1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đầu Xuân, kể chuyện......!

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi Silent_knight, 23/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Silent_knight

    Silent_knight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Đầu Xuân, kể chuyện......!

    PHONG TỤC NGÀY TẾT.
    Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Ðoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Ðán (ngày đầu năm).
    Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.
    Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
    Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dù lạ dù quen.
    Ðối với ba con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xí xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nheng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.
    Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hái lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia định người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thười trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình ngời ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.
    Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với ngời phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
    Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rợu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thông, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.
    Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ"
    Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi ngời đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
    Cũng vào dịp đầu xuân, ngời có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình cơ bạc, rợu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu ngời bán chỉ bán lấy lệ, ngời đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
    Cờ bạc: Ngày xa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.
    Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính già yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn.
  2. Silent_knight

    Silent_knight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] HOA ĐÀO NGÀY TẾT
    Mùa xuân ở nước Việt ta, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, là lúc muôn hoa rộ nở, hồng tía khoe tươi. Giống như hoa mai vàng ở miền Trung và miền Nam, hoa đào mầu hồng thắm ở miền Bắc nổi bật giữa các loài hoa và được chưng bày khắp mọi nhà, nó tạo cho ngày Tết một màu sắc, một phong vị đặc biệt, và nghiễm nhiên trở thành loại hoa Tết chính thống của dân tộc.
    Tục lệ chơi hoa đào ngày Tết ở xứ Bắc đã có từ lâu đời, vì chẳng những hoa đào có màu hồng rực rỡ là mầu ?ohỉ tín?, rất phù hợp với không khí vui tươi, tràn trề hy vọng của những ngày đầu năm mới mà người xưa còn tin là cây đào trị được ma quỉ. Tích xưa kể rằng, dưới gốc cây đào già nơi núi Độ Sóc có hai vị thần Trà và thần Lũy cư ngụ, họ giữ trọng trách cai quản đàn qủi, qủi nào làm hại dân gian thì ra tay trừng phạt ngay. Mỗi khi Tết đến, lợi dụng cơ hội các vị hành khiển trông nom việc dưới thế phải lên chầu trời để trình tấu mọi việc thế gian, bọn qủi liền ra quấy phá. Do đó, vào dịp này người ta thường trưng một cành đào trong nhà, để bọn qủi tưởng là nơi hai vị thần Trà thần Lũy trấn giữ, sợ, không dám bén mảng. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.
    Ở ven đô Hà Nội, phía tây bắc Hồ Tây. là làng Nhật Tân, nổi tiếng về nghề trồng bích đào và đào phai. Trước năm 1954, tám mươi phần trăm dân làng ở đây chuyên nghề trồng đào, họ khai khẩn đến gần trăm mẫu đất, trồng hàng vạn cây đào mới đủ cung ứng nhu cầu thị hiếu chơi hoa đào vào dịp Tết của dân Hà thành.
    Loại bích đào hoa to, mỗi cụm chỉ độ dăm bông, mỗi bông có 12 hay 14 cánh nhưng cũng có loại 32 cánh ( loại bông kép), loại này ít trồng vì không mấy được ưa chuộng. Cánh hoa bích đào dầy, màu hồng thắm, xếp thành nhiều lớp, nhị vàng tua tủa; lá có hình mũi mác, mầu xanh biếc, cành thì vươn thẳng. Bích đào là loại hoa đẹp nhất, hiếm, quí vì khó trồng và phải có thổ ngơi thích hợp.
    Ở Việt Nam ta từ thời xa xưa đã biết trồng đào phai để ăn quả, loại này cánh hoa mỏng, thưa, màu hồng nhạt, còn lá thì màu xanh nõn. Đào phai dễ trồng và sức sống của nó rất mạnh. Thị trấn Sa Pa thuộc vùng Hoàng Liên Sơn là xứ sở của đào phai. Dân làng Nhật Tân mua cây đào phai còn non về trồng, một năm sau cây đủ mạnh, họ sử dụng làm gốc ghép. Trước tháng 11, họ cắt một nhánh bích đào ghép vào gốc cây đào phai, chờ đến Tết là họ có một cành đào bích tươi tốt đem bán. Mỗi năm mỗi gốc đào phai chỉ dùng ghép được một cành bích đào, thế nên gốc đào phai có bao nhiêu mấu là cây đó bấy nhiêu tuổi.
    Kiếp hoa đào thật mỏng manh, từ lúc hoa nở đến lúc hoa tàn chỉ trong khoảng ba ngày ngắn ngủi, cả mùa hoa cũng chỉ kéo dài được ba tuần. Từ đầu tháng tư dương lịch, những đoá hoa khai mùa bắt đầu nở đến hết tuần thứ ba là những cánh hoa cuối mùa rụng hết. Nhưng dù ở thời điểm nào, vườn đào vẫn có một vẻ hấp dẫn riêng. Tươi mát, mơ màng khi những nụ hoa đầu tiên vừa chúm chím môi cười sau bao ngày im lìm trong băng giá. Tưng bừng, rực rỡ khi cả ngàn hoa rộ nở. Man mác, nên thơ khi những cánh hoa rơi bay tơi tả khắp không gian rồi trải thảm trên nền cỏ biếc.
  3. Silent_knight

