1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Day va hoc hoc hoc

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi dangtuan, 17/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangtuan

    dangtuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Neu ban la hoc sinh THPT thi ban mong muon giao vien Hoa hoc day nhu the nao? Can cung cap them nhung kien thuc va ky nang gi?
  2. pingpong198

    pingpong198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    hehe..mặc dù sắp hết là học sinh rùi nhưng pp cứ mạn phép cho ý kiến nhá.
    Ừm, đầu tiên là mong cho SGK được cải tạo lại, dĩ nhiên là chỉnh sửa lại những sai lầm, với lại seo không qui ước như thế giới luôn. Chương trình mình học có quá nhiều cái cũ sai sót, sửa lại có phải tiện cho HS hơn không? Tốn biết bao nhiêu tiền để viết SGK mới, tốt nhất là nên sửa những thứ nì.
    hichic..pp cũng muốn được làm TN nhìu hơn nữa kìa. Chứ học gì mà toàn lí thuyết suông, chả bít phải dùng nó để làm gì, có ích lợi gì? Học 3 năm PT rùi cũng như không. Làm TN thì toàn dụng cụ cổ lỗ sỉ, lại không thực tế chút nào. hehe...quan trọng là không hề tạo điều kiện cho học sinh "sáng tạo"...
    Thầy cô à? Tốt nhứt là có thể giảng giải kĩ hơn. Chứ vô lớp thì chỉ toàn đọc đề, giải toán, rùi...yên tâm là các em sẽ đậu đại học. Chán bỏ xừ. Seo không học từ thực tế hay hơn không? Với lại, hình như ít thầy cô nào dám đi ra ngoài chương trình. Cứ nhiu đó bài mẫu, làm đi làm lại, bài tương tự. Chán! Mà bài tập nhìu khi cũng toàn ép đáp số, chứ có lí luận chặt chẽ đâu.
  3. Trajan

    Trajan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Okay bây giờ thì không biết chương trình hóa học phổ thông như thế nào nhưng những góp ý của Trajan là dựa trên những gì mình đã được học hóa ở phổ thông mấy năm về trước.
    Thay vì chú trọng vào việc giải các bài tập cho kết quả là con số, hãy chú trọng lý thuyết nền tản của hóa học như atomic structure, bonding, thermodynamics and kinetics, equilibrium, solution, phase diagram, acids & bases, functional groups, reaction mechanisms. Tăng cường các kiến thức về characterization. Giảm bớt những giờ giải các bài tập vớ va vớ vẩn như:
    -Trong hóa vô cơ: mấy bài như cho nguyên tố X chưa biết. Cho X và acid H2SO4 thì cho ra khí Y và precipitate Z. Cho Y vào ... xác định X, đại loại là như thế. X-ray diffraction, electron diffraction hoặc XEDS (x-ray energy-dispersive spectroscopy) đã có thể xác định ra X một cách chính xác rồi. Đâu cần phải đi vòng vòng như trên và dễ bị contamination ở giữa đường nữa. Nếu chương trình thật sự muốn dạy qualitative analysis thì nên tạo ra một chương rõ ràng, chia cations ra làm bao nhiêu loại, dạy học sinh làm sao phân biệt chúng ...
    -Trong hóa hữu cơ: những bài như cho hợp chất hữu cơ A có molecular weight là 112. A không phản ứng với X, nhưng lại làm mất màu dung dịch Y ... Xác định A. Mấy phản ứng cộng Br2 ... là học để biết cơ chế và áp dụng chúng vào trong công nghiệp chứ ít ai lại dùng mấy phản ứng này để xác định một chất chưa biết. Muốn xác định chất A chưa biết, người ta thường dùng infrared spectroscopy (IR), mass spectrometry hoặc NMR (nuclear magnetic resonance spectroscopy). Chương trình hóa hữu cơ nên đề cập các techniques này bởi vì trên thực tế chứng rất hữu dụng.
    Một vài lời góp ý. Hy vọng không làm các bạn bị offended.
  4. pingpong198

    pingpong198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    hehe...những cái đó may ra chỉ có ở nước ngoài. VN chắc còn phải đợi dài cổ....
  5. anhnt79

