1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

đấu tranh vì môi trường sống, vì sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi luccanloi, 16/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luccanloi

    luccanloi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    đấu tranh vì môi trường sống, vì sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng

    gần khu vực em sống có hai nhà máy, 1 trạm trộn bê tông, 1 sản xuất bắng tan( dùng cho thiết bị nước), hai nhà máy này xả ra không khí rất độc hại. Nguời dân, ngay cả e đã dính nhiều bệnh hô hấp, xoang.
    các cụ bô lão đã làm đơn kiến nghị nhiều năm nay mà không nhổ được nó đi.
    Chắc chăn là các nhà máy đó không có đủ khả năng lắp hệ thống sử lý khí thải vì chi pí quá cao.
    E nghĩ chỉ có biện páp mạnh tay, buộc các công ty pải rời đi.
    Muốn làm đưọc việc này cần có thời gian, trình tự páp lý.
    Mong các a chị hướng dẫn giùm e, pải bắt đầu làm thía nào.
    Cảnh sát môi trường có chức năng ntn?
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Với trường hợp này, có lẽ bạn sẽ phải tập hợp bà con, thành lập "đội tự quản" có trang bị cuốc xẻng và dao rựa. Trước hết, làm một vài tấm biểu ngữ băng rôn, ra án ngữ cổng nhà máy, khiến cho nội bất xuất ngoại bất nhập. Sau đó phân công nhau ra người thổi cơm, người phục dịch, người đấu tranh luôn phiên túc trực quanh đó suốt 24/24 để các phân xưởng sản xuất không thể làm ăn gì được.
    Cuối cùng, chính quyền và cảnh sát sẽ biết, tới hỏi thăm. Nhân dịp đó, bạn chỉ đạo anh em đưa đơn khiếu nại. Nếu chính quyền có giải thích không thỏa đáng, thì khi đó bạn lại lên mạng, mình sẽ tư vấn cho bạn phương thức biểu tình ngồi, để khiếu kiện vượt cấp có hiệu quả hơn
  3. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Sao giống giống "chuyện Làng Nhô" thế bác "Trịnh nvl"
    Đặt thử một giả thuyết, công nhân trong hai cơ sở kia toàn người làng, chủ hai cơ sở đó cũng là người làng, mà lại chơi thân với các bác xã và dăm bảy anh Chí Phèo trong xã thì sao nhỉ, chuyện này có rồi đấy chứ.
    Thế nên dù có lập đội "tự quản" hay không, tớ thấy cứ phải chai rượu con gà với mấy anh Chí nhất xã, lại thêm mâm xôi mời mấy cụ nhà báo TW về cho chắc ăn. Cơ sở sản xuất chắc nhỏ, không đủ tay dài để vươn lên tận trên cao thế đâu nhỉ.
    Nhưng mà trộm vía, làm thế khéo lại đi chăn kiến trước cả mấy bác chủ cơ sở sản xuất, vì lý do ô nhiễm môi trường còn chưa có chứng cớ, nhưng mà đã có chứng cớ "gây rối, làm mất trật tự an ninh rồi"
    Tớ thấy trong việc này, chỉ khi mọi người cùng đồng lòng thì mới thành công được, như kiểu các vụ chặn bãi rác ấy, chặn bãi rác thì đương nhiên trăm người dư một rồi
  4. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này hay quá, giống như phim Erin Brockovich của Julia Roberts vậy đó. Bạn coi phim đó chưa?
    Tớ thì sợ ở VN, việc tụ tập (để nêu ý kiến) cũng là phạm pháp rồi đấy nên dùng áp lực làng xã thì e là khó.
    Nếu là tớ, trước tiên chắc phải nhờ đến báo chí, các đường dây nóng í.
    -
  5. thaotuyen

    thaotuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cac nha may ngay cang moc len nhieu nhung cong cac ve xu ly cac van de moi truong thi gan nhu khong co dong thai. Truong hop cua em cung nhu nhieu dia phuong tren toan quoc dang gap phai. Chung ta phai len tieng va co suc doan ket de cho chinh quyen vao cuoc thi cac cong ty moi chap hanh cac quy dinh ve luat bao ve moi truong. Chi khi chinh quyen ra tay manh de bao ve quyen loi cua nguoi dan thi hai nha may do moi chap hanh dung quy dinh ve moi truong duoc. tat ca moi nguoi phai len tieng vi suc khoe cong dong.
  6. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0


    Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ hạt nhân


    Nghị định số 175/CP hướng dẫn thi hành Luật Môi trường
    Ngày 18/10/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 175/CP, hướng dẫn thi hành Luật Môi trường
    NGHỊ ĐỊNH
    của Chính phủ số 175/CP ngày 18-10-1994 về hướng dẫn
    thi hành Luật Bảo vệ môi trường

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
    Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường,
    NGHỊ ĐỊNH

    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1
    Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và ************* ra Lệnh công bố số 29-L/CTN ngày 10 tháng 1 năm 1994.
    Điều 2
    Những quy định của Nghị định này được áp dụng đối với mọi hoạt động của tổ chứcá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Luật Bảo vệ môi trường quy định.
    Điều 3
    Những quy định về bảo vệ môi trường có liên quan đến quan hệ quốc tế phải được tổ chức và thực hiện phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trườngác quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
    Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó.

  7. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG II
    PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG; TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
    ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    Điều 4
    1- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình như sau:
    a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường;
    b) Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường;
    c) Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ quyết định và phối hợp tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và hàng năm về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, về các công trình bảo vệ môi trường và các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường;
    d) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc chung về môi trường;
    đ) Đánh giá hiện trạng môi trường cả nước, định kỳ báo cáo Chính phủ và Quốc hội;
    e) Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định tại Chương III của Nghị định này;
    f) Chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổ chức xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; tổ chức tập huấn cán bộ khoa học môi trường và quản lý, bảo vệ môi trường;
    g) Hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức công tác thanh tra môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền;
    h) Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tiến hành các hoạt động quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường.
    2- Cục Môi trường có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
    Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cục Môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định.

    Điều 5
    1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
    a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành phụ trách phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
    Xây dựng chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường của ngành phù hợp với chiến lược, chính sách chung về bảo vệ môi trường của cả nước;
    b) Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các kế hoạch và biện pháp về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong phạm vi ngành mình và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp;
    c) Quản lý các công trình của ngành liên quan đến bảo vệ môi trường;
    d) Phối hợp thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Chương III của Nghị định này;
    đ) Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
    2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để tiến hành các công tác sau đây:
    a) Điều tra, quan trắc, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường trong phạm vi ngành;
    b) Xây dựng trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong phạm vi ngành;
    c) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành.
    d) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành.

    Điều 6
    1- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
    a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương;
    b) Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tại địa phương các quy định của Nhà nước, của địa phương về bảo vệ môi trường;
    c) Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định tại Chương III của Nghị định này;
    d) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
    đ) Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương; đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
    e) Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
    2- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.
    Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

    Điều 7
    Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như sau:
    1- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh tại trụ sở cơ quan, đoàn thể, các quy định của pháp luật, của các cơ quan Trung ương và địa phương về bảo vệ môi trường;
    2- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thực trách nhiệm của các thành viên cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường;
    3- Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, kiểm tra, giáo dục hoặc theo dõi việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, kịp thời phạt hiện, báo cáo để cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Điều 8
    Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về:
    1- Đánh giá tác động môi trường; bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;
    2- Đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật;
    3- Cung cấp đầy đủ tài liệu và tạo điều kiện cho các đoàn kiểm tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thi hành công vụ; chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên;
    4- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân trong việc bảo vệ môi trường; định kỳ báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương về hiện trạng môi trường tại nơi hoạt động của mình.
  8. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG III
    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

    Điều 9
    Chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc các cơ quan, xí nghiệp... thuộc các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:
    1- Các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị, khu dân cư;
    2- Các dự án kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
    3- Các dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, viện trợ, cho vay hoặc liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
    4- Các dự án nói tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này được duyệt trước ngày 10 tháng 1 năm 1984 nhưng chưa tiến hành đánh giá tác động môi trường theo đúng yêu cầu;
    5- Các cơ sở kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước ngày 10 tháng 1 năm 1994.

