Phẫn nộ và sân hận thiêu đốt khả năng phán đoán của bạn; thay vì hồi báo ân đức, cuối cùng bạn lại phiền muộn và thậm chí sanh tâm trả thù. Nếu nội tâm chất chứa dẫy đầy thịnh nộ và sân hận, thì dẫu với những sung mãn vật chất, bạn cũng sẽ chẳng mảy may vui sướng nào vì bạn sẽ liên tục bị tình cảm dày vò. Tri nhận được điều này, bạn hãy tận lực tu hạnh nhẫn nhục và hãy cố gắng lìa bỏ tâm sân và tâm hận.? (10)
    Biết dược sân hận do đâu mà ra, ý thức được những hậu qủa tai hại của sân hận, nhưng làm cách nào để giải trừ sân hận?
    Theo Ngài Khantipa`lo Bikkhu, ?oMột người thuộc Sân tánh thì nhạy bén khi nhìn thấy các điều không ưa, không thích. Nhưng với tu tập, vị ấy có thể thay đổi cái đặc tính không lành mạnh này sang sự nhạy bén trong việc nhìn thấy các ý nghĩa trong Phật pháp?. Ngoài ra, ?ongười thuộc loại căn tánh bị chế ngự bởi Sân, dù thuộc căn tánh khó khăn, cũng phải phát triển đức tính Hòa ái.?.
    Ngài Khantipa?Tlo Bikkhu nhấn mạnh rằng sự chú tâm đến việc đối đãi với kẻ khác và môi trường sống rất quan trọng trong việc phát triển đức tính Hoà ái. ?o?sống ở một nơi mà người ta không khơi dậy được sự sân hận...dần dần người ấy sẽ học được sự kiên nhẫn và từ hòa?.
    Ngài khuyên, ?othiền quán về những đức hạnh của Đức Phật?, đặc biệt là hạnh Nhẫn nhục sẽ giúp người mang tâm sân hận và có Sân tánh giảm bớt dần dần tâm Sân, tánh Sân trong khi phát triển đức tính Hòa ái trong thời gian tu tập (11).
    Thiền quán hay thiền định, theo Đức Đạt Lai Đạt Ma, là ?otrạng thái tâm lý chuyên tâm nhất trí đối với thiện cảnh?. Thiền Định cũng là phương cách tu tập để chuyện hoá tâm thức bình thường, tán loạn và khó chế phục của con người thành tâm thức có thể kiểm soát và điều ngự được tới mức độ thiền giả có thể nhắm đến bất cứ thiện cảnh nào mà họ lưa chọn. Muốn cho sự thiền định có hiệu qủa, thiền giả phải thiền quán một cách có hệ thống.- thế ngồi toạ thiền và điều hòa hơi thở đúng cách - dưới sự hướng dẫn của các thiền sư hoặc thiền giả có kinh nghiệm. Lúc khởi sự, người thực hành thiền quán phải bắt đầu bằng việc toạ thiền với những thời khóa ngắn và gia tăng dần dần tùy theo khả năng của mỗi người. (12)
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tác giả cuốn ?oGiận? do Lá Bối xuất bản năm 2004 đề nghị phương pháp giải hóa giận dữ, sân hận bằng cách tập lắng nghe người đang giận dữ với tâm từ bi, thực tập hơi thở chánh niệm (hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười), để ý đến vấn đề ăn uống (ăn vừa đủ no, bớt ăn thịt mà ông cho là loại thức ăn mang nhiều chất sân hận), và thực tập Năm Chánh Niệm (Con nguyện tôn trọng sự sống, không sát hại sinh mạng?; con nguyện học theo hạnh từ bi để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người, mọi loài..; con nguyện không tà dâm..không ăn nằm với những người không phải là vợ hay là chồng của con..; con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người ?; con nguyện không uống rượu, không xử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có chất độc tố trong số đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò?) (13)
    Sách về Thiền và các phương pháp thiền quán bằng Việt ngữ hiện có bày bán tại hầu hết các tiệm sách Việt-nam. Trong số này có cuốn ?oSen Búp Từng Cánh Nở? của Thích Nhật Hạnh là một tài liệu giản dị, hữu ích gồm ?o:những bài thiền tập hướng dẫn có công năng chuyển hoá và trị liệu?.(14)
    Phần trên đã bàn về giận dữ và sân hận, trong phần này người viết xin được trình bày một số điều về nhẫn nhục.
