Dầu lửa - Thái Bình? Xem bản đồ thì thấy khu có dầu gần với Thái Bình phết. Không biết chọc xuống Thái Bình có moi được dầu lên để cho Thái Bình phát triển tí ko nhỉ? Mà giả sử là không có dầu, liệu cái nơi mới tìm được dầu đó có ảnh hưởng gì đến Thái Bình không? Thái Bình kêu gọi đầu tư nhà máy lọc dầu cũng được đấy chứ nhỉ?
Thái Bình thuộc một bồn trũng mà bồn trũng này là đối tượng để tìm Dầu khí. ? CÒn ảnh hưởng đến TB hay không thì cụ thể là bạn muốn hỏi ảnh hưởng như thế nào ? Nhà máy lọc dầu hả ? khó lắm !
Các hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền bắc diễn ra tại bồn trũng Sông Hồng (một trong 5 bồn trũng của Việt Nam). Phát hiện dầu khí tại khu vực Yên Tử vừa qua cũng là một dấu hiệu đáng mừng đối với Việt Nam. Vì như xem trên TV, Trung Quốc và nhiều nước đang phải đối mặt với vấn đề an ninh năng lượng, và Việt Nam trong tương lai chắc cũng thế. Hơn nữa giá dầu đang lên cao đến mức kỉ lục, nếu có dầu bán chắc là bội thu, GDP lại tăng lên ầm ầm.Tuy vậy, đây mới chỉ là phát hiên thấy dầu thôi còn phải thẩm lượng xem có đúng là những gì dự đoán không, nếu có thì khai thác lên có hiệu quả kinh tế không. Nên chỉ nhìn vào những số liệu ước tính mà báo chí đưa ra thì chẳng khác nào thầy bói xem voi cả. Còn ảnh hưởng của phát hiện mới này đến Thái Bình, dưới góc độ là ở Yên Tử có dầu không biết ở Thái Bình có dầu không, thì cũng khó. Vì trong những năm 90, đã có rất nhiều hoạt động thăm dò dầu khí ở Thái Bình của các công ty trong và ngoài nước, nhưng hầu như chẳng tìm thấy gì cả. Hiện tại cũng đang có công ty tiến hành khoan thăm dò, hi vọng lần này khả quan hơn. Thế nên chắc là chẳng có việc xây dựng nhà máy lọc dầu đâu. Người ta thường biết đến Thái Bình như là một tỉnh nông nghiệp. Nhưng thật ra ít ai biết đến Thái Bình với mỏ khí Tiền Hải C hàng năm cung cấp khoảng 20 triệu m3 khí cho các nhà máy công nghiệp địa phương cũng như là cho tiêu dùng ở Thái Bình và các tỉnh phía Bắc trong suốt 20 năm qua. Đây là một trong những mỏ khí với trữ lượng lớn, và nếu mỏ khí này mà hết thì việc cung cấp khí ở thị trường các tỉnh phía Bắc cũng như là cho một số nhà máy ở Thái Bình gặp rắc rối đấy.
tại Tiền Hải C thì theo như số liệu khảo sát năm 2002 thì đó là vùng có dầu nhẹ,không có khả năng khai thác công nghiệp. Tại TB cũng có một số nơi (hình như là QP)bà con khoan giếp nước suống khoảng 50-60m là khí tự nhiên phụt nên rất nhiều,đặc biệt có nơi khí phụt nên rất mạnh người dân phải bịt lai,huiện nay bà con đang sử dụng nguồn khí này trong việc đung nấu.Nhưng theo đánh giá thì mỏ khí này nằm ở các túi khí đầm lầy nnên trữ lượng cũng không đủ để khai thác công nghiệp.
To PSC theo em được biết thì Việt nam có > 5 bồn trũng thì phải , còn chuyện an ninh năng lượng: mặc dù có trữ lượng dự báo (Yên Tử) khoảng 700 tr tấn nhưng Việt Nam vẫn là một nước xuất khẩu dầu thị trường nhỏ hầu như không ảnh hưởng đến thị trường thế giới. Với lại tuy bán dầu thô và chưa có nhà máy lọc dầu nên vẫn phải nhập khẩu những sản phẩm dầu đã được xử lý nên việc VN vẫn phải đối mặt với an ninh năng lượng,. tất nhiên gia dầu tăng cao thì nước ta cũng có thuận lợi nhưng nếu dùng từ bội thu thì không đúng Mỏ khí Tiền Hải C của TB chỉ cung cấp khí cho địa phương (nhà máy sứ THải thì phải ) chứ đâu phải là cả miền Bắc , nghe 20 triệu m3 khí một năm thì có thể là lớn nhưng thực chất 20 tr m3 khí không nhiều, mỏ Tiền Hải C trữ lượng khoảng 1,5 tỉ m3 chỉ được coi là một mỏ rất nhỏ. Các túi khí nông mà bà con đung nấu chắc chắn không có giá trị công nghiệp, các túi khí có giá trị công nghiệp phải ở sâu > 1000 m do áp suất vỉa khí là rất lớn. Tuy nhiên nếu theo đúng như những gì đã thông báo thì đây là một điều đáng mừng vì bể sông Hồng có các yếu tố kiến tạo không thực sự thuận lợi cho việc bảo tồn các tích tụ dầu khí, hi vọng là từ đây sẽ có nhiều dự án thăm dò ở khu vực bề sông Hồng và miền võng Hà Nội, hờ hờ TB mà có mỏ dầu khí lớn lớn một tí thì dân ta lại có xiền.