    anhnt79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Xin góp một vài lời như thế này:
    - Trajan và pingpong hoặc còn là học sinh hoặc là sinh viên hả?
    Các bạn là học sinh mà có ý kiến như vậy chứng tỏ các bạn khá giỏi Hóa. Trajan chắc đang học ở nước ngoài a?
    - Vấn đề này đã được đề cập rất nhiều trong các hội nghị giáo dục, hội nghị hóa học toàn quốc.
    - Về nội dung môn HÓA các thầy cô dạy các bạn như vậy là bởi vì hiện tại tại đề thi đại học toàn bài như thế. Bài thi đại học yêu cầu nặng về thuật giải mà nhiều khi không mang bản chất hóa học. Một số thầy cô rất muốn thay đổi nhưng điều này chỉ làm được ở các lớp chuyên tại một số trường chuyên. Các lý thuyết hóa học chỉ được đưa vào sách giáo khoa 1 cách rất sơ sài, các điều kiện thực nghiệm thì hiện nay ngay ở đại học con chưa hiện đại, phổ thông chắc còn phải chờ.
    - Về phương pháp thì dạy hóa học bắt buộc phải có thực nghiệm, nhưng nhiều nguyên nhân (các bạn cũng đã đưa ra vài lý do) thầy cô không tổ chức cho học sinh làm.
    - Để thay đổi thì cần có thay đổi toàn bộ nền giáo dục bây giờ (tiếc là chưa có ai có đủ năng lực để làm). thay đổi cách đáng giá học sinh, cách ra đề và chấm thi đại học. Lúc đó có thể cách học cách dạy cũng khác.
    - Hiện nay đã và đang thay đổi SGK hóa học từ lớp 8 đến lớp 12. Lớp 8 sau khi thử nghiệm sẽ đưa vào chương trình năm tới, lớp 10 còn phải thử nghiệm tiếp. Nhưng theo nhiều ý kiến (các giảng viên) thì chưa có thay đổi nhiều.
    -các bạn nếu tiếp tục nghiên cứu Hóa học hãy mang kiến thức để thay đổi những cái còn Yếu còn thiếu Thiếu nhé.
    bye
  6. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Tôi bảo đảm với bác là rất nhiều (nếu không muốn nó là đa số) giáo viên hoá phổ thông chưa từng được sờ tới những thiết bị như thế này.
  7. pingpong198

    pingpong198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Chương trình mãi không thay đổi bởi vì người ta không dám thay đổi, bởi vì người ta ngại khó mà thui. Chương trình mới cũng chả hơn gì cái cũ.
    Tại seo không mua quách cái bản quyền của tụi Anh, Mĩ hay các nước tiến bộ như bọn Sing. làm ấy. Tốn bao nhiu tiền của để cải cách SGK, rốt cục SVVN tốt nghiệp đại học, cái bằng í ra nước ngoài cũng chả có giá trị. Thế học phí công à? Hay là HSVN nếu có cơ hội tốt nhất nên ra nước ngoài du học hết???
  8. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Các thầy cô muốn cho làm nhưng ko có các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như dụng cụ thí nghiệm thì thầy cô cũng bó tay thôi.
    Ai bảo là chương trình không thay đổi chỉ có điều là thay đổi mãi mà vẫn vậy thôi. Nhưng cũng chính vì các thầy nhà mình theo nhiều trường phái quá nên nhiều khi học sinh cũng khổ. Lại nhớ vụ tranh luận về sách giáo khoa giữa thầy Hoàng Nhâm và thầy Nguyễn Duy Ái bởi vì mỗi thầy theo một trường phái và cuối cùng là học sinh phải học 2 cuốn sách
  9. anhnt79