    Điều 10
    1- Nội dung đánh giá tác động môi trường bao gồm:
    a) Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc cơ sở;
    b) Đánh giá tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án hoặc cơ sở;
    c) Kiến nghị các biện pháp xử lý về mặt môi trường.
    2- Các nội dung nói tại Điều này được thể hiện thành một bản báo cáo riêng gọi là Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

    Điều 11
    1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 9, việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành thành 2 bước: sơ bộ và chi tiết (riêng các đối tượng nói tại Khoản 4 chỉ đánh giá chi tiết).
    Nội dung của Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường được quy định Phụ lục I.1; (*)
    Nội dung của Báo cáo đánh giá chi tiết tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I.2. (*)
    2- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 Điều 9, nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I.3. (*)

    Điều 12
    1- Các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng phải bảo đảm tính khách quan, tính khoa học, tính thực tiễn và phù hợp với trình độ quốc tế hiện hành.
    2- Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải do các cơ quan và các tổ chức có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất thực hiện.
    3- Để tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải sử dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đối với các lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn môi trường, cần thoả thuận bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

    Điều 13
    Hồ sơ xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
    1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 9:
    a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
    b) Hồ sơ dự án và các phụ lục liên quan.
    2- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 của Điều 9:
    a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
    b) Báo cáo hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở và các vấn đề liên quan khác.
    3- Hồ sơ xin thẩm định được làm thành 3 bản. Đối với các đối tượng nói tại Khoản 3 của Điều 9, văn bản cần được thể hiện bằng tiếng Việt.

    Điều 14
    1- Việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở đang hoạt động được phân thành 2 cấp:
    a) Cấp Trung ương do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm định. Tuỳ trường hợp cụ thể, Bộ Khoa học, Cộng nghệ và Môi trường có thể uỷ nhiệm cho Bộ chuyên ngành thẩm định;
    b) Các địa phương do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trưởng thẩm định.
    2- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm xây dựng trình Chính phủ danh mục các dự án mà Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải đưa ra để Quốc hội xem xét.

    Điều 15
    1- Việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường chịu trách nhiệm.
    2- Trong trường hợp cần thiết thành lập Hội đồng thẩm định:
    a) Hội đồng thẩm định cấp Trung ương do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra quyết định thành lập.
    b) Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập.
    3- Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, quản lý, có thể có đại diện của các tổ chức xã hội và đại diện của nhân dân. Số thành viên Hội đồng không quá 9 người.

    Điều 16
    Thời gian thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường không quá 2 tháng kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản liên quan.
    Đối với các đối tượng ghi tại Khoản 3 của Điều 9 thời hạn thẩm định phải phù hợp với thời gian quy định cho việc cấp giấy phép đầu tư.

    Điều 17
    Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm giám sát việc thiết kế kỹ thuật và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường theo kiến nghị của Hội đồng thẩm định.

    Điều 18
    Trường hợp không nhất trí với kết luận của Hội đồng thẩm định, chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc cơ quan, xí nghiệp... có quyền khiếu nại với cơ quan đã quyết định thành lập Hội đồng và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên.n khiếu nại cần được xem xét giải quyết trong thời hạn 1 đến 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn.

    Điều 19
    Đối với các đối tượng nói tại Điều 9 của Nghị định này thuộc diện quản lý của Bộ Quốc phòngộ Nội vụ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

    Điều 20
    1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định nàyiệc xây dựng và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành từng bước và trong thời hạn theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
    2- Kết quả của việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở đang hoạt động được phân thành 4 loại sau đây để xử lý:
    a) Được phép tiếp tục hoạt động không phải xử lý về mặt môi trường;
    b) Phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải;
    c) Phải thay đổi công nghệ, di chuyển địa điểm;
    d) Phải đình chỉ hoạt động.
  9. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG IV
    PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG,
    Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

    Điều 21
    Việc sử dụng, khai thác các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên... phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan. Trước khi cấp giấy phép, cơ quan quản lý ngành hữu quan phải được sự thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
    Sau khi nhận được các thủ tục cho phép khai thác, sử dụng, tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy phép tiến hành các thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương nơi trực tiếp quản lý các khu bảo tồn trên.
    Giấy phép cần ghi rõ các nội dung sau: Đối tượng, phạm vi xin được sử dụng, mục đích và thời gian khai thác, các giải pháp bảo vệ môi trường trong khi khai thác.

