1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề án chương trình cải tổ bóng đá Việt Nam: giai đoạn 2016-2020

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi PhieuLinh, 22/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    564
    Chào các bác, từ hôm nay tui xin phép được đăng lên đây đề án chương trình cải tổ bóng đá Việt Nam: giai đoạn 2016-2020 mà tôi đã lao tâm khổ tứ, nặn hết tinh hoa trí tuệ của bản thân trong một khoảng thời gian gần đây. Nói là tinh hoa vậy thôi nhưng dĩ nhiên đó chỉ là quan điểm cá nhân chứ là tinh hoa hay tinh... gì thì đó là tuỳ đánh giá cuả các bác. Đề án còn rất nhiều thiếu sót, rất mong các bác nhận xét khách quan và bổ sung để đề án được hoàn thiện hơn. Song song với đó, tui cũng mong bác nào cảm thấy tâm đắc với đề án thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc. Số là tui cũng định gửi cho bên báo Tuổi Trẻ nhưng nghĩ lại thì thấy thời lượng một tờ báo không đủ để đăng được hết những gì trong lòng nên tui mạn phép đăng ở đây cho các bác được tường.

    Kính thư

    Phiêu
    Lần cập nhật cuối: 22/10/2015
  2. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    564
    Bất cứ một nền bóng đá nào muốn đi lên không phải chỉ càn có 1 ước mơ là đủ. Để có được vị thế mà mình mong muốn, nhiều đội bóng đã đánh đổi rất nhiều sức người, sức của và thời gian. Bóng đá Việt Nam muốn đi lên cũng không thể làm được trong ngày một ngày hai, xuất phát điểm của chúng ta thấp nên càng cần đầu tư tâm sức rất nhiều, nhất là về những khía cạnh sau:

    I. Về định hướng mục tiêu chiến lược:

    Bóng Đá Việt Nam trong những năm tới cần vạch ra cho mình một mục tiêu để phấn đấu. Ở các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động chuyên nghiệp đều đặt ra cho mình những mục tiêu ngắn, trung, và dài hạn. Liên đoàn bóng đá Việt Nam, với tư cách là một tổ chức xã hội chuyên nghiệp, cũng cần phải có những mục tiêu bài bản và có tính kế thừa. Đối với bóng đá Việt Nam, chúng ta có 3 mục tiêu ngắn, trung và dài hạn như sau:

    1. Mục tiêu ngắn hạn:Thường xuyên vào chung kết các giải đấu khu vực Đông Nam Á, không phải vô địch bằng mọi giá.

    Chúng ta nên bỏ đi tư duy muốn vô địch các giải đấu vừa sức với mình bằng mọi giá. Bóng đá Nhật Bản tuy trong những năm gần đây là bá chủ khu vực châu Á nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ luôn luôn phải vô địch các giải Châu Á hoặc Đông Á. Ở Các giải đấu lớn cũng chưa bao giờ chứng kiến việc một đội bóng vô địch liên tục trong nhiều năm liền. Bóng đá Thái Lan cũng đã trải qua nhiều lần thịnh suy và cũng không có gì bảo đảm họ sẽ là bá chủ khu vực Đông Nam Á trong tương lai nên chúng ta cũng không nhất thiết phải chạy theo họ. Trái lại, việc đặt mục tiêu vừa phải sẽ khiến chúng ta ( các cầu thủ và cổ động viên) không phải chịu một áp lực nặng nề của thành tích mang lại trong những trận đánh lớn. Nhiều lần vào chung kết, chúng ta sẽ có xác xuất vô địch lớn hơn là chỉ tập trung vô địch một lần và đi xuống mãi mãi. Điều quan trọng là chúng ta phải kiên định với mục tiêu này, không thể thấy thực lực đội tuyển năm nay yếu thì chỉ đặt mục tiêu vào bán kết rồi khi vào bán kết thì nhảy ngay đến mục tiêu vượt Thái Lan để vô địch.

