1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dạy và học Kanji thông qua việc vận dụng âm Hán Việt

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi tamu, 08/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Dạy và học Kanji thông qua việc vận dụng âm Hán Việt

    Dạy chữ Hán trong tiếng Nhật
    thông qua việc vận dụng
    âm Hán Việt trong tiếng Việt

    Tác giả: PHẠM THỊ MỸ LOAN
    .
    .
    .
    Những năm gần đây, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã khiến cho sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển. Nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc tại các công ty Nhật cũng như nhu cầu về giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng lớn hơn rất nhiều so với thời gian trước.

    Để đáp ứng những nhu cầu này, về phía Việt Nam, các trường đại học quốc lập, dân lập, tại các thành phố lớn trong cả nước đã mở rộng hoặc tăng cường thêm bộ môn tiếng Nhật trong cơ cấu đào tạo của mình. Hiện nay, sinh viên có thể chọn học tiếng Nhật như một ngoại ngữ chính, ngoại ngữ phụ hay môn học tự chọn. Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự gia tăng của các trường tiếng Nhật chủ yếu dành cho đối tượng là những người đã đi làm. Về phía các công ty Nhật, để nâng cao năng lực tiếng Nhật của nhân viên, đã có không ít công ty mời các giáo viên tiếng Nhật đến dạy cho nhân viên của họ.

    Nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một khuynh hướng là, tại rất nhiều trường tiếng Nhật, càng học lên trên thì số học viên càng giảm đi một cách đáng kể. Có thể kể một số nguyên nhân nhưng một nguyên nhân được cho là quan trọng dẫn đến tình trạng nói trên chính là thái độ tiêu cực, nghĩa là cảm giác ngán ngại hoặc thậm chí tìm cách tránh việc học chữ Hán trong tiếng Nhật của phần lớn học viên.


    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 22:58 ngày 08/02/2006
  2. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    1. Thực trạng dạy chữ Hán trong tiếng Nhật cho người Việt tại Việt Nam
    Chữ Hán được xem là một trong những trở ngại lớn đối với người nước ngoài học tiếng Nhật, đặc biệt đối với những học viên tại các nước không thuộc vùng văn hóa Hán. Đã có rất nhiều giáo trình dạy chữ Hán trong tiếng Nhật được phát hành khắp nơi. Hầu hết các giáo trình này đều hướng dẫn học chữ Hán từ những chữ có ít nét đến những chữ có nhiều nét hơn, nghĩa là từ những chữ đơn giản đến những chữ phức tạp hơn, từ những chữ dễ đến những chữ khó hơn.
    ?oShin Nihongo no Kiso ?" Japanese Kanji Workbook I (English E***ion)? [1], một giáo trình dạy tiếng Nhật hiện đang được nhiều cơ sở giáo dục tiếng Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh sử dụng, đã giới thiệu chữ Hán từ những chữ sơn 山, xuyên 川, nhật -, nguyệt o^, điền ", mộc o [2],... ?oMinna no Nihongo ?" Kanji I (English E***ion)? [3] cũng bắt đầu bằng những chữ nhật -, nguyệt o^, hỏa 火, thủy 水, mộc o,... và ?oJitsuyoo Nihongo Kanji 1000? [4] thì giới thiệu từ những chữ nhất ?, nhị O, tam ?, tứ >>, ngũ ", lục .,...
    Nhưng với tính chất vừa nhiều về số lượng, vừa phức tạp về cấu tạo cũng như cách đọc, chữ Hán đã khiến nhiều học viên bỏ giữa chừng việc học tiếng Nhật. Ở đâu trong các cơ sở giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam, giáo viên cũng thường xuyên nghe thấy những lời than của học viên như: ?oKhi học một chữ Hán mới, chúng tôi luôn phải học cách đọc chữ Hán đó theo cả âm Kun [5] lẫn âm On [6]. Hầu hết chữ Hán lại thường có hai hoặc trên hai âm On, do vậy chúng tôi thật sự không thể nắm được khi nào phải đọc theo âm On nào. Chúng tôi học hoài nhưng không tài nào nhớ hết được từng trường hợp một?.