    Silent_knight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI
    Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
    Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
    Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.
    Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
    Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh...
    Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của mình. Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội ***g Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm Mới...
    Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

    Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
    Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
    Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.
    Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
    Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh...
    Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của mình. Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội ***g Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm Mới...
    Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
  4. Silent_knight

    Silent_knight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Trời và đất trong chiếc bánh ngày xuân
    Dương Thiệu Tống, Ed.D.
    "trong trời đất không có vật gì quí bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân.... nếu lấy gạo nếp gói làm hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho ngon; bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý nói ơn trời đất phát dục vạn vật, như thế thì lòng cha sẽ vui, tôn vị chắc được:
    (Trích Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp)
    Hình vuông của đất và hình tròn của trời, như trong đoạn văn trích dẫn trên, phát xuất từ hai tài liệu cổ xưa nhất của dân Lạc Việt là Lạc Thư (hình tròn của trời) và Hà Đồ (hình vuông của đất).
    Cả hai hình vẽ Hà Đồ và Lạc Thư đều gồm những chuỗi "rỗng" và "đặc" (O và ), giống như những chuỗi "rỗng" và "đặc" nối kết nhau trên hầu hết các trống đồng Đông Sơn của dân Việt. Hà Đồ và Lạc thư đều nói lên sự hình thành của trời (Lạc Thư), đất (Hà Đồ) và vạn vật. Trống đồng Ngọc Lũ cũng nói lên sự hình thành của trời, đất, vạn vật (chim, hươu, người) theo quan điểm y hệt như vậy. Tất cả đều đặt căn bản trên nguyên lý "rỗng" (dương), "đặc" (âm), tương sinh, tương khắc, tương hoà. Như vậy, sở dĩ vua Hùng trao ngôi báu cho Lang Liêu ắt không phải vì Lang Liêu đã dâng một loạt bánh ngon cho vua Hùng, mà chính vì Lang Liêu đã nắm được ý nghĩa của sự hình thành trời đất, vạn vật, tức là hiểu được cách giải quyết mâu thuẫn giữa đất và trời, giữa người và vạn vật, giữa con người và nhân quần xã hội. Và như vậy Lang Liêu xứng đáng được trao ngôi báu và chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Tiếng nói của thần nhân chính là tiếng nói của lương tâm, nhắc nhở cho Lang Liêu cái nguyên lý sinh thành ấy để làm sao cai trị dân cho hợp với "lẽ trời đất" và lòng người. Tinh thần "vuông tròn" ấy của thời đại vua Hùng được sử gia Lê Tung mô tả như sau: "Vua thì lấy đức trị dân, giũ áo khoanh tay (tức là chỉ theo phép thường mà trị nước, không bày đặt chính lệnh phiền nhiễu dân); dân thì cày ruộng, đào giếng, ra ngoài thì làm lụng, trở về nhà thì nghỉ ngơi, chẳng phải là phong tục thái cổ của Viêm Đế ư?". Phan Huy Chú cũng cho biết: "Vua tôi cũng đi cày, cha con tắm cùng sông, không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền thứ bậc".
