1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Để có một cơ thể khỏe và đẹp

Chủ đề trong 'Làm đẹp' bởi Bach_Vy_CZ, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bach_Vy_CZ

    Bach_Vy_CZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Để có một cơ thể khỏe và đẹp

    ĐỂ CÓ MỘT CƠ THỂ KHỎE VÀ ĐẸP

    Trước hết tôi sẽ trình bày về quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cùng với các vấn đề của quá trình này.

    Sơ lược về quá trình tiêu hóa thức ăn trong một bữa ăn:

    Thức ăn được nhai và trộn lẫn với nước bọt rồi đi vào dạ dày. Trong dạ dày một lần nữa thức ăn lại được hóa lỏng nhờ một hỗn hợp axit hydrocloric và pepsin được tiết từ thành dạ dày. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ việc nhai thức ăn, đến dạ dày và đến phần trên của ruột non. Ruột non có những nguyên tố vi lượng, những nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa. Chúng giúp chia nhỏ thức ăn thành các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Và các chất dinh dưỡng này được hấp thụ bởi các lông nhung

    Thức ăn đi vào máu như thế nào?

    Thành trong của ruột non được bao phủ bởi hàng ngàn những cấu trúc nhỏ được gọi là lông nhung nhô ra như thể là ngón tay. Những lông nhung này làm cho ruột có một diện tích bề mặt rất lớn để hấp thụ thức ăn.

    Thành lông nhung chỉ dày một tế bào. Thức ăn tiêu hóa đi qua chúng và đi vào các mạch máu nhỏ li ti bên trong. Mỡ đã tiêu hóa không đi trực tiếp vào máu mà được hấp thụ trong các mạch bạch huyết đặc biệt và sau đó đi vào máu.

    Vấn đề ở đây là gì?

