1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi BTT, 04/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Thầy hay + trò giỏi = thành công
    17:54'' 18/11/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - HLV bóng bàn Đỗ Thuý Nga (HN) tâm sự: " Tôi là một người may mắn và hạnh hạnh phúc vì đã có một cô học trò dường như sinh ra để trở thành nhà vô địch".
    Học trò của cô là Ngô Thu Thuỷ, người mà 14 năm đứng bên bàn bóng QG đã có 11 chức vô địch đơn nữ, nhiều lần vô địch đôi nam nữ, đôi nữ, đồng đội nữ. HCV, HCB đôi nam nữ, HCĐ đơn nữ SEA Games, 5 lần tham gia SEA Games thì cả 5 lần có HC. Đó là chưa kể những chức vô địch giải "cây vợt xuất sắc toàn quốc", giải trẻ toàn quốc. 17 năm coi bóng bàn là sự nghiệp thì cả 17 năm Ngô Thuy Thuỷ chỉ gắn bó với 1 HLV - Cô giáo Đỗ Thúy Nga.

    Thời còn là VĐV Hà Nội, cô Nga cũng là một cây vợt có tiếng. 19 tuổi (1971) được tập trung ĐT VNDCCH, cùng Nguyễn Thị Mai, Lê Kim Hạnh thường xuyên giữ chức vô địch đồng đội, vô địch đôi nữ miền Bắc, là thành viên ĐTVN các năm 1980, 1981, từng vô địch đơn nữ năm 1980, là VĐV Bóng bàn duy nhất tham gia Đoàn thể thao VN dự Olympic Moscow (1980)...
    Năm 1981 cô giã từ bàn bóng để làm HLV nhưng chỉ năm 1987 mới thực sự bắt tay vào công tác huấn luyện chuyên nghiệp. Người mà cô luôn coi là phát hiện lớn nhất trong đời mình là Ngô Thu Thuỷ. Lúc đó, Thu Thuỷ chừng 13 tuổi, là VĐV trẻ của Đường sắt VN nhưng lại hay sang lớp nghiệp dư bóng bàn Hà Nội tập luyện. Cô Nga thấy ở VĐV "nhí" này có rất nhiều ưu điểm như khoẻ mạnh, lanh lợi, thông minh, tiếp thu nhanh, say mê luyện tập... bèn đề nghị với các nhà lãnh đạo CLB bóng bàn ĐSVN cho cô tiếp nhận.
    Ngày mà CLB bóng bàn ĐSVN đồng ý chính là ngày bắt đầu của mối lương duyên nổi tiếng Đỗ Thuý Nga - Ngô Thuy Thuỷ. Cô Nga thường nói về cô học trò cưng của mình thế này: "Thuy Thuỷ là 1 VĐV tiềm ẩn quá nhiều phẩm chất của nhà vô địch. ở em cái gì cũng đã sẵn sàng, tôi chỉ cần đụng vào em mà nói "Vừng ơi! Mở ra"! Thế là tài năng của em cứ thế mà bộc phát".
    Nói thế thôi nhưng con đường từ không đến có của Thu Thuỷ không hoàn toàn dễ dàng như cô Nga nói. Đó là một cuộc lao động cực kỳ gian khổ, kiên trì của hai thầy trò chứ không hề dễ dàng như một cuộc dạo chơi. Thầy trò kiên trì sửa chữa kỹ thuật, xây dựng một lối chơi tấn công phù hợp với trò, trò chăm chỉ luyện tập từng quả vụt trái, vụt phải, từng quả giao bóng với những điểm rơi, độ xoáy khác nhau. Hai thầy trò quyết tâm đi đường thẳng đến những kỹ thuật tiên tiến nhất như kỹ thuật đối giật chẳng hạn. Ở họ không chỉ là tình thầy trò mà còn có tình mẹ con, cô cháu.
