1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dạy, học, nghiên cứu khoa học và một vài điều nên chú ý trong tương lai phát triển VACA

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi RAGNAROK, 04/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Dạy, học, nghiên cứu khoa học và một vài điều nên chú ý trong tương lai phát triển VACA

    Xóa nội dung!
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    deleted
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    deleted
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    deleted
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    From h.nguyen@mte.amc.edu.au
    Xin chào bạn Sơn,
    Tôi cũng đồng ý với bạn rằng trên Diễn đàn CLB Thiên văn học mọi người đều có thể tham gia trao đổi thảo luận/tranh luận. Những hoạt động như vậy rất tốt, khuyến khích mọi người lòng ham hiểu biết tìm tòi và nghiên cứu. Song ý tôi muốn nói rằng những trao đổi trong khoa học cần mang tính học thuật hơn, các bài viết trao đổi và các bài nghiên cứu hay tự tìm hiểu cần bố cục chặt chẽ hơn. Hôm trước khi đọc trang web của bạn tôi cũng đã đọc một số bài viết. Hôm qua và hôm nay thì không đọc được bài bằng Word files ở địa chỉ bạn cho vì có lẽ computers chỗ tôi đã được đặt không không phép download các files dạng Word files hoặc những dạng files dễ chứa virus.
    Về bản quyền trên trang web Vietsciences, việc trích đăng lại ở những chỗ khác thì tôi nghĩ là trang web Vietsciences đã nói rõ trong Quy định, xin trích lại cho bạn:
    8-
    Về việc trích đăng hoặc in lại:
    Các bài đăng trên trang http://vietsciences.free.fr đều do các tác giả giữ bản quyền. Do đó, nhất thiết cần phải có ý kiến cuả tác giả và vietsciences trước khi một bài viết được trích đăng hay in lại ở nơi khác. Mọi chi tiết liên quan xin liên lạc về bbtvietsciences@yahoo.fr
    Trong trường hợp được phép đăng hay in lại: Mỗi bài in lại hoặc đăng lại phải có ghi rõ tên tác giả, tên dịch giả (nếu có) cũng như dòng điạ chỉ đầy đủ xuất xứ cuả trang WEB: ''http://vietsciences.free.fr''
    Tôi đến với Vietsciences cũng do tình cờ, và qua đó thấy có một số người tôi quen biết cũng đang tham gia Vietsciences nhằm phổ biến kiến thức khoa học, điều hay ở trang web này là hầu hết các kiến thức đều được viết bằng tiếng Việt. Tôi nghĩ mục đích và những hoạt động của Vietsciences rất hay và rất đáng trân trọng.
    Nhận xét của bạn về các sách và tài liệu khoa học ở Việt Nam rất đáng suy nghĩ. Dù trong lĩnh vực Thiên văn học hay các ngành khoa học khác, theo tôi nghĩ, việc viết sách và tài liệu khoa học, đặc biệt các số liệu, phải được dựa trên những nghiên cứu tìm tòi thực sự nghiêm chỉnh, phải có những thiết bị thí nghiệm và làm thí nghiệm nghiêm túc. Nếu trường hợp ở VN không có được thiết bị thí nghiệm và không thực hiện thí nghiệm nghiêm túc thì có lẽ thật khó có được tài liệu tốt, cho nên phải dịch lại các tài liệu nước ngoài mà các tác giả nước ngoài đã viết dựa trên kết quả thí nghiệm và quan sát.
    Vấn đề về bản quyền là vấn đề mà ngay ở nước ngoài cũng là một vấn đề khá "nhạy cảm" và phức tạp. Mọi trích dẫn khi sử dụng tài liệu tham khảo phải có những cách thức chung (trích dẫn nguyên văn, trích dẫn dán tiếp...), và mọi tài liệu tham khảo được dùng phải được đưa vào mục Tài liệu tham khảo (References or Literature). Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam do ở các đại học chương trình giảng dạy không dạy cho sinh viên cách trích dẫn (referencing), cách viết bài báo khoa học, hoặc nếu giả hiện nay đã có các môn học đó nhưng nội dung có thể chưa phù hợp, nên sau khi trải qua nhiều thế hệ, việc trích dẫn trở thành "bất quy tắc" và mọi người trích dẫn sử dụng tài liệu tham khảo trong tình trạng như bạn nêu. Nếu là một hệ thống giáo dục cởi mở và được chấn chỉnh nghiêm túc hơn, các sinh viên có quyền được nêu ý kiến về nội dung giảng dạy học tập, và tôi nghĩ rằng trong trường hợp đó chương trình giảng dạy và nội dung môn học sẽ phù hợp hơn và đáp ứng nhu cầu thực tiễn hơn. Kinh nghiệm của tôi trải qua cũng tương tự bạn. Học xong đại học ở VN, tôi chẳng biết chút gì về cách viết các bài báo khoa học cả, sau này ra nước ngoài học tập tôi mới nhận thấy rằng chương trình học ở VN thiếu hẳn môn rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp khoa học (scientific communication skills), mà những kỹ năng này đóng vai trò quan trọng cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học, viết và biên soạn tài liệu khoa học... như tôi đã trao đổi trong thư trước.
