1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi BTT, 04/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Cái vinh dự to lớn của VN là đánh bại Nhật bản, một cường quốc bóng bàn đang ngự trị trên làng banh nhựa hoàn cầu. Theo lời của danh thủ Trần Cảnh Được là thời ấy báo chí VN có ký giả viết rằng nếu Mai Văn Hòa không thắng Tanaka thì trận sau Được có thể sẽ thua Shunoda. Sự thật là vào năm 1957 ở giải thế giới Được thắng Shunoda và vào năm 1959 tại Tây Đức ông ta đã thắng Shunoda lần thứ nhì. Điều đó chứng minh rằng xác suất Được đánh bại Shunoda ở trận thứ chín rất cao, nhưng trận đấu này đã không xảy ra.
    Như vậy lý do Nhật thua là đương kim vô địch thế giới Tanaka trong ngày đó đã kém phong độ để thua liên tiếp ba trận, mặc dù Ozimura cố gắng hết sức lập thành tích thắng cả ba đấu thủ Việt.
    Lúc danh thủ Ozimura ký tên vào bản kết quả đã nói với trưởng đoàn VN là Chu Văn Sáng rằng đây là lần đầu tiên trong đời ông ta đã phải ký tên trước đối thủ. Có nghĩa là đội thua ký trước và đội thắng ký sau.
  2. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Ngoài huy chương vàng toàn đội, đôi Mai Văn Hòa và Trần Cảnh Được đã thắng đôi Đài Loan để lấy thêm huy chương vàng thứ hai.
    Thành tích này được coi là đỉnh cao của bóng bàn nước nhà, đã đi vào lịch sử thể thao như là một huyền thoại, và có lẽ VN không bao giờ đạt được lần thứ nhì.
    Qua năm sau tức là 1959, giải thế giới tại Tây Đức , đội bóng bàn VN đứng đầu bảng D sau khi thắng Pháp, Anh và Tiệp Khắc, và vào tứ kết với Nhật, Hungary và Trung quốc. Trong trận gặp Tiệp Khắc để tranh đầu bảng thì dư luận cho rằng Tiệp từng vô địch thế giới nên có thể ưu thế, không dè VN thắng tỉ số 5-3. Danh thủ Được cho là một thành tích khó quên, và ông thắng 2 trận liền, chưa kịp đấu trận thứ ba thì đã xong kết quả.
  3. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Lần này đội VN gặp lại đối thủ Nhật, đội này đã thay thế Tanaka bằng Murakami đương kim vô địch Nhật bản và họ rút kinh nghiệm thua lần trước nên đã thắng đội VN tỉ số 5-3. Như vậy cuối cùng đội bóng bàn nước nhà đoạt giải ba thế giới đồng hạng với Trung quốc. Hungary đoạt hạng nhì.
    Cũng năm 1959 này đội VN gồm Trần Cảnh Được, Trần Cảnh Đến và Huỳnh Văn Ngọc dự giải Đông Nam á vận hội đã thắng được huy chương vàng toàn đội. Đây là thành tích quốc tế cuối cùng của bóng bàn VN.
  4. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Danh thủ Được cho biết là những năm sau này đã không có những tài năng mới để thay thế các đàn anh vốn có năng khiếu trời cho. Cũng có thể là nền bóng bàn thế giới đã có những bước tiến nhảy vọt về kỹ thuật và các loại vợt mút mới được chế tạo.
    Như vào năm 1959 các đấu thủ ấn độ khi qua VN đã biểu diễn kỹ thuật "líp" rất xoáy làm những tay cắt banh theo lối thủ chới với vì banh trả qua bàn rất cao dễ bị đối thủ đập cho mất bóng. Nhưng lúc đó vợt của họ là mút gai nên chưa xoáy lắm, phải đợi vài năm sau khi vợt mút láng có mặt thì líp xoáy rất khó đỡ.
    Và thời đại của những người dùng vợt gai để cắt banh phòng thủ làm mưa làm gió trên làng bóng bàn đã bị vượt qua như Mai Văn Hòa chẳng hạn. Từ đó những tay vợt tấn công luôn chiếm ưu thế và đoạt vô địch trong khi những người chuyên thủ thì khó mà lọt vào hàng thứ mười.
  5. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    ...