    Hai năm sau (1989), Thuy Thuỷ có tấm HCV giải trẻ toàn quốc đầu tiên. Năm sau lại có thêm một tấm HCV trẻ toàn quốc nữa. Và năm sau nữa, khi lần đầu tiên tham dự giải VĐBB toàn quốc, Thu Thuỷ đã là nhà vô địch đơn nữ. "Vừng ơi! Mở ra", không gọi thì thôi, đã gọi là cánh cửa thành công cứ mở rộng ra trước Thuy Thuỷ. Cô Nga nhận xét: "Thuy Thuỷ là VĐV rất đặc biệt, đó là HLV chỉ đạo thế nào em đánh được thế ấy. Không phải ai cũng làm được điều này đâu và đó chính là phẩm chất của một VĐV hàng đầu".
    "Có nhiều HLV Bóng bàn thành công với 1 VĐV nhưng lại không phải đào tạo từ đầu. Anh ta thừa hưởng sản phẩm đã được người khác đào tạo sẵn, chỉ việc nâng cao nó lên. Tôi luôn tự hào vì Thu Thuỷ là VĐV được tôi dìu dắt từ ngày mới học những bài học vỡ lòng bóng bàn. Thuy Thuỷ hoàn toàn là sản phẩm "Made in Thuy Nga", cô Nga nói với một sự tự hào.
    Năm 1993, thầy trò Thuý Nga - Thu Thuỷ đến với ĐTQG. Thầy là HLV đội tuyển trực tiếp dạy trò. Thuy Thuỷ có ngay tấm HCB SEA Games đầu đời. Đúng là khi "cửa" đã mở thì mọi chuyện cứ là thuận buồm xuôi gió, Thuy Thuỷ có thêm 1 tấm HC khác, lần này là HCV SEA Games đôi nam nữ, rồi thì HCB đôi nam nữ, HCB đồng đội nữ, HCĐ cá nhân.
    Trò tiến bộ như vậy, thầy cũng không chịu kém. Cô Nga không chỉ là HLV đội nữ mà có những "vụ" SEA Games còn là HLV trưởng ĐTQG, trực tiếp huấn luyện đội nữ. Hết "thời vụ ĐTQG" thầy trò lại trở về với CLB bóng bàn Hà Nội. Ở đó cô còn những học trò Thái Thanh Hương, Phạm Tuyết Minh. Thanh Hương, Tuyết Minh, Thu Thuỷ là bộ ba nhiều năm khống chế chức vô địch đồng đội nữ, đôi nữ ở giải VĐQG. Thanh Hương, Tuyết Minh cũng trở thành tuyển thủ QG.
    Trong 17 năm làm HLV, cô Nga không ít lần phải đối diện với những quyết định trọng đại. Ví dụ như khi Thu Thuỷ tốt nghiệp PTTH chẳng hạn. Cô giáo dạy văn hoá khuyên gia đình cho Thu Thuỷ thi đại học vì em học giỏi, là 1 trong 10 học sinh chắc chắn đỗ đại học. Cô Nga góp ý với gia đình: "Thuỷ là VĐV giỏi, cả nước chỉ có 1, tương lai thể thao rất sáng lạn. Để em đi thi đại học cũng tốt nhưng chưa chắc đã thành công như ở thể thao". Gia đình nghe theo cô Nga và bóng bàn Việt Nam vẫn có một nhà vô địch không có đối thủ trên bàn bóng trong nước còn ở bàn bóng khu vực khối người mất ăn mất ngủ.
    Sau SEA Games 22, ngành TDTT Hà Nội rút cô Nga về làm chủ nhiệm CLB bóng bàn Hà Nội. Thu Thuỷ cảm thấy cô đơn, xin được làm công tác huấn luyện. Xét thấy nguyện vọng của Thuỷ chính đáng, GĐ Sở TDTT Hà Nội Hoàng Vĩnh Giang chấp thuận nhưng khi bóng bàn Hà Nội có nguy cơ thua cuộc ở giải VĐQG 2004 rồi 2005, Thu Thuỷ lại "xếp bút nghiên" trở lại cầm vợt. Tuy nhiên, vừa làm thầy lại vừa làm thợ là một điều không nên vì thành tích không thể như ý, giải VĐQG 2005 sẽ là giải cuối cùng mà Thu Thuỷ tham gia.