    Khi bàn về Nhẫn nhục, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng ?oNhẫn nhục là một trạng thái nhẫn nại tự chế khi đối diện với những hãm hại trừng phạt của kẻ khác? .Tự chế và không phiền não trước những hãm hại, sỉ nhục của người khác là loại nhẫn nhục đầu tiên mà chúng ta có thể luyện tập được. Loại nhẫn nhục thứ hai là ?otự nguyện gánh vác các khổ đau và ách nạn? và loại nhẫn nhục thứ ba là ?okham nhẫn mọi cực khổ khi dấn thân tu hành theo giái pháp của Phật.? (15)
    Theo Hoà Thượng Tuyên Hóa (Venerable Master Hua), người Trung Hoa thì ?oPháp môn quan trọng nhất của người tu hành là pháp nhẫn nại?. Ngài kể rằng tiền thân của Đức Phật là Bồ Tát Thường Bất Khinh, một vị Bồ Tát chuyên tu hạnh nhẫn nại. Để tỏ lòng kính trọng mọi người vì coi họ là các vị ?oPhật sẽ thành?, Ngài gặp ai cũng lạy. Có người không thích được lạy đã đá vào mặt Ngài khiến Ngài bị gẫy hai răng cửa. Bị đánh đập như vậy mà Ngài vẫn chẳng sân hận, vẫn tiếp tục đứng xa mà lạy để thực hành hạnh nhẫn nhục Ba-la-mật. (16).
    Người xưa thường nói ?oMột sự nhịn, chín sự lành?. Điều này cũng giống như hai câu kệ sau đây:
    Nhẫn phiến khắc, phong bình lãng tĩnh,
    Thối nhất bộ, hải khoát thiên không.
    (Nghĩa là: Nhẫn một giây, gió im sóng lặng.
    Lùi một bước, biển rộng trời trong.) (17)
    Trong chuyến viếng thăm Pháp quốc năm 1993, khi thuyết giảng về tôn giáo và hạnh phúc của con người, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh rằng:?Trong đời sống này chúng ta sẽ có kẻ thù, những người có ý muốn hoặc đang thật sự hãm hại ta. Tuy nhiên yếu tính căn bản của Phật giáo, đặc biệt Phật giáo Đại thừa, là lòng nhân ái, từ bi và bồ đề tâm, tâm thức của giác ngộ. Thế nên nếu sự giận dữ và thù hận phát khởi trong ta, sức mạnh của lòng từ bi và tinh thần giác ngộ của ta phải có đủ năng lực để chống lại chúng. Bởi vậy nhẫn là một đức tính cần thiết mà mỗi người Phật tử cần phải có. Không có hạnh nhẫn nhục không thể thực hành Bồ Tát Đạo.? (18)
    Đức Đạt Lai Đạt Ma không phải là người giảng lý thuyết xuông. Không những Ngài luôn luôn cổ võ và ca ngợi việc thực hành hạnh nhẫn nhục và tinh thần bất bạo động, mà ngài còn kiên trì áp dụng hạnh nhẫn nhục và phương pháp bất bạo động trong đời sống của Ngài Cụ thể là hiện nay, mặc dù đang sống lưu vong, Ngài vẫn lãnh đạo cuộc vận động giải phóng cho nhân dân Tây Tạng khỏi ách nô lệ của Trung Quốc bằng phương pháp bất bạo động theo gương Ngài Mathatma Gandhi của Ấn Độ.