    Nhân đây, xin trao đổi một chút về việc dạy và học ở đại học. Phương pháp dạy và học ở đại học có ảnh hưởng lớn tới những người làm nghiên cứu khoa học. Sau thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài (Nhật và Úc), tôi nhận thấy rằng nền giáo dục VN có rất nhiều vấn đề, trong đó vấn đề dạy và học ở đại học (tertiary teaching and learning) cần phải được thay đổi, thực sự cần một cuộc cách mạng đổi mới tư duy về vấn đề này. VN trước kia đã từng có hệ thống giáo dục từ chương và khoa cử (dĩ nhiên hệ thống này có điểm tốt điểm xấu), việc đó có lẽ đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống giáo dục và quan niệm của toàn xã hội về việc học tập, theo hệ thống giáo dục hiện tại, từ bậc tiểu học đến đại học, thậm chí cả đào tạo sau đại học thì trong trường học người dạy thì chỉ dạy theo chương trình đã định sẵn, còn học trò thì thụ động học theo những chương trình đó. Người học đã đánh mất khả năng chủ động tìm tòi và sáng tạo. Cũng theo chương trình đó, vô hình chung, người thày trở thành người "độc quyền" về kiến thức, những gì thày hiểu và thày dạy được coi là "đúng và chuẩn mực" về kiến thức. Một hệ thống giáo dục như vậy rất nguy hiểm và cản trở sự tiến bộ của xã hội. Chắc bạn đọc nhiều sách vở bạn biết rằng kiến thức khoa học là mênh mông, từ thời bình minh của loài người, quá trình tìm hiểu về thế giới xung quan để xây dựng nên những nền tảng kiến thức đã thay đổi rất nhiều. Những quan niệm này hôm nay đúng, nhưng ngày sau chưa chắc đã đúng. Những tư tưởng của các nhà bác học cũng vậy, cũng có cái đúng, cũng có cái chưa đúng. Vậy kiến thức khoa học, đặc biệt là những kiến thức của người thày dạy cũng thực sự rất hạn chế, mà lại được cho rằng đó là "đúng và chuẩn mực"? Các chương trình/khóa học ở VN cũng xa rời nhu cầu của thị trường lao động nữa, không có mối quan hệ với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và những nhà sử dụng lao động, các đại học và các nơi đào tạo cứ theo chương trình đã được duyệt từ trên xuống, chẳng cần biết thị trường lao động, cụ thể là các nhà sản xuất và những người sử dụng lao động họ cần những kỹ năng và kiến thức gì ở các sinh viên tốt nghiệp các trường mà họ tuyển.
    Việc xưng hô với tôi không quan trọng và câu nệ lắm đâu. Trong trao đổi khoa học vấn đề xưng hô lại càng không quan trọng lắm. Tên tôi là ), thuộc thế hệ 6x, thi thoảng viết bài tôi lấy bút danh là Hải Âu (tên Nhật là Kamome, tên Anh là Seagull). Nếu bạn thuộc thế hệ sau 6x thì có thể làm em. Xin trao đổi sơ qua lý do tại sao tôi quan tâm đến ngành Thiên văn học. ................
    Có lẽ thư đã dài, xin dừng ở đây.
    (có cắt mấy câu về thông tin chi tiết cá nhân)
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 08/03/2005
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    From: RAGNAROK Tuan Son
    To: Hung Nguyen
    Sent: Wednesday, March 02, 2005 9:18 PM
    Subject: Re: Ho?i ba.n chu''''''''''''''''t
    Chào bác Hùng.