    Thu Thuỷ luôn nói rằng mình thành công là nhờ có cô Đỗ Thuý Nga. "Cô ấy là người thầy đầu tiên mà cũng là người thầy cuối cùng của tôi. Tôi không bao giờ quên ơn cô ấy". Bây giờ, khi đã làm công tác huấn luyện, Thu Thuỷ luôn nhớ lại những gì cô Nga đã dạy dỗ mình. Và không có gì lạ khi "bài vở" huấn luyện của Thu Thuỷ có không ít những điều mà cô Nga đã dạy. Tấm bằng tốt nghiệp ĐH tại chức chính là giấy chứng nhận vào đời HLV của Thu Thuỷ.
    SEA Games 23 này, thầy trò Thu Nga - Thu Thuỷ sẽ là khán giả bên màn ảnh nhỏ. Một chút buồn vì cả hai không còn là thành viên của các cuộc tranh tài nảy lửa trên đấu trường khu vực. Nhưng nghĩ đến những gì đã cống hiến cho thể thao nước nhà, họ không buồn lâu. Họ là những người thầy (bây giờ là đồng nghiệp), mà bóng bàn Hà Nội chưa thể tìm thấy trong tương lai gần.
    Hải Dương
    [​IMG]
    Thầy trò Thúy Nga (phải) - Thu Thủy tại Á vận hội Hiroshima 1994.
  2. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết ?
    + Môn bóng bàn có nguồn gốc từ Anh Quốc, xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 như một thú tiêu khiển của tầng lớp thượng lưu và dần dần lan ra toàn cầu để trở thành một bộ môn thể thao được tập luyện nhiều nhất trên thế giới.
    + Bộ môn này được ghi nhận lần đầu từ tận những năm 1880 khi các sĩ quan Anh tại Ấn Độ và Nam Phi sử dụng những cái nắp hộp đựng xì-gà la?m vợt và nắp tròn của chai rượu vang la?m bóng để chơi.
    + Sau đó tro? chơi na?y được đưa trở lại Anh Quốc nơi James Gibb, người mang tư? Hoa Kỳ vê? quả bóng nhân tạo rỗng ruột, đaf dùng chúng để chơi môn tennis trong nhà.
    + Bộ môn mới này đã được gọi với nhiều cái tên khác nhau trước khi chữ ''ping-pong'', tiếng động của quả bóng đập vào bàn, được gán luôn cho nó.
    + Nhà sản xuất dụng cụ thể thao Anh Quốc J.Jaques & Son Ltd đaf đăng ký tên bản quyền vào năm 1901, một năm trước khi E.C.Goode cải tiến mặt vợt bằng cao su để tạo xoáy cho bóng.
    + Nhưng phải đến tận năm 1921 thì Hiệp hội Bóng bàn mới được thành lập tại Anh và tiếp theo đó là Liên đoàn Bóng bàn Quốc tế vào năm 1926.
    + London tổ chức giải bóng bàn thế giới lần đầu tiên vào năm 1927 và những giải tranh tài đầu tiên của bộ môn này chủ yếu diễn ra tại các quốc gia Trung Âu.
    + Nữ vận động viên Maria Mednyanszky với thành tích bảy lần vô địch giải nữ và Viktor Barna năm lần vô địch giải nam là những ngôi sao của bộ môn bóng bàn vào thời điểm đó.
    + Nhưng một cuộc cách mạng đã diễn ra trong bộ môn này vào những năm 1950. Các vận động viên châu Á dành được ưu thế và thống lĩnh bộ môn bóng bàn cho đến tận ngày nay.
    + Trung Quốc đã dành được tất cả bốn huy chương vàng, ba huy chương bạc và một huy chương đồng của môn bóng bàn tại TVH Sydney.
    + Horoi Satoh của Nhật Bản đã sử dụng một loại mút cao su mới cho mặt vợt vào năm 1952, cho phép tạo xoáy mạnh hơn và các vận động viên châu Á đã phát triển một kiểu cầm vợt ''Cầm thìa'', giữ vợt giữa ngón tay trỏ và và ngón cái.
    + Trong khi Nhật Bản là cường quốc đứng đầu trong những năm 1950 và 1960 thì các quốc gia khác như Hungary và Thụy Điển cũng tiếp tục là đối thủ đáng gờm trong khi các tay vợt Trung Quốc bắt đầu xuất hiện.
