1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đấu tranh và chiến tranh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thanh786, 30/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Đấu tranh và chiến tranh

    Hai khái niệm này gần giống nhau, nhưng có điều khác nhau. Đấu tranh nó mang ý nghĩa tổng quát và hay gặp trong các tài liệu triết học còn chiến tranh hay gặp trong các sách lịch sử.
    Ví dụ các cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đó là những cuộc đụng độ đẩm máu, tàn khốc giửa các thế lực mà chủ yếu là ngoại bang và thuộc địa và cả thuộc địa với nhau. Cuộc chiến này là chính nghĩa ? Cái này tùy thuộc vào sự phán xét của mỗi người. Bên nào cũng biện hộ cho sự đúng đắn của mình. Nội bang có một lý luận vững chắc như đinh đóng cột là chủ quyền lâu đời. Và họ có mọi quyền hành với lãnh thổ của họ. Ngoại bang có lý luận riêng đó là ?chim trời cá biển? ai chiếm được thì chiếm.
    Cuộc chiến này có lẻ mâu thuẩn nhất không phải vì cái gì cả mà vì chủ quyền lãnh thổ. Ta không nói cái đạo đức ở đây vì đạo đức là cái rất khó xác định . Bên nào cũng muốn tiêu diệt đánh đuổi bên kia. Nhận xét này căn cứ trên thực tế và nhiều người cũng nghĩ như vậy. Cũng là vì trăm người trăm nết nên đạo đức, nhân cách không ai giống ai, thậm chí đối lập.
    Khi chiến tranh xảy ra số phận của ai cũng như ai, tất cả phải cầm súng và chịu mọi hậu quả của chiến tranh. Hàng triệu người thiệt mạng và tàn phế nó thuộc mọi thành phần : Cụ già em nhỏ, nông dân, tri thức, người hiền lành cũng như kẻ ác.
    Chiến tranh là vậy đó nó chẳng mang lại lợi lộc gì, nhưng tại sao con người vẩn hay gây chiến tranh là vì nó phục vụ lợi ích cho một số cá nhân và họ bất chấp tất cả. Tôi không ám chỉ một cuộc chiến nào mà là nói chung. Tất nhiên Việt Nam là một ví dụ điển hình.
    Hận thù nối tiếp hận thù như một phản ứng dây chuyền không thể nào kiểm soát được. Chiến tranh kết thúc đã lâu mà cuộc chiến nội tâm vẩn đeo đẳng mãi. Thù hận vẩn còn âm ỉ và khó mà tắt. Tại sao vậy ? Rõ ràng chiến tranh là một bước thụt lùi của loài người. Liệu có một ngày thế giới sẻ không chiến tranh ? Tương lai thì không biêt chứ hiện tại thì các nước ai cũng muốn mình là một nước hùng mạnh về mặt quân sự, có nhiều vũ khí hủy diệt tân tiến.
    Ta không thể trả lời đựơc câu hỏi trên nếu không dựa vào các kiến thức triết học.
    Theo triết học có khái niệm đấu tranh là một hình thức giải quyết mâu thuẩn và là cơ sở cho tiến bộ. Vậy còn chiến tranh là gì ? Chiến tranh nó cũng là một dạng của đấu tranh và được thế hiện bằng thực tế cuộc sống. Chiến tranh nó là nguyên liệu thô để giải quyết mâu thuẩn nên nó chứa đầy những yếu tố sai lầm. Đôi lúc nó không tiến bộ mà còn thụt lùi nghiêm trọng, vì cái này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của những người trong cuộc chiến.
    Như vậy đã rõ chiến tranh là gì.
    Con người bao giờ cũng đầy mâu thuẩn vì nhận thức con người bao giờ cũng hạn chế. Do vậy muốn tránh những bước thụt lùi thì mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức nhân cách. Phải hiểu rằng sự tiến bộ của loài người cũng là sự tiến bộ của mình. Thế giới xung quanh và bản thân bao giờ cũng có mối quan hệ khăng khít. Nếu bản thân mà không có đạo đức thì đừng có bao biện cho hành động của mình. Kẻ tội phạm không phải vì có đạo đức tốt mà vì thiếu đạo đức. Chúng ta hãy bắt đầu với những hành động nhỏ nhất như biết yêu thiên nhiên, cây cỏ, động vật, mỗi hành động hãy cân nhắc phải trái.

Chia sẻ trang này