    Điều 22
    Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến môi trường phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường.
    Danh mục các loại tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bao gồm:
    1- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường đất;
    2- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước;
    3- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường không khí;
    4- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn;
    5- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bức xạ và ion hoá;
    6- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu vực dân cư;
    7- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu sản xuất;
    8- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ rừng;
    9- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh vật;
    10- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh thái;
    11- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ biển;
    12- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên nhiên;
    13- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng công nghiệp, đô thị và dân dụng;
    14- Tiêu chuẩn môi trường liên quan đến việc vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất độc hại, phóng xạ;
    15- Tiêu chuẩn môi trường trong khai thác các mỏ lộ thiên và khai thác các mỏ hầm lò;
    16- Tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông cơ giới;
    17- Tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở có sử dụng các vi sinh vật;
    18- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ lòng đất;
    19- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường khu du lịch;
    20- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;
    21- Tiêu chuẩn môi trường đối với bệnh viện và các khu chữa bệnh đặc biệt.
    Tất cả tiêu chuẩn trong danh mục trên do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức biên soạn và ban hành.

    Điều 23
    Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu các loài động vật, thực vật (kể cả hạt giống), các chủng vi sinh vật, các nguồn gien, đều phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải có phiếu kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của Việt Nam. Khi phát hiện các đối tượng ghi trong giấy phép có nguy cơ gây dịch bệnh cho người và gia súccầm hoặc các nguy cơ gây ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường phải báo cáo khẩn cấp cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nơi gần nhất để có biện pháp xử lý bao vây hoặc tiêu huỷ ngay.i với các loài động vật, thực vật quý, hiếm theo ''Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang đã có nguy cơ tuyệt chủng'' (CITES) cần thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Danh mục các giống loài của các đối tượng ghi trong Điều này do các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố.

    Điều 24
    Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu các hoá chất độc hại, các chế phẩm vi sinh vật phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Trong đơn cần ghi cụ thể mục đích sử dụng, số lượng, đặc tính kỹ thuật, thành phần và công thức nếu có, tên thương mại, hãng và nước sản xuất. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xuất khẩu, nhập khẩu đúng chủng loại và số lượng đã ghi trong giấy phép.
    Trong trường hợp để quá hạn phải huỷ, cần làm đơn ghi rõ số lượng, đặc tính kỹ thuật, công nghệ huỷ và phải có sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và cơ quan công an được uỷ quyền.
    Đối với các chất bảo vệ thực vật cần tuân thủ đúng Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

    Điều 25
    Việc nhập khẩu các loại thiết bị toàn bộ và công nghệ theo các dự án, các liên doanh chỉ được thực hiện sau khi đã có luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt cùng với kết luận thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án do cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện.
    Đối với những thiết bị lẻ quan trọng có liên quan đến bảo vệ môi trường, khi xét thấy cần thiết, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét và cho phép nhập.
    Phân cấp giải quyết giấy phép về việc này như sau:
    - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp giấy phép cho các trường hợp nhập của các dự án, liên doanh được Hội đồng thẩm định của Nhà nước duyệt.
    - Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương cấp giấy phép cho các trường hợp còn lại theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

    Điều 26
    1- Tất cả các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ không được thải khói bụi, dầu, khí chứa chất độc ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn quy định. Đối với các loại phương tiện giao thông kể trên được nhập vào Việt Nam từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực phải bảo đảm các chỉ tiêu chất thải theo tiêu chuẩn mới được phép vận hành.
    2- Tất cả các loại phương tiện giao thông cơ giới khi vận hành phải bảo đảm mức độ tiếng ồn không vượt quá tiêu chuẩn quy định.
    3- Đối với các loại phương tiện được phép vận hành trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tới mức tối đa lượng khói và chất thải độc hại vào môi trường. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1995 mọi loại phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn thành phố phải bảo đảm mức xả khói không vượt quá 60 đơn vị Hartridge, không được thải các chất gây ô nhiễm môi trường nêu trên và không được phép gây độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
    Phương tiện nào không đạt các tiêu chuẩn trên buộc phải đình chỉ hoạt động.
    4- Các phương tiện giao thông có động cơ khi qua các bệnh viện, khu điều dưỡng, trường học và khu đông dân cư vào giờ nghỉ trưa và sau 22 giờ không được dùng còi.
    Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra và cấp giấy phép về việc đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông và vận tải.