    + Và bộ môn này còn được đưa lên một vũ đài lớn hơn vào năm 1971 khi thành ngữ ''Ngoại giao bóng bàn'' xuất hiện trên trường chính trị.
    Đội tuyển Hoa Kỳ đang thi đấu tại giải vô địch diễn ra tại Nhật Bản khi họ nhận được một lời mời bất ngờ từ đội tuyển Trung Quốc tới thi đấu.
    Vào ngày 10 tháng Tư, đoa?n Myf gô?m bốn quan chức và hai cặp vợ chồng đã đi qua chiếc cầu nối Hồng Kông với Trung Quốc và la? nhóm người Mỹ đầu tiên được cho phép đến Trung Quốc kể từ khi nhà nước CS thành lập năm 1949.
    + Với chừng 40 triệu tay vợt trên toàn thế giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi bóng bàn trở thành một thể thao được tranh tài tại Thế vận Hội Seoul 1988 với sự làm mưa làm gió của các tay vợt Nam Hàn và Trung Quốc.
    + Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với tổng số 26 huy chương Olympic trong bốn kỳ Thế vận Hội và là nhà vô địch mà mọi đội tuyển đều muốn hạ gục.
    Bảnt tha?nh tích nam ( từ 1988)
    ? Trung Quốc: 6 va?ng, 3 bạc, 2 đô?ng (Tô?ng số: 10)
    ? Nam Hàn: 1 va?ng, 1 bạc, 5 đô?ng (tô?ng số: 7)
    ? Thụy điển: 1 va?ng, 1 bạc, 1 đô?ng (tô?ng số: 3)
    ? Đức: 0 va?ng, 1 bạc, 1 đô?ng (tô?ng số: 2)
    ? Pháp: 0 va?ng, 1 bạc, 1 đô?ng (tô?ng số: 2)
    Bảng tha?nh tích nữ( từ 1988)
    ? Trung Quốc: 7 va?ng, 7 bạc, 2 đô?ng (Tô?ng số: 16)
    ? Nam Hàn: 1 va?ng, 0 bạc, 4 đô?ng (tô?ng số: 5)
    ? Đài Loan: 0 va?ng, 1 bạc, 1 đô?ng (tô?ng số: 2)
    ? Bắc Hàn: 0 va?ng, 0 bạc, 2 đô?ng (tô?ng số: 2)
    ? Nam Tư: 0 va?ng, 0 bạc, 1 đô?ng (tô?ng số: 2)
    BBC
  3. yeubongban

    yeubongban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các sư huynh đã cho xem lại tin tức làng bb. YBB cảm xúc lắm, cứ như là tìm được cố nhân không bằng.
    YBB có đề nghị, các sư huynh có thể tiếp tục mục này qua tin tức của làng bb từ thời vàng son của các danh thủ trên tiếp tới các thập niên 70,80,90 ....như một tiếp nối lịch sử của làng bb bàn vn được không ạ?
    Xin trích một đoạn của báo Tuổi Trẻ Online:
    ..."Buồn nhưng không làm được gì, nên ông dốc sức biên soạn cuốn Giúp bạn hoàn thiện kỹ năng bóng bàn, vốn đã xong nhưng chưa biết tìm ra ai hỗ trợ để xuất bản. Trong cuốn sách này, ông chia làm hai phần: 1- Bày vẽ chi tiết mọi vấn đề về kỹ thuật bóng bàn, cách thức tổ chức thi đấu bóng bàn. 2- Sưu tầm những bài báo viết về thời vang bóng của bóng bàn VN."
    Xin hỏi, nếu có người muốn hỗ trợ cho bác Tiết xuất bản sách này thì làm sao liên lạc được với bác ấy? - Mong các sư huynh chỉ giáo cho.
    Cám ơn bạn LKL đã chỉ dẫn cho địa chỉ của TTO.
  4. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Cuộc Hội Ngộ Các Danh Thủ Bóng Bàn
    Trần Củng Sơn

    Sau 30 năm từ ngày 30-4-1975, hai danh thủ bóng bàn của Sài Gòn là Kim Ngôn và Cảnh Được mới gặp lại nhau...
