1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đây là Thư Pháp ...

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Tran_Thang, 22/12/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bài toán hay "Bổ Đề" của Thư Pháp nằm ở đây.

    Thế kí-tự là gì? Kí-tự là biểu-tượng chứ là gì. Này nhé, chữ A vốn là hình-tượng một con chim, sau nó được dùng làm biểu tượng cho âm "ây" tiếng Anh, rồi cho âm "a-a" tiếng Việt. Tuy nhiên chữ Hán đã không tiến đến biểu-tượng âm (tượng-thanh) mà vẫn dùng dằng ở hình-tượng và biểu-tượng. Một con ngựa có bờm và bốn chân thế chú phải vẽ hay chỉ tượng-trưng (biểu trưng, biểu tượng) nó bằng những vạch và bốn chấm? Chính khu vực nhập nhằng này là khoảng sáng tạo nghệ thuật của Thư Pháp, cái khoảng này là khoảng của Hành, Thảo và Cuồng Thư...

    Khác biệt giữa Thư Pháp Hán và Thư Pháp Việt có lẽ là việc tiến đến biểu-tượng của Thư Pháp Hán có tính chất hậu-nghiệm, còn Thư Pháp Việt thì còn có cả tiên-nghiệm nữa. Vì dụ như chữ "thắng" sau tớ không hề có chủ ý biến nó thành một "ngọn đuốc". Đấy là một sự ngẫu nhiên.

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 08/05/2014
    kieuhaiyen thích bài này.
  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    má ơi, con nói vậy mà má không hiểu hay sao qua chữ a chữ u chữ con chim chữ con cò chi đó nữa, rứa hóa ra ..

    kí tự là văn chữ, còn kí tượng học lại là khác nữa, ngôn ngữ Việt Nam là dạng kí âm, tức là nghe nói-phát âm mà viết ra. Giáo trình tiếng Việt có dạy cách đánh lưỡi và vo môi, tròn miệng để phát âm đấy. Chứ không phải là hình tượng mang tính mặc định, tức là kí âm thì chỉ có tính chất liên tưởng - nhưng tượng hình thì minh họa rõ nét.

    Tập hợp kí tự có thể tạo thành kí tượng, tập hợp các hình tượng có thể trở thành biểu tượng. Là ngôn ngữ cổ của một số bộ tộc cổ đại. Chữ trung quốc cũng thuộc dạng là ngôn ngữ cổ đại.

    Vì vậy, khi viết thư pháp Việt. Không nên viết theo kiểu Hoa hình tượng học. Nó khiên cưỡng rất buồn cười. Mà viết thư pháp Việt phải tạo thành hình tượng đó chính là bức tranh.

    Ví dụ: chữ Thắng mà ông nói viết thành ngọn đuốc, ngọn đuốc đâu phải thắng - WIN - mới là thắng, vậy ông phải nhìn vào nét mặt, biểu cảm và khuôn miệng mình để liên tưởng mà cho ra kiểu chữ cho nó giống chữ tâm trạng THẮNG. Đó mới là thư pháp.

    Tốt hơn hết là thư pháp kiểu tranh. Vì chữ ta là liên tưởng nên viết tranh-chữ mới thực tế được.

    Đại loại chữ này:
    [​IMG]
    không thì thế này cũng được:
    [​IMG]
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Vứt mấy cái Giáo Trình vo môi, tròn miệng đi !