    2. Mục tiêu trung hạn: thường xuyên vào vòng chung kết giải vô địch Châu Á ( Asian Cup) ở tất cả các lứa cầu thủ.

    Một trong những điều kiện tiên quyết để giúp một đội bóng đi lên đó là thường xuyên được cọ xát với những đội bóng ở đẳng cấp cao hơn mình. Việc thường xuyên góp mặt ở những giải đấu lớn ở mọi lứa tuổi sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về sức mạnh của đội tuyển. Từ đó chúng ta mới có cơ sở để quyết định đâu là lối chơi mà chúng ta cần theo đuổi. Một trận thua trước người Thái không đủ để làm cơ sở cho việc lựa chọn lối chơi cho đội tuyển. Lối chơi của một đội bóng không phải được xây dựng trên nền tảng thể hình thể lực của một dân tộc mà phải dựa trên cơ sở phát huy những điểm mạnh của những cầu thủ được chọn và hạn chế những điểm yếu của họ nhằm đạt được lợi thế trước các đối thủ. Việc được thường xuyên cọ sát với nhiều đối thủ khác nhau giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của cầu thủ Việt Nam để xây dựng một triết lý bóng đá cho từng đối thủ. Ví dụ như khi gặp Thái chúng ta phải chơi như thế nào, khi gặp các đội Tây Á chúng ta chơi như thế nào. Việc không nhất quán trong lối chơi tuỳ theo đối thủ cũng là sai lầm chiến lược của huấn luyện viên Miura khi 3 trận gặp Thái ông chọn các đội hình và lối chơi khác nhau.

    Sở dĩ tất cả các lứa cầu thủ đều phải được thường xuyên cọ sát ở đấu trường châu lục vì đây là môi trường rất tốt để cầu thủ trẻ phát triển khi họ được thi đấu với nhiều đối thủ, nhiều đấu pháp khác nhau. Hơn thế nữa là cơ hội được phát hiện và thi đấu ở nước ngoài cũng tăng cao. Từ kết quả thu được ở các giải đấu này chúng ta mới có cơ sở xác lập đâu là điểm mạnh chung và đâu là điểm yếu chung của cầu thủ Việt Nam để tiến tới xây dựng một triết lý bóng đá mang bản sắc Việt Nam hơn là chạy theo các lối chơi thịnh hành mà không có gì bảo đảm chắc chắn nó phù hợp với bóng đá Việt Nam cả.

    3. Mục tiêu dài hạn: thường xuyên vào sâu ở các vòng loại và tiến tới tham dự cúp thế giới ở tất cả các lứa cầu thủ.

    Việc được tham dự cúp thế giới là ước mơ của bất cứ đội tuyển quốc gia nào trên hành tinh này. Với nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam, được chứng kiến đội tuyển quốc gia thi đấu ở đấu trường cúp thế giới là ước mơ , là hoài bão mà họ ấp ủ đem theo suốt cuộc đời. Vì vậy, tham dự cúp thế giới phải là nhiệm vụ, là mục tiêu xuyên suốt của liên đoàn bóng đá Việt Nam, là lý lẽ tồn tại của liên đoàn bóng đá Việt Nam, của cầu thủ và người hâm mộ Việt Nam. Chúng ta phải có quyết tâm sắt đá làm mọi thứ để đội tuyển quốc gia Việt Nam được tham dự cúp thế giới hơn là chỉ nói suông và cam chịu thua người Thái. Mục tiêu được tham dự cúp thế giới phải là mục tiêu tối thượng và xuyên suốt của bóng đá Việt Nam qua từng nhiệm kỳ lãnh đạo của liên đoàn bất kể nền bóng đá của chúng ta đi xuống hay đi lên, có thụt lùi so với người Thái hay không. Hiện nay, nền bóng đá của chúng ta như đang lạc lối và điều cấp thiết nhất lúc này là phải giữ vững lòng tin và kiên định với những mục tiêu này. Chúng ta phải từng bước thực hiện các mục tiêu từ ngắn, trung, cho đến dài hạn để nâng tầm bóng đá Việt Nam chứ không phải nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam là chạy đua theo người Thái.
  3. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.894
    Đã được thích:
    3.972
    Để tôn trọng bác Phiêu (not Lê Khả), đề nghị mọi người đợi tác giả post hết các ý rồi hẵng thảo luận cho đỡ vụn vặt
  4. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    564
    II. Về các giải vô địch quốc gia:

    1. Sát nhập hai giải vô địch quốc gia và giải hạng nhất:

    Một trong những điểm hạn chế lớn nhất của giải vô địch quốc gia mùa bóng 2014-2015 đó là việc chỉ có một đội bóng phải xuống hạng. Điều này tạo ra hai vấn đề tiêu cực:

    - Việc chỉ có một đội phải xuống hạng sẽ phát sinh tiêu cực do việc mua bán suất trụ hạng trở nên dễ dàng hơn.