    Chữ chính 正 được trình bày dưới đây có hai âm On là ?osei? và ?oshoo?. Trong những từ như chính xác 正確 (sei?"kaku), chính nghĩa 正義 (sei?"gi), chính thống 正統 (sei?"too), nó được đọc là ?osei?, nhưng trong những từ như chính diện 正面 (shoo?"men), chính trực 正> (shoo?"jiki), nó lại được đọc là ?oshoo?.
    Với mục đích có thể giúp học viên của mình nhớ chữ Hán một cách có hệ thống và dễ dàng hơn, một số nơi đã phân những chữ Hán có cùng bộ thành một nhóm và dạy chung với nhau. Ví dụ những chữ có cùng bộ Nhân bên góc trái của chữ như nhân 仁 (jin, ni, nin: lòng thương), phật 仏 (butsu, buchi, futsu: ông Phật), tha - (ta: khác), . (shi, ji: làm việc), kiện 件 (ken, gen: vấn đề), nhiệm 任 (nin, jin: nghĩa vụ), hưu ' (kyuu, ku: nghỉ), giả 仮 (ka, ke: tạm; thí dụ), thể " (tai, tei: thân mình; hình trạng),... thường được dạy thành một nhóm.
    Sở dĩ như vậy là vì họ cho rằng chúng có sự liên hệ về mặt ý nghĩa nhưng vấn đề mà học viên người Việt Nam gặp phải khi học chữ Hán, như chúng tôi đã trình bày ở trên, là cách đọc chứ không phải là ý nghĩa của chúng. Chúng tôi thiển nghĩ việc dạy chữ Hán theo phương pháp này không thể giúp giải tỏa một cách hiệu quả tâm lý tiêu cực của học viên đối với việc học chữ Hán. Có chăng chỉ là giúp học viên nhớ được nhiều chữ Hán đơn lẻ hơn mà thôi.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 08/02/2006
  3. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Nhìn chung, từ trước đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam vẫn dạy chữ Hán theo thứ tự những chữ được liệt kê sẵn trong sách giáo khoa mà hầu hết là những sách đã được các cơ sở giáo dục tiếng Nhật tại Nhật biên soạn với tiêu chí giới thiệu từ những chữ có ít nét đến những chữ có nhiều nét hơn như đã trình bày ở trên. Tiêu chí này có thể có hiệu quả cao nếu người học là người ở các nước không thuộc vùng văn hóa Hán.
    Nhưng trong trường hợp người học là người Việt Nam, sử dụng tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ thì vấn đề lại khác. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán đã được du nhập và sử dụng tại Việt Nam trong suốt khoảng một ngàn năm Bắc thuộc và sau đó lại tiếp tục được sử dụng cho đến đầu thế kỷ 20. Kết quả của quá trình này là, hiện nay, có đến khoảng 70% từ vựng trong tiếng Việt là những từ có nguồn gốc Hán.
    Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Nhưng sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 938, mặc dù tiếng Hán vẫn tiếp tục được sử dụng và phát triển, cách phát âm các chữ Hán lại được Việt hóa theo cách phát âm của nguời Việt. Người ta gọi những từ vựng gốc Hán được phát âm theo cách này là từ Hán Việt, và âm đọc của những từ vựng đó là âm Hán Việt.
    Ngày nay, vì chúng ta không còn sử dụng tiếng Hán và chữ Hán với tư cách là ngôn ngữ và văn tự chính thức có tính quốc gia như từ thời Nguyễn trở về trước nên không ít người xếp Việt Nam vào nhóm các nước không thuộc vùng văn hóa Hán. Và học viên người Việt Nam học tiếng Nhật được dạy chữ Hán bằng giáo trình, phương pháp giống với giáo trình, phương pháp dành cho những học viên ở các nước không thuộc vùng văn hóa Hán. Điều này cần phải được xem xét lại bởi vì mặc dù ngày nay người Việt không còn viết chữ Hán, nhìn mặt chữ không thể nói đó là chữ gì nữa [7] nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu ý nghĩa của hầu hết những từ vựng có nguồn gốc Hán.