    .Ngài tin rằng ?oTừ bi, hỉ xả, hy vọng và nhẫn nhục là những tình cảm tốt đẹp mà tất cả các tôn giáo lớn đều cố gắng phát huy và củng cố.? (19)
    Lời Kết:
    Sân hay sân hận là một trong ba nguồn gốc phiền não của đời sống. Giảm trừ hay đoạn diệt được tâm Sân, tánh Sân hay ít ra bớt đi được những phản ứng giận dữ khi nghe những điểu không ?othuận nhĩ? chắc sẽ giúp ta giảm thiểu được phiền não và gia tăng cơ hội sống vui vẻ hơn.
    Nhẫn hay nhẫn nhục là một trong Lục Độ Ba La Mật - Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Huệ - trong tiến trình tu tập của Bồ Tát.
    Đề tài Sân Hận và Nhẫn Nhục nếu luận bàn cho rốt ráo cũng cần nhiều thì giờ và công phu. Bài viết ngắn này do đó không tránh được thiếu sót.
    Nói thì dễ mà làm thì bao giờ cũng khó. Nếu không thực hành những điều mình học hỏi được thì dù có biết nhiều cách mấy cũng chỉ là vô ích.
    Sau cùng, xin mượn mấy câu kệ sau đây để kết thúc bài viết này:
    Mọi sự qua suông sẻ
    Khó xả duy nổi nóng
    Nếu qủa không tức giận
    Đó là hòn ngọc qúy
    Lại không biết hận người
    Sự việc đều trôi chảy
    Phiền não chẳng hề sanh
    Lấy đâu tạo oan nghiệt?
    Thường chỉ rặt trách người
    Khổ đau chuốc mãi mãi. (20)
    Nguyễn Đức Lâm,
    San Jose, Hè 2005, Mùa Vu Lan
    Tài liệu tham khảo:
    (1) (2) (3) OSHO, ?oTình Yêu và Hạnh Phúc?, bản dịch của Vạn Sơn, Osho International Foundation xuất bản tại California 2004, tr. 114-119.
    (4), (5) (6) NINA VAN GORKUM, ?oAbhidhamma in the Daily Life?, bản dịch Việt ngữ tựa đề ?oTâm Lý và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống?, Tỳ Kheo Thiện Minh biên dịch, xuất bản tại Việt-nam, 2001, tr. `85-98.
    (7) (8) PABONGKA RINPOCHE, ?oLiberation in the Palm of Your Hand?A Concise Discourse on the Path to Enlightenment?, e***ed by Trijang Rinpoche, bản dịch Việ ngử của Thích Trí Hải, tựa đề ?oGiải Thoát Trong Lòng Bàn Tay?, Quyển Thượng, Xuân Thu xuất bản, 1998, tr. 294-295.
    (9) (10) (12) (15) THE DALAI LAMA, ?oThe way to Freedom?, tài liêu song ngữ, bản dịch tiếng Việt ngữ, tựa đề ?oHướng Đến Con Đường Giải Thoát?, Nguyễn Thúy Phượng dịch, Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới xuất bản tại California, Hoa-kỳ năm 1999, tái bản năm 2000, tr. 456-470.
    (11) KHANTIPA?TLO BIKKHU, ?oBuddhism Explained?, 1967, bản dịch Việt ngữ, tựa đề ?oTìm Hiểu Đạo Phật?, Chơn Thiện dịch, Viện Nghiên Cứu Phật Học Viêt Nam ấn hành, tr. 163-164.
    (13) NHẤT HẠNH, ?oAnger? (Wisdom for Cooling the Flames), bản dịch Việt ngữ của Chơn Đạt, tựa đề ?oGiận?, Lá Bối xuất bản tại California, 2004, tr. 4-5, 15-21, 253-258.
