1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đây là Thư Pháp ...

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 22/12/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ở các bài trước tôi có đề cập đến Thư Nghệ Hàn và Thư Đạo Nhật, cả hai trường phái này đều không trọng hình. Thư Pháp Vietnam không những kết hợp cả hai trường phái này mà còn kết hợp với một chuẩn hình thức (gọi là Khải Thư Việt) mà tôi đang phát triển. Tuy nhiên nếu suy xét kĩ thì việc Trọng-Ý của Thư Đạo Nhật là thừa vì tính chất tượng-thanh và cấu trúc ngữ pháp cùng vần điệu đã đủ để truyền đạt ý tứ rồi. Như vậy Thư Pháp Việt vẫn cùng ý hướng với Thư Nghệ Hàn. Điểm khác biệt là Thư Nghệ Hàn có điểm xuất phát chuẩn mực cố định, tức từ Khải Thư tiến hóa lên các dạng hành, thảo, cuồng, còn Thư Pháp Việt vẫn tiến hóa đúng với qui luật mà chữ Hán (và của chữ viết nói chung), nghĩa là các thể chữ Lệ, Khải, Hành, Thảo, Cuồng phát triển một cách đồng thời để chắt lọc là thể Khải chuẩn. Đây chính là khoảng không gian sáng tạo rộng lớn của Thư Pháp Việt so với Thư Nghệ Hàn...

    [​IMG]
    kieuhaiyen thích bài này.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]

    kieuhaiyen thích bài này.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có thể dùng bút lông kim:

    [​IMG]
    kieuhaiyen thích bài này.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Mình đang chú trọng đến yếu tố THANH-ĐẬM...

    [​IMG]
    kieuhaiyen thích bài này.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Giả cổ...

    [​IMG]



    Lần cập nhật cuối: 18/04/2014
    kieuhaiyen thích bài này.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Qua một số thử nghiệm tớ nhận thấy một số TƯƠNG PHẢN:

    1- Tương phản giữa phông nền - chữ.

    2 - Tương phản giữa THANH NGẮN - ĐẬM DÀI và giữa THANH DÀI - ĐẬM NGẮN

    3 - Tương phản giữa NÉT NGANG - NÉT DỌC

    4 - Tương phản giữa TẬP TRUNG - PHÂN BỐ

    Kết luận của tớ là Thư Pháp Việt (trường phái tớ) có một nét đặc trưng là NÉT HUYỀN là nét vạch ngang của các kí tự. Nét Huyền thường là nét THANH DÀI. Trong cùng một mẫu tự hay chữ các nét thanh đậm xen thường xen kẽ nhau.

    [​IMG]
    kieuhaiyen thích bài này.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Như đã đề cập, chúng ta luôn có xu hướng viết Thư Pháp Việt theo mô hình chữ Hán mà do chưa khảo sát sâu rộng nên nhầm tưởng rằng Thư Pháp là Nghệ Thuật Tạo Hình nói chung. Đúng Thư Pháp là nghệ thuật tạo hình, nhưng tạo hình như thế nào, phụ thuộc vào những yếu tố nào. Ví dụ như bạn viết chữ "nhẫn" Việt thì trong đầu bạn đã có sẵn mô hình chữ Hán (con dao đâm vào trái tim) hay bất cứ mô-hình nào khác, như thế là hoàn toàn sai với Thư Pháp đúng nghĩa (là Phương Pháp Viết Sách), mà phương pháp viết sách thì tiêu chí trước hết phải là ngay hàng thẳng lối, đây cũng là yếu tố tích hợp của chữ viết nói chung, còn chữ đẹp chỉ là yếu tố phụ. Có hai cái sai:

    1- Chưa hiểu bản chất của Thư Pháp Hán.

    2- Áp dụng mô hình chữ Hán này cho chữ Việt.