    Thật ra xét về sự nghiệp bóng bàn thì Mai Văn Hòa chỉ hơn Trần Cảnh Được một huy chương vàng đơn nam á châu vào năm 1953 mà thôi. Hai người luôn có mặt trong đội tuyển đi dự quốc tế và trở thành đôi nam xuất sắc nhất, cũng như những lần chiến thắng trong giải toàn đội. ở trong nước thì Trần Cảnh Được thường thắng Mai Văn Hòa ở các giải nội địa.
    Khi giao đấu đôi nam thì Hòa chuyên thủ và Được tấn công đã làm các cây vợt quốc tế nể mặt. Khi tôi hỏi là tại sao Mai Văn Hòa nổi tiếng hơn Trần Cảnh Được thì danh thủ Được bảo là ông ta sinh tại Hội An, có máu ăn ngay nói thẳng nên giới báo chí không ưa thích trong khi đó thì Mai Văn Hòa lớn hơn 7 tuổi, gốc người Bắc nên khéo ăn nói được cảm tình nhiều người hơn.
    Trần Cảnh Được có lối đánh vừa công vừa thủ, nhất là cú quạt trái, rờ ve bằng đầu vợt lúc phản công rất hiệu nghiệm đã tạo nên tên tuổi sáng chói. Trong đời bóng bàn của ông đã từng thắng những danh thủ vô địch thế giới như Bergmann, Thony Leach của Anh quốc, Tanaka và Shunoda của Nhật bản, Tereba của Tiệp khắc, Koczian của Hungary. Ông cũng đánh bại Tiết Thủy Sơ, Phó Kỳ Phương người Hồng Kông là vô địch á châu.
    Mai Văn Hòa đã mất trong tai nạn xe tại đường Trương Minh Giảng Sài Gòn năm 1971, Nguyễn Kim Hằng mất tại Cali thập niên 90, Trần Văn Liễu đang ở North Carolina, Lê Văn Tiết còn ở trong nước. Riêng Trần Cảnh Được với chức vụ thiếu tá trong quân đội VNCH đã bị tù 8 năm sau năm 75 và định cư tại San Jose vào ngày 20-1-1993.
    Thuở còn bé, Trần Cảnh Được mê đánh bóng bàn nhưng bị cha cấm nên khi tranh giải thì lấy tên là Trần Cảnh Đức để khỏi bị gia đình biết, cho nên báo chí thường hay lẫn lộn giữa hai tên này.
    Bây giờ ông đang ở tuổi bảy mươi, chàng thanh niên cách đây nữa thế kỷ đã cùng những đồng đội đem về những huy chương vàng quốc tế làm rạng danh làng bóng bàn nước Việt.
    Tổng cộng ông đã có 6 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 2 huy chương đồng giải thế giới và á châu, chưa kể những huy chương của những giải khác.
    ...
    Trần Củng Sơn
  6. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    ASIAN GAMES III - TOKYO (NHẬT BẢN) 1958
    Theo bản ghi nhận khá đầy đủ của tay vợt quốc tế Lê Văn Inh
    Vận động hội Châu Á gọi tắt là Á Vận Hội (Asian Games) lần đầu tiên được tổ chức ở New Delhi, Ấn Ðộ năm 1951, nhưng mãi cho đến năm 1958, Nhật Bản tổ chức Á Vận Hội lần thứ 3 tại Tokyo mới đưa bộ môn bóng bàn vào chương trình thi đấu (vì thời gian này Nhật bản đang giữ chiếc ngai vàng bóng bàn thế giới).
    Việt Nam tham dự với 5 tuyển thủ Lê Văn Tiết, vô địch quốc gia, Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Ðức, Trần Văn Liễu và Nguyễn Kim Hằng để tranh 3 giải, đồng đội, đôi nam và đơn nam.
    Trận chung kết đồng đội, chúng ta gặp Nhật Bản (đương kim vô địch thế giới trong 6 năm liên tiếp). Trận đấu bắt đầu lúc 19 giờ ngày 27 - 5 - 1958.
    Nhật Bản đưa ra đội bóng hùng mạnh nhất, gồm có Tanaka - đương kim vô địch thế giới, Ogimura - cây vợt số 2 thế giới, Tsunoka - hạng nhì Nhật Bản (Còn tay vợt vô địch Nhật không được sắp vào đội hình vì cầm vợt ngang giống Việt Nam).