    Như vậy, trong khi học viên ở các nước không thuộc vùng văn hóa Hán phải học cả hai mặt hình thức (cấu tạo chữ và cách đọc) lẫn nội dung (ý nghĩa) của chữ Hán thì người Việt hầu như chỉ phải học mặt hình thức, mà không cần đào sâu mặt nội dung. Nói cách khác, trong khi loại đối tượng thứ nhất học chữ Hán như là một ngoại ngữ thì đối tượng thứ hai (người Việt), mặc dù không thể xem là người bản ngữ, nhưng đó là những người đã biết tiếng nhưng chưa biết chữ mà thôi. Đối tượng là người chưa biết tiếng và người đã biết tiếng là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, phương pháp dạy cho hai đối tượng này cũng phải khác nhau.
    Với đối tượng là người Việt Nam thì phương pháp dạy cần chú trọng đến mặt hình thức mà cụ thể là cách đọc chữ Hán. Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh đến cách đọc chứ không phải là cách viết chữ Hán là vì sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và việc sử dụng ngày càng phổ biến máy tính đã khiến người Nhật ngày càng ít có cơ hội viết chữ Hán bằng tay. Ngày nay, chỉ cần gõ vào bàn phím máy tính cách đọc của chữ Hán mà bạn muốn viết thì màn hình sẽ cho phép hiển thị tất cả những chữ Hán có cùng cách đọc đó và bạn chỉ cần chọn chữ Hán mà mình cần. Điều này cho phép người học không cần nhớ cách viết của chữ Hán, nhưng đòi hỏi họ phải biết cách đọc của chúng.
    Như đã giới thiệu ở trên, chữ Hán trong tiếng Nhật có nhiều cách đọc theo cả âm Kun lẫn âm On. Vì âm Kun là cách phát âm đặc biệt của người Nhật nên có lẽ không có cách nào khác là phải ghi nhớ cách đọc của từng chữ Hán riêng biệt. Nhưng âm On trong tiếng Nhật và âm Hán Việt trong tiếng Việt đều là những cách đọc chữ Hán mô phỏng theo cách đọc của chúng trong ngôn ngữ gốc là tiếng Trung Quốc thời trung cổ nên chúng ta có thể vận dụng mối liên hệ về cách đọc giữa chúng để thông qua âm Hán Việt mà nhớ âm On tốt hơn.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 08/02/2006
  4. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    2. Sự tương quan về cách đọc giữa âm Hán Việt và âm On
    Từ kinh nghiệm học và giảng dạy tiếng Nhật của bản thân, chúng tôi nhận ra một quy tắc là những chữ Hán có cùng âm Hán Việt (không xét đến thanh điệu) thường có cùng cách đọc theo âm On trong tiếng Nhật. Ví dụ trong tiếng Việt, chúng ta có các âm tiết đinh, đình, đính, đỉnh và định. Những âm tiết này nếu không xét đến thanh điệu thì đều gồm bốn ký tự Đ?"I?"N?"H và vì vậy, theo quy tắc thông thường, chúng có cùng cách đọc theo âm On trong tiếng Nhật là TEI. Chúng tôi xin đưa ra một số từ minh họa như sau:
    ĐÌNH: điều đình 調o (choo-tei: điều đình), đình lưu trường o.T場 (tei-ryuu-joo: nơi dừng xe)
    ĐÍNH: đính chính ,正 (tei-sei: đính chính)
    ĐỊNH: quyết địnhs (ket-tei: quyết định), dự định ^s (yo-tei: dự định), quy địnhs (ki-tei: quy định)
    Nhưng như chúng tôi đã có dịp trình bày ở phần trước, mỗi chữ Hán trong tiếng Nhật có thể có nhiều hơn một âm On, nhóm chữ Đ?"I?"N?"H ở trên ngoài âm TEI, còn được đọc bằng một âm khác nữa là âm CHOO. Dưới đây là một số ví dụ.