    Đó là các lông nhung bị hỏng và hư hại do các nguyên nhân sau: Stress (căng thẳng), chế độ ăn, rượu và thuốc lá. Khi các lông nhung bị hỏng thì khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn vào trong máu suy giảm, dẫn đến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng. Khả năng hấp thụ thức ăn của cơ thể là 68-100% đối với lông nhung khỏe, và 5 ?" 50% với lông nhung bị hỏng. Thực tế này hoàn toàn dễ hiểu khi chúng ta áp dụng nó vào đời sống hàng ngày.
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Ví dụ: nếu ta ăn một bữa 800 calo, cơ thể sẽ tiêu hóa và chuyển hóa nó thành các chất dinh dưỡng. Khi thức ăn đi đến ruột non, chỉ 5-50% của 800 calo thức ăn được sử dụng làm năng lượng. Suy ra nếu ta hấp thụ được 50% thức ăn thì ta có khoảng 400 calo năng lượng, còn 400 calo kia thì sao?
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------
    400 calo thừa được bài tiết qua phân và nước tiểu, như vậy có 400 calo không được sử dụng cho cơ thể, điều này có nghĩa là chúng ta bị đói. Vì thế ta phải tìm đến các món ăn nhanh để thỏa mãn cơn đó và đưa đường vào máu. Khi ăn, chúng ta được thỏa mãn trong 60 ?" 90?T, sau đó đường trong máu tụt xuống. Bộ não phát ra tín hiệu rằng ?oHãy cho tôi ăn? và đó là cái mà chúng ta làm, tự cho ăn. Lý do mà chúng ta từ từ tăng cân là do những thức ăn mà chúng ta chọn để ăn làm thỏa mãn cơn đói là thức ăn giàu carbonhydrates hoặc tinh bột tinh chế (kẹo, bánh, các loại bánh từ tinh bột mỳ, khoai tây rán...). Những loại thức ăn này rất dễ tiêu hóa và nhanh chóng hấp thụ vào máu. Sau đó cơ thể đáp lại bằng cách giải phóng một lượng lớn insulin là một hócmôn để làm sạch đường trong máu. Vần đề là insulin làm nhiệm vụ quá tốt, nó có thể làm mức đường trong máu xuống quá thấp, gây cho cơ thể thèm nhiều đường hơn. Xu hướng đường máu cao đến thấp có thể đặt cơ thể vào một tình trạng bị vắt kiệt và suy yếu đến không còn năng lượng. Tương tự, Bi kịch thực tế là các carbonhydrates tinh chế này được tiêu hòa quá dễ dàng, chúng rất dễ được lưu giữ thành chất béo.. Xu hướng cuốn chiếu này với mức đường máu của cơ thể cũng là chất xúc tác làm chậm quá trình trao đổi chất, có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng lưu giữ calo ở dạng chất béo, thay vì phải đốt cháy chúng thành năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể nhận thấy dễ dàng tại sao qua một thời gian dài, chúng ta lại tăng cân từ từ liên tục, mất năng lượng và trở thành mục tiêu cho bệnh đau tim, đột quỵ, ung thư, tiểu đường... tất cả đều do chúng ta không thể hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt
    Bây giờ chúng ta hãy xem ví dụ
    ------------------------------------------------------------------------------------------------
    Bạn ăn một bữa bình thường là 800 calo, sau 1h hoặc hơn 1h bạn vẫn thấy đói, bạn ăn thêm 400 calo khoai tây rán và sau 1h bạn lại ăn 1 thanh kẹo 500 calo
    ------------------------------------------------------------------------------------------------
    Tổng lượng calo đưa vào cơ thể là 1700 calo. Nhưng do cơ thể của bạn không thể tiêu hòa được hết thức ăn, cơ thể bạn chỉ có thể sử dụng 850 calo làm thức ăn. Trong 850 calo đó, 450 calo là tinh bột và đường rất dễ tiêu hóa và hấp thụ. Vì thế chúng ta sẽ tăng cân từ từ và ổn định.
    Một điều rất quan trọng là mặc dù bạn ăn 1700 calo, nhưng bạn không bao giờ cảm thấy thỏa mãn hoặc ?ono? bởi vì lượng calo mà cơ thể bạn có thể chuyển hóa thành nhiên liệu chỉ là 850 calo. Cần lưu ý trong số 850 calo chỉ có 400 calo là dinh dưỡng tốt thực sự. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ lúc nào cũng cảm thấy đói, mà lúc nào bạn cũng bị đói bởi vì cơ thể bạn không được thỏa mãn chất dinh dưỡng tốt , một phần là do các lông nhung ở thành ruột non bị hỏng.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Bây giờ hãy nghĩ về điều gì xảy ra khi một người béo phì cố gắng giảm cân bằng cách ăn kiêng và giảm hơn nữa calo.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Điều này có nghĩa là cơ thể bạn nhận được rất ít các chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể thực sự bị sốc, cho là đang chết đói và hiển nhiên là sẽ lưu trữ mọi thứ. Người cố gắng giảm cân lại thất bại, trở nên thất vọng và bắt đầu ăn...
  2. Bach_Vy_CZ