    Thành phần của ta gồm có, Lê Văn Tiết chủ lực. Mai Văn Hòa tiên phong. Trần Cảnh Dược kết thúc. Kết quả các trận đấu như sau:
    Trận 1 - Hòa thắng Tsunoka 2/1 (21 - 14 , 14 - 21, 21 - 19).
    Trận 2 - Ðược thua Ogimura 0/2 (11 - 21, 17 - 21).
    Trận 3 - Tiết thắng Tanaka 2/0 (21 - 19, 21 - 18).
    Trận 4 - Hòa thua Ogimura 1/2 (21 - 12, 15 - 21, 17 - 21).
    (Trận đấu thứ tư chấm dứt với tỷ số 2/2 đã làm cho đoàn ta phấn khởi thêm vì Nhật dự kiến thắng Việt Nam 5/1 hoặc 5/2 trong khi các tuyển thủ Nhật bắt đầu lung lạc tinh thần)
    Trận 5 - Tiết thắng Tsunoka 2/0 (21 - 6, 21- 11).
    Trận 6 - Ðược thắng Tanaka 2/0 (21 - 15, 21- 17).
    Trận 7 - Tiết thua Ogimura 0/2(11- 21, 16 - 21).
    Trận 8 - Hòa thắng Tanaka 2/0 (21 - 17, 21 - 18).
    Sau trận thắng này tỷ số nâng lên 5/3, cũng là tỷ số chung cuộc, mang về cho Việt Nam chiếc Huy Chương Vàng đồng đội đầu tiên trong lịch sử nước ta.
    Ba trận thắng của Nhật Bản đều do công của cây vợt số 2 thế giới - Ogimura - là một tay vợt đầy kinh nghiệm như Mai Văn Hòa của Việt Nam chúng ta.
    Sau quả bóng cuối cùng thua trận, nhà vô địch thế giới Tanaka đã buông vợt chạy lại ôm mẹ khóc ròng. Lúc đó là 22 giờ 40.
    Một nhà báo Nhật đã viết về sự chiến thắng này cho đó là một biến cố trong lịch sử thể thao Nhật. Thất bại trước đoàn tuyển thủ Việt Nam đã khiến cho toàn thể dân Nhật đau lòng nhất là cuộc diện đã xảy ra tại đất nước Phù Sa.
    Sau đó Mai Văn Hòa - Trần Cảnh Ðược trong trận đánh đôi với cặp Li Kou Tin - vô địch đơn nam của giải này đứng chung với Sen Long Shung (Ðài Loan) và đã thắng với tỷ số 3/1 ở vòng chung kết mang lại cho Việt Nam một huy chương vàng thứ hai. Ðồng thời Tiết và Liễu đoạt huy chương đồng đôi nam.
    Dân chúng Sài Gòn được nghe phóng viên Huyền Vũ trực tiếp truyền thanh từ đấu trường tại Ðông Kinh về với tất cả niềm vui dạt dào khó tả.
    Trong bài "Ðiểm lại nền thể thao của đất nước" của Mộng Ðài có đoạn: "Mặt trời lặn ở phương Ðông, mọc ở phương Nam" ngay khi Tanaka buông vợt khóc ròng và Ðông Kinh Thái Tử đại diện Nhật hoàng bỏ đứng dậy ra về, quên cả mọi nghi lễ cần thiết sau trận tranh tài Á vận".
    Thể thức giải đồng đội nam theo cách Swaythling. Theo phương thức này thì gồm có 9 trận đơn, mỗi đội đưa ra 3 đấu thủ, đội nào thắng được 5 trận thì đội đó được xem là thắng cuộc.
  7. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này xong Hư Trúc chỉ muốn mượn máy thời gian của Mèo máy ĐÔRÊMON để chứng kiến phút huy hoàng độc nhất vô nhị của Bóng bàn việt nam ..đã gần 50 năm trôi qua...Nhưng chiến thắng của các anh sẽ còn mãi trong lòng những người yêu bóng bàn cả nước...Mới thấy:
    Nhìn lại các anh hùng thủa trước
    Mà lòng e thẹn với tương lai
  8. cuong_pingpong

    cuong_pingpong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bài về lão tướng Mai Duy Dưỡng bên Vietnamnet
    Mai Duy Dưỡng - người xây ngôi nhà bóng bàn VN
    16:34'' 31/03/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Nhắc đến bóng bàn VN, người ta không thể không nhắc đến ông Mai Duy Dưỡng vốn có nhiều gầy dựng, đóng góp cho môn thể thao này...
