1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Day va hoc hoc hoc

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi dangtuan, 17/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pingpong198

    pingpong198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý rằng chương trình phổ thông không cần đưa nặng những phần thực nghiệm quá, nhưng chính đến cả sinh viên chuyên ngành cũng khó mà tiếp cận những thiết bị hiện đại cơ mà.
    pp đồng ý với anhnt79 là học sinh phổ thông chỉ cần học để biết tư duy, nhưng sẽ phải tư duy như thế nào khi mà các đề thi hiện nay đều toàn chỉ thiên về tính toán, còn các dạng câu hỏi tư duy thì (xin lỗi), nhưng nói thật là rất hiếm, thậm chí không có. Có 1 lần, pp học chui ở 1 lớp học hóa của 1 trung tâm cũng có tiếng trong thành phố, học 1 giáo viên được coi là giỏi của chỗ ấy, nhưng thật đáng thất vọng vô cùng. Có những chỗ bài toán thậm chí phải lí luận tính toán rồi mới suy ra kết quả, nhưng GV đó chỉ nhìn đề -->dễ thấy, thậm chí còn nhầm lẫn giữa PVA và PVAc, 1 điều mà không 1 học sinh nào có thể nhầm lẫn, thế mà... thử hỏi liệu những thầy cô mà chúng ta được học có bao nhiêu người đáng tin cậy??? bao nhiêu người có kiến thức thực sự?
    Còn vấn đề mua lại chương trình của nước ngoài để áp dụng, pp thấy chả có vấn đề gì cả. Điển hình chính là Sing., thực hiện liên kết giáo dục với các trường đại học lớn ở Anh,Mỹ..Kết quả là SV tốt nghệp đại học ở Sing. cũng được công nhận ở nhiều nước lớn, còn thử hỏi SVVN học 4,5 năm rồi có chắc chắn được gì không?
    "Cái đi mua không phải là cái của mình." Đúng. Nhưng bạn quên là hoá là 1 môn thực nghiệm chính xác, đồng thời những chương trình của các trường lớn ở Anh, Mỹ là những gì đã được thế giới công nhận, và dĩ nhiên là đúng thực tế, đi theo xu hướng thế giới. Tại sao ta không thể sử dụng chính những thứ ấy mà phải tự soạn cho mình 1 chương trình riêng, trong khi chúng ta vẫn chưa đủ điều kiện để làm việc đó, đồng thời SGK biên soạn vẫn còn rất nhiều sai sót trầm trọng, hoặc sử dụng những qui ước cũ, khác với qui ước hiện nay của IUPAC??
  2. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi việc dạy và học hoá ở bậc phổ thông ở VN hiện nay cũng giống như các môn học khác, bị chi phối quá nhiều bởi kỳ thi đại học. Dù cho có sách GK mới xịn (mua của bọn tư bản chẳng hạn), có phương pháp dạy và học mới (như lấy học sinh là trung tâm), thầy cô thì thường xuyên được tập huấn, trường lớp được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, NHƯNG nếu tầm quan trọng của kỳ thi đại học vẫn như hiện nay, thì chắc chắn việc dạy và học vẫn như cũ, chẳng thể thay đổi được.
    Thực ra kỳ thi đại học tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển, nhưng không có ở đâu tình hình lại tồi tệ như ở VN ta. Lý do thì chắc các bạn cũng biết rồi. Giải pháp căn bản là phải thay đổi nhận của cả xã hội, và đó dĩ nhiên không phải là chuyện ngày một ngày hai.
  3. pingpong198

    pingpong198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    hì hì, thế mới bảo nếu muốn thay đổi xem ra cần phải thay mới toàn bộ hệ thống giáo dục VN, từ chương trình, người dạy, cách dạy và nhận thức....
  4. minhdhv

    minhdhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Theo ý tui thì chi có cải cách lại nội dung và hình thức thi đại học thì mới có thể bước đầu thay đổi lại tình hình dạy và học hoá học hiện nay.Bởi qua thực tế cho thấy các bậc cha mẹ ,kể cả HS và GV đều cho rằng một người thầy giáo giỏi là người thầy giáo có nhiều HS đỗ ĐH .Chính vì quan niệm đó đã dẫn đến tình trạng GV chỉ dạy theo đơn đặt hàng của xã hội mà thôi, xã hội có điểm nóng gì là họ nhảy vào ngay , giống như là liên quân nhảy vào IRAC vậy (hơi nóng).Nói thật là chính tôi cũng bị tư tưởng ấy chi phối , mà không chỉ tôi , hình như cả lớp tôi thì phải , biết đâu lại là cả một thế hệ SV được nhào nặn dưới một bàn tay thực dụng của thầy tôi thì sao nhỉ (rất sorry nhưng đó là sự thực)? Chúng tôi ý thức được điều đó , nhưng không đủ sức để làm , chỉ biết ngẫm mà chưa biết đi như thế nào cả
    Bên cạnh đó con nhiều thứ lắm , nào là SGK, ngân sách , đội ngũ giáo viên......
    Mà theo tôi cũng nên cải cách từ chính ĐHSP , bởi đây là nhân tố chi phối rất lớn
    Ý tôi là thế , không biết các bác thế lào?
  5. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi vấn đề cơ bản là ở chỗ nhận thức của xã hội: học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông chỉ có một con đường duy nhất là vào đại học. ĐH đối với nhiều người là mục tiêu để thoả chí học hành, là nơi mà họ học lấy một cái nghề gì đó để sau này kiếm cơm. Nhưng với rất nhiều người khác họ phải vào ĐH vì sĩ diện của bản thân hay của gia đình. Dù vì mục đích hay động cơ gì thì nói chung xã hội VN hiện nay tạo được rất ít cơ hội để các bạn trẻ chọn lựa. Và hầu như con đường duy nhất hiện nay đối với đa số học sinh VN là thi vào ĐH. Vì vậy nếu vẫn còn kiểu thi tuyển sinh ĐH thì việc học của học sinh vẫn nhằm làm sao để có kết quả thi đại học thật tốt. Mọi cải cách về SGK, người dạy ... đều mang lại rất ít kết quả nếu những nguyên nhân cơ bản không được giải quyết.
    Vì vậy theo tôi trước hết phải thay đổi nhận thức xã hội. Xã hội phải tạo cho mỗi cá nhân nhận thức làm việc gì cũng được, miễn là không phạm pháp, kiếm được tiền, càng nhiều càng tốt nếu không thì ít ra cũng đủ cho bản thân và gia đình. Đồng thời nâng cao chất lượng của hệ thống dạy nghề để tạo nhiều khả năng chọn lựa nghề nghiệp. Nếu thực hiện phân luồng được ở bậc phổ thông thì tốt, làm như thế sẽ giảm rất nhiều áp lực cho kỳ thi ĐH, nếu không thì chí ít cũng phải cải thiện được phần nào kỳ thi đại học và chất lượng ĐH. Một trong những biện pháp là thu hẹp hệ thống ĐH công lập song song với mở rộng hệ dân lập. Tại sao ta không thử cổ phần hoá các trường công lập? Như vậy nhà nước càng có điều kiện tập trung đầu tư cho hệ công lập. Chỉ tổ chức tuyển sinh cho hệ thống công lập, xét tuyển đối với nhưng ai muốn vào hệ dân lập. Nhà nước phải có biện pháp để thống nhất chất lượng giữa các trường ĐH. Ví dụ một biện pháp như được áp dụng ở Philippin là nhưng ai đã hoàn thành chương trình công nghệ hoá học, bất kể ở trường công hay trường tư, đều phải dự kỳ thì chung cấp quốc gia. Nếu đậu mới được công nhận là kỹ sư công nghệ hoá học.
    Tạm thời thế đã, tôi sẽ trao đổi thêm. Ý kiến các pác thế nào?
  6. anhnt79