    anhnt79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ nghịch lý khi các sản phẩm của nghành GD nước nhà đang tranh luận để đạp đổ "cỗ máy lạc hậu" sản sinh ra mình. Thực ra thì cũng không có gì? Các gì lạc hậu sẽ không theo kịp nhu cầu xã hội và bị thay đổi. Nhưng mọi sự thay đổi sẽ phải dựa trên nền tảng cái cũ có thay đổi có khoa học, có nghiên cứu, lý luận chứ không như mấy cái vụ Phân ban ở phổ thông và đại học đại Cương ở đại học. Đó là cách làm "thử và sai" rất phi khoa học.
    Bây giờ nếu theo ý kiến các ''pác" là hiện đại hóa trong dạy học hóa học tức là: sử dụng thiết bị, phương pháp thực nghiệm hiện đại. Điều này mà mang xuống phổ thông thì môn Hóa học chắc phải học 7 tiết 1 tuần. môn hóa trở thành gánh nặng cho hầu hết học sinh và thầy cô giáo dạy. Môn nào cũng đòi như vậy thì học làm sao nổi.
    Hiện đại hóa nội dung là cần thiết, nhưng không phải cứ đưa vào là tốt đâu, các pác giỏi Hóa thế thì mới có nhu cầu nghiên cứu phổ này phổ nọ, để xác đinh định lượng, xác đinh đinh tính chính xác. Thế còn học sinh cấp 3 noi chung học để làm gì ? học để lấy tư duy khoa học. Thế thôi. Đưa cái hiện đại vào để biết thế giới đang làm gì, con người đã làm được đến đâu, đinh hướng nghề nghiệp cho học sinh nhân tiện tìm ra một vài (số nhỏ) học sinh như các pác ấy, yêu thích và định hướng nghiên cứu khoa học cơ bản. Để có tư duy thì đưa các lý thuyết cơ bản ấy, điều kiện thực nghiệm chỉ cần các phương pháp phân tích thể tích là đủ chết roài!!!!
    Đồng ý với ý kiến là để SV nghiên cứu khoa học, xích gần các Viện nghiên cứu với trường đại học. Chứ như bây giờ toàn là mọt sách thôi.
    Vài năm gần đây đã có thay đổi, nhưng chưa nhiều. Cũng không phải các thầy ta nhiều trường phái đâu. Quan điểm lý thuyết giải thích thực nghiệm có nhiều, cái nào đúng với thực nghiệm cái đó dùng, đôi khi gặp những trường hợp đúng với giá trị thực nghiệm này không đúng với giá trị thực nghiệm kia là thường.
    Về lâu dài không thể nói như pingpong được. cái đi mua không phải là cái của mình. Nhiều năm qua rồi, khoa học cơ bản của nước nhà chưa phát triển nhưng đã hòm hòm rồi. Dựa trên đấy mà phát triển chứ đi mua giáo trình về dạy chỉ là tạm thời thôi.
    Vài lời "ăn rau muống nói chuyện thế giới" như thế thôi. Giò lại vểnh tai lên nghe các pác đây!
  10. Trajan

    Trajan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Trajan cũng đồng ý với bác anhnt79. Nếu đem hết mấy bài thí nghiệm của IR, NMR, mass spec., x-ray diffraction ... cho các em học sinh phổ thông làm là không ần thiết. Tuy nhiên, chương trình phổ thông nên giới thiệu các phương pháp nào (nguyên tắc hoạt động, tại sao nó tương tác được với các chất, spectra của chúng có ý nghĩa gì ...). Mục đích là để học sinh biết được người ta dùng các phương pháp gì để phân biệt chúng, và quan trọng hơn hết là nếu học sinh cầm trên tay một IR spectrum của một chất hữu cơ hay diffraction pattern của một kim loại thì có thể xác định được những functional groups của chất hữu cơ hoặc lattice parameter của kim loại đó. Nếu học sinh nào yêu thích thực hành các phương pháp này thì lên đại học học vẫn chưa muộn.
    Điều Trajan không tán thành là các đề thi đại học của môn hóa. Chúng quá chú trọng vào các kỹ năng tính toán, và vấn đề này đã gần như đã quy định các giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh tại các trường phổ thông. Học sinh phổ thông đã được giới thiệu rầt nhiều kiến thức về hóa học. Để kiểm tra những kiến thức này của học sinh, các bài tests nên bao gồm khoảng 70% là các câu hỏi multiple choice về hấu hết các kiến thức quan trọng của hóa học, 30% là các bài tính toán ngắn gọn (khoảng 4-5 dòng là có thể tìm ra đáp số cho một câu hỏi) nhưng nó bao gồm các hiểu biết về hóa học để giải các bài này.

Chia sẻ trang này