    Bach_Vy_CZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    10 ĐIỀU KHUYÊN CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN GIẢM CÂN
    BS. NGUYỄN LÂN ĐÍNH
    Sau đây là một số nguyên tắc mà người "muốn ốm" nên ứng dụng:
    1. Xác định xem có thật sự dư cân không: bằng 2 động tác
    a) Tính chỉ số thân khối BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao2(m), nếu > 25 thì mới là dư cân.
    b) Xác định số cân nên có phù hợp với chiều cao và vóc (xương) người: Lấy chỉ số R = chiều cao (cm)/ vòng cổ tay (cm).
    Đối với nam: Vóc vừa phải khi R = 9,6 - 10,4, vóc nhỏ khi R = 10,5 trở lên, vóc lớn khi R = 9,5 trở xuống. Do đó số cân nên có cho vóc nhỏ = 20 - 21,9 lần bình phương chiều cao, vóc vừa phải = 22 - 23,9 lần bình phương chiều cao và vóc lớn 24 - 25,9 bình phương chiều cao.
    Đối với nữ: Vóc vừa phải khi R = 10,1 - 11, vóc nhỏ khi R = 11,1 trở lên, vóc lớn khi R = 10 trở xuống, số cân nên có cho vóc nhỏ = 19- 20 lần bình phương chiều cao, vóc vừa phải = 21 - 22,9 lần bình phương chiều cao và vóc lớn = 23 - 24,9 bình phương chiều cao.
    2. Tăng số bữa ăn từ 3 bữa lên 4 - 5 bữa nhỏ: Không nên nhịn bất cứ bữa nào, vì bữa sau sẽ cảm thấy đói và ăn bù lại có khi còn quá bữa ăn đã nhịn! Đừng bao giờ để bụng rỗng, nhưng cũng đừng bao giờ ăn quá no.
    3. Áp dụng hai nguyên tắc của "đồng hồ sinh học": Thứ nhất là: muốn ăn nhiều thì nên tập trung vào bữa điểm tâm - vì sẽ có dịp tiêu hao - trưa ăn vừa phải, cuối ngày thì ăn ít đi. Thứ hai là: Về chiều, cũng không nên ăn nhiều chất béo, vì không được tiêu hao, ắt sẽ được tích lũy!
    4. Cần tăng mức hoạt động chân tay: Như đi bách bộ, đạp xe đạp, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội v.v. chừng nửa giờ đến 1 giờ mỗi ngày. Cần sắp xếp sao cho những sinh hoạt này trở nên đương nhiên trong nếp sống hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay v.v. thì sẽ không ngại.
    5. Ắn thoải mái những loại thức ăn có nhiều chất xơ: Như gạo lức (thay vì gạo trắng), ăn mỗi ngày chừng 1/2 kg rau các loại, trong đó một nửa là rau lá xanh (càng xanh đậm chừng nào càng tốt chừng nấy), nửa còn lại là các loại củ, quả, hoa, giá. nhiều màu sắc đỏ vàng càng tốt. Ắn thạch, xu xoa, uống nước giải khát có hạt é, đười ươi, mủ trôm v.v.
    6. Hết sức tránh uống: nước ngọt, ăn sôcôla, bánh, kẹo ngọt làm bằng đường cát và bột mì trắng tinh luyện. Có thèm ngọt thì hãy kiếm "đường" Aspartame dùng thay thế đường cát: chất này ngọt như đường nhưng không phải là đường và không đem lại Calo nào cả.
    7. Tách biệt những dưỡng chất "bài trùng" tích năng lượng dễ tăng cân: Không ăn cùng trong một bữa, một thức ăn giàu đạm (như thịt bò bít tết chẳng hạn), đi kèm với một thức ăn giàu chất bột và nhiều chất béo (như khoai tây chiên chẳng hạn). Có muốn ăn bít tết thì cứ ăn, nhưng với rau sà lách và cà chua thôi. Bữa khác, có thèm khoai tây thì ăn riêng một món này thôi.
    8. Không muốn mập mỡ thì: Giới hạn mức chất béo ăn vào đừng quá hai muỗng xúp/ ngày; dùng dầu ăn (thay vì mỡ hay bơ), giảm mức tiêu thụ chất béo bằng cách: dùng sữa bột gầy (thay vì sữa còn nguyên kem), chọn mọi thứ thịt nạc (tránh thịt mỡ), ăn gà, vịt bỏ da (vì da rất béo), ăn phở nước trong (tránh nước béo).
    9. Dành đủ thì giờ cho mỗi bữa ăn, khoảng nửa giờ: Tránh ăn vội vã, mỗi miếng ăn, nhai chậm rãi - trên 10 lần mỗi miếng ăn vào - để thưởng thức đến tận cùng mùi vị các món ăn.
    10. Phân biệt "bạn" và "thù" trong nếp sống: Bạn: Nếp sống hài hòa, ăn có rau, trái cây tươi nhiều nước, ít ngọt, cá, thịt nạc, tàu hũ, sữa gầy, nước tinh khiết. tha hồ ăn, uống cho thỏa mãn bao tử, chống lại cảm giác đói. Ắn sạch, uống chính (uống trà xanh, trà atiso, nhân trần v.v.). Thể dục, thể thao, dưỡng sinh. Thù: Ắn nhanh, uống vội. Rượu, nước ngọt, thuốc lá, đường, kẹo, bánh ngọt, kem, thịt mỡ, sôcôla.
    (báo KHĐS)

Chia sẻ trang này