    anhnt79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người!
    Chúng ta đang bàn đến vấn đề khá nóng bỏng đây. Việc này đang là mối lo chung của xã hội. Về ý kiến của của pingpong98 là đi mua sách của Anh Mỹ như Singapo tôi vẫn phản đối. Bởi vì xây dựng chương trình bằng chuẩn chung của thế giới chúng ta có thể hoàn toàn làm được (chương trình phổ thông). Đội ngũ các nhà khoa học không thiếu và cũng không yếu nhưng hình như những đãi ngộ của nhà nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bình thường nên họ chưa toàn tâm toàn ý cho công việc được. Vẫn còn phải lo đi làm thêm dự án, đi dạy thêm ...thì làm sao còn thời gian để làm khoa học, làm giáo dục tốt được. Tiền cho giáo dục mỗi năm không phải là ít, tôi có đọc 1 bài viết trên mạng bàn về giáo dục của các nhà khoa học và các nhà văn thì thấy mỗi năm ngân sách cho giáo dục (cả vay vốn và viện trợ) vào khoảng 30 000 tỉ. Số này tôi nghĩ làm được quá nhiều việc nhưng không hiểu tại sao vẫn thiếu vậy... (không bàn cái này nữa nhé).
    Chương trình thực nghiệm môn hóa học cho phổ thông theo tôi nghĩ cần tách ra 1 cuốn sách riêng hoặc chí ít cũng như 1 atlat của môn Địa lý để hướng dẫn và giới thiệu cho học sinh làm theo. Tôi cũng là 1 thầy giáo thấy rằng SGK chưa tập trung cho thực nghiệm, học sinh làm 1 bài tập tách chất như làn 1 bài phân biệt. Không có các quá trình vật lý làm sao tách các chất ra khỏi nhau, các khái niệm chưng cất, gạn lọc, chiết ... gần như không có trong học sinh bây giờ. Vậy thì giải quyết vấn đề đấy đã chưa cần nói tới kĩ năng thực hành mang tính nghiên cứu như đo phổ, phân tích xử lý số liệu, đúng vậy không?
    "Nhân đây, ở đây có bác nào có sách A level của Anh, Mỹ thì cho tôi mượn photo hoặc bán lại đặng tôi có thêm kiến thức giúp học sinh tôi"
    Ý kiến cho rằng sách giáo khoa có nhiều điểm sai trầm trọng là hơi quá. Thực ra nói sách giáo khoa ta lạc hậu thì được, một số chỗ sai nhưng không nhiều. Về các qui ước của IUPAC không hiểu sao chưa đưa vào. Tôi học ĐHSP có được nghe thầy TRần Quốc Sơn nói đã đề nghị đưa vào cách gọi tên hợp chất hữu cơ mới theo IUPAC nhưng hình như bộ GD sợ các giáo viên ta "đã quen" cách gọi cũ. (thế này thì làm sao đổi mới cả nền GD được).
    Còn có bạn cho rằng cần thay đổi ý thức xã hội để giảm áp lực đại học nhưng phải có định hướng của giáo dục chứ. GD phải "chỉ ra" cách để người ta thấy rằng không đi học đại học người ta vẫn có "cơm ăn", vẫn có nghề để làm. Môn hóa học nói riêng nếu làm tốt được định hướng nghề nghiệp cũng có rất nhiều nghề kiếm bộn tiền các pác nhẩy.
    Nhưng tóm lại chúng ta bàn nhau ở đây nếu rút ra được ý kiến nào đó "hay ho" thì có làm gì được không, có ai nghe không?
    Đành mượn lời nhạc sĩ TCS
    "Thôi về đi, đường trần đâu có gì..." nhỉ!!!
  7. organic4st