    (14) THÍCH NHẤT HẠNH, ?oSen Búp Từng Cánh Nở?, Lá Bối xuất bản tại California, năm 1994.
    (16) (17) (20) HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA (Veberable Master Hua?Ts Talks on Dharma), quyển 5, Buddhist Text Translation Society tại Hoa-kỳ phiên dịch và xuất bản, 2005, tr. 101-105., 183-184,
    18) (19) THE DALAI LAMA, ?oBeyong Dogma?, bản dịch Việt ngữ của Tâm Hà Lê Công Đa, tựa đề ?oVượt Khỏi Giáo Điều?, xuất bản 2005 (không đề nhà xuất bản), tr. . 85 -86.
  5. tpm

    tpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    NGUỒN GỐC HẠNH PHÚC
    "Tôi tin là mục đích chính của cuộc đời là tìm cầu hạnh phúc. Điều đó thật rõ ràng. Dù ta tin vào tôn giáo hay không, dù ta tin vào tôn giáo này hay tôn giáo kia, tất cả chúng ta đều tìm cầu điều tốt đẹp hơn trong đời sống. Vấy nên, tôi nghĩ rằng, động cơ chính của cuộc đời là tiến tới hạnh phúc."
    Bằng những lới nói ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trước một số cử tọa đông đảo tại Arizona cốt lõi thông điệp của Ngài. Nhưng việc cho rằng mục đích của đời sống là hạnh phúc dấy lên câu hỏi trong tâm tôi. Sau này, khi không có ai, tôi hỏi Ngài:"Ngài có hạnh phúc không?"
    "Có" Ngài trả lời. Ngài ngưng một chút và thêm "Có .. chắc chắn có". Có một sự thành thực thanh thản trong giọng nói của Ngài để lại không chút nghi ngờ - một sự thành thực phản ảnh ở vẻ mặt và trong ánh mắt của Ngài.
    "Nhưng có phải hạnh phúc là mục tiêu hợp lý cho hầu hết tất cả chúng ta không? Tôi hỏi, "Có thể thực sự có được không?"
    "Được. Tôi tin là hạnh phúc có thể đạt được do sự huân luyện tâm"
    Chúng ta bắt đầu với tiền đề căn bản là mục đích đời ta là tìm cầu hạnh phúc. Nhìn nhận hạnh phúc như một mục tiêu thực sự, ta có thể bước đi với những bước tích cực để thành công. Và ta bắt đầu nhận ra những yếu tố dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc hơn, chúng ta sẽ học hỏi cách tìm cầu hạnh phúc, đem lợi ích không chỉ cho cá nhân mà cho gia đình và cả xã hội nói chung.
    NGUỒN GỐC HẠNH PHÚC
    Hai năm trước, một người bạn tôi có một sự may mắn bất ngờ. Muời tám tháng trước đó, cô ấy đã bỏ nghề làm y tá để đi làm việc cho hai người bạn bắt đầu mở một công ty y tế. nhỏ Hãng này thành công nhanh chóng, và chỉ trong vòng mười tám tháng họ được một hãng lớn mua lại bằng một món tiền lớn. Vì đã tham gia ngay từ lúc thành lập, dần dần bằng quyền mua cổ phần, bạn tôi đã nổi bật lên sau khi mua hầu hết các cổ phần - đủ cho cô ta có thể về hưu ở tuổi 32.
    Cách đây không lâu tôi gặp cô và hỏi cô hưởng sự vui vẻ ra sao với sự về hưu của cô. Cô nói
    " Thật là tuyệt diệu khi có thể đi du lịch và làm những việc mà tôi hằng mong muốn".