    - Các đội bóng nằm ở khu vực an toàn trên bảng xếp hạng sẽ không có động lực thi đấu ở những vòng đấu cuối.

    Vì vậy, việc sát nhập hai giải vô địch quốc gia và giải hạng nhất sẽ đạt được những lợi ích sau:

    - Tăng số lượng các đội phải xuống hạng nhằm tránh tiêu cực: vớ ba suất xuống hạng, các vòng đầu cuối sẽ hấp dẫn hơn khi có từ 3 đến 6 đội phải tránh xuống hạng khiến cuộc đua trụ hạng cũng trở nên hấp dẫn hơn.

    - Có thêm các đội bóng của địa phương, có tính chất địa phương, phục vụ người hâm mộ địa phương: ở các mùa giải vô địch quốc gia đã qua, người hâm mộ đã quá quen với những câu lạc bộ hiện đang chơi ở V-league. Việc sát nhập hai giải vô địch quốc gia và giải hạng nhất sẽ giới thiệu đến người hâm mộ những đội bóng mới, khiến giải vô địch quốc gia trở nên sôi động hơn, mang tính địa phương nhiều hơn.

    - Tăng thể lực và thể chất của cầu thủ Việt Nam: ở các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu hiện nay, cầu thủ thường phải thi đấu gần 50 trận một năm. Nếu như cầu thủ Việt Nam không thể theo được một mật độ thi đấu như vậy thì không thể hy vọng cầu thủ Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh với các cầu thủ nước ngoài trên phương diện thể lực. Việc sát nhập hai giải vô địch quốc gia và giải hạng nhất sẽ góp phần làm tang mật độ thi đấu của các cầu thủ Việt Nam và qua đó tăng thể lực và thể chất của cầu thủ Việt Nam.

    - Tái lập các biểu tượng cũ của bóng đá Việt Nam: một trong những nguyên do khiến số lượng khán giả đến sân ít sau khi bóng đá Việt Nam tiến lên chuyên nghiệp đó là việc những biểu tượng của bóng đá Việt Nam phải giải thể. Một bộ phận khán giả đến với bóng đá qua câu lạc bộ mà mình yêu thích. Do vậy, không thể ép các cổ động viên đến xem một câu lạc bộ bóng đá thi đấu mà không phải câu lạc bộ mà mình yêu thích. Việc giải thể các biểu tượng bóng đá cũ đã góp phần giết chết tình yêu bóng đá nơi người hâm mộ. Tái lập các biểu tượng bóng đá cũ như Cảng Sài Gòn, Thể Công sẽ góp phần kéo khan giả đến sân và tạo nên sức hấp dẫn cho giải vô địch quốc gia.

    2. Tái cấu trúc hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam theo mô hình kim tự tháp.

    a. Cấu trúc kim tự tháp

    Để có được một mô hình bóng đá kim tự tháp theo các mô hình bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu. Điều đầu tiên chúng ta cần làm là xây dựng phần đáy của kim tự tháp, nghĩa là cần phải xây dựng các giải đấu địa phương bắt đầu từ các cấp xã huyện cho đến quận và tỉnh/thành phố. Các đội bóng đứng đầu các xã huyện sẽ được lên hạng, thi đấu ở các giải cấp quận/huyện, các đội bóng đứng đầu các quận/huyện sẽ được thăng hạng thi đấu ở các giải đấu cấp tỉnh/ thành phố, các đội bóng đứng đầu các tỉnh/ thành phố sẽ đại diện tỉnh/ thành phố nhà tham dự các giải đấu khu vực (Hồng Hà, Trường Sơn, Cửu Long). Cuối cùng, ba đại diện đứng đầu của ba giải đấu này sẽ được thăng hạng thi đấu ở giải hạng ba quốc gia, sau khi giải vô địch quốc gia và giải hạng nhất quốc gia được hợp nhất. Phương thức này cũng sẽ được áp dụng cho các đội xuống hạng. Mô hinh kim tháp, vì vậy, sẽ có cấu trúc như sau:


    [​IMG]

    b. Kinh phí duy trì giải đấu

    Các giải Hồng Hà, Trường Sơn, Cửu Long sẽ được tổ chức dưới hình thức bán chuyên nghiệp, các giải địa phương sẽ được tổ chức dưới hình thức các giải phong trào, nghiệp dư. Các giải này sẽ được liên đoàn bóng đá Việt Nam bảo hộ về quyền pháp lý và công tác tổ chức. VoKinh phí tổ chức các giải sẽ do khối tư nhân và cơ sở chính quyền ở địa phương đứng ra lo liệu. Thu nhập từ thương mại, quảng cáo sẽ được chính quyền địa phương các cấp phân bổ để hỗ trợ cho các hoạt động của các câu lạc bộ.

    c. Các loại hình câu lạc bộ

    Các câu lạc bộ được chính quyền địa phương các cấp thành lập và bảo hộ sẽ mang tên của địa phương đó. Các câu lạc bộ sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt. Địa điểm và thời gian tổ chức trận đấu sẽ do các ban tổ chức giải sắp xếp. Các đội bóng không có sân riêng sẽ đá ở sân trung lập hoặc sân khách tuỳ vào sắp xếp của ban tổ chức. Các câu lạc bộ tư nhân sẽ phải đăng ký với liên đoàn bóng đá Việt Nam để tham gia các giải ở cấp độ xã/huyện. Các câu lạc bộ tư nhân có quyền lợi và nghĩa vụ tương đương với các câu lạc bộ thuộc chính quyền địa phương.
    Lần cập nhật cuối: 22/10/2015
    lionking_arc, Kilogamx8xTienSuChaThangNam thích bài này.
  5. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    564
    Nói như thánh thì tới mùa quýt năm sau cũng chả có ai vạch ai ra được cái đường lối cho bóng đá phát triển ở cái dân tộc này . Ai cũng đợi vff sụp thì tới bao giờ. Tui cứ viết thôi ai làm được thì làm chứ tui cũng chán lắm rùi.
    TienSuChaThangNam thích bài này.
  6. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    564
    III. Về công tác đào tạo trẻ

    1. Các trung tâm bóng đá trẻ

    Công tác đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam cũng phải được xây dựng theo mô hình từ thấp lên cao để tạo sự đồng nhất với mô hình bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Liên đoàn bóng đá Việt Nam cần xây dựng 3 trung tâm phát hiện và đào tạo bóng đá trẻ ở ba miền bắc, trung và nam. Các trung tâm này có nhiệm vụ cử các huấn luyện viên và tuyển trạch viên bóng đá theo dõi các giải đấu địa phương với mục đích phát hiện các tài năng bóng đá trẻ và tiến cử với giám đốc của các trung tâm này. Những tài năng trẻ được các giám đốc của các trung tâm này lựa chọn sẽ được gọi lên trung tâm mỗi tháng một lần để được các huấn luyện viên huấn luyện và hướng dẫn các chế độ tập luyện, dinh dưỡng để trở thành những cầu thủ chuyên nghiệp trong tương lai. Sau một quá trình theo dõi, các giám đốc trung tâm này có quyền tiến cử các tài năng trẻ lên các đội trẻ của câu lạc bộ chuyên nghiệp hoặc các đội trẻ quốc gia. Các câu lạc bộ chuyên nghiệp cũng được phép cử người đến các trung tâm để theo dõi và lấy thông tin về các tài năng trẻ đang được các trung tâm này đang theo dõi và huấn luyện. Dưới đây là mô hình trung tâm bóng đá khu vực:

    [​IMG]

    2. Các vấn đề liên quan:

    a. Kinh phí

    Kinh phí để duy trì hoạt động ở các trung tâm này sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, nguồn thu chính của các trung tâm sẽ đến từ phí môi giới giới thiệu tài năng trẻ cho các câu lạc bộ bóng đá (cả trong và ngoài nước) nếu như câu lạc bộ đó quyết định ký kết hợp đồng đào tạo với tài năng trẻ. Liên đoàn bóng đá Việt Nam chỉ phải chịu trách nhiệm chi trả các phí tổn về nhân sự và cơ sở vật chất.