    Tôi có tìm hiểu Triết học D&G thì chúng ta đã nhầm lẫn giữa đồ-hình (tracing) và sắp-xếp hay lập-bản đồ (mapping). Bản chất của Thư Pháp chính là sắp-xếp (mapping), đúng hơn thì việc hình thành KHẢI THƯ là kết quả của một quá trình sắp-xếp tức thử nghiệm với thực tế cùng nhiều thể loại chữ (Lệ, Hành, Thảo, Cuồng). Bằng chứng thực nghiệm là chữ Hán vẫn tồn tại đến ngày nay và thích nghi với mọi loại văn bản, từ sử sách cho đến quảng cáo. Thư Pháp chỉ là một nhánh nghệ thuật riêng được tách ra từ chữ Hán nói chung và được gán cho những thuộc tính nghệ thuật khác. Chính những thuộc tính nghệ thuật này che lấp bản chất của chính chữ Hán, và chúng ta đã xuất phát từ những thuộc tính nghệ thuật này cho Thư Pháp Việt, hậu quả là Thư Pháp Việt đã làm cho chữ Quốc Ngữ mất dần tính thích nghi với thực tế (không thể dùng Thư Pháp Việt để viết sách báo thậm chí không thể viết Quảng Cáo). Tôi cũng đã đề cập đến Thao Tác viết (và các đơn-vị thao tác), nay tôi định nghĩa lại Thư Pháp:

    - Thư Pháp là Nghệ Thuật tạo hình đặc biệt, nó tùy thuộc vào việc sắp-xếp các nét chữ sao cho thuận với thao-tác viết.

    [​IMG]


    Lần cập nhật cuối: 20/04/2014
    kieuhaiyen thích bài này.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tự nhiên, như phong cảnh, sự vật đều được bao bọc bởi những đường viền (contour), mà các đường viền thì lại được phân tích thành ba nét cơ bản: đoạn thẳng, đoạn cong, và chấm phá. Chỉ cần kết hợp hoặc hiệu chỉnh những nét này ta cũng có thể tái tạo tự nhiên. Đấy chính là Thư Pháp, một thứ nghệ thuật độc nhất vô nhị, bao hàm và vượt lên trên khái niệm Calligraphy. Nói cách khác, Thư Pháp là nghệ thuật tạo hình một cách ngẫu nhiên THUẬN VỚI THAO TÁC VIẾT. Người viết Thư Pháp hoàn toàn không có chủ ý phải viết chữ đẹp hay gán ghép một ý tưởng nào đó, ở họ chỉ có (hay chỉ còn) THAO TÁC VIẾT, mà thao tác viết cũng lệ thuộc vào tâm trạng của người viết. Có thể ví Thư Pháp với Kịch Câm...Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với khái niệm THƯ ĐẠO...

    Ở bức này tớ ngẫu nhiên tạo nên một mẫu DẤU NGÃ cùng chữ "ê" có thể gọi là chuẩn khải thư Việt (giống những "chú cá"). Bức này mang chút ý hướng HÀNH THƯ.

    [​IMG]
    kieuhaiyen thích bài này.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Về mặt Triết học thì tính chất tạo hình ngẫu nhiên mà những hình ảnh này có thể có một sự biểu ý (như Thư Đạo) nào đó cũng có thể gọi là "siêu nghiệm". Nếu khi viết Thư Pháp mà bạn cố gắng chuyển ý tưởng A trong đầu thành hình ảnh A1 thì đó gọi là "tiên nghiệm" tương tự với logic toán học (xem ra các nhà Thư Pháp VN có đầu óc toán học hơn nghệ thuật)...Thực ra viết Thư Pháp bao hàm cả hai yếu tố "siêu nghiệm" và "tiên nghiệm" nhưng "siêu nghiệm" có tính chủ đạo hơn...

    Ở bức này thì khi viết chữ Phật thì ý tưởng bất chợt (siêu nghiệm) nảy sinh: sao ta không tạo hình một mái ngói cong cong nhỉ?

    [​IMG]

    kieuhaiyen thích bài này.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tớ đang hoàn thiện Khải Thư Việt nhưng phạm vi này cũng quá bao la rồi. Rõ ràng là ta có thể tạo hình bằng cách HIỆU CHỈNH độ thanh- đậm của các nét chữ...Đây là mẫu Khải Thư với chút phóng túng. Phóng túng theo Hành Thư là gia tăng độ tương phản giữa các nét chữ.

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 23/04/2014
    kieuhaiyen thích bài này.

Chia sẻ trang này