    Nhưng, cô nói thêm," Lạ lùng là sau khi những hân hoan vì được nhiều tiền qua đi, tất cả mọi sự trở lại bình thường. Tôi muốn nói là có những thứ khác biệt - tôi mua một cái nhà và đồ đạc- nhưng nói chung tôi cũng chẳng thấy hạnh phúc nhiều hơn trước đây"
    Cũng trong khoảng thời gian mà bạn tôi thu được nhiều lờ lãi trời cho ấy, tôi có một người bạn khác cũng cỡ tuổi ấy phát hiện mang vi rút HIV. Tôi có nói chuyện với anh về việc anh đã phải đối phó với tình trạng HIV" như thế nào.
    Anh nói: "Đương nhiên đầu tiên tôi rụng rời cả người. Phải mất gần một năm, tôi mới chấp nhận sự thật là tôi thực sự mang vi rút HIV. Nhưng một năm qua mọi việc đã thay đổi. Dường như tôi ra ngoài hàng ngày nhiều hơn trước đây, và trên cơ sở từng lúc, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn trước. Tôi đúng là có vẻ cảm nhận được chuyện hàng ngày nhiều hơn, và may mắn cho tôi là cho tới này chưa có triệu chứng gì nghiêm trọng về bệnh AIDS cả và tôi có thể thực sự vui hưởng những gì tôi có. Dù cho tôi không mang vi rút HIV, tôi phải công nhận rằng trên một số phương diện nào đó đã biến đổi đời tôi trên những phương diện tích cực."
    "Trên những phương diện nào?" Tôi hỏi anh.
    "Chẳng hạn như anh biết tôi thường có khuynh hướng là một nhà duy vật chủ nghĩa đã thành cố tật. Nhưng trên một năm qua đi đến chấp nhận cái chết của tôi đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới. Tôi bắt đầu khảo sát tính chất tinh thần lần đầu tiên trong đời tôi, đọc nhiều sách về đề tài này và nói chuyện với nhiều người... tôi khám phá ra nhiều điều mà trước đây tôi không bao giờ nghĩ tới. Điều đó khuấy động tôi vào buổi sáng khi thức dạy, xem hôm nay sẽ mang lại gì".
    Hai trường hợp trên làm sáng tỏ cho vấn đề cốt yếu hạnh phúc được định đoạt do tình trạng của tâm hơn là do những biến chuyển bên ngoài.
    Thành công có thể dẫn đến cảm giác phân khởi tạm thời, hay thảm kịch có thể đưa chúng ta vào một giai đoạn thất vọng, nhưng sớm muộn thì toàn bộ mức độ hạnh phúc của chúng ta cũng có khuynh hướng chuyển trở lại điểm xuất phát nào đó. Các nhà tâm lý học gọi tiến trình này là sự thích nghi, và chúng ta có thể thấy nguyên tắc đó hành động ra sao trong đời sống hàng ngày, lên lương, xe mới, hay sự công nhận từ những người cùng địa vị có thể nâng cao tâm trạng của chúng ta một lúc nhưng chẳng bao lâu chúng ta lại trở về với mức hạnh phúc thường lệ.
    Cũng giống như vậy, tranh luận với bạn bè, xe đem sửa tại xưởng chữa xe, hay một vết thương nhẹ có thể đưa chúng ta vào một tâm trạng khó chịu, nhưng chỉ chừng vài hôm sau, tinh thần chúng ta lại trở lại bình thường.
    Khuynh hướng này không bị hạn chế trước những việc vặt vãnh hàng ngày nhưng vẫn còn dai dẳng ngay cả khi ở trong tình trạng hân hoan chiến thắng cực đoan hay thất bại hoàn toàn. Những nhà nghiên cứu khảo sát những người trúng số tại Tiểu Bang Illinois (Hoa Kỳ) và những người thắng trong các cuộc cá độ bóng đá tại Anh chẳng hạn, thấy rằng phân khích cao độ lúc đầu cưối cùng cũng qua đi, và những người thắng trở lại tầm hạnh phúc thường lệ. Và những cuộc nghiên cứu khác đã chứng minh rằng thậm chí cả những người bị đau khổ những vì những hậu quả bi thảm họa điển hình như ung thư, mù, hay tê liệt cũng khôi phục được hạnh phúc từng ngày ở mức bình thường hay gần bình thường sau một thời gian điều chỉnh thích hợp.