    Cây vợt Trần Thị Kim Ngôn từng vô địch đơn nữ suốt gần hai mươi năm từ năm 1955 cho đến 1973. Sinh ra trong một gia đình yêu thích bóng bàn (có người anh là Trần Quang Nhụy, vô địch đơn nam năm 1949, đại diện Việt Nam tham dự giải bóng bàn thế giới tại Budapest). Nhà của của Kim Ngôn có câu lạc bộ bóng bàn Nam Việt, đường Bùi Chu, Sài Gòn là nơi lui tới nhiều cao thủ nên chị được cơ hội tập dợt với họ để tăng tiến tài nghệ.
    Chị xử dụng vợt gai, hai mặt trái và phải đều nhau, thủ nhiều hơn công và đã làm mưa làm gió không đối thủ trong giới bóng bàn nữ cho đến năm 1973 khi Trần Hoa Việt từ xứ chùa Tháp Nam Vang về Việt Nam thì Kim Ngôn lúc đó đã 34 tuổi ( sinh năm 1939) mới chịu nhường ngôi.
    ...
    Danh thủ Trần Cảnh Được (Đức), nhiều lần vô địch VN thập niên năm mươi đã cùng với danh thủ Mai Văn Hòa làm cặp đôi nam đại diện Việt Nam đi dự các giải thế giới. Thành tích huy hoàng nhất là năm 1958 ở Á vận hội ngoài huy chương vàng đôi nam, Việt Nam còn đoạt giải nhất đồng đội nam gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Lê Văn Tiết (hạ đội Nhật Bản lúc đó coi như là mạnh nhất thế giới trong đó có cây vợt Tanaka là đương kim vô địch thế giới). Đây là một thành tích huyền thọai của làng bóng bàn Việt Nam mà không biết bao giờ mới lập lại.
    Trần Cảnh Được và Trần Thị Kim Ngôn đã là cặp đôi nam nữ bóng bàn đại diện VN dự các giải thế giới 1956 tại Nhật bản, giải Á châu năm 1957, tại Ấn Độ năm 1960, tại Đại Hàn năm 1964.
    Cả hai gặp lại nhau sau mấy chục năm, Cảnh Được đã 73 tuổi và Kim Ngôn 66 tuổi. Mai Văn Hòa đã mất, Lê Văn Tiết còn trong nước. Tham dự buổi gặp mặt còn có Nguyễn Mãng cựu vô địch miền Trung, Hoàng Mộng Điệp cựu vô địch nữ miền Trung và Trần Kim Nhân cựu vô địch Đà Lạt, Trần Chí Phúc cựu vô địch đại học xá Minh Mạng (Sài Gòn).
    Bóng bàn là bộ môn không còn được giới trẻ ngày nay tại Mỹ và trong nước ưa thích bằng mấy chục năm trước. Những thành tích huy hòang của những danh thủ bóng bàn năm xưa nói lên vị trí của Việt Nam trong cộng đồng thế giới thời đó. Riêng tại San Jose, có danh thủ Nguyễn Đình Khoa nằm trong đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ đi dự thế giới. Thành tích cao nhất của Khoa là vô địch Bắc Mỹ( gồm Canada và Mỹ) năm 2000.
    Được nguoidepvaquaithu sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 20/03/2006
  5. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Sưu tầm thêm một số giai thoại...
    Mai Văn Hòa - Người Làm Rạng Danh Tổ Quốc
    Ông thầy của các nhà vô địch

    Mai Văn Hòa sinh ngày 1 - 6 -1927 tại Hà Nội. Thời thơ ấu ông sống tại Kompong-Cham. Năm 15 tuổi đã giành được 2 chức vô địch đơn và đôi Nam tại Campuchia (1942 & 1943).
    Về lại Sài Gòn năm 1947, ông trở thành tuyển thủ bóng bàn Việt Nam và ngay lần tham dự đầu tiên Giải Vô địch bóng bàn châu Á lần II tại Nhật Bản, Mai Văn Hòa cũng đã đoạt chức vô địch đơn nam và đôi nam (cùng với Trần Cảnh Ðược).
