1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

đây là cấu hình của nguyên tố nào?

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi anhnt79, 06/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhnt79

    anhnt79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    đây là cấu hình của nguyên tố nào?

    vói các số lượng tử n=2, l=1, m=0 và ms(số lượng tử spin) = -1/2?
    Xin các quí vị cho ý kiến!
  2. Trajan

    Trajan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    1s22s22p5 hả? Fluorine phải không?
  3. anhnt79

    anhnt79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Không đúng!
    Nếu theo qui tắc binh thường thì đây sẽ là cấu hình của Oxi nhưng theo một số tài liệu cả Tây cả ta thì đây có thể là của Bo và Oxi vì electron có thể nhận giá trị 1/2 hoặc -1/2. 3 giá trị m của phân lớp p chỉ khác nhau về định hướng trong không gian thôi, năng lượng là như nhau. Do vậy cần phải chọn 1 cấu hình cho phù hợp. các bác cho ý kiến.
    mà Mod của box chạy chơi đâu hết rồi, không có ý kiến à. Diễn đàn Hóa Lí toàn mang kiến LƯỢNG TỬ ra doạ anh em. Có biết là các phép gần đúng của các bác cổ xưa lắm rồi không?
    Trả lời dùm em câu này thực tiễn hơn đấy!!!
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi và các dữ kiện để hỏi không khớp với nhau.
    Với các dữ kiện đưa ra, câu hỏi chính xác phải là: Đây là hàm sóng nào (hay là Orbital nào) ứng với các số lượng tử cho dưới đây: n=2,l=1,m=0,m(s)=-1/2?
    Khi đó, câu trả lời sẽ là: hàm pxi 210-1/2 hay AO 2p(z).
    Nếu dựa vào nội dung các bài viết của anhnt79 thì câu hỏi sẽ là: Xác định cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X, biết rằng electron lớp ngoài cùng ứng với các số lượng tử (như đã cho).
    Thế nhưng câu hỏi này lại chẳng có tí liên quan gì với bài của anhnt79.
    Tóm lại, vấn đề anhnt79 đưa ra là gì?
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  5. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay hơi bận. Tucuri đã có câu trả lời rồi nhưng Cuong_MA tôi vẫn xin được tiếp tục để bà con cùng tham khảo và mong góp ý cho.
    Vấn đề Anhnt79 đưa ra theo ý tôi thì có thể giải quyết như sau (chắc cũng trùng với giải thích của bạn nhưng Cuong_MA vẫn xin được đưa ra kẻo bạn lại mát mẻ rằng Box Hoá không còn người).
    Theo Cuong_MA tôi, vấn để này cần phải giải thích bằng kiến thức cao hơn Phổ thông một chút, bởi vậy chắc không phù hợp lắm với áp dụng vào giảng dạy ở trường phổ thông (như bạn dự định). Cụ thể như sau:
    - Cấu hình e của nguyên tử mới chỉ xác định sự phân bố e theo n và l do đó chưa xác định đầy đủ trạng thái của các e (để xác định đầy đủ cần có 4 số lượng tử n, l, ml và ms đối với mỗi e). Vì vậy từ cùng một cấu hình e có thể có rất nhiều trạng thái khác nhau của nguyên tử ứng với các trị khác nhau có thể có của ml và ms đối với mỗi e. Thí dụ cấu hình np2 có 15 trạng thái khác nhau..
    Vậy nên ta thường xét đến trạng trái cơ bản. Cái này như bạn đã biết phải đưa vào thêm vào khái niệm Số lượng tử obitan tổng L và Số lượng tử spin tổng S. Với L và S cụ thể ta thấy dễ dàng phân biệt được cấu hình e cụ thể. OK?
    - Còn nếu không sử dụng thêm các số lượng tử S và L như trên thì vấn đề có lẽ phải giải quyết bằng cách quy ước: Ví dụ qui ước ms = +1/2 là e đầu tiên điền vào obitan (mũi tên chổng lên) và ms = -1/2 là e thứ 2 điền vào obitan (mũi tên chổng xuống). Nếu vậy thì sẽ chỉ có một cấu hình ứng với các số lượng tử mà bạn đã đưa ra. Còn nếu không quy ước như trên có lẽ ta phải chấp nhận cả 2 cấu hình mà bạn đưa ra.
    Vấn đề quy ước Cuong_MA tôi cũng không rõ lắm ở Việt nam ta thế nào, nếu có điều kiện sẽ thỉnh giáo các bậc tiền bối để thông báo lại cho bạn sau.


    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu
  6. anhnt79

    anhnt79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Thanks Tucurie!
    nếu hỏi về AO nào thì sẽ không có giá trị ms.
    Chính xác tôi cần hỏi: electron cuối cùng của 1 nguyên tử có các giá trị số lượng tử như trên. Xác định cấu hình?
    Để vấn đề đơn giản hơn theo ý kiến các bác thì electron của nguyên tử H có giá trị ms bằng bao nhiêu?
    Theo Cuong_Ma thì chưa đủ để xác định 1 cấu hình???
    Có thể. Xin Ý kiến của người khác !
  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Theo quy tắc Hund thì các electron sẽ điền vào các lớp, phân lớp sao cho tổng ms của chúng là cực đại. Do đó, ms của Hiđrô phải bằng dương 1/2. Việc mũi tên hướng lên hay hướng xuống trong cách biểu diễn bằng ô lượng tử chỉ mang tính quy ước. Người ta quy ước là mũi tên hướng lên ứng với ms bằng dương 1/2 và mũi tên hướng xuống ứng với ms bằng âm 1/2.
    Tương tự như vậy, ứng với các số lượng tử của electron ngoài cùng mà anhnt79 đã đưa ra chỉ có một nguyên tử duy nhất.
    --------------
    Tiện đây em cũng hỏi phát. Thực chất của spin là cái rì? Là đại lượng đặc trưng cho chuyển động tự quay của electron (như chuyển động của các thiên thể tự quay quanh mình nó)? Thế nhưng em đọc " A brief history of time" của bác S.Hawking nó lại nói đó là cái gì mà quay kiếc rồi đối xứng đối xiếc cái gì đó khác hẳn và phức tạp hơn?
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  8. anhnt79

    anhnt79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Quy tắc Hund là tổng giá trị tuyệt đối của Spin max. Cho nên ms của hyđro có thể là 1/2 hay -1/2 cũng được.
    Thế thì tôi mới phải đưa ra vấn đề để bàn. Xin cao kiến các bác!!!
    Mong có nhiều ý kiến hơn nữa.
    Thanks!

Chia sẻ trang này