    b. Mối liên hệ giữa gia đình tài năng trẻ và các trung tâm

    Các trung tâm muốn gọi các tài năng trẻ đến huấn luyện hoặc giới thiệu tài năng trẻ cho các câu lạc bộ phải có sự đồng ý của phụ huynh hoặc người bảo hộ của tài năng trẻ đó. Các câu lạc bộ không được phép tiếp xúc với các tài năng trẻ được lưu trữ thông tin hồ sơ ở các trung tâm nếu không có sự cho phép của phụ huynh, người bảo hộ và giám đốc các trung tâm.

    c. Giám đốc các trung tâm khu vực

    Các trung tâm khu vực nên được điều hành và quản lý bởi các huấn luyện viên hoặc nhà quản lý bóng đá châu Âu. Các huấn luyện viên và các nhà quản lý bóng đá châu Âu được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm sẽ giúp xây dựng 1 quy chuẩn đào tạo trẻ bao gồm các yêu cầu về kỹ, chiến thuật, tâm lý, đạo đức nghề nghiệp của cầu thủ trẻ.

    d. Các tài năng trẻ nước ngoài

    Các tài năng trẻ nước ngoài đang sinh sống và học tập tại Việt Nam cũng được phép đến trung tâm để tập luyện nếu được sự cho phép của phụ huynh hoặc đại diện tài năng trẻ và giám đốc trung tâm. Các tài năng trẻ nước ngoài có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với các tài năng trẻ trong nước. Các em có quyền nhập quốc tịch Việt Nam và cống hiến tài năng cho các đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia Việt Nam.
    lionking_arc, Kilogamx8xTienSuChaThangNam thích bài này.
  7. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    564
    IV. Về bóng đá học đường và xã hội hoá bóng đá

    1. Bóng đá học đường

    Với điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế-xã hội hiện nay, việc phổ cập bóng đá cho học sinh trên diện rộng hầu như là không thể. Tuy nhiên, liên đoàn bóng đá Việt Nam vẫn có thể phát triển bóng đá học đường bằng nhữg giải pháp sau đây:

    a. Thành lập và phát triển giải bóng đá THCS toàn quốc

    Giải bóng đá học sinh toàn quốc là một giải pháp ngắn hạn để phát triển bóng đá học đường Việt Nam. Các đội bóng sẽ đại diện cho trường mình tham gia các giải ở địa phương. Khi kết thúc năm học, 64 đội bóng đại diện cho 63 tỉnh thành và con em kiều bào đang sinh sống và học tập ở nước ngoài. 64 đội bóng sẽ đá vòng loại chọn ra 32 đội bóng xuất sắc nhất chia làm 8 bảng thi đấu vòng chung kết. Giải đấu với quy mô toàn quốc sẽ kích thích niềm đam mê chơi bóng của các em và là cơ hội để phát hiện những tài năng trẻ cho tương lai của bóng đá Việt Nam

    b. Thành lập đội tuyển sinh viên Việt Nam, đội tuyển Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, đội tuyển Đội thiếu niên tiền phong.

    Các đội tuyển trên nếu được thành lập sẽ thể hiện sự quan tâm của Nhà Nước và Liên đoàn đối với bóng đá trẻ Việt Nam, đồng thời tạo ra một môi trường sinh hoạt lành mạnh cho thanh thiếu niên Việt Nam. Thành viên của các câu lạc bộ trên có thể thi đấu ở các giải địa phương, giải trẻ và những em có năng khiếu sẽ có cơ hội khoác áo cái đội tuyển trẻ quốc gia.

    2. Xã hội hoá bóng đá

    Bóng đá hiện đại ngày nay thuộc về một chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm các hãng thể thao, các công ty đa quốc gia, các đội bóng, ngành giải trí và cầu thủ. Sự thể hiện của cầu thủ trên sân không chỉ ảnh hưởng đến giá trị thương mại của một câu lạc bộ mà còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị thương mại của một công ty hay thậm chí đến cả ngành sản xuất thiết bị và dụng cụ thể thao. Do vậy, xã hội hoá bóng đá nghĩa là phải tăng tính thương mại của của bóng đá. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các tầng lớp nhân dân kinh doanh và tạo ra lợi nhuận từ bóng đá.

    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tận thu hết những nguồn lợi từ bóng đá mà không nuôi dưỡng, chăm bón cho bóng đá phát triển. Một cái cây muốn cho ra quả ngọt thì người nông dân phải biết chăm bón cho đúng cách. Theo các học thuyết kinh tế hiện nay thì đó gọi là “win-win situation” hay còn gọi là nguyên tắc cùng thắng.