    ĐINH: đinh tự - (choo-ji: cây đinh hương)
    ĐỈNH: đỉnh thượng ,S (choo-joo: đỉnh)
    Từ quy tắc đã tìm được, chúng tôi cho rằng ta có thể phân chữ Hán thành những nhóm có cùng âm Hán Việt và tìm hiểu từng nhóm đó được đọc bằng những âm On như thế nào trong tiếng Nhật rồi dạy cho học viên. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ dạy chữ Hán theo từng nhóm chứ không phải theo từng chữ riêng lẻ như cách chúng ta vẫn làm từ trước đến nay.
    Có làm như thế thì mới tránh được việc học viên phải nhớ từng cách đọc trong từng trường hợp cụ thể, ngược lại có thể giúp họ nhớ chữ Hán một cách có quy tắc và hệ thống hơn. Chỉ khi đó, chúng ta mới mong xóa bỏ được tâm trạng chán ghét, cự tuyệt đối với việc học chữ Hán ở học viên và giảm được tỷ lệ bỏ học giữa chừng do tâm trạng đó gây ra.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:47 ngày 08/02/2006
  5. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Để khảo sát sự tương quan về cách đọc giữa âm Hán Việt và âm On, chúng tôi đã tiến hành phân chia các âm tiết trong tiếng Việt thành hai phần gọi là phần thanh và phần vần [8], trong đó phần thanh là phụ âm đầu, và phần vần gồm giới âm (còn gọi là âm trung gian), nguyên âm, phụ âm cuối và thanh điệu.
    Chúng tôi nhận thấy rằng nếu phân chia như vậy thì sẽ dễ dàng đối chiếu với hệ thống âm vận của tiếng Nhật hơn, và từ đó có thể tìm được những mối liên quan về cách đọc giữa các cặp thanh và vần giữa hai ngôn ngữ này. Chúng tôi xin lấy âm tiết ?otoàn? để giải thích cho điều này.
    [​IMG]
    Trong ví dụ trên, ?otoàn? (trong các từ ?otoàn thể?, ?otoàn bộ?, ?otoàn diện?,...) ứng với chữ . và được đọc theo âm On là ?ozen?. Nếu chia ?ozen? này thành hai phần gồm ?oz? và ?oen? thì ?oz? ứng với ?ot? và ?oen? ứng với ?ooàn? trong ?otoàn?.
    Ở đây, chúng tôi cũng xin nói thêm một điều là từ trước đến nay, người ta thường sử dụng Katakana [9] và đôi khi là Hiragana [10] để ghi cách đọc theo âm On của các chữ Hán. Có lẽ chính vì điều này mà chúng ta đã khó nhận ra sự tương quan trong cách đọc giữa âm Hán Việt và âm On.
    Chẳng hạn như trong ví dụ trên, nếu chúng ta sử dụng chữ Hiragana hoặc chữ Katakana để phân tích và đối chiếu thì vì chữ o trong Hiragana và , trong Katakana được đọc là ?oze? bao gồm cả nguyên âm ?oe? nên ?ozen? sẽ bị phân thành ?oze + n?, và như vậy, ?otoàn? sẽ được phân thành ?otoà + n? chứ không phải là ?ot + oàn? nữa. Khác với Katakana và Hiragana, hệ thống Romaji hay còn gọi là chữ La Tinh do có đặc điểm là cùng hệ thống ký tự với tiếng Việt nên có thể giúp chúng ta nhìn rõ sự tương quan đó hơn.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 08/02/2006
  6. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Cụ thể, việc khảo sát sự tương quan về cách đọc giữa âm Hán Việt và âm On đã được chúng tôi tiến hành theo hai bước như sau:
    2.1. Khảo sát những cặp tương quan về cách đọc trong phần vần
    Để tìm ra được những cặp tương quan về cách đọc trong phần vần, chúng tôi đã liệt kê toàn bộ chữ Hán xuất hiện trong Việt Hán từ điển tối tân [11] và tra toàn bộ cách đọc theo âm On của chúng.
