1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đâu là ý nghĩa thực sự của truyện dân gian?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Voldo, 26/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Các truyện dân gian hoá ra mỗi ông giải mã một kiểu.

    Như truyện Tấm Cám, ông này giải mã theo kiểu này:

    Tấm Cám phải chăng là câu chuyện cảnh giác?

    Tác giả: Trần Anh Tuấn

    Ai thử trả lời xem: Ông cha xưa có khi nào ý định truyền lại kinh nghiệm "Há miệng chờ sung" cho con cháu không? Coi cuộc đời giống như một cuộc đỏ đen vậy không? Để dạy rằng: Đừng mưu mẹo gì cả, hãy cứ cam chịu thiệt thòi, áp bức. Rồi sẽ có ngày trúng xổ số?
    Gần đây xôn xao trên báo mạng câu chuyện cổ tích cả ngàn năm nay. Tấm và Cám bỗng nhiên "hot" trở lại không phải bằng đồn đại dân gian mà bằng những "ý châu lời ngọc" của những bậc thức giả muốn hoặc không muốn Tấm ở phe mình.
    ......................


    Cả cuộc đời Tấm cho tới khi lấy được Hoàng tử là một sự .... ngu ngốc, hậm hực và ăn may (gặp Bụt). Ai thử trả lời xem: Ông cha xưa có khi nào ý định truyền lại kinh nghiệm "Há miệng chờ sung" cho con cháu không? Coi cuộc đời giống như một cuộc đỏ đen vậy không? Để dạy rằng: Đừng mưu mẹo gì cả, hãy cứ cam chịu thiệt thòi, áp bức. Rồi sẽ có ngày trúng xổ số?
    Nếu cố tình đưa vào sách giáo khoa, nên chăng phải giảng cổ tích Tấm Cám theo lối của "Câu chuyện cảnh giác"?
    Theo tôi thì không! Mà là các cụ dạy một bài học thâm thúy hơn nhiều: Hãy cảnh giác với những cái ác nhân danh lương thiện!
    Mà cái ác thì ghê gớm lắm, cái ác sau cùng lại càng khủng khiếp hơn. Cứ soi từ câu chuyện này là biết: Dẫu có mười lần thủ đoạn của mẹ con Cám cũng chẳng bằng một bận xuống tay của người đẹp mang tên Tấm.
    Tóm lại, không biết có phải do định hướng của ngành giáo dục, nhất định xếp Tấm vào phe "ở hiền gặp lành" không? Và nó có liên quan gì tới hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay thực hiện nhiều vụ khát máu tanh tưởi theo phương châm "vay 1 trả 10" không?!...


    Theo ý các bác thì thế nào?
  2. minhtrang86_vn

    minhtrang86_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    0
    Thực sự thì trong câu chuyện ai tốt ai xấu không phải quan trọng, chỉ có điều dường như các giáo viên khi phân tích câu chuyện lại không chỉ cho các bạn học sinh, sinh viên của mình rằng: “ phật giáo không dạy sống thanh thản, sống yên bình”, mà “luôn có thanh gươm hộ pháp”.

    Đồng thời, làm thế nào để sử dụng “thanh gươm hộ pháp này” đúng nghĩa nhất. Về cơ bản, muốn đánh giá được 01 vấn đề, con người ta cần trí tuệ, và cũng nhờ trí tuệ, thanh gươm hộ pháp được Thần Hộ Pháp sử dụng tốt.

    Liên quan cụ thể tới câu truyện,như bạn biết, việc Cám và nhân vật người Mẹ đã làm không phải là nhẹ nhàng, nếu chưa muốn nói là rất độc ác. Do vậy, việc Tấm “buộc phải xuống tay” với Mẹ ghẻ và Cám là điều không phải là sai. Tấm, - theo quan điểm riêng của mình, - đã thực hiện đúng về mặt lý và mặt tình trong việc “không nên để mẹ con Cám sống”

    Thứ nhất là về lý:

    - nếu họ tiếp tục sống, không biết sẽ còn có bao nhiêu người bị ảnh hưởng và bị làm hại
    - đồng thời, những mầm mống ác trong cái tư duy của Cám và Mẹ ghẻ sẽ có thể được reo rắc khắp hoàng cung (một nơi nhỏ bé) và cả đất nước (nếu nhìn rộng ra).

    Thứ hai là về tình

    - nếu theo cả một bố cục câu truyện, một lộ trình từ lúc Tấm bé cho tới lớn, thì Tấm chịu khó khăn hơn bất cứ ai trong gia đình. Vất vả nhiều, làm lụng nhiều, tạo ra được nhiều giá trị, để rồi không được coi trọng, phát sinh ra cảm tính ganh ghét, bực mình,hằn học, khó chịu là chuyện không thể tránh khỏi.
    - Hơn nữa, về mối quan hệ máu mủ, hai người này cũng chẳng thân tình gì cho cam.

    Một vài dòng chia sẻ của mình nhé!

    Minh Trang
  3. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy Tấm là một tấm gương xấu và ngu dốt!

    Gặp việc gì khó cũng chỉ biết ôm mặt ngồi khóc, chờ Bụt!

    Nếu để trẻ em học học gương của Tấm, e rằng sau này các em sẽ thành.... thành viên của VFF hết
  4. bye2romance

    bye2romance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Thiển cận. Học nhiều quá hóa ngu si. Đơn giản cái chân lý, thông điệp mà câu truyện Tấm Cám hay là hàng nghìn câu truyện khác truyền tải là: "Ở hiền gặp lành". Có thế cũng bới móc ra thành vấn đề? Dỗi hơi
  5. minhtrang86_vn

    minhtrang86_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    0
    sao vội nói mọi người thiển cận thế bạn. Đơn giản chỉ là từ tư duy chiều dọc, chuyển sang tư duy chiều ngang thôi mà =)) cái này là hơi bị hay trong tư duy quản trị đới =))
  6. conchuotbe

    conchuotbe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/10/2010
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    29
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có thời gian tôi sẽ phân tích, xin có 1 nhận định ngắn như thế này. Tất thảy truyện dân gian đều nói lên một điều, đó là DỤC VỌNG HỒN NHIÊN CỦA CON NGƯỜI.

Chia sẻ trang này