1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

(Đề án 112 + đề án 20.000 tiến sỹ = 'đề án 112' lũy thừa n) !?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 22/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    "Bạn" Sơn kể chuyện vui quá. Mà cũng là lẽ thường thôi, ở chỗ nào không có, đấu đá nhau thì cũng ra cà, ra dưa cả mà, chỉ có sự việc ra sớm hay muộn và ai được lợi thôi. "Bạn" Sơn thử đoán xem vụ nào tiếp theo đây cà ?
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    "Bạn Nhím" lại bon chen rồi, nằm để cho "Bạn Ngoc" nấu cháo ăn đi. Còn dư hôm nào "Bạn" vô xin một chén. He
  3. chicomotcoca

    chicomotcoca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Được chicomotcoca sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 25/09/2007
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ nhân sự phá sản của Đề án 112
    Vụ việc liên quan đến sự phá sản của Đề án 112 không chỉ gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước mà còn gây tổn hại cho uy tín của một cơ quan đầu não của chính phủ, đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Rồi sẽ có vô số bài học được đưa ra để? rút kinh nghiệm.
    Riêng tôi rất chú ý đến một chi tiết mà Giáo sư Phan Đình Diệu cho biết khi công bố bức thư đề ngày 21-8-2001 gửi nhà lãnh đạo cao nhất của Chính phủ khi đó (xem báo Thanh Niên ngày 17- 9-2007). Đó là chi tiết ?oThư gửi đi rồi nhưng mãi tôi không được hồi âm?.
    Nội dung bức thư là sự cảnh báo của một người có chuyên môn cao và có trách nhiệm cao đối với Đề án 112 ngay từ khi mới chuẩn bị triển khai. Đọc bức thư này, ai cũng hiểu rằng nếu nhà lãnh đạo nhạy bén đọc nó sẽ có được những quyết định sáng suốt để tránh được cái hậu quả mà ngày hôm nay ta đang chứng kiến: tiền mất tật mang. Đó là chưa nói đến một phản cảm về văn hoá ứng xử của nhà lãnh đạo, ở đây là đối với một trí thức, một nhà chuyên môn bậc thày? Và với hơn 6 năm qua nếu triển khai được một đề án tốt thì hiệu quả sẽ tác động vào đời sống mạnh mẽ như thế nào, vì ai cũng hiểu chủ trương ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý của chính phủ là đúng đắn.
    Sự không hồi âm có thể được hiểu từ nhiều lý do: 1. thư đã không đến tay người nhận do sự tắc trách của bộ phận giúp việc, 2. thư đã đến tay người nhận nhưng bị bỏ qua hoặc do thấy nội dung không đáng quan tâm, hoặc do sơ suất vì quá bận rộn? Nhưng có một lý do dễ nhận ra thuộc về năng lực lắng nghe và văn hoá ứng xử cần có trong phẩm chất của người lãnh đạo.
    nguồn: Blog của "ông bạn" Dương Trung Quốc
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Không thể coi Đề án 112 là phá sản hoàn toàn