    organic4st Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    hi all
    Thật lòng mà nói hoá học ở việt nam cả lý thuyết và thực nghiệm còn kém xa so với các nước lân cận chứ chua nói gì tới UK, US ...
    Lý thuyết thù cũng đã cũ quá rồi tù những năm 80 thi phải, có lần một giáo sư hỏi tôi viết mechanism của Swern Oxidation. Tôi nói chua được học, trong khi đó Reaction này có tù những năm 90
    Thực nghiệm thì còn tồi tệ hơn nữa theo tôi biết thì ở việt nam không phòng thí nghiêml nào có cài immersion cooler or high vaccumn pump ===> thực nghiệm sẽ khó có thể đang báo quốc tế.
  8. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bác có nhiều ý kiến tâm đắc em cũng mạn phép góp vài lời thế này. Về nền GD Việt Nam nói chung cũng như hoá học nói riêng (chúc cho chóng được phát triển vừa tầm quốc tế) dĩ nhiên còn nhiều vấn đề không được như ý muốn của đông đảo quốc dân đồng bào. Tuy nhiên em thấy cũng không có gì đáng phải bi đát quá. Vì rằng:
    - Đồng ý là đổi mới, nhưng đổi mới thế nào đây? Công việc GD là việc làm của cả một thế hệ, cả một thời đại. Thực tế cho thấy là chúng ta phải nâng tất cả lên, giống như thể "nước dâng bèo nổi". Không thể chỉ túm một số chỗ nhô lên rồi ... kéo lên tiếp. Vì nền giáo dục của chúng ta là nên giáo dục toàn dân mà. Chúng ta không thể chủ quan nóng vội được đâu! Đất nước chúng ta có một truyền thống riêng, con người Việt nam có một tố chất riêng, không thể theo một chuẩn mực nào cả, và suy cho cùng thì trên thế giới không có quốc gia nào theo chuẩn của quốc gia nào cả. Theo như tôi được biết thì ngay cả cộng đồng Châu Âu cũng chưa đạt được chuẩn giáo dục chung - dù việc đồng nhất giáo dục của họ xem ra dễ hơn chúng ta nhiều!
    - Đổi mới! Chúng ta vẫn đổi mới đấy chứ! Và chắc không ai phủ nhận chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng nể đấy chứ. Công bằng mà nói thì bậc đại học chúng ta nhất định không bằng thế giới, nhưng PTTH thì có thể tạm gọi là được thế giới công nhận, các bạn PTTH vẫn có thể học tiếp luôn đại học ở nước ngoài mà! Tui có may mắn được tiếp xúc khá nhiều về vấn đề đổi mới phương pháp, đổi mới giáo dục. Tui cũng được gặp nhiều nhà giáo dục lớn của Việt Nam, và có thể khẳng định rằng tôi hoàn toàn tin tưởng vào họ. Phải bắt tay vào việc cụ thể mới biết công việc khó khăn thế nào, và những những người đang đi đầu trong phong trào cải cách hiện nay, theo tôi họ không đáng bị xã hội chê bai nhiều thế. Chắc chúng ta đều biết để ra được một quyển sách giáo khoa, hay một chương trình mới khó khăn thế nào. OK, nếu ai đó chê, liệu họ làm được trọng trách đấy tốt hơn không? Thực ra chúng ta vẫn biết có những cái chưa tốt, những cái còn tồn tại, nhưng vấn đề là chỉ có thể giảm thiểu tới mức thấp nhất nhưng cái không mong muốn đó thôi.
    Dĩ nhiên còn có nhiều khó khăn khác, trong đó ngân sách cũng là vấn đề đáng bàn đến. Nếu thống kê cẩn thận thì ngân sách mà chúng ta cần đến là con số lớn khủng khiếp, chính vì vậy mà chúng ta phải chờ thời gian.
    Còn nữa, cái này tôi nghĩ là quan trọng hơn cả, đó là bản thân học sinh. Không thể đổ lỗi tất cả cho giáo dục được, theo tôi thì cá nhân con người cũng rất quan trọng vì chính con người là nhân tố chủ yếu tự quyết định vận mệnh của mình. Rất nhiều học sinh giỏi mà đâu cần phải học thêm, phải có điều kiện học tập ghê gớm gì đâu (tuy nhiên là với điều kiện tốt hơn thì em đó có thể học giỏi hơn). Trong khi đó thì nhiều em được gia định tự tạo cho những điều kiện rất tốt thì kết quả học tập lại chẳng đáng là bao. Buồn chưa!
    Cuối cùng, tôi muốn nói thế này (và tôi cũng luôn làm theo): Phải có lòng tin vào đổi mới và thắng lợi của đất nước! Mỗi người chúng ta nếu muốn đóng góp vào sự nghiệp GD thì hãy phấn đấu hết mình, hãy làm hết khả năng của mình đi. Nếu thật sự có năng lực hãy đảm nhận những chức vụ quan trọng để làm được tốt hơn.
    Nghe giống hô khẩu hiệu quá. Có gì các bác lượng thứ. Chúc các bác khỏe, yêu đời, thư giãn mát mẻ trong cái nóng khủng khiếp này!
    Nhắn riêng AnhNT79: Hình như Cường gầy có vài quyển sách nước ngoài.
    Được cuong_ma sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 27/06/2004
  9. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi để đánh giá đúng nhất một nền giáo dục thì hãy nhìn vào giáo dục ĐH. Chính GDĐH mới là nơi mà mỗi cá nhân có sự bứt phá trong quá trình tiếp nhận kiến thức và phát triển tư duy. Giáo dục phổ thông chỉ trang bị kiến thức cơ bản nên học sinh VN vẫn "vô tư" du học với bằng THPT VN. Nói đến chất lượng giáo dục ĐH của VN thì người lạc quan nhất cũng không thể không lo lắng cho tương lai của nước nhà được. Đành rằng mỗi nước có một đặc thù riêng, có một bước đi riêng, nhưng phải lấy một chuẩn gì đó để so sánh chứ. Tạm thời gác lại một bên các bác sinh viên, hãy nói qua về các sư phụ đã. Cả nước có trên 3000 GS-PGS giảng dạy và nghiên cứu ở các trường và các cơ sở đào tạo ĐH. Vậy mà một năm VN chỉ có 1500 công trình được công bố trên các tạp chí quốc tế. Tính ra 0.5 bài báo/1 GS-PGS. Thật đáng buồn, con số không bằng một nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Thầy như thế thì trò làm sao khá nổi. Vậy thì căn cứ vào đâu để ta có thể lạc quan bây giờ? Chúng ta vẫn đang không ngừng đổi mới, nhưng với tốc độ nào? Liệu có đuổi kịp các nước trong khu vực (chứ chưa nói đến thế giới) trong 10-20 năm hay không? Tôi không nghi ngờ gì tâm huyết và năng lực của các nhà giáo dục VN, nhưng liệu như thế đã đủ chưa?
  10. Link-vn

    Link-vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0

    Trong khi chờ đổi mới thì tôi nghĩ là mỗi chúng ta hãy tự làm tốt công việc của mình và cùng phấn đấu vì sự phát triển của nền hoá học VN. Thay vào việc chỉ ngồi đó mà chỉ trích đúng không nào. Hãy tin vào một ngày mai tươi sáng. Bắt trước câu hát trong bài hát nào đó : " Nền hoá học VN có phát triển được hay không điều đó tuỳ thuộc ảnh hưởng của bạn, tuỳ thuộc vào bạn mà thôi..."
    Vậy thì còn chờ gì nữa, hãy bắt đầu ngay hôm nay

Chia sẻ trang này