    Cho nên, nếu chúng ta muốn trở về với mức hạnh phúc tiêu chuẩn bất kể những hoàn cảnh bên ngoài ra sao thì điều gì xác định thước đo tiêu chuẩn?
    Và quan trọng hơn là, có thể thay đổi nó không, sửa ở mức độ cao hơn không?
    Nhiều nhà nghiên cứu mới đây lập luận rằng mức độ hạnh phúc tiêu biểu của cá nhân hay tình trạng sức khỏe do di truyền quyết định, ít nhất ở một mức độ nào đó. Những cuộc nghiên cứu như cuộc nghiên cứu tìm thấy ở những cặp song sanh (chia sẻ cùng cấu trúc gien) có xu hướng có mức độ sức khỏe rất giống nhau - dù chúng được nuôi dưỡng chung hay riêng - đã đưa những người điều tra nghiên cứu đến mặc nhiên công nhận điểm định vị sinh học cho hạnh phúc, kết nối với bộ não vào lúc sanh.
    Nhưng dù cơ cấu di truyền có đóng vai trò trong hạnh phúc - tuy vẫn chưa có kết luận về vai trò đó rộng lớn đến đâu - có một sự đồng ý chung giữa những nhà tâm lý học rằng bất kỳ mức hạnh phúc nào, chúng ta được phú cho bởi tạo hóa, thì chúng ta cũng có những biện pháp để tạo ra bằng "những yếu tố tâm", để nâng cao cảm tưởng hạnh phúc của chúng ta.
    Đó là vì hạnh phúc từng lúc của chúng ta chủ yếu được xác định bằng cách nhìn cuộc sống của chúng ta.
    Thực ra, dù ta cảm thấy hạnh phúc hay không hạnh phúc vào lúc nào đó không có liên quan gì đến mọi mặt hoàn cảnh của chúng ta nhưng, đúng hơn nó là một chức năng của việc chúng ta nhận thức tình thế của chúng ta như thế nào, chúng ta mãn nguyện ra sao với cái chúng ta có.
    (St)
  6. khach_lo_duong

    khach_lo_duong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu sao mọi người cứ mãi lo đi tìm cái chân hạnh phúc nhỉ? Thế còn mình hạnh phúc, đầu hạnh phúc và tay hạnh phúc thì bỏ cho cún nó xơi àh????
    Quay đầu là bờ! Không phải thứ gì ta đang tìm đều ở phía trước. Ví dụ như đồng bạc cắc 2000 nghìn bạn vừa đánh rơi chắc chắn đang ở phía sau !!!!
    (quay lại định sửa cái sai 2000 nghìn, nhưng thấy ngộ ngộ cũng hay. thôi thì cứ để y đấy. vớ vẩn có thời gian thì ra mà sửa cái xe, không khéo mai lại phải đi xe ôm! hic rõ chán)
    Được khach_lo_duong sửa chữa / chuyển vào 04:22 ngày 08/03/2006
  7. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    CặN GIỏơN Dỏằđ
    MỏằTt thiỏằn sinh tơm tỏằ>i vỏằ>i Bankei và than phiỏằn: "Thặa thỏĐy, con có khi giỏưn dỏằ không kiỏằm chỏ nỏằ.i. Con có thỏằf chỏằa trỏằi 'ặỏằÊc sinh ra 'ỏằi con 'Ê không có nó, và cha mỏạ con 'Ê không trao nó cho con. HÊy suy nghâ lỏĂi chuyỏằ?n 'ó 'i."