    Bác thuộc thế hệ 6x tức là cũng hơn em khá nhiều, em cứ xin phép làm em bác. Rất cám ơn bác vì đã trả lời bức thư lần trước, rất hi vọng sẽ còn có nhiều cơ hội để được nghe ý kiến của bác. Không biết bác ở nước ngoài bao nhiêu năm rồi nhưng những gì bác nói về việc nghiên cứu ở VN là rất đúng với hiện tại. Nhất là ccsh viết sách, phong cách viết của hầu hết các tác giả làm cho người đọc rất buồn ngủ. Ngay cả sách giáo khoa cho phổ thông cũng thế, chính cách viết này làm cho cùng một lượng kiến thức như thế mà học sinh các nước phát triển có thể tiếp thu dễ dàng do có hứng thú, còn học sinh VN thì không vì đọc mới được mấy trang sách đã thấy chán thật sự. Chưa kế cách giảng dạy nữa, giảng viên đương nhiên coi nhiệm vụ của mình là đọc lại những gì có trong sách và giảng thêm vài câu không đáng kể đối với phần lí thuyết còn đối với các bài tập và bài thực hành thì cũng đương nhiên coi các học sinh- sinh viên có cách làm khác cách mình đã dạy là sai và sẽ nhận được điểm không tốt. Tuy nhiên cách làm việc này không những không bị phê phán, góp ý sửa chữa mà lại luôn được ca ngợi với bằng chứng là tỷ lệ "học sinh giỏi" lúc nào cũng cao, học sinh đi thi quốc tế luôn được giải. Thế nhưng chính những học sinh - sinh viên được giải này giải nọ đó cuối cùng lại không thể tiến xa hơn được nữa, còn nền khoa học vẫn dậm chân tại chỗ. Theo em thì chỉ có một câu trả lời duy nhất là "Óc sáng tạo của họ thực chất đã bị giết chết từ khi còn đi học rồi, họ làm bài tốt trong các kì thi chính là vì họ sao chép quá chính xác những gì đã được học", nói cách khác là những học sinh - sinh viên như thế tuy rất có khả năng nhưng cái phát huy được trong bỗ não của họ là khả năng về trí nhớ chứ không phải là khả năng sáng tạo.
    Cám ơn bác về những lời khuyên và những lời nhận xét rất bổ ích cũng như đã giới thiệu cho em về trang web Vietciences. Em sẽ cố gắng biên soạn lại các bài viết cho hoàn thiện và gửi lên web này và cũng sẽ thường xuyên vào đó để thu nhận thêm kiến thức bản thân.
    Hi vọng sẽ còn nhiều dịp được tham khảo ý kiến của bác. Nếu bác có dịp về Việt nam thì em sẽ mời bác tham gia các buổi thảo luận của CLB Thiên văn học!
    From h.nguyen@mte.amc.edu.au
    Xin chào bạn Sơn,
    Đúng như bạn nhận xét đó, hệ thống giáo dục VN đã làm mòn đi khả năng sáng tạo và tìm tòi ở sinh viên. Có lẽ sự sáng tạo và phát kiến khoa học không có ở những con người có tư tưởng "độc quyền kiến thức", mà chỉ có ở những con người luôn luôn hoài nghi những gì đã và đang có rồi đi tìm câu trả lời mới. Ở VN còn một căn bệnh thành tích, căn bệnh này có lẽ là một hậu quả lớn của "công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa" chăng? Câu chuyện của bạn gợi nhớ những kỉ niêm ngày còn nhỏ, ở các trường phổ thông (cấp 1, 2, 3) mỗi lần có đoàn kiểm tra của sở GD tỉnh thành, hay phòng GD của quận huyện tới kiểm tra và dự giờ là họ làm công tác chỉnh đốn học trò và thực tập để cho các em biểu hiện rất tốt trong giờ dạy cho các quan chức cấp trên dự giờ, rồi tiệc tùng chiêu đãi các vị, khi ra về có khi trường được tặng giấy khen, hay một bài báo "mượt mà ca ngợi thày và trò trường XY dạy và học rất tốt". Rồi cuối khóa kì thi tốt nghiệp bao giờ cũng phải đạt tới trên 90% học sinh thi đạt thì mới gọi là "đạt được thành tích để xây dựng CNXH", và trường đạt danh hiệu "tập thể nhà trường XHCN", nhỏ hơn có "tập thể học sinh XHCN", trong các ngành khác có "tổ đội lao động XHCN". Những căn bệnh thành tích này có lẽ sẽ còn đang đeo đẳng hệ thống giáo dục ở VN và các ngành khác ở VN nhiều năm nữa, chỉ riêng trong giáo dục không thôi căn bệnh này rất khó chấm dứt nếu không có một cuộc cải cách giáo dục, thay đổi tư duy giáo dục một cách nghiêm túc. Tác hại của căn bệnh thành tích như thế nào chắc bạn cũng có thể hình dung ra được
    OK. Bạn hãy viết bài và gửi lên trang web Vietsciences đi. Tôi đọc các bài trong Word files của bạn, chưa đi vào chi tiết, nhưng thấy giống như là tài liệu dùng để giảng dạy hay sách tham khảo thì đúng hơn là bài báo khoa học hay các bài thảo luận, vì trong đó bạn đề cập rất nhiều chủ đề. Anyway, bạn hãy sắp xếp lại nội dung, và nếu được sửa lại theo đúng suy nghĩ và sự sáng tạo của bạn (theo cách thức mà bạn thấy không làm người đọc buồn ngủ đó ha!) rồi gửi cho BBT của Vietsciences. Khi gửi nhớ CC cho tôi một bản copy. Khi liên lạc với BBT, chị Võ Thị Diệu Hằng, thì nói rằng tôi (Hùng ở Australian Maritime College) giới thiệu bạn tới Vietsciences. Bài của bạn có thể góp vào mục Thiên văn học. Cứ gửi cho đăng trên Vietsciences đi, và khi có nhiều người đọc họ sẽ đóng góp ý kiến, bạn có thể sửa chữa và cập nhật lại sau. Sau này tích lũy được nhiều kiến thức, có nhiều bài viết, tôi nghĩ rằng bạn có thể tập hợp lại rồi cho xuất bản thành sách ở VN. Tôi cũng nghĩ rằng viết và gửi bài cho Vietsciences là một hình thức rèn luyện kỹ năng viết tài liệu khoa học đó bạn à.