    Điều 27
    1- Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng v.v. .. có các chất thải ở các dạng rắn, lỏng, khí cần phải tổ chức xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất thải trên phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
    2- Chất thải sinh hoạt tại các thành phố, đô thị, khu công nghiệp cần phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy chế quản lý chất thải.
    3- Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành.
    4- Chất thải chứa các hoá chất độc hại, khó phân huỷ phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.

    Điều 28
    1- Nghiêm cấm việc xuất, nhập khẩu chất thải có chứa độc tố hay các vi trùng gây bệnh, có thể gây ô nhiễm môi trường.
    2- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các ngành, các địa phương lập danh mục các nguyên liệu thứ phẩm, các phế liệu bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường được phép nhập từ nước ngoài vào làm nguyên liệu sản xuất để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    Điều 29
    Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, nghiêm cấm việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng tất cả các loại pháo nổ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
    Chính phủ quy định việc sản xuất và sử dụng pháo hoa trong một số ngày lễ, tết đặc biệt.

    Điều 30
    1- Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ các trường hợp sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng và kiến nghị các biện pháp xử lý khẩn cấp để Thủ tướng ra quyết định.
    2- Trường hợp sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng là sự cố gây tổn hại lớn và nghiêm trọng:
    a) Đối với tính mạng và tài sản của nhiều người;
    b) Đối với các cơ sở kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng;
    c) Đối với khu vực rộng lớn thuộc phạm vi nhiều tỉnh, thành phố;
    d) Đối với vùng có ảnh hưởng về mặt quốc tế.
    3- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức một lực lượng chuyên trách để làm lòng cốt trong việc khắc phục sự cố về môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan lập phương án xây dựng các lực lượng này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Điều 31
    Việc thanh toán chi phí để khắc phục sự cố môi trường cho tổ chức, cá nhân được huy động phải tuân theo nguyên tắc thoả thuận giữa tổ chức, cá nhân được huy động với cơ quan có thẩm quyền huy động.
    Bộ Tài chính quy định chi tiết chế độ thanh toán chi phí này.
  10. nguyenthinh_96

    nguyenthinh_96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG V
    NGUỒN TÀI CHÍNH CHO NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    Điều 32
    Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm:
    1- Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường;
    2- Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động của các công trình kinh tế - xã hội; phí bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh đóng góp theo quy định chi tiết của Bộ Tài chính;
    3- Các khoản khác (tiền phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội...).

    Điều 33
    Chính phủ lập quỹ dự phòng quốc gia khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự có môi trường nhằm chủ động đối phó với các trường hợp đột xuất về sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.
    Nguồn tài chính lập quỹ nói trên gồm nguồn trích từ ngân sách Nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp (kể cả các liên doanh với nước ngoài), đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
    Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính xây dựng quy chế quản lý và sử dụng quỹ này.

    Điều 34
    Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực hoặc đối tượng sau đây phải nộp phí bảo vệ môi trường:
    - Khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản khác;
    - Sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga;
    - Phương tiện giao thông cơ giới;
    - Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác gây ô nhiễm môi trường.
    Các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có gây ô nhiễm môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
    Mức thu phí bảo vệ môi trường tuỳ thuộc vào mức độ tác động xấu của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể xảy ra đối với môi trường.
    Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường.

    Điều 35
    Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm được chi cho các nội dung sau đây:
    1- Điều tra cơ bản các yếu tố về môi trường, chú trọng các môi trường đất, nước, không khí, rừng, biển và các khía cạnh văn hoá liên quan...;
    2- Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường ở các tỉnh, thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư quan trọng, các vùng biển đang khai thác dầu khí...;
    3- Các biện pháp bảo vệ, khôi phục, cải tạo môi trường, quản lý chất thải (nhất là các chất thải độc hại) ở các thành phố và các khu công nghiệp;
    4- Các dự án bảo tồn, khôi phục các hệ sinh thái có tầm quan trọng cho phát triển lâu bền kinh tế - xã hội và duy trì tính đa dạng sinh học (bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo vệ và dự trữ thiên nhiên, các hệ sinh thái đất ngập nước ở các cửa sông và ven biển, các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các ám tiêu san hô, các loài sinh vật quý hiếm, bảo vệ các nguồn gien...);
    5- Xây dựng cơ bản các công trình cần thiết về bảo vệ môi trường.

    Điều 36
    Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản trong công tác bảo vệ môi trường phù hợp với các chế độ quản lý hiện hành.

Chia sẻ trang này