    Kế đến, chúng tôi chọn 11 nguyên âm đơn trong tiếng Việt gồm a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư và ba nhóm nguyên âm đôi gồm ia, uô, ưa làm hạt nhân vần (trung tâm của vần) và phân tích những vần gồm những hạt nhân vần này ứng với những âm On nào trong tiếng Nhật theo thứ tự thanh điệu: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng.
    Sau đó, chúng tôi đúc kết những cặp tương quan (mà chúng tôi gọi là quy tắc) về cách đọc ở phần vần này. Cuối cùng, chúng tôi tìm hiểu những cách đọc không hợp quy tắc và cố gắng lý giải nguyên nhân của chúng trong khả năng cho phép. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê chi tiết những vần có chứa 14 hạt nhân vần mà chúng tôi đã khảo sát.
    Âm a: ?"a, ?"oa, ?"ua, ?"ac, ?"oac, ?"ai, ?"oai, ?"uai, ?"an, ?"oan, ?"uan, ?"am, ?"ang, ?"oang, ?"uang, ?"ao, ?"ap, ?"at, ?"oat, ?"uat.
    Âm ă: ?"ăc, ?"oăc, ?"uăc, ?"ăn, ?"ăng, ?"oăng, ?"uăng.
    Âm â: ?"ân, ?"uâc [12], ?"uân, ?"âm, ?"âng, ?"âp, ?"ât, ?"uât, ?"âu, ?"ây.
    Âm e: ?"e, ?"oe, ?"ach, ?"oach, ?"uach, ?"anh, ?"oanh.
    Âm ê: ?"ê, ?"uê, ?"uêch, ?"ênh, ?"êt.
    Âm i, y: ?"i, ?"y, ?"uy, ?"ui [13], ?"ich, ?"in, ?"im, ?"inh, ?"uynh.
    Âm o: ?"o, ?"oc, ?"ong.
    Âm ô: ?"ô, ?"ôc, ?"ôi, ?"ôn, ?"ông, ?"ôt.
    Âm ơ: ?"ơ, ?"ơi, ?"ơn, ?"ơp.
    Âm u: ?"u, ?"uc, ?"ui, ?"un, ?"ung.
    Âm ư: ?"ư, ?"ưc, ?"ưng, ?"ưu.
    Âm ia, iê, yê: ?"ia, ?"iên, ?"yên, ?"uyên, ?"iêm, ?"yêm, ?"iêp, ?"iêt, ?"yêt, ?"uyêt, ?"iêu, ?"yêu.
    Âm uô: ?"uôc, ?"uôi, ?"uôn, ?"uông.
    Âm ưa, ươ: ?"ưa, ?"ươc, ?"ương.
  7. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    2.2. Khảo sát nhưng cặp tương quan về cách đọc trong phần thanh
    Sau khi khảo sát sự tương quan về cách đọc trong phần vần, chúng tôi khảo sát tiếp sự tương quan này trong phần thanh. Tiến trình khảo sát ở phần này cũng giống như ở phần vần nhưng ở phần này, chúng tôi lấy các chữ Hán có chứa các phụ âm đầu b, c/k/qu, ch, d, đ, gi, h, kh, l, m, n, ng/ngh, nh, ph, s, t, th, tr, v, x trong tiếng Việt làm đối tượng để khảo sát.
    Vì giới hạn của bài viết, chúng tôi rất lấy làm tiếc đã không thể liệt kê toàn bộ kết quả mà chúng tôi đã đúc kết được từ quá trình khảo sát. Vì vậy, chúng tôi chỉ xin chọn ở phần vần một số chữ Hán có chứa âm chính ?"a, và ở phần thanh một số chữ Hán có chứa phụ âm đầu b?" để giải thích cho quá trình khảo sát của mình.
    BẢNG 1:
    Ví dụ về sự tương quan về cách đọc trong phần vần ở âm chính ?"a

    [​IMG]
    ?' NHẬN XÉT: Phần lớn chữ Hán có chứa âm chính ?"a trong tiếng việt ứng với âm ?", hoặc âm ?",", một bộ phận nhỏ ứng với âm ?"S hoặc âm ?",^ trong tiếng Nhật.