    .
    Kỹ sư IT của box kỹ sư nghĩ sao?
  6. chicomotcoca

    chicomotcoca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
  7. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    .
    Kỹ sư IT của box kỹ sư nghĩ sao?
    [/QUOTE]
    Là một cá nhân trong số rất nhiều kỹ sư IT hiện nay, là một người từng tham gia làm phần mềm dùng chung này cũng như tham gia trợ giảng cho các lớp 112 em xin nói vài quan điểm:
    1. Em cũng đồng ý "đề án 112 không phá sản hoàn toàn bởi vì dù thất thoát, nhưng hệ thống Trung Tâm Tư Liệu, máy móc sử dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp địa phương đã được nâng cấp. Cán bộ sử dụng cũng đã biết những điều cơ bản về Tin học văn phòng, sử dụng thế nào là quản lý qua web. Một vài nơi những phần mềm đó đã đóng góp vào hiệu quả công việc như việc thực hiện cơ chế "một cửa" qua phần mềm "Quản lỳ văn bản và hồ sơ công việc". Thống kê, báo cáo qua "hệ thống thông tin", điều hành tác nghiệp như lịch công tác làm việc, quản lý nhân sự, ... qua "web điều hành tác nghiệp" và đưa hình ảnh cơ quan của mình, thông tin địa phương của mình lên Internet qua "Web thông tin". Quảng Ngãi đã thu hút đầu tư nhieu nhờ hệ thống web thông tin này. Các địa phương như Tp HCM, HN, Đồng Nai không dùng đến hệ thống phần mềm của 112 cũng cấp nhưng ý tưởng tin học hoá từ đề án này đã đem lại thành công cho các địa phương này.
    2. Để hoàn thành mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá, việc giảm bớt paper work, hệ thống vi tính hoá việc quản lý nhà nước, làm giảm thiểu các thủ tục, tăng tốc độ làm giấy tờ, dễ dàng quản lý, tiết kiệm thời gian, công sức hơn rất nhiều như các nước phát triển đã làm thì việc VN cần phải làm là điều đương nhiên. Cũng như trong tương lai, việc quản lý hộ khẩu cũng phải được đơn giản hơn là quản lý bằng các Thẻ cá nhân qua hệ thống thẻ như ở Mỹ. Nói tóm lại, việc tin học hoá và chính phủ điện tử là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, đúng là sai ở việc cách thực hiện ý tưởng này. Không nói đến hệ thống các bác đứng đầu dự án này toàn là không biết gì. Nói đến thời điểm thực hiện dự án trong khi hệ thống giám sát việc thực thi những khoản tiền lớn như thế chưa có, một Bộ mà làm sao làm đủ các việc của các bộ khác như Tài Chính, ... (đó là sự chồng chéo trong cơ chế quản lý). Một hệ thống tin học hoá quản lý nhà nước mà nhà nước chưa được cải cách, vô số người ngồi nhầm chỗ, viết phần mềm mua máy móc cho những người không biết dùng, không biết gì thì quả là quá lãng phí.....
    3. Giải pháp đề nghị cho tình trạng này: Một bộ máy thối nát thì không phải chỉ nằm ở một vài người. Một hệ thống thực thi thất bại thì phải rà soát lại, không có chuyện nuôi không một đống cán bộ mà không để làm gì cả. Phải để cho họ đi tìm môi trường thực sự đúng khả năng của họ. Khi nào cần tức khắc có chế độ ưu đãi hay hợp lý để những người giỏi đóng góp vào thực hiện tiếp hệ thống này. Cải cách tổ chức quản lý Nhà Nước, tránh chuyện chồng chéo. Cần có người thực sự giỏi kiến trúc lại toàn bộ hệ thống tin học hoá này và quy hoạch các việc cần làm một cách chính xác. Cần có một hệ thống giám sát, kiểm định việc thực thi một cách độc lập....
    Một vài thiển ý của em thôi, tuy nhiên em sẵn sàng thảo luận với các anh chị em về vấn đề này.
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô tinh thần năng nổ của todaica . Nhân đây cho anh hỏi: CT 112 trang bị cho các cấp CQ toàn quốc được độ bao nhiêu máy tính vậy em?
    Anh thiết nghĩ sẻ ko phí phạm nếu những nhân viên ở đây đều biết...viết blog vừa tận dụng thời gian dư thừa ở VP để viết "nhật ký đời tôi", vừa có điều kiện vào đọc các blog hay , có tính thời sự và "chiến đấu cao" của các nhà báo tên tuổi: ĐH, HĐ, HT...đở tốn 1 khoản lương để mua báo.
  9. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Lượng máy mua tính theo tỉnh, và user sử dụng của tỉnh đó. Mỗi Tỉnh phải có một Trung Tâm Tích Hợp dữ liệu với hệ thống gấp 20 lần giá trị 1 cái máy tính. Mỗi tỉnh chỉ tính đào tạo ở cấp độ cơ quan Tỉnh và Huyện không tính cấp xã phường thì độ trên dưới 100 máy cho lãnh đạo, chuyên viên, văn thư, lâu rồi nên em không nhớ con số này nhưng đợt bọn em set up cho 5 tỉnh thì có khoảng 700 users.
    Những ai có nhu cầu sử dụng thì đều được cấp máy, tuy nhiên việc giám sát đánh giá nhân viên qua việc người ta đến làm việc hay sử dụng quỹ thời gian được trả lương đó để ăn cắp giờ làm lên mạng viết blog, nhảy và chuyện người khác,.. gossip là do khả năng quản lý con người của công ty đó, cơ quan đó, là chính sách trả lương và đánh giá nhân viên anh ạ. Vẫn có hàng khối người làm cho công ty nhà nước hay công ty nước ngoài ăn cắp giờ làm đấy thôi. Không thể đổ lỗi cho cái PMDC được, bản thân ý tưởng của nó không có tội mà cái chính là cách thực hiện và giám sát nó như thế nào thôi. Đạo đức của người đi làm công thì anh làm và hưởng lương đúng cái năng suất, thực chất anh bỏ ra và đáng được hưởng. Một thể chế yếu kém, một policy của công ty tồi thì sẽ dẫn đến những con người hành động như thế.
  10. mysite

    mysite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    112 có cái được là tạo ra được tinh thần, nhận thức ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước. Tuy nhiên nó vẫn thất bại vì duy ý chí, tổ chức bừa bãi, yếu kém quản lý và ...có dấu hiệu đục khóet.
    Vài nét ngòai rìa của 112:
    - Tôi không bao giờ tán thành cái gọi là phần mềm dùng chung. Các bác làm IT chắc cũng phân biệt được thế nào là phần mềm, thế nào là hệ thống. Khía cạnh về khoa học và công nghệ nó ko đem lại lợi ích gì vì nó sẽ bóp nghẹt các công nghệ và tư tưởng mới trong 1 lĩnh vực nào đó. Xét về thị trường nó làm thu hẹp và ko tạo ra một thị trường cung cấp giải pháp cho các cơ quan nhà nước. Xét về quản lý nó sẽ tạo ra độc quyền cho 1 số đơn vị , độc quyền sẽ sinh ra móc ngoặc, chia chác,...
    Còn về chuyện đánh nhau giữa các bác thì rõ rồi. Ngay cả lãnh tụ "Hà" ở Tp.HCM cũng lấy cái website của Sở BCVT làm mặt trận đấu với 112. Nhiều khi tôi cảm tưởng đánh 112 là thú vui của Sở BCVT Tp.HCM, một thú vui bệnh họan khi vào website của Sở. Với chức năng quản lý Nhà nước về CNTT, Sở cần cung cấp nhiều thông tin hơn nữa về CNTT cho cộng đồng, định hướng, chỉ dẫn, phương pháp luận,...Nhưng vào đó thì chỉ thấy 112, 112,...Cái gì mà mấy báo trong nước chửi 112 là trên website của Sở có . Phải chăng đập 112 là chức năng chính của Sở. Cái forum th2 nguội ngơ nguội ngắt, không biết các vị để cái forum trong đó làm cái quái gì cho nó tốn công, tốn tiền,...
    Xin nói thêm về mấy cái dự án của bác Hà, GIS thế này, GIS thế nọ,...quý vị cứ vào thăm quận huyện ở trỏng đi rồi sẽ thấy.
    Tóm lại, 112 nên chết nhưng các bác còn sống cũng nên nhìn lại mình để ttvnol ngày một tốt đẹp hơn :)

Chia sẻ trang này