    Tư tưởng đoàn kết, bình đẳng giữa các con người, sự hoà hợp các mâu thuẫn, tượng trưng bằng các hình thể vuông tròn của đất và trời, theo quan niệm "vạn vật nhất thể" của Lạc Thư và trống đồng ảnh hưởng hàng nghìn năm sau đến chính sách của các vua nhà Lý trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các vua, chúa, quần thần, giữa người dân trong nước, và giữa dân Việt với các dân tộc khác ở biên thuỳ.
    Việc vua Hùng ưu chuộng chiếc bánh trưng, bánh dày của Lang Liêu hơn các của ngon vật lạ của các công tử khác phản ánh tinh thần ưu chuộng thực tế của dân Việt, mà điều thực tế nhất là "cơm gạo để nuôi dân", đặt lên trên sự xa hoa, phù phiếm.
    Có lẽ do tinh thần ấy mà thời đại vua Hùng, mặc dầu đã hình thành một nhà nước sơ khai, đã qua thời kỳ đồng thau, đồ sắt mà vẫn không để lại cho ta ngày nay một di tích nào của các đền đài, lăng tẩm, dù nhỏ bé. Điều nay khiến cho một số người tỏ ý hoài nghi về lịch sử bốn nghìn năm văn hiến của dân tộc ta. Nhưng nếu ta nhìn trở lại lịch sử của các dân tộc đã từng xây dựng những kỳ quan thế giới do công sức của hàng vạn dân công nô lệ, như các kim tự tháp của các vua Pharaoh xứ Ai Cập hay vườn treo của các bà hoàng xứ Assyria - ... thì ta thấy rằng đó cũng là những cái mốc đánh dấu sự bắt đầu sụp đổ của các triều đại, mở đầu cho các cuộc xâm lăng liên tiếp dẫn đến sự đồng hoá, phân tán hay tiêu diệt các dân tộc nguyên thuỷ.
    Hai phạm trù "trời" và "đất", như trong lời dạy của thần nhân, nói lên sự quí chuộng đất đai, cây cỏ, lòng tin tưởng và lạc quan của một dân tộc đã từng phát hiện kỹ nghệ trồng trọt sớm nhất trên thế giới, theo như thuyết của Carl Sauer (1952) và được xác nhận bởi các công trình nghiên cứu của Chester Gorman, Hamilton Parker và nhiều người khác từ 1963-1966 trong vùng Đông Nam á. Đó là niềm tin tưởng lạc quan của nhà nông với công việc làm không đem đến hiệu quả tức thì. Gặp thời tiết nhất định trong một năm, tuỳ theo vị trí của ngôi sao đã định, họ bắt đầu làm đất gieo hạt giống, rồi kiên nhẫn chờ đợi. Tình cảm sâu đậm giữa con người và đất đai do dó nảy sinh và được khơi dậy. Hàng năm vào những ngày Tết qua hình thù và ý nghĩa của chiếc bánh trưng, và cả qua những điều cấm kỵ liên quan đến việc sử dụng đất đai vào những ngày đầu năm.
    Cuối cùng, nhưng không phải là kém quan trọng, qua hình dáng bánh trưng, bánh dày, ta không thể không liên tưởng đến ý nghĩa của hai chữ "vuông tròn" trong ngôn ngữ ta. Thì ra phát xuất từ quan niệm nguyên thuỷ về sự sinh thành, các tổ tiên ta đã khép lựa chọn hai thứ phẩm vật tượng trưng dùng trong việc cúng lễ trời đất, ông bà đã nhắc đến tư tưởng hòa hợp của hai hình thể: "rỗng" và "đặc", "vuông" và "tròn". Tuy tương khắc nhau như "trời" và "đất", "đàn ông" và "đàn bà", chúng có thể và phải kết hợp với nhau theo lẽ "trời đất phát dục vạn vật" như lời dạy của thần nhân cho Lang Liêu. Đó là "lẽ vuông tròn" nói lên sự tốt đẹp trong tình nghĩa vợ chồng và trong mối quan hệ như câu thơ của Nguyễn Du:
    Khuôn thiêng biết có vuông tròn hay chăng?
    hay câu:
    Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
    Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.
    Vậy thì hai chữ "vuông tròn" có lẽ là lợi chúc tụng đầu xuân súc tích và tốt đẹp nhất dành cho tất cả mọi người khi năm mới sắp đến.

Chia sẻ trang này