    Ngày còn thanh niên, ông Dưỡng là VĐV bóng đá kiêm bóng bàn. Với bóng đá, ông có một danh hiệu mà VĐV thời đó mơ ước: chức vô địch Đông Dương. Ông đã cùng ĐT Bắc Kỳ giành danh hiệu này năm 1944. Với bóng bàn, ông từng đoạt HCV nội dung đôi nam giải VĐ Đông Dương (1943). Ông là thủ quân (VĐV kiêm HLV) của ĐT Bắc Kỳ, là thủ quân của CLB bóng bàn Nam Định (Pingpong Club Namdinh) nhưng cũng là thành viên đội bóng đá Nội Châu (Hà Nội).

    Ông Mai Duy Dưỡng (trái) và em trai Mai Duy Diễn hiện là Phó Chủ tịch LĐ bóng bàn VN
    Sau khi ông lèo lái ĐT Bắc Kỳ giành chức vô địch Đông Dương đơn nam và đôi nam, dân bóng bàn Sài Gòn hết sức khâm phục, họ nhìn thấy ở ông tài tổ chức, tài chỉ huy, liền mời ông vào làm thủ quân Pingpong Club Dacao. Đây là việc chưa từng có lúc đó. Ông sống và làm việc ở Pingpong Club Dacao hơn 1 năm, quan hệ rộng tới nhiều tỉnh của ĐBSCL, uy tín trong giới bóng bàn và người hâm mộ rất lớn. Việc này rất có lợi sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, khi ông trở lại Sài Gòn tập hợp lực lượng những người yêu thích bóng bàn, khôi phục và phát triển phong trào.
    Năm 1945, Pháp ném bom Sài Gòn, định trở lại cướp nước ta một lần nữa. Ông Dưỡng về Bắc sinh sống. Tháng 3/1946, Nam Định thành lập Ty thanh niên thể dục Nam Định, ông là trưởng ban TDTT. Tháng 4/1946, Hội Thể thao Bắc kỳ thuộc Nha thanh niên thể thao được thành lập, ông phụ trách môn bóng bàn. Trong năm 1946, ông đã tổ chức được 5 giải (giải miền Bắc Bắc bộ, Đông bắc Bắc bộ, Nam Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ). Tuy nhiên, VCK chưa kịp tổ chức thì toàn quốc kháng chiến, mọi chuyện phải xếp lại.
    Ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến rồi theo đại quân trở về tiếp quản Thủ đô, công tác tại TƯ Đoàn. Lúc đó, cán bộ chuyên môn rất thiếu, nhớ đến chức vụ phụ trách bóng bàn của ông hồi đầu năm 1946, người ta đưa ông sang phụ trách TDTT Hà Nội. Nhờ uy tín của ông hồi còn là VĐV bóng bàn, bóng đá, ông nhanh chóng tập hợp lực lượng những người từng hoạt động TDTT trong thành, biến họ thành nhân cốt của phong trào TDTT sau hoà bình.
    Lực lượng này được nhân rộng trong người lao động, thanh niên, học sinh nên đã có một đoàn đại biểu của giới TDTT Hà Nội tham gia cuộc diễu hành đón Đoàn đại biểu Đảng và chính phủ trở về Thủ đô tại vườn hoa Ba Đình. Lực lượng này về sau có rất nhiều người trở thành HLV các môn thể thao của Hà Nội. Có người trở thành lãnh đạo của ngành TDTT Hà Nội.
    Ông được cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc với mục đích ra trường sẽ đi làm kinh tế thì cơ quan TDTT TƯ được thành lập. Hai nhà lãnh đạo đầu tiên của cơ quan này đi họp hội nghị 4 nước Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam, Triều Tiên được nghe đại biểu Trung Quốc nói là tại giải bóng bàn thế giới Tokyo (4/1956), qua đoàn Trung Quốc, đoàn miền Nam VN cộng hòa muốn tìm hiểu bóng bàn miền Bắc, tìm hiểu cựu vô địch Đông Dương Mai Duy Dưỡng hiện ra sao. Hai ông này về báo cáo lại với Trung ương, thế là ông Dưỡng được đưa hẳn sang cơ quan TDTTTW, chuyên phụ trách môn bóng bàn.