    Thêm một ý nữa, có thể các bạn trong CLB Thiên văn học đã có, nếu các bạn thực sự say mê với TVH, các bạn có thể cùng nhau quyên góp tiền để thành lập một phòng thí nghiệm Thiên văn học, giai đoạn đầu không có nhiều kinh phí, các bạn có thể mua những kính thiên văn học nhỏ, các tài liệu sách vở, máy tính... một số thiết bị tối thiểu để có thể triển khai việc thực hành quan sát các thiên thể, và đặt phòng thí nghiệm TVH đó tại một nhà thành viên nào có điều kiện, rồi tiến hành công việc nghiên cứu tìm tòi. ........ Khi đã gây dựng được một phòng thí nghiệm nhỏ như vậy các bạn sẽ được nhiều người khác ủng hộ. Nói chuyện đến đây chợt nhớ ra hôm trước có xem phim về GALILEO. Ngày trước GALILEO đã phải bị lên giàn thiêu vì những khám phá vĩ đại của mình về khoa học, qua câu chuyện của GALILEO, tôi hình dung rằng các thày "độc quyền kiến thức" có khác chi các vị trong Tòa thánh La Mã hồi đó đã xử GALILEO vì những phát hiện khoa học của GALILEO khác với những kiến thức đương thời... Nếu những hoạt động CLB Thiên văn học của các bạn có hiệu quả, có thể chuyển thành một hội học thuật, Hội Thiên văn học Việt Nam trong tương lai (nếu hội này chưa tồn tại ở VN) chẳng hạn, qua đó các bạn sẽ có thể cho ra đời tạp chí Thiên văn học, và tổ chức hội thảo. Ở VN trong tương lai ngành hàng không dân dụng và nghiên cứu vũ trụ có lẽ cũng sẽ có và sẽ phát triển hơn (nếu đã có rồi), hoạt động của các bạn về TVN rất có ích cho việc phát triển những lĩnh vực mới mà VN chưa có, hoặc chưa phát triển mạnh mẽ. À, trao đổi tới đây chợt nhớ ra trường hợp của Nhật Bản 140-150 năm trước, trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân, trong công cuộc tìm kiếm con đường phát triển cho Nhật Bản, ngay từ thời đó ở Nhật đã hình thành nên rất nhiều nhóm các học giả trao đổi "nảy lửa" về các vấn đề của đất nước, trong đó có các nhóm bảo thủ và cấp tiến, cuối cùng nhóm cấp tiến đã thắng và được Nhật Hoàng ủng hộ, phong trào học tập tiếp thu kiến thức khoa học, mở mang dân trí và tiếp thu nền dân chủ phương tây dâng cao, và có lẽ đó là lý do để cho nước Nhật trở thành cường quốc. Nổi bật là nhóm cấp tiến của ông Fukuzawa Yukichi - Phúc Trạch Dụ Cát (người được in trên tờ 10000 yên Nhật), với tư tưởng "khuyến học" (một tác phẩm của ông) đã phát động phong trào nâng cao dân trí, mở mang kiến thức trong toàn dân... (Xin đọc bài trong link cho ở dưới về hội trí thức Meirokusha của tác giả Vĩnh Sính, giáo sư Nhật học ở Canada). Qua câu chuyện của nước Nhật này, tôi muốn nói rằng hoạt động nghiên cứu khoa học cũng tương tự vậy, cũng phải có trao đổi và tranh luận "nảy lửa" thì mới tìm được ra chân lý khoa học, và các CLB hay các hội học thuật được hình thành là những diễn đàn trao đổi như vậy đó bạn.
    Thư đã dài và nhiều ý đan xen nhau, tôi xin dừng ở đây. Chúc bạn thành công,
    H.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 05/03/2005
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 05/03/2005
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 20:41 ngày 08/03/2005
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    deleted

Chia sẻ trang này