    Chúng ta đầu tư cho bóng đá đúng cách thì bóng đá mới cho ra quả ngọt chứ không thể bắt bóng đá cho chúng ta quả ngọt bằng cách đầu tư hời hợt, thiếu bài bản. Cái chúng ta đang làm là doanh nghiệp hoá bóng đá chứ không phải xã hội hoá bóng đá. Xã hội hoá bóng đá chỉ thành công khi mọi tầng lớp nhân dân đều được hưởng lợi ích, lợi nhuận từ bóng đá chứ không phải lợi ích chỉ thuộc về một nhóm người. Dưới đây là mô hình xã hội hoá bóng đá cơ bản:

    [​IMG]
    Kilogamx8x thích bài này.
  8. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    564
    V. Tổng kết

    Đề án chương trình cải tổ bóng đá Việt Nam: giai đoạn 2016-2020 đã đề cập đến những vấn đề sau:

    - Định hướng chiến lược cho bóng đá Việt Nam giai đoạn 2016-2020

    - Chương trình cải tổ các giải vô địch quốc gia Việt Nam

    - Chương trình xây dựng mô hình đào tạo bóng đá trẻ ở Việt Nam

    - Cách thức xây dựng bóng đá học đường và vài nhận định của tác giả về xã hội hoá bóng đá.

    Về định hướng chiến lược cho bóng đá Việt Nam giai đoạn 2016-2020, đề án đề nghị liên đoàn bóng đá Việt Nam đặt ra những mục tiêu sau đây cho bóng đá Việt Nam:

    - Mục tiêu ngắn hạn: có mặt ở trận chung kết AFF cup mùa giải 2016

    - Mục tiêu trung hạn: lọt vào vòng chung kết Asian cup 2017

    - Mục tiêu dài hạn: lọt vào vòng loại cuối cùng World cup 2022

    Về các giải vô địch quốc gia, phương án sát nhập 2 giải vô địch quốc gia và giải hạng nhất cần được thực thi ngay. Đối với các giải đấu khu vực, liên đoàn bóng đá Việt Nam có thể bắt đầu bằng việc tái lập 3 giải đấu khu vực: Hồng Hà, Trường Sơn, Cửu Long và 3 liên đoàn bóng đá khu vực. Các liên đoàn này sẽ chịu trách nhiệm cho các giải đấu ở khu vực mình bao gồm các giải ấu cấp xã/phường cho đến tỉnh/thành phố.

    Về mô hình đào tạo trẻ, cần gấp rút xây dựng 3 trung tâm bóng đá trẻ ở 3 miền bắc, trung, và nam, tuyể mộ những huấn luyện viên ngoại có chất lượng làm giám đốc các trung tâm để nâng chất lượng cầu thủ trẻ Việt Nam theo quy chuẩn thế giới.

    Về bóng đá học đường, cần bắt đầu thành lập các giải đấu cho thanh thiếu niên và xây dựng các đội sinh viên Việt Nam, đội Đoàn Thanh Niên, đội Thiếu Niên Tiền Phong.

    Về xã hội hoá bóng đá, khuyến khích các hoạt động kinh doanh bóng đá hợp pháp như tổ chức các giải đấu, sây sân bóng đá cho thuê, huấn luyện bóng đá trẻ, sản xuất dụng cụ tập luyện, huấn luyện bóng đá….

    Tuy đã đề cập những vấn đề đáng quan tâm hiện nay của bóng đá Việt Nam, đề án còn những thiếu sót trong việc đề cập đến những khía cạnh khác của bóng đá. Vì vậy, đề án mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi tích cực của giới chuyên môn và độc giả để đề án ngày càng hòn thiện hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển của bóng đá Việt Nam.
    Kilogamx8x thích bài này.
  9. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Đề án của bạn rất công phu, hy vọng có nhà chiến lược ở VFF hay Tổng Cục rảnh mà đọc được có lẽ dân ta cũng được nhờ chút xíu.
  10. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Ông cứ nên gởi thẳng đến mail của vff hay vài toà sọan báo bóng đá trong khi vẫn tiếp tục thảo luận ở đây thì tốt hơn. Biết đâu trong bộ máy vff vẫn có người cầu thị, cần những đóng góp tâm huyết như thế này

Chia sẻ trang này