1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đây là Thư Pháp ...

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 22/12/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Quả đúng là tớ đang đi lùi về thời kì hỗn mang của Thư Pháp Hán, đến đoạn gọi là Văn Bia thì phải. Không biết mẫu chữ này dùng để viết tựa sách hay bia mộ ? Cứ lần mò đến đâu hay đến đó... Chú home nên nhớ là tớ cấm dân Hanoi sử dụng công trình nghiên cứu này...

    Ở mẫu này có 3 dạng Khải Thư Việt:

    1 - Các nét chữ đậm đều
    2 - Nét thanh đậm
    3 - Nét nhỏ dài

    [​IMG]
    kieuhaiyen thích bài này.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hiệu chỉnh chút. Ở đây (có thể gọi là Văn Bia) bố cục là quan trọng nhất, ngoài yếu tố quan trọng hàng đầu là NGAY HÀNG THẲNG LỐI, muốn ngay hàng thẳng lối thì phải lấy CHẬM làm chuẩn. Chỉ cần một chút phóng túng cũng làm hỏng bức Thư Pháp...

    [​IMG]
    kieuhaiyen thích bài này.
  3. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Văn Bia là văn tự khắc trên bia mộ ấy hả?
  4. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Không phải. Cái bia đặt trên mộ là bia mộ.
  5. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    ta đang nói cái chữ trên bia
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nói thật là tớ cũng chưa hiểu biết mấy về cái gọi là "Văn Bia", hình như nó là tất thảy những gì được viết, khắc trên bia đá hay kim loại và dĩ nhiên không loại trừ cả bia mộ của người chết...

    [​IMG]
    kieuhaiyen thích bài này.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Văn Bia có lẽ là đỉnh cao của Khải Thư. Bắt đầu tiến vào Hành Thư Việt thôi...Tớ đồ rằng chữ Hán phải mất độ trăm năm cọ sát các thể loại chữ viết (Triện, Lệ, Khải, Hành, Thảo) để hun đúc nên dạng chuẩn Khải Thư. Tớ mất khoảng 3 năm rải rác (ngày đi làm cơm áo gạo tiền, tối mất khoảng vài tiếng cọ kẹ, năm chỉ vài tháng đến khi bế tắc lại bỏ đấy...) để có được những nét cơ bản Khải Thư Việt (dĩ nhiên là trường phái tớ), nhưng dạng này vẫn chưa ổn định mấy, nó phải được qui cách vào những ô vuông theo những tỉ lệ nhất định. "Trận địa" Hành Thư này có thể sẽ bổ sung vào Khải Thư những nét mới.

    Thế Hành Thư nên hiểu như thế nào? Nếu Khải Thư là "đứng" thì Hành Thư là "bước đi" vậy. Mà bước đi thì phải liên tục, tức giữa các nét chữ phải có những "bước nhảy" sao cho THUẬN TAY. Đấy, thuận-tay nó quan trọng như thế. Mấy hôm trước mình mải mê với "siêu nghiệm" hay "tiên nghiệm" mà quên mất điều cơ bản nhất của Thư Pháp, đó là tính chất thuận-tay. Nếu Khải Thư gồm những nét rời rạc, rõ ràng, chuẩn mực thì Hành Thư thêm vào độ "liên kết" hay "liên hoàn" giữa các nét chữ đó...

    Ở bức thử nghiệm Hành Thư này (chỉ một chút gọi là Hành Thư thôi), tớ thấy chữ B khá đạt, chữ H thử đổi khác xem sao.
    Chữ ĐẠI là một bước tiến bộ, nếu chữ A hai net vạch chéo thì thêm một vạch thẳng nữa ta được chữ...K (như chữ KIỀU) và thêm một nét huyền nữa ta được chữ ...ĐA, rất ngắn gọn.
    Các chữ NGÔ và CÁO đều viết rất thuận tay (theo cả Khải lẫn Hành).

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 06/05/2014
    kieuhaiyen thích bài này.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nhiều người còn nhầm lẫn các khái niệm hình-tượng (icon) và biểu-tượng (symbol). Chữ Hán phát triển từ hình-tượng lên biểu tượng như ảnh minh họa sau:

    [​IMG]
    (ảnh từ Net)

    Chữ Việt thì tự thân đã là biểu-tượng rồi nên điều cần thiết là ta phải sắp-sếp lại những biểu-tượng này sao cho thuận thao tác viết (thuận tay), và cũng theo đúng qui luật tối giản như chữ Hán (và chữ viết noi chung).
    kieuhaiyen thích bài này.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Do một số hạn chế về Bút Lông Mực Tàu và Kĩ Thuật Chụp Ảnh nên tớ phải chuyển qua Photoshop, mà photoshop thì làm mất một số nét Hành Thư (có khi ảnh thực đạt hơn ảnh qua photoshop)...

    [​IMG]

    Lần cập nhật cuối: 07/05/2014
    kieuhaiyen thích bài này.
  10. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    móa, chữ Việt không phải biểu tượng mà là kí âm, kí tự - xưa không có chữ người ta dùng truyền khẩu là chính, giáp cốt văn thư là cái nói thôi nhưng chưa ai biết ngày xưa dùng thế nào.

    chữ tàu là tượng hình, và vẫn là tượng hình cho dù đơn giản - giản thể - hóa như bây chừ chứ không phải biểu tượng

Chia sẻ trang này