    5 năm sau, cũng tại thủ đô Tokyo của Nhật, Mai Văn Hòa lại chiến thắng vẻ vang trước đương kim vô địch đơn nam thế giới Tanaka để cùng với Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Ðược, Trần Văn Liễu đoạt huy chương vàng đồng đội nam - tấm HCV đầu tiên trong lịch sử tham dự ASIAD của đoànVN.

    Chiến thắng của đoàn thể thao VN làm cho cả nước Nhật buồn bã. Còn Tanaka thì gục đầu vào vai mẹ khóc nức nở. Sau đó, dù còn rất trẻ, anh đã quyết định giải nghệ.
    Mai Văn Hòa nổi tiếng khắp thế giới với lối chơi cắt bóng và phòng thủ xa bàn, không những đẹp mắt mà còn rất hiệu qủa. "Chiếc máy đỡ bóng của thế giới" là lời ca ngợi của báo chí thế giới dành cho Mai Văn Hòa.

    Tháng 11/1969, Mai Văn Hòa sang Nhật dự lớp tu nghiệp Huấn luyện viên. Ông Tamasu giám đốc hãng sản xuất vợt bóng bàn nổi tiếng Butterfly, mời các tuyển thủ quốc gia của Nhật như Hasegawa (vô địch đơn nam thế giới 1967), Itoh (vô địch đơn nam thế giới 1969), Takahashi (vô địch đơn nam châu Á 1963)... đến sắp hàng trước mặt Mai Văn Hòa và hỏi:
    - Có biết ai đây không?
    Tất cả đều thưa: "Ðây là ông thầy của chúng tôi"
    .... và cúi đầu lễ phép chào.
    Hóa ra các tuyển thủ quốc gia Nhật đã học từ những đoạn phim quay các trận thi đấu của Mai Văn Hòa và Lê Văn Tiết .
    Ông Tamasu giải thích thêm:
    - Chính nhờ các đoạn phim của người thủ và người tấn công vào hạng giỏi nhất thế giới này mà bóng bàn Nhật Bản tìm ra được bài học hữu ích để tiến bộ như ngày nay.
    Ðoạn ông quay sang Mai Văn Hòa và nói:
    - Anh từng đánh bại chúng tôi ngay trên đất Nhật khi chúng tôi đang là đương kim vô địch thế giới nên không có lý do gì chúng tôi lại dạy anh được.
    Thế là Mai Văn Hòa "không được học" nữa mà trở thành thượng khách của Nhật. Ông được tiếp đãi chu đáo suốt mấy tháng trời, còn Tamasu thì đích thân lái máy bay riêng chở anh Hòa đi tham quan hội chợ quốc tế EXPO 70 tại thành phố Osaka.
    Tiếc thay, Ông qua đời khi mới 44 tuổi (14-5-1971) vì bị một chiếc xe buýt tông vào chiếc Lambretta của ông. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông còn nói lời tha thứ cho người tài xế gây tai nạn: "Anh yên tâm, gia đình tôi sẽ không kiện cáo gì anh đâu".
    Ba tuần sau, Tổng Cuộc Bóng Bàn Miền Nam tổ chức giải mang tên "Ðánh cho Mai Văn Hòa" để lấy tiền giúp đở nhà vô địch. Khán giả đến xem rất đông, tiền vé thu được đến 68.000 đồng
    Hai kỷ vật của ông cũng được đem bán đấu giá:
    - Chiếc Huy Chương Vàng ASIAD 1958: Nhà thầu khoán Vũ Úc đã mua với giá 420.000 đồng.
    - Bức di ảnh của ông: 50.000 đồng.
    (1 lượng vàng lúc đó khoảng 10.000 đồng).
    Được nguoidepvaquaithu sửa chữa / chuyển vào 16:48 ngày 20/03/2006
  6. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Món quà tặng đời của tay vợt huyền thoại...
    (tuoitre) Thứ Năm, 02/02/2006
    TT - Tết Bính Tuất là một cái tết mà "kỳ quan bóng bàn thế giới" Lê Văn Tiết bảo rằng "thật đáng nhớ trong cuộc đời của tôi" khi ông cho ra đời quyển Giúp bạn hoàn thiện kỹ năng bóng bàn.