    (trưch 101 chuyỏằ?n Thiỏằn)
  8. hoangthuy

    hoangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    3.057
    Đã được thích:
    2
    Con nhớ mẹ quá, mẹ ơi! Giá mà được ôm mẹ thật chặt bây giờ nhỉ. Hôm qua gọi điện nhưng mẹ bận quá chẳng nói được mấy câu với con. Tết về được ôm mẹ có mấy ngày đã phải đi rồi. Hôm qua con nhớ đến cái hôm đã làm mẹ đau lòng. Con xin lỗi mẹ, con đã tự đánh mình mà biết là mẹ đau hơn con nhiều. Con hứa từ nay sẽ yêu cơ thể con mà mẹ đã cho nhiều hơn nữa để mẹ ở xa cũng thấy an lòng. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm.
  9. dothat_die

    dothat_die Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Con gái lớn tướng rồi mà hơi tý nhớ mẹ. Chắc thế nào cũng khóc nhè cho mà xem.
    Hãy mạnh mẽ lên nha, cái cảm giác nhớ mẹ, nhớ nhà không phải dễ dàng mà có được, em phải trả giá đắt cho cái cảm giác đó đấy.
    Cố lên nha. Cố gắng làm những gì mình đã đặt ra, khi em được hạnh phúc thì em em sẽ rất hạnh phúc đấy.
  10. hoangthuy

    hoangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    3.057
    Đã được thích:
    2
    Mẹ ơi, hàng xóm mới chuyển đến nhà con là hai mẹ con. Con bé mới 4 tuổi, nó cứng cỏi như một nhóc con trai vậy. Nhìn nó con lại nhớ đến thằng tí nhà mình, cái thằng đến lạ động chút là khóc, chẳng ra dáng chút nào cả. Cái con bé nó sướng thật, có mẹ để làm nũng. Hôm qua con ôm nó ngồi chơi mà nhớ mẹ ra diết. Giá mà có mẹ ở đây để con được làm nũng chút chút thôi. Con sẽ nói "mẹ ơi con mệt quá" rồi mẹ sẽ mắng con một chập "Đi chơi cho lắm rồi mà kêu mệt". Rồi mẹ hỏi con có uống cốc nước cam không? Rồi mẹ sẽ nói với bố giọng lo lắng lắm "Cái con nay, con gái gì mà suốt ngày mệt. Không biết nó có ốm đau gì không?". Mẹ ơi giờ này mẹ chắc đang ăn cơm rồi mẹ nhỉ. Tại con không ngoan, bỏ gia đình vào đây để bố mẹ vất vả. Con lớn mà không giúp đỡ gì mẹ cả. Thế mà mẹ chẳng bao giờ mắng con về chuyện đó cả. Mẹ chỉ mong con gái mẹ được vui vẻ, thấy con vui vẻ là mẹ lại như trẻ ra đến vài tuổi. Mẹ ơi, nhiều khi con muốn bỏ tất cả, quay về với mẹ như ngày xưa ấy, rúc vào lòng mẹ mà ngủ một giấc. Nhưng...con không thể. Con không muốn mẹ nghĩ là con lại yếu đuối đến thế, con trẻ con "Cả thèm chóng chán" như mẹ vẫn nói ấy. Con muốn mẹ thấy con mẹ trưởng thành, chững chạc và hạnh phúc.
    Mẹ biết không khi con ra đi, mục đích của con là để nhận ra được con cần bố mẹ, để con hiểu được rằng con muốn sống với bố mẹ. Khi con ở nhà đôi khi con không thấy hạnh phúc, con thật là ngớ ngẩn mẹ nhỉ.
    Con cũng chẳng hiểu vì sao con yêu mẹ thế, viết cho mẹ nhiêu thế, có thể viết lên đây nhưng không thể viết thư nói với mẹ được. Con thật bất hiếu mẹ nhỉ. Nhưng con biết dù thế nào mẹ cũng yêu con. Cả cuộc đời này bố mẹ sẽ yêu con mà không cần bất kỳ điều kiện gì. Và chẳng ai có thể yêu con được như vậy.

Chia sẻ trang này