    .
    .
    .
    BẢNG 2:
    Ví dụ về sự tương quan về cách đọc trong phần thanh ở phụ âm đầu b?"

    [​IMG]
    ?' NHẬN XÉT: Phần lớn chữ Hán có chứa phụ âm đầu b?" trong tiếng Việt ứng với phụ âm h?", một bộ phận nhỏ ứng với phụ âm b?" trong tiếng Nhật.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 08/02/2006
  8. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    3. Vận dụng sự tương quan về cách đọc giữa âm Hán Việt và âm On để dạy chữ Hán trong tiếng Nhật cho người Việt Nam
    Nếu chỉ phân tích và tìm ra được những cặp tương quan về cách đọc ở phần vần và phần thanh giữa âm Hán Việt trong tiếng Việt và âm On trong tiếng Nhật không thôi thì chưa đủ. Để người Việt Nam có thể nhớ cách đọc theo âm On của chữ Hán trong tiếng Nhật một cách có hệ thống và dễ dàng nhất, chúng tôi nghĩ cần phải làm hai công việc sau đây:
    3.1. Tìm hiểu xem nên kết hợp thanh nào với vần nào trong những thanh và vần đã khảo sát để dạy.
    Vì một chữ Hán có thể có nhiều hơn một âm On, chúng tôi cho rằng ta vẫn có thể chia chữ Hán ra dạy ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng căn bản phải dựa trên hai tiêu chí:
    1) Dạy từ những chữ Hán dễ hiểu và dễ nhớ nhất đối với học viên người Việt Nam
    2) Dạy từ những chữ Hán được học viên người Việt Nam biết đến và sử dụng nhiều nhất.

    Dưới đây, chúng tôi xin sử dụng lại những chữ Hán ở bảng 1 để giải thích rõ hơn về hai tiêu chí này.
    Về tiêu chí thứ nhất (dạy từ những chữ Hán dễ hiểu và dễ nhớ nhất đối với học viên người Việt Nam), như chúng tôi đã đúc kết ở bên dưới bảng 1, âm chính ?"a trong tiếng Việt ứng với âm ?", hoặc âm ?",", một bộ phận nhỏ ứng với âm ?"S hoặc âm ?",^ trong tiếng Nhật. Ở đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là khi chúng ta nói với học viên rằng âm chính ?"a trong tiếng Việt ứng với âm ?", trong tiếng Nhật thì họ sẽ dễ hiểu và dễ nhớ hơn là khi chúng ta nói với họ rằng âm chính ?"a trong tiếng Việt ứng với âm ?"," (hoặc âm ?"S hay âm ?",^) trong tiếng Nhật. Như vậy, chúng ta cần chọn các chữ ~ (a), o (á), 波 (ba), ? (bá), ? (bà), O (ca), ? (cá), ^ (cà), 家 (gia), 稼 (giá), 伽 (già), ^ (giả), . (giá),... dạy trước và để những chữ 簿 (bạ), ?< (cá), 遮 (già), ?. (giả), 諸 (gia), "- (giá),... dạy ở những cấp cao hơn.
    Ngoài tiêu chí thứ nhất, chúng tôi còn lưu ý đến tiêu chí thứ hai (dạy từ những chữ Hán được học viên người Việt Nam biết đến và sử dụng nhiều nhất). Lý do là, nếu chỉ áp dụng tiêu chí thứ nhất thì rất có khả năng chúng ta sẽ chọn phải nhiều chữ Hán khó hoặc chữ Hán ít được người Việt Nam sử dụng. Tiêu chí thứ hai này cho phép chúng ta chọn ra những chữ Hán có thể dạy trước nhất từ trong những chữ ~ (a), o (á), 波 (ba), ? (bá), ? (bà), O (ca), ? (cá), ^ (cà), 家 (gia), 稼 (giá), 伽 (già), ^ (giả), . (giá). Ở đây có lẽ không cần giải thích nhiều thì chúng ta cũng có thể nhận ra O (ca) trong ?oca hát? và 家 (gia) trong ?ogia đình? là hai chữ Hán quen thuộc nhất và có tần số sử dụng nhiều nhất đối với học viên người Việt Nam. Bằng cách này, chúng ta biết được rằng có thể ghép phụ âm đầu c?" hoặc phụ âm đầu gi?" với âm chính ?"a để dạy cho những học viên ở những lớp cấp thấp.