    Cuốn sách như là "một món quà để lại cho đời" của tay vợt từng làm rúng động bóng bàn thế giới cách đây gần nửa thế kỷ.
    Cuốn sách gồm hai phần: phần1 mang tên Giúp bạn hoàn thiện kỹ năng bóng bàn với nội dung nhằm giúp những người mới tập chơi bóng bàn nắm vững những kỹ thuật cơ bản nhất. Kèm theo đó là cách thức tổ chức một giải bóng bàn.
    Với kinh nghiệm một đời cầm vợt cùng các tài liệu bóng bàn mới nhất, ông Tiết đã trình bày thật súc tích, dễ hiểu kèm theo hình ảnh minh họa. Có thể nói phần 1 không chỉ giúp người yêu bóng bàn nắm vững tất cả vấn đề liên quan đến môn chơi này, mà còn là một cuốn sách bổ ích cho những cán bộ làm thể thao phong trào.
    Phần 2 của cuốn sách mang tên Bóng bàn VN - những thập niên vinh quang là tập hợp nhiều bài viết của những nhà báo tên tuổi như Huyền Vũ, Thiệu Võ...về những sự kiện bóng bàn đã đi vào lịch sử thể thao VN cùng nhiều hình ảnh tư liệu quí giá.

    Bìa cuốn sách và hình ảnh những con người đã làm nên một thời vàng son...
    Cuốn sách đã được ông Tiết bắt tay biên soạn từ đầu thập niên 1990 và hoàn tất năm 2000. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, cuốn sách đã không ra mắt được người hâm mộ.
    Mãi khi Tuổi Trẻ đăng loạt bài "Đấu trường vinh quang: ngày ấy & bây giờ", họa sĩ biếm Sa Tế (của Công ty truyền thông An Tiêm) đã tìm đến ông Tiết sau khi đọc thấy chi tiết tay vợt vang bóng một thời có một cuốn sách chưa tìm được nơi xuất bản. Sau hai tháng cật lực làm việc, Công ty truyền thông An Tiêm và NXB Trẻ đã giúp ông Tiết hoàn thành được ước nguyện của mình: cuốn sách đã chính thức ra đời vào dịp Tết Bính Tuất.
    Tâm sự trong ngày đầu năm, ông nói:"Tôi như trẻ lại cả chục tuổi trong dịp tết năm nay. Cứ tưởng tất cả quá khứ vinh quang vĩnh viễn bị chôn vùi dưới lớp bụi thời gian. Nào ngờ, đầu tiên là Tuổi Trẻ, rồi những người yêu bóng bàn như anh Sa Tế, các anh ở NXB Trẻ đã giúp tôi dựng lại những hình ảnh của thời vàng son bóng bàn VN...".
    H.THỌ
    Ông Tiết ký tặng sách...
    [​IMG]
    Được nguoidepvaquaithu sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 20/03/2006
  7. tuan252

    tuan252 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Em nghe tiếng ông Triệu Bách Quang và ông Hùng "ngủ" đã lâu nhưng ko biết rõ về thành tích của họ! Bác nào biết kể cho iem nghe với ạ! Thanks các bác nhiều ạ
  8. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về danh thủ bóng bàn Trần Cảnh Được, tôi tình cờ sưu tầm được một bài báo trên Net. Do có một số đoạn nhạy cảm, nên tôi đã lược đi một số đoạn...
    Trần Cảnh Được - Huyền Thoại Bóng Bàn Nước Việt
    Trần Củng Sơn
    Khi danh thủ bóng bàn Trần Cảnh Được mở tiệc mừng sinh nhật bảy mươi tuổi, ông Nguyễn Đình Sơn - Hội trưởng bóng bàn Bắc Cali - đã lên trao tặng món quà lưu niệm là một bảng gỗ có khắc hàng chữ: "Chúc mừng danh thủ với thành tích lẫy lừng vô địch Việt Nam và huy chương vàng á châu".
    Danh thủ Trần Cảnh Được rất cảm động vì những tháng ngày quá khứ huy hoàng của một thời thanh niên vẫn được người ta nhớ.
    Vào năm 1951, chàng trai ấy vừa 18 tuổi đã đoạt chức vô địch bóng bàn toàn quốc và giữ tiếp chiếc cúp năm kế tiếp 1952.