    Một tháng sau, theo yêu cầu của cấp trên, ông đã cho ra mắt ĐTBB Việt Nam dân chủ cộng hoà đi thi đấu giao hữu tại Trung Quốc với mục đích chính trị nhiều hơn là chuyên môn. Nhưng sau khi từ Trung Quốc về, ông Dưỡng đã tổ chức giải vô địch BB miền bắc đầu tiên, ?oGiải xuân hè 1957? với các thành phần công thương, thanh niên, phụ nữ, HSSV, công nhân, thi đấu riêng rẽ. Mục đích của giải là khôi phục phong trào, tập hợp và đánh giá lực lượng.
    Ông nghĩ đến việc xây dựng lực lượng mới bằng cách bàn với TƯ Đoàn tổ chức giải ?oCây vợt trẻ báo Tiền Phong?, đặt vấn đề với báo TNTP tổ chức giải thiếu niên. Tiếp theo là tổ chức giải nhi đồng.
    Nhớ lại kinh nghiệm hồi còn làm thủ quân bóng bàn Nam Định, ông đề xuất xây dựng phong trào bóng bàn nghiệp dư ở 3 trung tâm bóng bàn lớn của miền bắc là Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng và 4 ?ovệ tinh? kẹp giữa là Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hà Đông. Phong trào này về sau đã cung cấp cho ĐT bóng bàn miền Bắc rất nhiều VĐV xuất sắc mà đại diện là Nguyễn Ngọc Phan, Nguyễn Thị Mai.
    Bên cạnh việc xây dựng phong trào, ông chú ý đến bồi dưỡng cán bộ. Lớp đào tạo HLV miền Bắc đầu tiên được mở ra (1959). Ông cũng nghĩ đến việc xây dựng những cánh chim đầu đàn để phát triển phong trào. Những VĐV chuyên nghiệp được hình thành nằm trong Trường HLKTTDTTTƯ. Từ lớp này, ông chủ trương xây dựng lối đánh Việt Nam bên cạnh việc tiếp thu những lối đánh tiên tiến của thế giới.
    Sau ngày đất nước thống nhất, việc khôi phục bóng bàn miền Nam được coi trọng. Uy tín của thủ quân Pingpong Club Dacao ngày trước giúp ông rất nhiều trong việc tập hợp lực lượng bóng bàn TP.HCM, trung tâm bóng bàn lớn nhất miền Nam. Những kinh nghiệm của miền Bắc sau ngày giải phóng được áp dụng, có thay đổi chút ít cho phù hợp với tình hình.
    Năm 1977, giải ?oCây vợt trẻ? toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Đồng Nai. Đây là giải thử nghiệm để chuẩn bị cho giải VĐQG đầu tiên vào năm 1978 tại Quy Nhơn (Bình Định). Tổ chức tại Bình Định là có lý do. Hà Nội và TPHCM đều ráo riết đăng cai, tình hình khá căng. Ông chọn Bình Định là sân chơi trung gian và cả 2 trung tâm đều hài lòng. Sau giải này, việc các địa phương đăng cai không còn là vấn đề lớn nữa.
    Năm 1979 lớp HLV cho các tỉnh phía Nam đầu tiên tổ chức tại TP.HCM. Ông Dưỡng vừa là nhà tổ chức, vừa là giảng viên bởi nếu ông không làm việc đó sẽ rất khó kéo những người từng tham gia giải VĐTG hoặc các giải châu Á như Lê Văn Tiết (thứ 6 thế giới), Lê Văn Inh, Lê Văn Tân... đến lớp học. Từ họ, bóng bàn các tỉnh phía Nam đi vào quy củ và phát triển mạnh mẽ.
    Điều ông tâm đắc nhất là sau khi ông về hưu (1979), mối quan hệ của ông với giới bóng bàn toàn quốc vẫn rất sâu nặng, bền vững. Ông chỉ hơi phiền lòng là do quá bận rộn vì công việc mà đã không thể theo học một lớp chuyên môn chính quy nào. Khi còn khoẻ, ông vẫn đều đặn tham gia các hoạt động bóng bàn.
    Năm nay 87 tuổi nhưng ông Mai Duy Dưỡng vẫn rất minh mẫn, khoẻ mạnh, thường xuyên theo dõi phong trào bóng bàn qua báo chí, tivi và các học trò. Ông là một đại thụ, là người có nhiều công lao xây dựng ngôi nhà bóng bàn Việt Nam.
    Hải Dương

  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9

Chia sẻ trang này