    Chú home nên xem bảng khảo sát sự tiến hóa của chữ viết của tớ nhé. Hơn nữa tớ đã nói rồi, muốn viết Thư Pháp Việt thì trước hết phải GIẢI PHÓNG NGÔN NGỮ, tức tách tiếng nói khỏi chữ viết, tách âm-tiết khỏi hình-tiết, vì một trong những thuộc tính của Thư Pháp là không phụ thuộc ngữ âm (sao lại "giam hãm" tiếng nói của cha ông vào alphabet !?). Thư Pháp không phải là Calligraphy mà nó là nghệ thuật đặc trưng của Nho Khổng. Chữ Ai Cập (nguồn gốc chữ Latin) và chữ Hán đều tuân theo qui luật tối giản, tối giản đến mức không thể tối giản hơn. Tại đây chữ Tây đã vượt thoát khỏi tượng-hình và trở thành tượng-thanh tức những biểu-tượng của âm thanh hay còn gọi là "kí-tự". Đấy là một điểm chung của chữ viết Đông và Tây. Điểm chung thứ 2 giữa chúng là yếu tố THAO TÁC, đó là phải THUẬN TAY, vì muốn giải quyết khối lượng văn thư lớn thì phải viết nhanh mà thể Triện không đáp ứng được nên người ta đơn giản hóa những nét chữ của Triện thành chữ Lệ, Khải, Hành. Các quá trình chuyển đổi này đều nhằm mục đích viết sao cho dễ hơn, tức thao tác thuận tiện nhanh chóng hơn. Tớ chỉ cóp nhặt hai tính chất cơ bản này của Thư Pháp Hán áp dụng vào Thư Pháp Việt. Theo những thử nghiệm thì chữ Việt nào viết thuận tay thì chữ đó đạt. Đấy là nét hấp dẫn của Thư Pháp mà không một phông chữ in nao sánh được.

    Đây là chữ CHIẾN viết theo Hành Thư Việt, không dùng photoshop can thiệp vào nét chữ (còn phải chỉnh sữa)

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 08/05/2014
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Còn một điều nữa mà chú home nên phân biệt: yếu tố hậu-nghiệm của Thư Pháp Hán. Thư Pháp Hán có 2 yếu tố:

    - Ý tưởng + Hậu nghiệm

    Sự kết hợp này tạo nên hình-tượng hoặc biểu-tượng đặc trưng của người viết. Tuy nhiên còn những yếu tố khác như Thần Thái chẳng hạn, nó được tập trung vào chính nét chữ tức thao tác viết.

    Thư Pháp Việt thì mất hẳn yếu tố hậu-nghiệm, nhưng nó lại gần (và vượt) với Thư Đạo Nhật vốn trong ý hơn trọng hình mà ý thì lại nằm trong chính yếu tố ngữ âm của tiếng Việt. Thay vào đó Thư Pháp Việt còn khoảng trống sáng tạo tiên-nghiệm.

    Hiệu chỉnh lại chữ CHIẾN trên bằng photoshop:

    [​IMG]




    Lần cập nhật cuối: 09/05/2014
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thử nghiệm Hành Thư Việt:

    [​IMG]
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thử nghiệm Hành Thư Việt:

    [​IMG]
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Màu đỏ cũng hơi kích động...lũ bò. Màu đen vậy:

    [​IMG]
  9. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    rảnh anh sẽ dạy cho chú bài học về kí tự - kí tượng - kí âm - biểu âm - biểu trưng - biểu tượng, thậm chí là Hành - Triện - Lệ - Thảo là cái chi chi để chú hiểu

    đừng viết láu kiểu đó, nản bỏ mẹ đi được
    Lần cập nhật cuối: 14/05/2014
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chán chú home bỏ xừ ! Tớ học cái mớ Ngôn ngữ học của chú để làm gì! Tưởng chú có cao kiến gì đóng góp thì tớ ghi nhận, đằng này chú cứ lái sang ngôn ngữ học mà cả đời chú cũng chẳng học hết. Tớ thì tớ chỉ tách ngôn ngữ học làm hai phần, là giải phóng tiếng nói của cha ông ra khỏi cái xác Kí-hiệu-học, rồi muốn biến đổi chữ Tây latin như thế nào tùy thích...

    Ví dụ với chữ Kiều, tớ cũng chẳng hiểu chữ Kiều Hán hay Nôm có những ý nghĩa như thế nào (hậu-nghiệm) nhưng ta có thể có những hậu-nghiệm và tiên-nghiệm khi viết theo cách trên. Chẳng hạn như Kiều thì có mắt, môi, mũi, đàn nguyệt cầm hay "đoạn trường tân thanh"...ta đều có thể nhấn mạnh những nét này bằng những nét chữ thành phần của chữ "Kiều"...Ái chà chà ! Hình như ở trên tớ chưa giải thích rõ, Thư Pháp Việt (trường phái tớ) không những có hậu-nghiệm mà hậu-nghiệm này còn phong phú hơn, ít bị gò bó hơn cả chữ Hán-Nôm....

    [​IMG]

Chia sẻ trang này