    Qua năm 1953, đoàn tuyển thủ VN gồm Mai Văn Hòa,Trần Cảnh Được và Nguyễn Kim Hằng đi dự giải bóng bàn á châu tại Tokyo, Nhật bản. (Giải vô địch bóng bàn châu Á tổ chức 2 năm 1 lần)
    Lần đầu tiên danh tiếng của làng bóng bàn nước Việt lẫy lừng khắp nơi với danh thủ Mai Văn Hòa chiến thắng tất cả để đoạt huy chương vàng đơn nam. Về giải đôi nam thì cặp Mai Văn Hòa và Trần Cảnh Được hạng nhất. Về thi đấu toàn đội thì đội VN huy chương bạc.
    Năm 1955 cũng giải á châu tổ chức tại Singapore, đôi nam Hòa và Được thua Singapore trận chung kết nên chỉ được huy chương bạc.
    Năm 1957, giải á châu tại Phi Luật Tân (Philipines), đội VN gồm Hòa, Được và Trần Văn Liễu đã đánh bại các đội khác để dành huy chương vàng toàn đội. Và cũng cặp bóng bàn Mai Văn Hòa và Trần Cảnh Được đem về huy chương vàng thứ hai cho Việt Nam.
    (còn tiếp)
  9. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Qua năm 1958 là giải á vận hội (Đại hội thể thao châu Á - ASIAD), lần đầu tiên bộ môn bóng bàn được đem vào với sự tham dự của nhiều nước hơn. Nước chủ nhà là Nhật Bản với những ưu thế địa phương và ba danh thủ từng vô địch thế giới như Ozimura, Shunoda và đương kim vô địch thế giới là Tanaka thì họ nghĩ rằng sẽ kiếm thêm ba huy chương vàng nữa.
    Nhưng kết quả lại bất ngờ. Về giải đơn nam thì Li Ky Ching của Đài Loan đã hạ Shunoda trận chung kết, báo chí Đài Loan tha hồ ca tụng cây vợt của họ.
    Đội Việt Nam gồm bộ ba Hòa, Được và Lê Văn Tiết lần này làm nước Nhật ê chề trong thảm bại bóng bàn, môn thể thao mà họ đang hãnh diện với thế giới.
    Vì đoạt chức vô địch thế giới nhiều lần trong thập niên 50 nên Nhật đã không thèm tham dự giải á châu tổ chức hai năm một lần vào năm 1955 và 1957.
    Hơn nữa vào năm 1957 trong giải thế giới tại Thụy Điển, đội VN gồm Hòa, Được và Huỳnh Văn Ngọc đã thua đội Nhật tỉ số 5-3, do đó Nhật càng tự tin sẽ thắng lần nữa.
    Trong trận chung kết của giải toàn đội vào năm 1958 này, hai nước lại gặp nhau để tranh huy chương vàng
  10. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Hai bên sẽ đấu với nhau 9 ván và bên nào thắng 5 ván là thắng. Danh thủ Ozimura đã thắng hết 3 trận gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Lê Văn Tiết. Phía VN thì Lê Văn Tiết thắng 2 trận gồm Tanaka và Shunoda. Mai Văn Hòa thắng Shunoda và Trần Cảnh Được thắng Tanaka. Như vậy là đội VN đang dẫn Nhật trước với tỉ số 4-3. Qua trận thứ 8 là Mai Văn Hòa gặp đương kim vô địch thế giới Tanaka, anh này vừa thua hai trận liền trước Được và Tiết.
    Nhưng Nhật bản vẫn hy vọng thắng trận này để còn đấu trận thứ 9 cuối cùng giữa Trần Cảnh Được và Shunoda. Kết cuộc Mai Văn Hòa với lối phòng thủ cắt banh dẻo dai đã chiến thắng và Tanaka đã ôm mặt khóc nức nở.
    Tỉ số chung cuộc là VN thắng Nhật 5-3 dành huy chương vàng toàn đội bóng bàn á châu, danh dự cao quí nhất mà đất nước hình chữ S đã dành được trong lịch sử bóng bàn của tổ quốc.

Chia sẻ trang này