    Tuy nhiên, chữ Hán trong tiếng Nhật thường kết hợp với nhau để tạo ra vô số từ ghép gốc Hán [14] nên việc dạy chữ Hán trong tiếng Nhật không chỉ dừng lại ở việc dạy những chữ Hán đơn lẻ mà phải dạy chúng trong mối liên hệ với những từ ghép có chứa chúng. Đây cũng chính là công việc thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 08/02/2006
  9. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    3.2. Thống kê hệ thống các từ ghép gốc Hán có chứa chữ Hán mà chúng ta muốn dạy, đồng thời tìm hiểu xem nên (hoặc có thể) dạy những từ ghép nào trong số những từ ghép đã thống kê được.
    Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê những từ ghép có chứa hai chữ O (ca) và 家 (gia) đọc theo âm On là ?oka? mà chúng tôi đã thống kê được từ từ điển Reikai Shinkokugo Jiten [15], từ điển Koojien [16] và một số nguồn tư liệu khác.
    .
    .
    .
    O (ca)
    ~. ca khúc O> (ka-kyoku: ca khúc, bài hát),
    ~. ca từ Oz (ka-shi: lời bài hát),
    ~. ca thủ O?< (ka-shu: ca sĩ),
    ~. diễn ca "O (en-ka: một loại bài hát của Nhật),
    ~. hiệu ca 校O (koo-ka: bài hát truyền thống của một trường học nào đó),
    ~. tán mỹ ca >ZO (san-bi-ka: bái hát tán tụng Chúa hoặc các Thánh trong Thiên Chúa giáo),
    ~. thánh ca -O (sei-ka: thánh ca),
    ~. hòa ca 'OO (wa-ka: một loại thơ truyền thống của Nhật gồm đoản ca, trường ca...),
    ~. đoản ca YO (tan-ka: một thể của hòa ca của Nhật, mỗi bài gồm 5 câu với số tiếng của mỗi câu theo thứ tự từ trên xuống là 5?"7?"5?"7?"7),
    ~. trường ca .O (choo-ka: một thể của hòa ca của Nhật, mỗi bài gồm nhiều câu trong đó câu thứ nhất gồm 5 tiếng, câu thứ hai gồm 7 tiếng, câu thứ ba lại 5 tiếng, câu thứ tư lại 7 tiếng,... cứ như thế câu 5 tiếng và câu 7 tiếng lặp đi lặp lại nhiều lần và kết thúc bài bằng hai câu 7 tiếng),
    ~. ca nhân O人 (ka-jin: người hát hòa ca của Nhật),
    ~. ca luận O- (ka-ron: việc bình luận về hòa ca của Nhật),
    ~. trường hận ca .恨O (choo-kon-ka: trường hận ca),
    ~. phản ca "O (hen-ka: bài hát hát đáp lại bài hát của đối tác),...
    .
    .
    .
    家 (gia)
    ~. gia ốc 家< (ka-oku: nhà cửa),
    ~. gia nghiệp 家業 (ka-gyoo: gia nghiệp),
    ~. gia hệ đồ 家系> (ka-kei-zu: gia phả),
    ~. gia huynh 家." (ka-kei: từ xưng hô anh trai của mình khi nói chuyện với người khác),
    ~. gia kế 家^ (ka-kei: thu chi của gia đình),
    ~. gia sản 家" (ka-san: tài sản của một nhà),
    ~. gia tàm 家s. (ka-san: tằm nuôi),
    ~. gia sự 家< (ka-ji: việc nhà),
    ~. gia nhân 家人 (ka-jin: người trong nhà mình, đặc biệt chỉ vợ hoặc người giúp việc trong nhà),
    ~. gia tộc 家- (ka-zoku: gia đình),
    ~. gia đình 家庭 (ka-tei: gia đình),
    ~. gia phong 家風 (ka-fuu: gia phong),
    ~. gia pháp 家. (ka-hoo: gia pháp),
    ~. gia bảo 家宝 (ka-hoo: gia bảo),
    ~. gia môn 家-? (ka-mon: cửa nhà),
    ~. gia văn 家< (ka-mon: hoa văn cho biết người đó thuộc gia đình nào),
    ~. cách mạng gia 革'家 (kaku-mei-ka: người làm cách mạng),
    ~. họa gia "家 (ga-ka: họa sĩ),
    ~. quốc gia >家 (kok-ka: quốc gia),
    ~. tác gia o家 (sak-ka: tác gia),
    ~. thực gia Y家 (jik-ka: nhà của bố mẹ ruột),
    ~. chính trị gia "治家 (sei-ji-ka: chính trị gia),
    ~. chuyên môn gia ,-?家 (sen-mon-ka: nhà chuyên môn),
    ~. nhân gia 人家 (jin-ka: nhà có người sống),
    ~. đại gia 大家 (tai-ka: đại gia),...
    .
    .
    .
    Ở đây, chúng tôi không thể nói một cách dứt khoát là nên dạy từ nào cho học viên ở trình độ nào trong số những từ ghép gốc Hán được liệt kê ở trên mà chúng tôi chỉ có thể nói rằng tùy theo mục đích học tập và trình độ của người học, chúng ta có thể chia những từ ghép trên ra dạy (nhưng không nhất thiết phải dạy tất cả những từ ghép có chứa chữ Hán mà chúng ta muốn dạy bởi vì không phải từ nào học viên người Việt Nam cũng cần phải biết) trên cơ sở áp dụng những quy tắc liên quan về cách đọc giữa âm Hán Việt trong tiếng Việt và âm On trong tiếng Nhật.
    Được tamu sửa chữa / chuyển vào 23:38 ngày 08/02/2006
  10. tamu

    tamu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    4. Kết luận
    Sau khi tìm ra được những cặp tương quan về cách đọc ở phần vần và phần thanh giữa âm Hán Việt trong tiếng Việt và âm On trong tiếng Nhật, chúng tôi đã thử báo cáo công trình nghiên cứu của mình tại một số hội thảo liên quan đến vấn đề giáo dục tiếng Nhật tại Nhật.
    Tại những cuộc hội thảo này, chúng tôi đã nhận được một số ý kiến đóng góp cho công trình nghiên cứu của mình, trong đó có ý kiến cho rằng việc đưa ra một phương pháp dạy chữ Hán trong tiếng Nhật thông qua sự tương quan về cách đọc giữa âm Hán Việt trong tiếng Việt và âm On trong tiếng Nhật là cần thiết và có tính khả thi, nhưng quá trình du nhập và định hình của tiếng Hán vào trong tiếng Nhật và tiếng Việt đã diễn ra trong một thời gian dài. Trong quá trình đó, không phải lúc nào tiếng Hán cũng được du nhập và sử dụng đúng như nghĩa mà nó được sử dụng trong tiếng Trung Quốc.
    Do đó đã xuất hiện một số lượng không nhỏ từ vựng gốc Hán có nghĩa không thống nhất giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Chính vì vậy, ngoài việc vận dụng sự tương quan về cách đọc giữa âm Hán Việt và âm On, khi đề ra một phương pháp dạy chữ Hán trong tiếng Nhật cho học viên người Việt Nam, cũng cần thiết phải xem xét đến mặt ý nghĩa và cách sử dụng của các từ ghép gốc Hán, nhất là những từ có trong cả hai ngôn ngữ Việt và Nhật.
    Chúng tôi đã tiếp thu ý kiến đó và rất mong có dịp được trình bày về khía cạnh này trong một bài viết khác.

Chia sẻ trang này